Bị tiểu rắt nên uống gì? Các loại đồ uống giúp giảm tiểu rắt
Bị tiểu rắt nên uống các loại nước mát hoặc các cây thuốc Nam lành tính sẽ giúp làm giảm số lần đi tiểu nhanh, giúp thông tiểu và sớm tiểu tiện bình thường. Hãy cùng vuongbaothaiminh.com tìm lời giải cho câu hỏi “bị tiểu rắt nên uống gì để nhanh khỏi bệnh?” ngay dưới đây nhé.
I. Tiểu rắt gây những hậu quả gì?
Tiểu rắt (hay còn gọi là đái rắt) là tình trạng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh thì lại chỉ đi được rất ít nước tiểu, dù cố sức rặn cũng không thể tiểu được nhiều. Nhưng sau khi đi vệ sinh thì lại có cảm giác mót tiểu và cần phải đi tiếp.
Tiểu rắt không phải là chứng bệnh nguy hiểm và có thể chữa trị được dễ dàng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời nó có thể biến chứng nặng hơn và gây ra những hậu quả như:
- Tác động gây ra tiểu buốt do lực rặn mạnh khiến hệ tiết niệu bị tổn thương.
- Người mệt mỏi, bị mất sức do phải rặn tiểu nhiều lần.
- Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc do hay phải đi tiểu đêm nhiều lần.
- Công việc và sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề. Mất tự tin, ngại làm việc ở những nơi không tiện nhà vệ sinh.
- Sức khỏe suy giảm.
- Lâu dài có thể gây biến chứng sang nhiều loại rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu không hết, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu…
II. Bị tiểu rắt nên uống gì để nhanh khỏi bệnh?
Uống các loại nước mát hoặc nước sắc từ các cây thuốc Nam là cách làm giúp điều trị nhanh chứng tiểu rắt có nguyên nhân không phải bệnh lý.
Mời mọi người cùng tham khảo các loại nước uống giúp điều trị tiểu rắt nhanh chóng dưới đây nhé.
2.1 Bị tiểu rắt uống nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô
Bắp ngô non (hay còn gọi là bẹ ngô) hoặc râu ngô đem đun sôi lấy nước cốt là thức uống giúp làm mát cơ thể, thải trừ độc tố và thanh lọc cơ thể rất tốt. Đối với hệ tiết niệu nước râu ngô và nước ngô non luộc còn là thức uống có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu khi người bệnh bị tiểu rắt do viêm đường tiết niệu, do nóng trong.
Cách sắc nước râu ngô uống trị tiểu rắt:
- Với bắp ngô non: Lấy những quả ngô non, bóc lấy nõn ngô và râu ngô. Rửa sạch rồi cho vào nồi đun với nước (cho nước ngập bắp non khoảng 2cm). Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút thì tắt bếp. Chắt nước ngô non uống trực tiếp.
- Với râu ngô: lấy khoảng 200g râu ngô (dạng tươi hoặc khô đều được). Rửa sạch và cho vào đun với 500ml nước. Khi nước sôi thì đun thêm khoảng 10 phút thì có thể chắt ra dùng uống trực tiếp và uống thay nước lọc trong ngày.
Người bệnh có thể tiến hành đun nước bắp ngô non hoặc nước râu ngô nhiều lần trong ngày. Khi nước sắc nhạt thì thay nguyên liệu mới.
2.2 Uống nước ép bí đao chữa trị tiểu rắt
Bí đao (bí xanh) là loại rau củ có tính làm mát, giúp cơ thể lợi tiểu, thông tiểu, khi ăn hoặc uống nước cốt bí đao đều đặn có thể giúp chữa trị tiểu rắt hiệu quả.
Cách làm nước ép bí đao chữa tiểu rắt như sau:
Nguyên liệu:
- 1 quả bí đao tươi
- 100ml nước lọc
- 1 thìa cà phê mật ong (tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Bước 1: Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng nhỏ.
- Bước 2: Cho bí đao vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc vào, xay nhuyễn.
- Bước 3: Dùng rây lọc lấy nước bí đao.
- Bước 4: Cho nước bí đao vào cốc, thêm mật ong vào, khuấy đều rồi thưởng thức.
Nên uống ngày 2 cốc nước ép bí đao vào buổi sáng – tối.
Trường hợp người bệnh không uống được nước ép bí đao có thể đem luộc chín bí đao rồi dùng ăn trực tiếp và uống hết cả nước luộc.
||Xem thêm: #15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng
>>>Bạn có biết: #6 Bài thuốc chữa đái rắt bằng cách dân gian tại nhà hiệu quả
2.3 Uống nước sinh tố rau má chữa trị tiểu rắt
Rau má là loại rau thơm dùng ăn sống hàng ngày và cũng là một vị thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu, điều trị các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần do cơ thể nóng trong gây ra. Ngoài ra, rau má cũng là một vị thuốc chữa trị rôm sẩy ở trẻ nhỏ, mụn nhọt… khá hiệu quả.
Cách làm nước sinh tố rau má chữa tiểu rắt như sau:
Nguyên liệu:
- 1 nắm rau má tươi (ngâm với nước muối loãng 15 – 20 phút)
- 100ml nước lọc
- 1 thìa cà phê mật ong (tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Rau má rửa sạch, bỏ lá già, xơ rồi xay nhuyễn với nước lọc.
- Dùng rây lọc lấy nước rau má.
- Cho nước rau má vào cốc, thêm mật ong vào, khuấy đều rồi thưởng thức.
Ngày uống 2 cốc, dùng uống trực tiếp. Uống từ khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng tiểu rắt giảm đáng kể.
2.4 Uống nước chanh
Chanh là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, có vị chua tính mát. Uống nước chanh sẽ rất có lợi cho người vừa ốm dậy, người bị say rượu bia và người bị tiểu rắt, tiểu buốt.
Cách pha nước chanh rất đơn giản, bạn có thể pha theo công thức sau:
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh tươi
- 100ml nước lọc
- Đường hoặc mật ong (tùy khẩu vị)
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch chanh, cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Cho nước cốt chanh vào cốc, thêm nước lọc vào, khuấy đều.
- Bước 3: Cho đường hoặc mật ong vào, khuấy đều cho tan.
- Bước 4: Thêm đá viên và thưởng thức.
Lưu ý:
- Không nên uống nước chanh quá chua vì có thể gây tổn hại đến dạ dày.
- Để thức uống ngon hơn, có thể pha thêm một chút đường. Tuy nhiên không nên pha quá ngọt vì ăn nhiều đường sẽ gây nóng trong cơ thể.
- Người bị đau dạ dày không nên áp dụng cách này điều trị tiểu rắt.
2.5 Uống nước bột sắn dây
Sắn dây là loại cây có tính hàn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể rất tốt. Người ta thường điều chế bột sắn dây từ rễ sắn dây để việc sử dụng đơn giản và nhanh chóng.
Theo nhiều nghiên cứu, bột sắn dây có khả năng điều trị nóng trong, giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt, có khả năng làm giảm các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau tiểu… hiệu quả.
Đối với sức khỏe, bột sắn dây còn có công dụng hỗ trợ cải thiện lượng máu tuần hoàn não, làm giảm đường huyết, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống lão hóa làn da…
-
Nguyên liệu:
- 2 thìa canh bột sắn dây
- 150ml nước sôi để nguội
- Đường hoặc mật ong (tùy khẩu vị)
- Nước cốt chanh (tùy thích)
-
Cách làm:
- Bước 1: Cho bột sắn dây vào cốc, thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị.
- Bước 2: Cho 150ml nước sôi để nguội vào, khuấy đều cho tan đường và bột sắn dây.
- Bước 3: Thêm nước cốt chanh (nếu thích) rồi thưởng thức.
2.6 Các loại sinh tố và nước ép hoa quả tươi
Các loại nước ép từ hoa quả tươi mà đặc biệt là các loại hoa quả nhiều vitamin C là thức uống điều trị tiểu rắt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen uống nước ép hoa quả tươi hàng ngày cũng là cách bổ sung vitamin cho cơ thể, nuôi dưỡng làn da và phòng ngừa tiểu rắt hiệu quả.
Các loại nước ép và sinh tố hoa quả người bệnh tiểu rắt nên uống như:
- Nước cam vắt
- Nước ép táo
- Nước ép bưởi
- Nước ép chanh dây
- Nước ép dứa
- Sinh tố đu đủ
- Sinh tố mãng cầu
- …
2.7 Uống nước lọc
Thói quen uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 2 lit/ngày) không chỉ bổ sung nước khoáng cho cơ thể mà còn tác động giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả. Cấp đủ nước kích thích tuyến thận hoạt động đều đặn, nhờ đó giúp bài tiết nước tiểu và các vi khuẩn gây ra hại ra ngoài cơ thể, người bệnh đi tiểu được nhiều, triệu chứng tiểu rắt được giảm đáng kể.
||Lưu ý: không nên uống quá nhiều nước sau 21h bởi nó có thể gây bệnh tiểu đêm do thận không lọc kịp trước giờ đi ngủ.
2.8 Uống nước kim ngân hoa
Kim ngân hoa là một vị thuốc Nam quý có tác dụng điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn như bệnh lỵ, viêm nhiễm hệ tiết niệu. Người bệnh bị đái rắt có thể kết hợp sử dụng kim ngân hoa cùng các vị thuốc Nam khác để chữa trị bệnh.
Cách thực hiện:
Lấy kim ngân hoa, mã đề, râu ngô: mỗi vị 80g + rễ cỏ tranh: 50g. Sửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì đun thêm 15 phút cho các nguyên liệu phai ra nước. Sau đó chắt nước thuốc dùng uống trong ngày uống thay nước lọc.
2.9 Uống nước kim tiền thảo và mã đề
Kim tiền thảo và cây mã đề là những vị thuốc Nam có tính làm mát, lợi tiểu và có khả năng tiêu viêm, chữa lành các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, khó tiểu, bí tiểu… hiệu quả.
Chuẩn bị:
- Kim tiền thảo, cây mã đề, râu ngô, cây cỏ mần trầu: mỗi loại 50g.
- Bột thân tre (dùng dao cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài thân cây tre): 2g
Cách thực hiện:
Rửa cách nguyên liệu (trừ bột thân tre) rồi cho cả 5 nguyên liệu vào nồi sắc với 1,5 lit nước sạch. Sắc đến khi nồi sôi, hạ nhỏ lửa và sắc tiếp tục thêm 15 phút để các tinh chất từ thuốc phai ra nước sắc thì ngừng. Dùng nước sắc kim tiền thảo và mã đề uống trực tiếp, uống thay nước lọc sẽ thấy chứng tiểu rắt giảm nhanh chóng sau 1 hoặc 2 ngày uống liên tục.
Lưu ý: nguyên liệu có thể sắc nhiều lần để lấy nước uống. Khi nước thuốc đã nhạt thì thay bã mới và tiếp tục sắc uống.
Vương Bảo hỗ trợ điều trị tiểu rắt do u xơ tuyến tiến liệt gây ra
Bệnh u xơ tiền liệt tuyến (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) làm tổng kích thước tuyến tiền liệt phình to bất thường, gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, từ đó làm phát sinh các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu đêm… Do gây ra bởi bệnh lý nên các chứng rối loạn tiểu tiện này không thể khỏi hoàn toàn khi áp dụng các cách điều trị dân gian. Nên để chữa trị tiểu rắt nói riêng và các chứng rồi loạn tiểu tiện nói chung do bệnh u phì đại tuyến tiền liệt gây ra người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Bảo.
Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là:
- Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt
- Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh.
>> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY
>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY
Tiểu rắt là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiểu rắt, người bệnh có thể được chỉ định uống các loại thuốc khác nhau để điều trị. Ngoài ra, một số loại đồ uống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, bao gồm:
- Nước lọc: Uống đủ nước lọc giúp làm loãng nước tiểu, giảm kích ứng bàng quang.
- Trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà chanh có tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt.
- Nước ép trái cây: Một số loại nước ép trái cây như nước ép nam việt quất, nước ép dâu tây có tác dụng chống viêm, giúp giảm kích ứng bàng quang.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, việc uống các loại đồ uống này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu rắt, không thay thế thuốc điều trị. Nếu tình trạng tiểu rắt kéo dài hoặc có các biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tham khảo bài viết khác:
- #15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng
- Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị
- Bị mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!