Khó tiểu (tiểu khó) là bệnh gì? Triệu chứng, nguy hiểm không?
Khó tiểu hay còn gọi là chứng tiểu khó, bí tiểu là hiện tượng người bệnh đi tiểu tiện có cảm giác nóng buốt, châm chích và khó chịu. Bệnh khó tiểu có thể gặp ở mọi đối tượng và gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
I. Khó tiểu là bệnh gì?
Khó tiểu là một trong những biểu hiện của chứng bàng quang kích thích. Người mắc khó tiểu có thể mắc kèm thêm một số chứng khác như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt…
Chứng khó tiểu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên độ tuổi mắc khó tiểu nhiều nhất là khoảng từ 20 – 55 tuổi.
II. Triệu chứng đi tiểu khó
Khó tiểu có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Và mỗi trường hợp bệnh lý có thể có nhiều triệu chứng khác đi kèm ngoài hiện tượng tiểu khó, bị đau đớn khi tiểu tiện.
2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận)
Là hiện tượng thận bị nhiễm trùng (một bên hoặc cả hai bên). Nguyên nhân thường do vi khuẩn gây bệnh từ bàng quang di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng thận thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới.
Viêm bể thận thường xảy ra ở một số đối tượng bệnh nhân:
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai
- Ở nam giới có tuyến tiền liệt phì đại
- Người mắc bệnh tiểu đường
- Người có chức năng bàng quang bất thường
- Người người bị sỏi thận dai dẳng
- Ở trẻ em có dòng nước tiểu chảy ngược bất thường từ bàng quang đến thận hoặc tắc nghẽn liên quan đến sự phát triển bất thường của đường tiết niệu.
2.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang)
Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang) là bệnh gây ra do các loại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo (vị trí nước tiểu thoát ra ngoài).
Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu dưới cao hơn nam giới do ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn so với nam giới; hoặc khi thực hiện quan hệ tình dục đường niệu đạo của phụ nữ dễ bị tổn thương hơn.
Triệu chứng thường gặp:
- Đi tiểu nhiều lần.
- Nước tiểu đục bất thường (hoặc có thể lẫn máu).
- Nước tiểu có mùi hôi.
- Người bệnh có thể bị sốt, đau ở cơ quan sinh dục.
- Đau lưng, người mệt mỏi.
2.3 Các bệnh về tuyến tiền liệt (ở nam giới)
Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm phía dưới bàng quang, giáp nằm phía trước túi tinh và trực tràng, nằm sau xương mu và đồng thời bao quanh một phần ống niệu đạo sau.
Có 3 bệnh thường gặp về tuyến tiền liệt gây chứng khó tiểu ở nam giới là: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Dù là chứng bệnh nào tuyến tiền liệt cũng có xu hướng phình to kích thước (tăng sản tuyến tiền liệt) khi bị mắc bệnh. Điều này tạo áp lực chèn ép lên bàng quang, niệu đạo và các bộ phận xung quanh gây chứng khó tiểu.
Ngoài bí tiểu, đi tiểu đau đớn, bệnh về tuyến tiền liệt còn kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Tăng tần suất đi tiểu, tiểu nhiều.
- Tiểu gấp, không có khả năng trì hoãn đi tiểu
- Tiểu khó
- Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn
- Tiểu rắt
- Tiểu không tự chủ
- Đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu
- Tiểu đêm
- Bí tiểu
- Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi
- .v.v.
2.4 Khó tiểu do viêm niệu đạo (ở nam giới)
Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm, sưng và có thể đau đớn.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo như: do quá trình thông tiểu; do tiếp xúc với các hóa chất kích thích như thuốc sát khuẩn, xà bông, chất diệt tinh trùng…; do các bệnh lây qua đường tình dục (STI) như bệnh lậu, chlamydia, herpes…
Triệu chứng thường gặp:
- Bị sưng, đỏ và có thể ngứa dương vật.
- Dương vật tiết dịch nhầy nhiều hơn bình thường.
- Bị đau khi quan hệ.
- Cảm giác niệu đạo bị nóng ran.
- Đi tiểu có cảm giác buốt, rát, khó tiểu.
- Sốt, buồn nôn.
2.5 Viêm âm đạo (ở phụ nữ) gây tiểu khó
Bệnh viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) là hiện tượng âm đạo bị viêm nhiễm, đau rát. Có thể xảy ra do sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn hoặc nấm. Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo ở nữ giới.
Triệu chứng khác:
- Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu bất thường.
- Bị đau khi giao hợp.
- Cảm giác bị ngứa, châm chích nhẹ tại âm hộ.
- Có thể bị chảy máu âm đạo mức độ nhẹ.
2.6 Khó tiểu do viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị kích thích mãn tính trong thời gian dài (trên 6 tuần) nhưng không bị nhiễm trùng tiềm ẩn.
Sự kích thích bàng quang mãn tính gây các triệu chứng:
- Đi tiểu đau đớn và khó khăn.
- Tiểu nhỏ giọt.
- Tiểu rắt
- Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được lượng nước tiểu rất ít.
- Bị áp lực ở vùng bàng quang
- Bị đau khi giao hợp
- Phụ nữ đau ở âm hộ hoặc âm đạo.
- Nam giới đau ở vùng bìu hoặc bộ phận sinh dục.
2.7 Bệnh ung thư bàng quang
Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào bàng quang bị đột biến gen (thành tế bào ung thư) và lây lan, phát triển trong bàng quang. Lâu dần, khối u có kích thước to dần và gọi là khối ung thư bàng quang.
Bị đau đớn khi đi tiểu, tiểu khó không phải là triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này. Dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang là có xuất hiện máu trong nước tiểu.
Triệu chứng ung thư bàng quang dễ gặp ở giai đoạn 2, 3:
- Đi tiểu nhiều lần
- Khó tiểu, dòng nước tiểu chảy yếu hơn bình thường.
- Bị đau lưng.
- Ăn không ngon, nhạt miệng, chán ăn.
- Cân nặng sụt giảm nhưng không rõ nguyên nhân.
- Người mệt mỏi, đau ở vùng bụng trên.
- Bị đau xương, sưng chân.
2.8 Tiểu khó do bệnh sỏi thận
Nguyên nhân gây sỏi thận là do sự lắng đọng, tích tụ canxi hoặc axitt uric ở thận trong thời gian dài gây ra. Sỏi thận có thể nằm bên trong hoặc ở xung quanh phía ngoài thận. Nếu sỏi thận nằm ở vị trí nước tiểu chảy xuống bàng quang thì có thể gây chứng khó tiểu khi đi tiểu tiện.
Ngoài chứng khó tiểu, sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng sau:
- Bị đau ở bên và lưng
- Nước tiểu có màu hồng hoặc nâu.
- Nước tiểu đục bất thường.
- ĐI được ít nước tiểu.
- Buồn nôn
- Nôn
- Cơn đau sỏi thận thay đổi theo từng thời điểm và mức độ khác nhau tùy thuộc vào kích thước sỏi.
- Sốt
- Cảm giác ớn lạnh.
III. Nguyên nhân gây tiểu khó
Với cơ thể khỏe mạnh, bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo và lỗ tiểu hoạt động nhịp nhàng giúp bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ống niệu đạo thông suốt, bàng quang co bóp nhịp nhàng, cổ bàng quang giãn nở tốt sẽ giúp cho hoạt động đi tiểu diễn ra ổn định bình thường. Khi một trong các bộ phận trên xảy ra vấn đề sẽ làm cho quá trình đi tiểu bị ảnh hưởng dẫn đến tiểu khó. Nói cách khác, nguyên nhân gây tiểu khó xuất phát ở các cơ quan kể trên:
– Bàng quang co bóp không tốt: thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống, liệt bàng quang, người bị tai biến mạch máu não và bệnh nhân đái tháo đường.
– Cổ bàng quang không giãn nở tốt: do hẹp cổ bàng quang, chai xơ cổ bàng quang.
Nguyên nhân gây hẹp cổ bàng quang phổ biến là do phì đại tuyến tiền liệt, thường xảy ra ower nam giới lớn tuổi. Tiền liệt tuyến nằm ở đáy bàng quang, có kíc thước khoảng 4x3cm, dày khoảng 2,5cm nặng khoảng 20gram.
Tiền liệt tuyến có vai trò sản xuất chất nhờn hỗ trợ quá trình tạo tinh dịch. Khoảng 45 – 70% nam giới lớn tuổi mắc phì đại tuyến tiền liệt. Khi dòng nước tiểu chảy ra ngoài sẽ đi qua tuyến tiền liệt. Tuyền tiền liệt lớn dần theo độ tuổi nam giới, kích thước càng tăng lên sẽ cản trở dòng nước tiểu dẫn đến tiểu khó.
– Tắc nghẽn niệu đạo: do có sỏi niệu đạo hoặc hẹp niệu đạo.
IV. Khó tiểu cần đi khám bác sĩ khi nào?
Hãy xếp thời gian và đến thăm khám bác sĩ khi bạn bị khó tiểu kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:
- Xuất hiện máu trong nước tiểu (thường sẽ xuất hiện màu hồng, nâu hoặc thậm chí máu đỏ – mức độ nặng).
- Xuất hiện cơn đau ở 2 bên xương chậu hoặc lưng.
- Cơn đau kéo dài liên tục hơn 24 giờ.
- Dương vật hoặc âm đạo có tiết dịch nhầy bất thường.
- Sốt.
- Bạn đang mang thai
- Bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
- Nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc có màu
V. Cách chẩn đoán bệnh khó tiểu
Để tìm ra nguyên nhân chính gây khó tiểu, ngoài các dựa vào các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, bác sĩ chuyên khoa phải áp dụng thêm một số phương pháp cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác, từ đó có hướng điều trị khó tiểu phù hợp.
Một số phương pháp cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán chứng khó tiểu như:
- Khám lâm sàng: nhằm kiểm tra phát hiện viêm âm đạo, viêm niệu đạo…
- Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định lượng bạch cầu/ hồng cầu trong nước tiểu. Từ đó xác định bị viêm bàng quang hay bệnh sỏi/ ung thư bàng quang.
- Siêu âm: nhằm kiểm tra kích thước tiền liệt tuyến xem có vượt mức bình thường không? Xác định bàng quang có bị ứ đọng nước tiểu không? Siêu âm kiểm tra thận nhằm phát hiện sỏi thận (nếu có).
- Đo chỉ số PSA trong máu: Nếu lượng PSA của tiền liệt tuyến trong máu lớn hơn 10 ng/ml thì có thể nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến. Nếu SPA nhỏ hơn 4 ng/ml thì có thể bị u xơ tiền liệt tuyến hoặc viêm tuyến tiền liệt. Để kết quả chính xác hơn có thể thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt.
- Chụp X – quang xác định nguyên nhân sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra, có thể chụp CT hoặc MRI để có kết quả chính xác hơn
VI. Cách chữa trị bệnh tiểu khó
Tùy thuốc vào các nguyên nhân gây khó tiểu khác nhau mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bí tiểu phù hợp. Một số cách chữa trị khó tiểu thường gặp như:
- Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh: nhiễm trùng đường tiểu nặng và ảnh hưởng đến thận có thể cần dùng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch.
- Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh: người bệnh có thể dùng thuốc này tối đa trong 12 tuần nếu bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn. Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể gồm thuốc chống viêm không kê đơn (OTC), xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước nóng và dùng thuốc chẹn alpha để giúp thư giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt.
- Tránh sử dụng xà phòng có nhiều hóa chất hoặc các sản phẩm hóa học khác gần bộ phận sinh dục để khu vực này nhanh hồi phục.
Ngoài ra, bác sĩ thường sẽ khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hơn vì giúp làm loãng nước tiểu, do đó sẽ giúp giảm bớt đau khi đi tiểu. Nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm hầu hết các triệu chứng.
VII. Biện pháp giúp phòng ngừa tiểu khó
- Để giúp ngăn ngừa tiểu khó do viêm bàng quang hay viêm bể thận. Bạn có thể uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng ứ dịch. Phụ nữ nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn không di chuyển vào bàng quang.
- Ngăn ngừa chứng khó tiểu do kích thích, phụ nữ nên giữ cho khu vực sinh dục sạch sẽ và khô ráo, thay băng vệ sinh thường xuyên và tránh sử dụng xà phòng kích thích, thuốc xịt âm đạo.
- Để tránh kích ứng ở trẻ em (nữ), hạn chế sử dụng sữa tắm tạo bọt. Nên rửa nhẹ nhàng khu vực âm đạo của trẻ tránh làm đau và kích ứng nơi này.
- Ngăn ngừa chứng tiểu khó do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay quan hệ tình dục an toàn.
VIII. Một số thói quen tốt người mắc khó tiểu nên biết
Bên cạnh việc điều trị khó tiểu bằng thuốc thì một số thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị khó tiểu như:
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng lượng protein, rau xanh và chất xơ trong cơ thể.
- Hạn chế việc ăn độ ăn cay, các đồ ngọt nhân tạo hoặc các món ăn chứa nhiều gia vị tỏi, tiêu, oét, hành khô…
- Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn hoặc các đồ uống kích thích như thuốc lá, cà phê, trà đặc…, đồ uống có gas.
- Uống vitamin C với liều lượng vừa đủ và cần xin chỉ định của bác sĩ điều trị nếu bạn bị các vấn đề về thận.
- Luyện tập thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng stress.
- Người bệnh không mặc quần, áo bó sát cơ thể nhằm hạn chế sự cọ sát và kích thích gây cảm giác buồn tiểu.
- Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài.
- Nên đi tiểu tiện sau khi quan hệ nhằm tống đẩy các vi khuẩn vừa xâm nhập (nếu có) ra bên ngoài.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
Khó tiểu là căn bệnh thường gặp và có thể điều trị được, việc điều trị dễ dàng hơn nhiều khi bệnh ở giai đoạn đầu. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như có hướng điều trị bệnh sớm (nếu có) bạn hãy chủ động thăm khám khi gặp hiện tượng khó tiểu và các chứng đi kèm. Nếu muốn được tư vấn, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn thêm.
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì? Triệu chứng & cách điều trị
- Bị mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị
- Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? Lưu ý khi điều trị
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!