16/04/2019 14:05
Bệnh đái rắt, tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng & Điều trị
Bệnh đái rắt (bệnh tiểu rắt) là hiện tượng đi đái nhiều lần trong một ngày, số lượng nước tiểu trong mỗi lần đi khá ít chỉ có vài giọt hoặc không có giọt nào. Mỗi lần đi tiểu có cảm giác đau ở niệu đạo và rất khó khăn. Trẻ em mỗi khi đi tiểu thường kêu khóc, nhăn nhó… Cùng tìm hiểu những thông tin về chứng đái rắt – tiểu rắt qua bài viết dưới đây.
I. Bệnh đái rắt là gì?
Bệnh đái rắt hay tiểu rắt là tình trạng một người đi tiểu nhiều lần hơn bình thường trong một ngày. Thông thường, khi bàng quang đầy (250-300ml), nó sẽ phát tín hiệu tới não nói rằng bạn cần phải đi tiểu, trung bình một người khỏe mạnh đi tiểu khoảng 8 lần/ngày. Nhưng ở bệnh tiểu rắt, dù bàng quang chưa đầy, nó vẫn gửi tín hiệu cho não khiến bạn luôn có cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu thải ra lại rất ít.
Đái rắt có thể xảy ra với bất kì ai, từ nam giới, nữ giới tới người già và trẻ em. Tuy nhiên, nó thường phổ biến hơn khi bạn già đi hoặc bạn đang gặp một bệnh lý nào đó. Phần dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn những nguyên nhân gây đái rắt.
II. Nguyên nhân gây đái rắt
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu rắt như:
- Bệnh viêm bàng quang kẽ dẫn tới tình trạng đau bụng dưới hay hố chậu, tiểu cấp, tiểu nhiều lần.
- Bàng quang co thắt không kiểm soát, gây ra tình trạng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, có khi bàng quang ít nước tiểu, kèm theo tình trạng tiểu không kiểm soát.
- Bệnh ung thư bàng quang khi khối u đã phát triển, xâm lấn gây chèn ép bàng quang dẫn tới chảy máu, tiểu nhiều lần.
- Sự xuất hiện của sỏi, dị vật cọ xát, làm kích thích cổ bàng quang, gây nên hiện tượng tiểu nhiều lần, tiểu không hết.
- Sự giảm tiết những hormone từ tuyến thượng thận do suy tuyến thượng thận.
- Do những bệnh lý tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt tăng sinh, gây chèn ép vào niệm đạo, kích thích bàng quang dẫn tới cảm giác muốn đi tiểu, khiến người bệnh phải tiểu nhiều lần.
- Do viêm tuyến tiền liệt.
- Hẹp niệu đạo do u xơ tuyến tiền liệt lành tính, bệnh lây qua đường tình dục, viêm niệu đạo mạn tính khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần.
- Một số bệnh lý nội tiết cũng có khả năng dẫn tới những biểu hiện đi tiểu nhiều lần.
- Tổn thương dây thần kinh ảnh hưởng tới điều khiển hoạt động của bàng quang, dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp.
- Mệt mỏi, stress kéo dài khiến người bệnh trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu trong quá trình điều trị tăng huyết áp cũng như có thể gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần.
Tiểu rắt là hiện trạng phổ biến có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát như:
- Giới tính: nữ giới thường bị tiểu không kiểm soát vì chịu đựng việc tăng áp lực lên ổ bụng.
- Tuổi tác: đối với người lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo dần yếu. Tình trạng này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được từ đó làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng tiểu rắt.
- Thừa cân: tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và những cơ lân cận, khiến nước tiểu rỉ ra khi ho hay hắt hơi.
- Những bệnh lý thần kinh, tiểu đường có khả năng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát.
III. Biến chứng của tiểu rắt
Tiểu rắt không phải bệnh lý. Đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh ở hệ tiết niệu. Dù không ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu kéo dài thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây viêm ngược dòng lên đài bể thận và niệu quản, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh, tinh hoàn ở nam giới, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới vô sinh.
- Suy giảm chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương.
- Viêm nhiễm đường tiết niệu
IV. Các triệu chứng, dấu hiệu đái rắt
Để nhận biết hiện tượng đái rắt dưới đây là một số biểu hiện:
- – Tần suất đi tiểu và lượng nước tiểu: Thông thường chúng ta tiểu tiện khoảng 8 lần trong ngày và thường ít đi tiểu vào ban đêm. Nếu bị đái rắt, bạn sẽ thấy mình có hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi tiểu thường rất ít, đặc biệt phải tiểu nhiều vào ban đêm. Số lần đi tiểu ở mỗi người là khác nhau nhưng có thể lên tới 10-20 lần/ngày, đêm. Lưu ý rằng, tần suất đi tiểu này không liên quan gì tới việc người bệnh uống ít nước hay nhiều nước.
- – Cảm giác buồn tiểu: Khi bị tiểu rắt, nhiều bệnh nhân sẽ có cảm giác buồn tiểu đột ngột và khó trì hoãn lại, nhiều khi không kìm giữ được dẫn đến chứng tiểu són. Một số người bệnh thì có cảm giác mót tiểu khẩn cấp, không thể nhịn tiểu được lâu và tăng số lần đi tiểu, một số còn lại thì mất khả năng kìm giữ nước tiểu, dẫn tới mót tiểu dữ dội, phải đi tiểu nhiều.
- – Các dấu hiệu tiểu tiện khác: Nếu bị tiểu rắt, ngoài tình trạng đi tiểu nhiều và số lượng nước tiểu ít, bạn còn có thể gặp nhiều triệu chứng khác liên quan tới vấn đề tiểu tiện, chẳng hạn như: nước tiểu thay đổi màu sắc, đục, tiểu ra máu, tiểu buốt, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng,…
- – Cảm giác ở các cơ quan khác: Mắc chứng đái rắt, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, bàng quang luôn căng tức và đau vùng lưng, hông.
V. Phương pháp chẩn đoán đái rắt
Để chẩn đoán tình trạng đái rắt, bác sĩ có thể sẽ áp dụng những biện pháp để kiểm tra bàng quang có hoạt động hiệu quả hay không:
- Xem xét tiểu sử bệnh lý
- Chụp X-quang
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghệm chuyên biệt để đo áp lực trong bàng quang, lưu lượng nước tiểu, lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi tiểu tiện:
- Tổng phân tích nước tiểu
- Ghi lại nhật ký đi tiểu
- Đo lượng nước tiểu tồn dư sau khi tiểu
- Xét nghiệm niệu động học
- Chụp bàng quang
- Soi bàng quang
- Siêu âm vùng chậu.
VI. Cách điều trị bệnh tiểu rắt
Tiểu rắt có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt, đây là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm. Vì thế, việc điều trị ngay khi có sự xuất hiện của các triệu chứng này là cấp thiết.
Nếu bệnh tiểu rắt là do thói quen ăn uống thì nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, nếu do tác dụng phụ của thuốc thì có thể dừng thuốc một thời gian. Nếu do bệnh lý cần tập trung điều trị bệnh lý đó.
Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng tiểu rắt:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: hạn chế tối đa những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, gây kích thích hoạt động bàng quang. Tránh xa đồ uống có ga, caffeine, đồ ăn cay,…
- Luyện tập bóng đái: nên tạo thói quen đi tiểu vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách đi tiểu mỗi lần là rất ngắn, cố gắng kéo dài chúng giãn ra dần dần. Sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ được lâu hơn, hạn chế số lần đi tiểu.
- Theo dõi lượng nước uống: uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng táo bón, tiểu quá nhiều. Trước khi đi ngủ không nên uống nước vì có thể phải dậy đi tiểu trong đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ, lâu dài sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
- Tiêm Botox vào cơ bàng quang giúp thư giãn bàng quang, tăng khả năng giữ nước và hạn chế nguy cơ rò rỉ
- Sử dụng một số loại thuốc dựa vào nguyên nhân gây bệnh.
- Phẫu thuật cấy thiết bị để kiểm soát các cơn co cơ của cơ sàn chậu.
Song song với các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định, nếu bị tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo và dùng thêm sản phẩm Vương Bảo.
Với bảng thành phần mới gồm 4 thành phần cũ (Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam) cộng thêm thêm 4 thành phần bổ sung (Ngải nhật, lá cây Hoa ban, Đơn kim, Ngũ sắc), Vương Bảo mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến và hỗ trợ giảm kích thước tuyến tiền liệt.
Vương Bảo đã được cấp phép lưu hành toàn quốc bởi Bộ Y tế và nhận được sự tin tưởng, hài lòng từ hàng nghìn khách hàng khắp cả nước trong hơn 8 năm qua.
Theo phản hồi, sản phẩm đạt được hiệu quả giảm rối loạn tiểu tiện sau khoảng 2-3 tuần sử dụng, cụ thể: Vương Bảo giúp giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thấy rắt hơn. Sau khoảng 1,5-3 tháng sử dụng thì kích thuốc khối phì đại bắt đầu giảm.
Vương Bảo cũng rất an toàn để sử dụng lâu dài, người bệnh có thể dùng kèm với các loại thuốc khác như thuốc trị tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,…
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
Nếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bạn cũng có thể sử dụng Vương Bảo để phòng tránh bệnh tái phát.
VII. Lời khuyên của bác sĩ cho người tiểu rắt
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống năng động
- Hạn chế bổ sung các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang (cà phê, rượu, bia, đồ uống có ga, chất tạo ngọt tổng hợp,…)
- Bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin vào chế độ ăn hằng ngày giúp hạn chế táo bón. Giúp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo.
- Mặc quần rộng rãi, thoáng mát đảm bảo hoạt động thoải mái. Hạn chế mặc quần bó sát tạo áp lực cho cơ thể.
- Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối vì có thể đi tiểu nhiều vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh hoạt động thể dục thể thao quá mức, nên uống nước trong lúc nghỉ ngơi để cơ thể hấp thụ nước dễ dàng hơn.
Đái rắt là một tình trạng thường gặp, xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, như: phì đại tiền liệt tuyến, sỏi bàng quang, mang thai, u xơ tử cung, tập luyện quá sức,… Nhưng dù nguyên nhân là gì, nó cũng có thể gây ra nhiều khó chịu cho người mắc và làm ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc của họ. Chính vì thế, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.
Để nhận được tư vấn miễn phí từ chuyên gia, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước).
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu rắt tiểu không hết: Nguyên nhân và cách điều trị
- #6 Bài thuốc chữa đái rắt bằng cách dân gian tại nhà hiệu quả
- Tiểu dắt ở nam giới là gì? Triệu chứng và cách điều trị an toàn
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!
-
16/04/2019 14:56
Chào Minh ! Bệnh viêm đường tiết niệu nguyên nhân chủ yếu do yếu tố cơ địa nóng trong và tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng gây ra, bệnh thường có ...[Xem thêm]
12/08/2018 03:37
-
16/08/2018 15:24
Chào chị Lý! Triệu chứng tiểu buốt có thể gặp trong bệnh Viêm đường tiết niệu chị nhé. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý do tổn thương trên niêm mạc ...[Xem thêm]
31/07/2018 19:32
-
16/08/2018 09:55
Chào chị Thủy, Són tiểu là triệu chứng, không phải bệnh và có thể do các thói quen hàng ngày, tình trạng sức khỏe cơ bản hoặc các vấn đề ...[Xem thêm]
01/04/2018 07:30
-
21/08/2018 12:44
Chào bạn Legiao! Các triệu chứng bạn vừa chia sẻ có thể gặp ở rất nhiều bệnh lí khác nhau như: phì đại tuyến tiền liệt, viêm đường tiết niệu, viêm ...[Xem thêm]
10/08/2017 19:45
-
16/09/2017 09:55
Chào bạn Oanh, Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu rắt ở nữ giới, trong đó tỉ lệ cao thường do nóng trong, viêm ...[Xem thêm]