Cách bấm huyệt chữa tiểu đêm hiệu quả nhanh chóng
Bấm huyệt chữa tiểu đêm là phương pháp được nhiều người áp dụng với hy vọng mang lại hiệu quả. Đặc biệt là sau những ngày tháng lo lắng, trằn trọc vì tác dụng phụ của thuốc Tây hoặc dùng thuốc nam lâu ngày mà không có hiệu quả. Vậy trị tiểu đêm bằng cách bấm huyệt thế nào cho hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
I. Tác dụng của phương pháp bấm huyệt chữa trị tiểu đêm
Tiểu đêm không đơn giản chỉ là dấu hiệu sinh lý đơn giản, chỉ xuất hiện ở người già, mà đó còn là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý liên quan khác như thận yếu, thận hư, viêm tuyến tiền liệt, suy giảm chức năng bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,…
Hiện nay, để điều trị tiểu đêm, có rất nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng như điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông Y hay các mẹo dân gian. Tuy nhiên, bên cạnh các phương pháp này sẽ có những bất cập xảy ra như tác dụng phụ của thuốc Tây hay thời gian điều trị lâu và không dứt điểm của thuốc nam. Đó chính là lý do mà rất nhiều người đã tìm đến với phương pháp bấm huyệt.
Bấm huyệt là phương pháp dựa trên việc áp dụng áp lực hoặc kích thích vào các điểm đặc biệt trên cơ thể, được gọi là huyệt, để điều trị các triệu chứng và bệnh tật. Tác dụng của phương pháp này là thông kinh hoạt lạc, điều hoà chức năng tạng phủ, lưu thông khí huyết, âm bằng âm dương trong cơ thể.
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây tiểu đêm nhiều lần là nằm ở thận và bàng quang. Sự khí hoá của thận dẫn đến nước tiểu được đào thải ra ngoài qua niệu đạo. Thận yếu, thận hư dẫn đến chức năng bàng quang suy giảm, từ đó bị tiểu đêm nhiều lần. Phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đêm sẽ tác động lên các huyệt đạo liên quan mật thiết đến chức năng thận và bàng quang, từ đó cân bằng luồng năng lượng trong cơ thể và làm giảm các triệu chứng không cân bằng.
II. Các huyệt đạo cần biết trong bấm huyệt chữa tiểu đêm
Cơ thể con người có đến 600 huyệt đạo, trong đó có một số huyệt liên quan mật thiết đến thận và bàng quang mà bạn phải lưu ý trong điều trị tiểu đêm như:
2.1 Huyệt khí hải
- Vị trí: huyệt thứ 6 của mạch Nhâm và nằm phía dưới rốn, cách 1,5 tấc.
- Tác dụng: Huyệt Khí Hải thường được sử dụng trong huyệt học để điều trị một số triệu chứng như đau âm ỉ, đau bụng, chứng táo bón, rối loạn kinh nguyệt và nhiều triệu chứng liên quan đến bụng dưới và ống tiểu.
2.2 Huyệt thận du
- Vị trí: Huyệt Thận Du là huyệt thứ 23 của kinh bàng quang trong hệ thống kinh mạch. Đặt 2 tay ở rốn, kéo đối xứng sang 2 bên nối thẳng cột sống, rồi từ đó kéo sang hai bên với chiều dài bằng một ngón trỏ là bạn sẽ thấy huyệt thận du.
- Tác dụng: Huyệt Thận Du (Thận Dữ Huyệt) thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng liên quan đến thận và các vấn đề sức khỏe khác nhau như đau lưng, tiểu nhiều lần, suy thận, rối loạn tiểu tiện, sinh lý yếu ở nam giới.
2.3 Huyệt thái khê
- Vị trí: Huyệt thái khê là huyệt đạo thứ 3 của đường kinh thận, nằm ở ngăn dưới mắt cá chân trong, vùng lõm gần gót chân.
- Tác dụng: Đây là chủ huyệt trong hệ thống huyệt đạo. Chúng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến thận, đặc biệt là để tăng cường chức năng thận và giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể. Từ đó kiểm soát tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.
2.4 Huyệt dũng tuyền
- Vị trí: Nằm ở lòng bàn chân, trong khoảng 1/3 đường thẳng nối từ ngón thứ hai đến gót chân, tính từ phía ngón chân.
- Tác dụng: Huyệt Dũng Tuyền thường được sử dụng để làm giảm căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường năng lượng và cân bằng chức năng thận. Nó là một trong những điểm huyệt quan trọng và được sử dụng rộng rãi, trị tiểu đêm rất tốt, giúp bàng quang kiểm soát tốt hơn.
III. Những đối tượng không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đêm
Mặc dù bấm huyệt có lợi ích cho nhiều bệnh lý, tương đối hiệu quả và an toàn nhưng không phải tất cả trường hợp đều thích hợp để áp dụng phương pháp này. Ví dụ như:
– Phụ nữ có thai
Việc bấm huyệt trong thai kỳ cần được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm, và một số điểm huyệt trên cơ thể phụ nữ có thai nên tránh bấm vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
– Người suy giảm miễn dịch
Những người có hệ miễn dịch yếu có thể dễ bị nhiễm trùng khi bấm huyệt, vì vậy cần tư vấn và thực hiện bởi người chuyên nghiệp.
– Người có vết thương hoặc dị ứng da
Việc bấm huyệt có thể làm tổn thương nếu có vết thương, và gây phản ứng dị ứng nếu có vấn đề về da.
– Người suy tim và suy thận nặng
Cần thận trọng với những người có suy tim và suy thận nặng, vì áp dụng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Người bị đột quỵ hoặc có bất kỳ vấn đề về tuần hoàn
Bấm huyệt không thể thay thế cho điều trị y tế truyền thống và không được áp dụng trong những tình huống khẩn cấp như đột quỵ.
IV. Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa tiểu đêm
Trước khi thực hiện bấm huyệt để chữa tiểu đêm, hãy nhớ rằng việc bấm huyệt là một phương pháp y học truyền thống và nên được thực hiện bởi những người có kiến thức và kinh nghiệm về bấm huyệt.
Hãy làm một vài động tác xoa bóp đơn giản nhưng quan trọng và hữu ích để tăng cường hiệu quả điều trị tiểu đêm:
- Thả lỏng cơ thể, thư giãn cùng với đó đưa hai tay ra phía sau lưng và dùng mu bàn tay xoa nhẹ nhàng phần hõm dưới xương sườn số 12 khoảng 30-50 lần.
- Đổi sang tư thế nằm ngửa, xoa nhẹ nhàng kèm theo ấn lực vừa đủ từ rốn đến bờ trên xương mu theo chiều kim đồng hồ.
Các động tác khởi động này giúp bổ thận, điều hoà tiết niệu và thư giãn bàng quang. Sau đó, bạn có thể thực hiện cách bấm huyệt chữa tiểu đêm như sau:
Bấm lần lượt lên các huyệt thận du, khí hải, trung cực, dũng tuyền, thái khê và xoa bóp nhẹ nhàng. Mỗi huyệt bấm khoảng 3-5 phút từ nhẹ đến mạnh hơn tuỳ theo sức chịu đựng của bạn.
V. Lưu ý khi áp dụng cách bấm huyệt chữa tiểu đêm
Khi áp dụng cách bấm huyệt để chữa tiểu đêm, có một số lưu ý quan trọng sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Tìm người chuyên nghiệp có kinh nghiệm bấm huyệt và được đào tạo đúng cách.
- Trước khi bắt đầu điều trị bằng bấm huyệt, hãy đi khám và được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu đêm
- Tránh bấm vào những vùng nhạy cảm, dễ tổn thương hoặc đã bị tổn thương.
- Trước khi bấm huyệt, hãy rửa tay sạch sẽ và vệ sinh các dụng cụ sử dụng trong quá trình bấm huyệt để tránh lây nhiễm.
- Tránh tự áp dụng cách bấm huyệt chữa tiểu đêm nếu bạn không có kiến thức và kỹ năng cần thiết.
- Xác định chính xác huyệt đạo trị tiểu đêm, bấm sai sẽ gây biến chứng nguy hiểm.
- Nên thực hiện bấm huyệt vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Uống nhiều nước ấm khi bấm huyệt để chất độc được loại bỏ khỏi cơ thể tốt nhất.
Ngoài ra, bên cạnh cách bấm huyệt chữa tiểu đêm, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Bảo. Sản phẩm thích hợp với nam giới ở tuổi trung và cao niên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Đặc biệt là nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến.
Viên uống được chế tác từ các nguyên liệu tự nhiên như Cao Náng hoa trắng, Cao Ngải Nhật, Cao Tàu bay,…giúp hỗ trợ giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến. Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng, an toàn và hiệu quả với người sử dụng.
Qua bài viết trên, hy vọng các bạn đã có những hiểu biết rõ ràng về phương pháp bấm huyệt chữa tiểu đêm. Hãy áp dụng cách chữa bệnh này đúng cách và chuẩn xác để nhanh chóng đẩy lùi chứng tiểu đêm khó chịu này đi nhé!
||Tham khảo bài viết khác:
- Bấm huyệt chữa bí tiểu có hiệu quả không? Cách thực hiện
- Cách châm cứu chữa bí tiểu như thế nào chuẩn, hiệu quả
- Bệnh đi tiểu đêm nhiều lần do đâu? Cách điều trị hiệu quả
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!