Cách châm cứu chữa bí tiểu như thế nào chuẩn, hiệu quả

Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu là những phương pháp chữa bệnh bí tiểu. Những phương pháp này an toàn cho người bệnh và mang lại hiệu quả không ngừng. Châm cứu chữa bí tiểu có công dụng thực tế như thế nào, liệu đã có bằng chứng khoa học cho phương pháp này chưa? Cùng vuongbaothaiminh.com tìm hiểu về cách châm cứu chữa bí tiểu ngay trong bài viết dưới đây.

I. Dấu hiệu bí tiểu là gì?

Bí tiểu là khi buồn tiểu mà không đi tiểu được, bàng quang luôn căng tức đầy nước tiểu. Đông y gọi là lưng bế. Đây là chứng rối loạn tiểu tiện thường gặp có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Hiện nay có rất nhiều cách chữa bí tiểu mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật.

bí tiểu là gì
Bàng quang khi đầy nước tiểu nhưng người bệnh không thể đi tiểu gọi là bí tiểu

Bí tiểu được chia thành 2 loại (bí tiểu cấp tính, bí tiểu mạn tính):

1.1 Bí tiểu cấp tính

Bí tiểu cấp tính diễn ra đột ngột, người bệnh bỗng dưng có cảm giác khó tiểu. Triệu chứng đi kèm là luôn có cảm giác buồn tiểu. muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, căng tức bụng dưới. Bí tiểu cấp tính thường diễn biến đột ngột và biến chứng rất nhanh.

1.2 Bí tiểu mạn tính

Là tình trạng khó tiểu kéo dài, buồn tiểu mà không đi được hoặc có đi tiểu được nhưng không tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Triệu chứng kèm theo là đau tức bàng quang, đi tiểu nhiều lần, cảm giác buồn tiểu thường xuyên.

Bí tiểu mạn tính không được điều trị kịp thời có thể khiến nước tiểu ứ đọng gây viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, suy thận.

II. Cách châm cứu chữa bí tiểu chuẩn

Theo y học cổ truyền, bí tiểu sinh ra do thận suy yếu, bàng quang thấp nhiệt, hỏa uất không hóa đi được mà dồn xuống bàng quang làm cho khí cơ ở bàng quang bị ngăn trở. Người bị tiểu tiện không thông có triệu chứng bụng dưới trướng nặng, mỏi lưng, tinh thần yếu ớt, lưỡi nhạt, mạch tế nhược,…

Cách châm cứu chữa bí tiểu
Cách châm cứu chữa bí tiểu

Công thức huyệt để điều trị bí tiểu, thực hiện châm cứu sẽ phối hợp chọn huyệt tại chỗ và huyệt ở xa theo đường tuần hành kinh mạch:

Bước 1: châm vào các huyệt (trung cực, quang nguyên, tam âm giao)

Cách xác định vị trí 3 huyệt đạo:

  • Huyệt Trung cực: nằm thẳng phía dưới rốn cách khoảng 4 thốn, hoặc ngay trên bờ xương mu khoảng 1 thốn. Huyệt trung cực có tác dụng điều hòa khí, điều hòa bàng quang, điều trị đái dầm, khó tiểu, tiểu rắt, sinh lý kém, viêm đường tiểu, đau thận,…
  • Huyệt Quan nguyên: nằm thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn. Huyệt đạo này rất tốt với nam giới, giúp bổ thận tráng dương, khai thông kịch mạch, cải thiện sinh lý. Đặc biệt, huyệt Quan nguyên điều trị bí tiểu, khó tiểu, tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Huyệt Tam âm giao: nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 3 thốn.

Khi châm kim vào huyệt trung cực và huyệt quan nguyên người bệnh sẽ thấy có cảm giác lan truyền tới lỗ niệu đạo.

Châm cứu chữa bí tiểu
Xác định các huyệt đạo để châm cứu

Bước 2: Người thực hiện châm cứu tiếp tục vê kim 3 – 5 phút trên huyệt Tam âm giao.

Huyệt tam âm giao là huyệt vị giao hội của 3 kinh là can, tỳ và thận cho nên có tác dụng bổ thận, can, tỳ, giải độc, điều hòa khí huyết. Không chỉ dừng lại ở đó, huyệt đạo này còn giúp điều hòa chức năng hoạt động của bàng quang.

Nhờ đó những ai bị bệnh về hệ tiết niệu, rối loạn tiểu tiện như bí tiểu, khó tiểu, tiểu rắt, tiểu không tự chủ mà được châm cứu lên huyệt đạo này sẽ giúp điều trị rất tốt.

Bước 3: Nếu châm cứu lên huyệt Tam âm giao không rõ rệt thì người thực hiện có thể kích thích lên các huyệt Bàng quang du, Thứ liêu và Âm lăng tuyền. Cách xác định vị trí 3 huyệt đạo này:

  • Huyệt Bàng quang du: huyệt đạo nằm tương ứng với bàng quang, đưa kinh khí vào phủ bàng quang, chủ trị các bệnh ở bàng quang. Huyệt Bàng quang du nằm ở hai bên xương sống, dưới đốt xương sống thứ 19 ngang sang 1,5 thốn.
  • Huyệt Thứ liêu: huyệt ở xương cùng thứ 2, có tác dụng thông kinh, hoạt huyết, chỉ thống, chủ trị đau thắt lưng, đau xương chậu do căng tức bàng quang, bí tiểu,…
  • Huyệt Âm lăng tuyền: vị trí nằm tại mé trong xương dưới đầu gối, cạnh trong đầu trên và dưới đầu to của xương chày. Một trong những tác dụng của huyệt này là giúp điều hòa hoạt động tiểu tiện.
Châm cứu chữa bí tiểu
Một số huyệt đạo tác dụng lên bàng quang giúp điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện hiệu quả

III. Lưu ý chọn châm cứu chữa bí tiểu

3.1 Trước khi châm cứu

  • Bệnh nhân nên ăn uống trước, nhưng không nên ăn quá no
  • Không nên uống rượu bia
  • Nếu là lần đầu châm cứu, nên hỏi bác sĩ: thời gian điều trị, số lần điều trị, kiêng ăn uống gì khi châm cứu.
  • Không nên tập thể dục gắng sức trong 2h trước khi châm.
  • Mặc quần áo thoải mái rộng rãi để châm cứu những huyệt dưới gối và trên bụng

3.2 Trong khi châm cứu

Nếu có triệu chứng vã mồ hôi, chóng mặt, choáng váng, toát mồ hôi, buồn nôn thì báo ngay cho bác sĩ.

3.3 Sau khi châm cứu

  • Nên ở lại cơ sở y tế 15 – 20 phút để theo dõi.
  • Về nhà cần nghỉ ngơi và chỉ tập thể dục nhẹ nhàng trong 2 ngày sau châm cứu.
  • Tập thể dục đều đặn, chơi thể thao, tăng cường vận động sau đó
  • Không nhịn tiểu, khi mắc tiểu nên đi tiểu ngay.
  • Hạn chế ngồi lâu, ngồi 2 tiếng nên đứng dậy đi lại. Đặc biệt, với những người có bệnh bàng quang mãn tính.
  • Nếu có bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm tiền liệt tuyến, nên điều trị dứt điểm.

Châm cứu là phương pháp đã được khoa học chứng minh điều trị bí tiểu hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, nên lựa chọn bác sĩ hoặc phòng khám được cấp phép để thực hiện liệu trình châm cứu chữa bí tiểu.

Nguồn bài viết: Tổng hợp

Cập nhật lúc: 16/08/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...