Rối loạn tiểu tiện

Tiểu buốt khi mang thai là do đâu? Có nguy hiểm không?

Tiểu buốt khi mang thai là tình trạng nhiều chị em gặp phải. Là bệnh sinh lý bình thường tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó có thể cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh xã hội, bệnh phụ khoa… Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây. I. Nguyên nhân đi tiểu buốt khi mang thai  Tiểu buốt là biểu hiện bình thường khi mang thai. Khi này cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra hormone HCG làm tăng cường đào thảo từ đó khiến bệnh luôn cảm thấy mắc tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Tiểu buốt bệnh sinh lý bình thường ở chị em mang thai nhưng cũng có thể gây nguy hiểm Thêm vào đó, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển mỗi ngày việc này gây áp lực chèn lên bàng quang. Đây cũng chính là nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ mang thai, luôn có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi trong bàng quang không có nước. II. Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu buốt khi mang thai Khi bị tiểu buốt vẫn có nhiều ý kiến chủ quan cho rằng điều đó bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo tính mạng cho mẹ và bé thì khi gặp triệu chứng dưới đây tốt nhất nên đi khám hoặc theo dõi để có biện pháp chữa trị kịp thời: Âm đạo của mẹ có mùi hoặc dịch có màu lạ. Mẹ thường xuyên thấy nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu màu đục hoặc ngả vàng kèm theo mùi lạ.  Tần suất đi tiểu tăng có thể tiểu ra máu hoặc hơi sốt nhẹ. III. Tiểu buốt ở phụ nữ mang thai cảnh bảo bệnh gì?  3.1 Bệnh phụ khoa Bệnh phụ khoa tác nhân hàng đầu gây tiểu buốt ở phụ nữ mang thai đặc biệt là bệnh viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, viêm âm đạo….. Trong giai đoạn thai kỳ cơ thể của phụ nữ nhạy cảm và thay đổi nhiều so với trước đó. Hệ miễn dịch suy yếu từ đó làm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao hơn. Bệnh phụ khoa là tác nhân hàng đầu gây nên chứng tiểu buốt ở bà bầu Bên cạnh đó, bệnh phụ khoa không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng mà còn làm bé sinh ra dễ mắc các bệnh về da liễu. 3.2 Mắc bệnh xã hội  Bị tiểu buốt khi mang thai cũng có thể là do bạn đang mắc bệnh xã hội như bệnh lậu. Đây là bệnh lây qua đường tình dục làm cho người bệnh tự ti và mặc cảm trong cuộc sống hàng ngày.  3.3 Bệnh viêm bàng quang cấp  Tình trạng tiểu buốt khi bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ có thể là cảnh báo của bệnh viêm bàng quang cấp. Bệnh làm cho bàng quang bị tổn thương, cũng có thể ở thời kỳ này thai nhi phát triển lớn hơn chèn ép lên tử cung và tử cung chèn lên bàng quang. Từ đó làm bàng quang bị kích thích dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt rát, tiểu không tự chủ, lượng nước tiểu trong mỗi lần đi tiểu khá ít.  3.4 Viêm thận  Viêm thận hoặc bể thận có thể xuất hiện ở cuối thai kỳ, khi này mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện triệu chứng mạch đập nhanh, rét run, sốt cao, đau thắt lưng hoặc đau hạ vị, cảm giác đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt….. 3.5 Nhiễm trùng đường tiết niệu Tỷ lệ nhiễm trùng đường tiết niệu gây tiểu buốt ở phụ nữ mang thai chiếm 50% Theo thống kê, có tới hơn 50% bị tiểu buốt khi mang thai là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là bệnh lý phổ biến nhất của tiểu buốt, lúc này lượng lớn vi khuẩn đi qua niệu đạo xâm nhập vào bàng quang khiến nó bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị sớm sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan niệu đạo, thận. IV. Tiểu buốt khi mang thai có nguy hiểm không? Nếu tiểu buốt khi mang thai chỉ là triệu chứng sinh lý bình thường thì chúng sẽ không gây bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong trường hợp tiểu buốt kèm theo các triệu chứng vừa nói bên trên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều hệ quả nguy hiểm như:  Gây nhiều khó chịu, phiền toái làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày cũng như sức khỏe tâm sinh lý của người mẹ.  Nguy hiểm hơn chứng bệnh tiểu buốt có thể tác động đến thai nhi, cảnh báo nguy hiểm, dọa sảy thai, sinh non….. Bệnh tiểu buốt khi mang thai thường xuất hiện vào đầu hoặc cuối thai kỳ. Tuy vậy các chị em đừng chủ quan trước những thay đổi của cơ thể. Cần có sự theo dõi bởi mỗi người sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau đồng nghĩa với biến chứng cũng không giống nhau. Do đó, khi phát hiện tiểu buốt cần được nhanh chóng đi khám và kiểm tra để được chữa trị kịp thời, việc điều trị sớm sẽ giúp bảo vệ cho sức khỏe của mẹ và bé. V. Cách chữa tiểu buốt khi mang thai Hiện nay có nhiều phương pháp chữa tiểu buốt khi mang thai khác nhau. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp mẹ bầu cần dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Khi xác định đúng sẽ mang lại hiệu quả chữa trị cao nhất. Vậy bầu bị tiểu buốt phải làm sao?  5.1 Dùng thuốc Tây Y Dùng thuốc tây y chữa tiểu buốt hiệu quả nhất hiện nay Không thể nào phủ nhận được độ hiệu quả của thuốc tây y trong việc chữa bệnh đặc biệt là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu thường xuyên ở phụ nữ có thai. Nhưng việc dùng thuốc này phải cần cẩn trọng cao để không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, vẫn có một vài loại thuốc điều trị tiểu buốt được chỉ định an toàn, hiệu quả cho bà bầu mà không tác dụng lên bào thai như Erythromycin, Amoxicillin hay Penicillin…. Thuốc này cũng có thể dùng cho cả người bị nhiễm trùng tiểu đường. 5.2 Bài thuốc chữa tiểu buốt theo Đông Y Không chỉ Tây Y, trong Đông Y cũng có rất nhiều bài thuốc chữa tiểu buốt đặc biệt là dành cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Hầu hết các bài thuốc đông y đều sử dụng nguyên liệu từ vị thuốc lành tính, an toàn cho sức khỏe.  Nếu muốn chữa tiểu buốt khi mang thai bạn có thể cân nhắc và tham khảo 1 trong các bài thuốc dưới đây:   – Bài thuốc 1 Nguyên liệu cần chuẩn bị: tâm thảo, kinh địa, trạch sả. Sau đó đem nguyên liệu trên ngâm cùng hắc tử chi, cam thảo, ngân hoa.  Sắc vị thuốc trên cùng với 1 lít nước, cho tới khi hỗn hợp cạn nước còn ⅓ thì bạn có thể uống, mỗi ngày uống 2 lần.  Nên uống thuốc khi nước còn ấm, không để thuốc qua đêm.   – Bài thuốc 2 Phụ nữ mang thai đi tiểu buốt có thể chữa bệnh tại nhà bằng bài thuốc đông y tri mẫu, đan bì, môn đông, sơn thù du, trạch tả.  Cách làm:  Dùng tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị sắc cùng 1000ml cho tới khi hỗn hợp cạn còn khoảng 1 bát nước rồi tắt bếp.  Nên duy trì uống bài thuốc này hàng ngày chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả bệnh được cải thiện rõ rệt.   – Bài thuốc 3 Nguyên liệu cần chuẩn bị: sinh địa, ngọn cam thảo, trúc diệp, sinh địa, mạch môn đông, mạch thông.  Đem nguyên liệu trên sắc cùng với 700 – 800ml nước cho tới khi nước chuyển sang màu đậm hơn.  Uống trong ngày phần nước thu được.  Nên uống mỗi ngày 1 thang thuốc, kiên trì trong vài tuần bạn sẽ thấy hiệu quả bệnh được cải thiện nhanh chóng.  5.3 Cách chữa tiểu buốt khi mang thai bằng phương pháp dân gian  Bên cạnh 2 phương pháp trên thì chữa tiểu buốt khi mang thai bằng bài thuốc dân gian cũng khá lành tính, an toàn mà các chị em có thể tham khảo.   – Bí đao Bí đao thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn, không những vậy bí còn là nguyên liệu giúp điều chỉnh co giãn bàng quang và đẩy lùi bệnh nhuận tiểu. Đặc biệt, vị thuốc này phù hợp với mọi người kể cả phụ nữ mang bầu. Để chữa tiểu buốt chị em chỉ cần ăn bí luộc hoặc uống nước bí nguyên chất sau vài ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.   – Bột sắn dây Uống bột sắn dây pha với nước ấm mỗi ngày để điều trị tiểu buốt Bột sắn dây không chỉ mang lại tác dụng thanh nhiệt, điều hòa khí huyết tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, khi uống bột sắn dây thường xuyên còn giúp cân bằng khu tiết, nhanh chóng cải thiện bệnh tiểu buốt hiệu quả. Để thực hiện bài thuốc này bạn chỉ cần uống nước bột sắn dây ấm mỗi ngày, duy trì đều đặn bệnh tiểu buốt sẽ được đẩy lùi.  – Uống đủ nước  Thông thường các mẹ bầu thấy xuất hiện tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ nghĩ uống ít nước lọc thì sẽ giảm tần suất đi tiểu tiện. Tuy nhiên đây lại là quan điểm sai lầm bởi cơ thể chiếm tới 75 – 80% là nước do đó bổ sung nước hàng ngày cho cơ thể là điều cần thiết đặc biệt là với phụ nữ đang mang thai.  Chính vì thế, trong giai đoạn này các mẹ nên uống nhiều nước vào ban ngày và hạn chế uống vào ban đêm nhất là lúc trước khi đi ngủ.   – Lá mồng tơi chữa tiểu buốt  Ngoài việc chế biến rau mồng tơi thành các món ăn hàng ngày thì bạn cũng có thể tận dụng loại rau này làm nguyên liệu chữa tiểu buốt cho bà bầu cực hiệu quả. Cách làm đơn giản bạn chỉ cần đun mồng tơi với nước lọc rồi lấy nước rau uống mỗi ngày từ đó sẽ làm giảm tiểu rắt, tiểu buốt tại nhà.  VI. Một số lưu ý cho phụ nữ mang thai khi mắc tiểu buốt  Nhận thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ, số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường kèm theo tiểu rắt, tiểu buốt thì cần chú ý và theo dõi các chỉ số của cơ thể. Trong trường hợp này bạn không cần quá lo lắng đồng thời cần chú ý một số vấn đề sau: Không được tự ý sử dụng các loại thuốc không kê đơn hoặc chưa có chỉ định dùng từ bác sĩ. Bởi khi uống thuốc tùy tiện có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ và bé.  Nên chú ý khẩu phần ăn uống hàng ngày, ăn uống đủ chất, lành mạnh, khoa học thường xuyên bổ sung vitamin, các loại kháng chất cũng như ăn nhiều chất xơ từ rau xanh. Tránh đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc đồ uống chứa gas, chất kích thích.  Cần đi khám sức khỏe định kỳ kết hợp với xét nghiệm nước tiểu để có thể nhanh chóng phát hiện bệnh.  Có thể thấy tiểu buốt khi mang thai là chứng bệnh thường gặp và chúng có thể khỏi sau khi chị em sinh xong. Tuy nhiên, nếu thấy tiểu buốt kèm theo dấu hiệu bất thường khác thì hãy nhanh chóng đi kiểm tra sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hy vọng thông tin trên là hữu ích cho bạn, giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về bệnh này. ||Tham khảo thêm bài viết khác: Cách điều trị Tiểu rắt khi bà bầu mang thai tại nhà hiệu quả Bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai trong ngày? Điều trị Bà bầu tiểu đêm nhiều lần: Nguyên nhân, điều trị và hạn chế

Tiểu dắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tiểu dắt ở trẻ em hay còn gọi là đái nhắt là hiện tượng phổ biến tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó liên quan tới các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận… Để hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hãy tham khảo những thông tin có trong bài viết dưới đây của Vương Bảo nhé! I. Tiểu dắt ở trẻ em là như thế nào?  Theo nghiên cứu, số lượng trẻ em mắc tiểu dắt chiếm tới hơn 15%. Tiểu dắt là tình trạng bé luôn thấy buồn tiểu, tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí vừa đi tiểu xong vẫn buồn tiểu tiếp. Tiểu dắt thường gặp ở trẻ em nhưng bệnh không quá nguy hiểm Trung bình chúng ta sẽ đi tiểu từ 4 – 8 lần/ngày. Và nếu con số này tăng cao hơn thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiểu tiện rất cao nhất là tiểu dắt, bệnh sẽ kèm theo một số biểu hiện sau: Muốn đi tiểu, tiểu không hết và khó có thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình. Đau khi đi tiểu, tiểu ra nước đỏ, hồng có thể kèm theo cục máu đông. Đau bụng dưới, đau lưng hông, trẻ mệt, chán ăn, khó tiểu, quấy khóc. Nhiều trường hợp bé sụt cân, tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu đục, sốt cao. II. Nguyên nhân em bé bị tiểu rắt Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chứng tiểu dắt ở trẻ có thể do bé uống nhiều nước, sữa hoặc cũng có thể do vấn đề về bệnh lý. Trong đó phải kể tới: 2.1 Nguyên nhân sinh lý Tiểu rắt có thể không phải là bệnh lý mà chúng có thể do một vài nguyên nhân sau: Bé uống quá nhiều sữa, nước hoặc ăn nhiều cháo đặc biệt là vào buổi tối. Do cơ thể bị nóng trong người. Bé bị la mắng nhiều dẫn đến hoảng sợ, tâm lý không ổn định dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu dắt… Ăn nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước dừa, nước mía, nước ngô….. Đây đều là sản phẩm có tác dụng lợi tiểu, kích thích việc đi tiểu. Hơn nữa khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm thận hoạt động quá mức dẫn đến tăng cường đào thảo gây tiểu nhiều. 2.2 Nguyên nhân bệnh lý Khi trẻ em bị tiểu rắt nhưng tình trạng không thường xuyên đồng thời không có biểu hiện suy giảm thì có thể con bạn mắc một số dấu hiệu sau: Tiểu dắt ở trẻ em có thể do bệnh lý hoặc do nguyên nhân sinh lý thông thường gây nên Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên.  Bé bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.  Thận yếu, viêm thận, chức năng thận suy giảm ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.  III. Tiểu dắt ở trẻ em là cảnh báo của bệnh gì?  3.1 Viêm bàng quang ở trẻ em  Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc viêm bàng quang khá nhiều đứng thứ 3 chỉ sau các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ nhỏ nhưng thường do vi khuẩn E.Coli và virus  Adenovirus gây nên. Bên cạnh đó, bệnh còn do một vài lý do khác như uống ít nước, có khuyết điểm ở bộ phận sinh dục, nhịn tiểu quá lâu… Triệu chứng bệnh:  Trẻ quấy khóc, luôn bị khó chịu khi đi tiểu, đau vùng dưới rốn, hay xoa bụng, ôm bụng và đau vùng trên của xương mu.  Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau khi đi tiểu.  Có thể xuất hiện thêm tình trạng có mủ, tiểu ra máu, sốt nhẹ hoặc không sốt.  3.2 Bệnh suy thận  Suy thận không chỉ gặp ở người trưởng thành mà nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh do bệnh bẩm sinh hoặc do tổn thương đường cầu, đường tiết niệu. Tại Việt Nam, có tới 40% trẻ mắc suy thận là do bẩm sinh còn tỷ lệ 60% còn lại là do ảnh hưởng từ các bệnh nền khác.  Triệu chứng bệnh:  Tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu sắc đục hơn so với bình thường.  Luôn thấy khó chịu khi đi tiểu bởi tình trạng đau rát.  Sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơn sưng tuy nhiên mức độ phù nền sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể sưng nặng hơn và phù nề ra toàn thân chỉ sau vài ngày.  3.3 Bệnh viêm đường tiết niệu  Tiểu dắt ở trẻ em kéo dài trong nhiều ngày có thể là cảnh báo của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do vi khuẩn E.Coli (vi khuẩn thường nằm ở phân) gây ra. Thông thường viêm đường tiết niệu sẽ gặp nhiều ở bé gái bởi cấu tạo giải phẫu, cơ quan sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu quá gần với lỗ hậu môn.  Viêm đường tiết niệu có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu dắt ở trẻ nhỏ Triệu chứng phổ biến của bệnh:  Tiểu ra máu, nước tiểu có mùi, màu vàng đậm.  Trẻ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, có thể tiểu ngay cả khi đang ngủ, buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu không quá nhiều.  Trẻ sợ đi tiểu do tiểu buốt, đau bụng dưới rốn hoặc bị đau vùng xương chậu.  Chán ăn, bỏ bữa, sốt, quấy khóc, nôn trớ, tiêu chảy.  3.4 Hẹp bao quy đầu với em bé trai  Theo thống kê, số lượng bé trai bị hẹp bao quy đầu chỉ chiếm 10%, hiểu đơn giản thì đây là tình trạng bao da bọc kín quanh quy đầu, chúng có cấu tạo từ niêm mạc. Thông thường khi lớn bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu nhưng có vài trường hợp đặc biệt trẻ không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu:  Biểu hiện: Bao quy đầu luôn trong tình trạng mọng nước, sưng đỏ, khó lộn ra thậm chí không thể lộn ra ngoài. Tiểu dắt, nước tiểu bắn thành từng tia, tiểu chậm nước tiểu rò rỉ bởi bao quy đầu quá hẹp. IV. Trẻ em bị tiểu rắt phải làm sao? 4.1 Chữa tiểu dắt ở trẻ bằng thuốc tây y Làm gì khi trẻ bị tiểu rắt? Nếu thấy bé có biểu hiện tiểu rắt kèm theo đau bụng, sốt, tiểu buốt, nước tiểu có máu, nước tiểu có mủ thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tại đây các chuyên gia có thể sẽ chỉ định cho trẻ uống: Thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang. Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu. Trong khi điều trị nên kết hợp chế độ ăn hàng ngày của con, tham khảo ý kiến bác sĩ về thực phẩm nên ăn và không nên ăn. 4.2 Chữa tiểu rắt ở trẻ bằng phương pháp dân gian Để kết quả chữa tiểu dắt ở trẻ em đạt kết quả cao hơn thì ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị riêng của bác sĩ thì ba mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị theo dân gian sau: Uống nước rau má, bột sắn dây cũng là cách chữa tiểu dắt ở trẻ em hiệu quả Rau má: Với tính mát thanh nhiệt, lợi ích mang lại tác dụng rất lớn trong việc chữa tiểu dắt cho bé. Thực hiện cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần xay rau má rồi lấy nước cho con uống hàng ngày.  Râu ngô: chuẩn bị nguyên liệu gồm râu ngô, ngọn tre non, mã đề rồi phơi khô, đun cùng nước cho bé uống mỗi ngày để cải thiện tiểu nhiều, tiểu rắt. Rau mồng tơi: Không chỉ là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm, loại rau này còn thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Lưu ý không nên dùng rau mồng tơi cho bé bị lạnh bụng, tiêu chảy. Bột sắn dây: Vị mát, thanh nhiệt, giải độc, ba mẹ chỉ cần hòa bột sắn dây rồi cho bé uống mỗi ngày để chữa tiểu rắt. 4.3 Biện pháp cải thiện tiểu dắt ở trẻ em tại nhà Bên cạnh các phương pháp chữa tiểu dắt cho bé như trên thì bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé, xây dựng chế độ ăn phù hợp. Cụ thể: Hạn chế gây áp lực, căng thẳng lên bé, không cáu giận hoặc mắng bé quá nhiều bởi điều này gián tiếp khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Không cho bé uống nhiều nước ngọt, nước có gas, nước chứa caffeine….. Bởi đây đều là tác nhân làm cho bàng quang hoạt động quá mức từ đó làm xuất hiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt ở bé.  Dạy con không được nhịn tiểu, mỗi lần tiểu nên tiểu hết và để các cơ được thư giãn khi đi tiểu và đúng tư thế tiểu. Đặc biệt là đối với bé gái nếu ngồi quá sát sẽ làm nước tiểu trào ngược vào trong âm đạo gây hiện tượng són tiểu.  Tập cho bé thói quen đi tiểu hàng ngày, nên đi theo đúng lịch biểu cách 2 – 3 tiếng/ lần.  Trong quá trình tắm rửa vệ sinh không được dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh lên bộ phận sinh dục nhất là bé gái vì nó sẽ gây kích thích sinh dục khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.  Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu nên vệ sinh sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh.  Để ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng cầu, ba mẹ nên vệ sinh thật sạch cho bé sau khi đi đại tiện.  Cần cho bé tẩy giun định kỳ bởi nhiễm giun kim cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rối loạn đường tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Bổ sung nước cho cơ thể, cho bé ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả…..  Tiểu dắt ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý làm bé bị căng thẳng, mệt mỏi. Do đó để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khó chịu này cha mẹ cần quan sát, chú ý để phát hiện bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Mong rằng thông tin trên hữu ích đến bạn giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con.  

Tiểu đêm ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu đêm được coi là một phần của quá trình lão hóa, xảy ra tự nhiên khi bạn già đi. Tuy nhiên hiện nay, chứng tiểu đêm ở người trẻ tuổi gia tăng theo từng năm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân là vì đâu và điều trị như thế nào? I. Tiểu đêm là gì? Tiểu đêm hay đa niệu về đêm là thuật ngữ y tế cho việc đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Thông thường, trong thời gian ngủ, cơ thể sản xuất ít nước tiểu ít hơn và cô đặc hơn. Giúp chúng ta có thể ngủ liên tục trong 6 đến 8 giờ mà không cần phải dậy để đi tiểu. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân nhất định, bạn phải thức dậy 2-3 lần hoặc nhiều hơn vào mỗi đêm để đi tiểu thì rất có thể bạn đang mắc chứng tiểu đêm. Tiểu đêm là tình trạng gặp ở 2-18% người trẻ tuổi trong độ tuổi 20-40 (Ảnh minh họa) II. Ảnh hưởng của tiểu đêm tới người trẻ Tiểu đêm tác động đáng kể đến giấc ngủ của bệnh nhân, làm gián đoạn giấc ngủ và có thể khiến người bệnh khó ngủ lại sau đó. Một nghiên cứu đáng tin cậy về sức khỏe của 6342 đàn ông ở Hoa Kỳ đã chứng minh: Tiểu đêm là nguyên nhân chính gây rối loạn giấc ngủ. Nó làm giảm tổng thời gian ngủ, hiệu quả giấc ngủ và tỉ lệ giấc ngủ REM, vv. Tiểu đêm ảnh hưởng lớn tới chất lượng giấc ngủ của người mắc (Ảnh minh họa) Giấc ngủ ngon có vai trò rất quan trọng đối với chúng ta, vì thế nếu chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thể chất và tinh thần: Làm mất cân bằng nội môi glucose, từ đó gây ra bệnh tiểu đường, tăng huyết áp Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm Hiệu suất công việc giảm Mệt mỏi vào ban ngày Khó tập trung Thay đổi tâm trạng III. Nguyên nhân gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi 3.1 Bàng quang hoạt động quá mức (OBA) Nguyên nhân cốt lõi gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi và thanh thiếu niên là hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức (OBA). Đây là hiện tượng mà bàng quang bị kích thích, tăng co bóp quá mức và không thể kiểm soát, xảy ra ngay cả khi lượng nước tiểu trong bàng quang ở mức thấp. Sự co thắt quá mức này gây ra tiểu gấp, tiểu đêm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần. Các triệu chứng tiết niệu này ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc. Bàng quang hoạt động quá mức thường gặp phải ở những người gặp các vấn đề sau. Rối loạn thần kinh, như đột quỵ và đa xơ cứng Bệnh tiểu đường Bất thường bàng quang, như sỏi bàng quang, u bàng quang Nhiễm trùng đường tiết niệu cấp tính Gặp các yếu tố gây chèn ép bàng quang, cản trở dòng nước tiểu, như mang thai, táo bón, phì đại tuyến tiền liệt (thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi), vv. Bàng quang hoạt động quá mức được cho là nguyên nhân cốt lõi gây chứng tiểu đêm ở người trẻ (Ảnh minh họa) 3.2 Thói quen sống Một nguyên nhân phổ biến khác của bệnh tiểu đêm ở người trẻ tuổi là tiêu thụ quá nhiều chất lỏng. Rượu và các đồ uống chứa caffein có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến cơ thể tiết nhiều nước tiểu hơn. Vì thế, tiêu thụ quá nhiều rượu bia, caffein có thể dẫn tới tình trạng tiểu đêm. 3.3 Sử dụng thuốc Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là lợi tiểu khi bạn sử dụng chúng, chẳng hạn như: Nhóm thuốc thiazide (gồm chlorothiazide, hydrochlorothiazide…) Nhóm thuốc chứa kali (eplerenone, triamterene,…) Nhóm thuốc lợi tiểu quai (furosemide, bumetamid…) Bạn có thể gặp đa niệu do tác dụng phụ của những loại thuốc này. IV. Chẩn đoán tiểu đêm ở người trẻ Chẩn đóan nguyên nhân gây tiểu đêm ở người trẻ tuổi có thể khó khăn, bác sĩ cần phải hỏi bạn một số câu hỏi, kiểm tra tiền sử bệnh của bạn đồng thời làm một số xét nghiệm. 4.1 Một số câu hỏi chẩn đoán Một số câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn đó là: Mỗi ngày bạn uống bao nhiêu đồ lỏng, uống vào những lúc nào? Chế độ ăn của bạn ra sao? Một ngày và một đêm bạn đi tiểu mấy lần? Mỗi lần đi tiểu lượng nước nhiều hay ít? Bạn có thường xuyên buồn tiểu khẩn cấp không? Các triệu chứng tiểu đêm bắt đầu khi nào? Bạn có sản xuất nước tiểu ít hơn thời gian trước? Bạn có bị đái dầm không? Bạn đang dùng các loại thuốc gì? Bạn có tiền sử gia đình về vấn đề về bàng quang hoặc tiểu đường không? Bạn có triệu chứng nào khác không? vv Bác sĩ cần đặt một số câu hỏi trong quá trình chẩn đoán bệnh (Ảnh minh họa) 4.2 Kiểm tra Sau khi đặt các câu hỏi, các bác sĩ có thể sẽ tiến hành kiểm tra bụng, các cơ quan khung chậu và trực tràng của bạn. 4.3 Các xét nghiệm Xét nghiệm nước tiểu. Để kiểm tra xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc máu không Siêu âm bàng quang. Giúp kiểm tra lượng nước tiểu còn đọng trong bàng quang sau khi bạn đi vệ sinh. Xét nghiệm áp lực bàng quang. Để đo áp lực trong bàng quang trong quá trình làm đầy. Thủ tục này nhằm kiểm tra xem liệu bạn có bị co thắt cơ bàng quang quá mức hay không, hoặc bàng quang bị cứng không thể lưu trữ nước tiểu dưới áp lực thấp hay không. Xét nghiệm đường huyết. Để kiểm tra bệnh tiểu đường Xét nghiệm máu. Để kiểm tra công thức máu và hóa học máu Một số xét nghiệm khác. Xét nghiệm huyết động, xét nghiệm tiết niệu, vv. V. Điều trị tiểm đêm ở người trẻ tuổi Một số phương pháp điều trị tiểu đêm ở người trẻ tuổi đó là: Khắc phục tại nhà Thuốc theo toa Tiêm botox bàng quang Phẫu thuật Các phương pháp này sẽ được chỉ định độc lập hoặc kết hợp với nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị chứng tiểu đêm ở người trẻ (Ảnh minh họa) 5.1 Khắc phục tại nhà Cùng với đó, bạn cần thay đổi một số thói quen trong cuộc sống để hạn chế tần suất đi tiểu vào ban đêm. Một số gợi ý đó là: HẠN CHẾ các loại đồ uống kích thích bàng quang. Như rượu, caffein, nước ngọt có gas, soda. KHÔNG uống quá nhiều nước, ăn các loại đồ ăn lỏng trước khi ngủ. Ăn HỢP LÝ các loại trái cây có múi, cà chua, các loại thực phẩm cay. NÊN làm một cuốn nhật kí bàng quang. Hãy theo dõi tần suất đi tiểu của bạn vào ban đêm bằng cách làm một cuốn nhật ký bàng quang, ghi lại tần suất đi tiểu, những đồ ăn, đồ uống trong ngày. Điều này giúp bạn tìm ra các loại thực phẩm khiến tình trạng tiểu đêm của bạn tồi tệ hơn. Từ đó hạn chế tiêu thụ chúng. NÊN rèn luyện bàng quang. Bằng cách lên một lịch trình đi tiểu hằng ngày. Thay vì chờ đợi tới khi buồn mới đi, bạn nên đi tiểu vào những thời điểm nhất định trong ngày. Có thể là 2-4 giời/lần, cho dù bạn cảm thấy mình có phải đi hay không. Nếu trong thời gian chờ đợi mà bạn cảm thấy muốn đi tiểu, hãy cố gắng thư giãn, sau đó siết chặt rồi buông lỏng các cơ sàn chậu nhiều lần, tình trạng sẽ được cải thiện. NÊN đi tiểu trước khi ngủ. Để tránh thức giấc giữa đêm, bạn cũng nên làm sạch bàng quang của mình bằng cách đi tiểu trước khi ngủ. NÊN giảm cân, nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì. NÊN tăng cường tập thể dục với các bài tập cơ, xương chậu. Thực hiện kỹ thuật Double voiding. Double voiding là kỹ thuật đi tiểu 2 lần trong một thời gian. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách: Sau khi đi tiểu, bạn ra khỏi nhà vệ sinh như bình thường. Rồi 1-2 phút sau quay trở lại, hơi nghiêng người về phía trước và đi tiểu thêm một lần nữa. Kỹ thuật này giúp bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài nhiều nhất có thể, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều về đêm, tiểu rắt, tiểu không hết, vv. Với bệnh nhân dùng thuốc lợi tiểu, có thể trao đổi với bác sĩ để giảm liều hoặc thay đổi thời gian uống. Nên tập thể dục thể thao thường xuyên và tăng cường các bài tập cơ, sàn chậu (Ảnh minh họa) 5.2 Thuốc Các loại thuốc được sử dụng để điều trị thường là các thuốc làm thư giãn bàng quang, có tác dụng ngăn chặn bàng quang co bóp khi nó không đầy. Thuốc được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, như: viên uống, miếng dán, gel bôi. Một số loại thuốc thường được kê đó là: Tolterodine (Detrol, Detrol LA) Oxybutynin (Ditropan XL) Oxybutynin as a skin patch (Oxytrol) Oxybutynin gel (Gelnique, Gelnique 3%) Trospium (Sanctura) Solifenacin (Vesicare) Darifenacin (Enablex) Mirabegron (Myrbetriq) Fesoterodine (Toviaz) Các loại thuốc này đều gây ra tác dụng phụ, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng, táo bón. Vì thế, khi sử dụng thuốc bạn có thể ngậm một miếng kẹo không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường để làm giảm khô miệng và sử dụng thuốc nhỏ mắt để giữ ẩm cho mắt. Các chế phẩm không kê đơn, chẳng hạn như các sản phẩm Biotene, có thể hữu ích cho chứng khô miệng lâu dài. Để tránh táo bón, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn giàu chất xơ hoặc sử dụng chất làm mềm phân. 5.3 Tiêm botox bàng quang OnabotulinumtoxinA, còn được gọi là Botox, là một loại protein lấy từ vi khuẩn gây bệnh botulism. Botox được tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang ở liều lượng nhỏ để làm tê liệt một phần cơ. Điều này hữu ích trong việc điều trị chứng tiểu đêm không tự chủ. Sau khi tiêm, hiệu quả điều trị có thể kéo dài tới 5-6 tháng và cần tiếp tục tiêm khi các triệu chứng xuất hiện trở lại. Tác dụng phụ của tiêm botox bàng quang là bí tiểu (Ảnh minh họa) 5.4 Kích thích thần kinh Kích thích thần kinh là phương pháp điều trị gửi các xung điện đến dây thần kinh dẫn tới bàng quang. Những xung điện này giúp não và các dây thần kinh đến bàng quang giao tiếp chính xác hơn để cải thiện hoạt động và cải thiện chứng tiểu đêm. Có hai loại kích thích thần kinh, gồm: Kích thích dây thần kinh xương chày (PTNS). PTNS được thực hiện bằng cách đặt một điện cực nhỏ ở dưới gần mắt cá chân, sau đó kích thích xung điện để gửi các xung đến dây thần kinh xương chày. Các xung này giúp kiểm soát các tín hiệu không hoạt động đúng, từ đó cải thiện bệnh. Thông thường, bệnh nhân được điều trị khoảng 12 lần, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Điều trị thần kinh cơ (SNS). SNS bao gồm 2 cuộc phẫu thuật để cấy một chip điều chỉnh nhịp tim vào cơ thể. Sau khi được kích hoạt, máy tạo nhịp tim sẽ điều chỉnh lại tốc độ hoạt động của dây thần kinh liên sườn, là nhóm dây thần kinh chuyển tiếp tín hiệu giữa tủy sống và bàng quang, giúp hạn chế tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, từ đó giảm chứng tiểu đêm ở người trẻ tuổi. Kích thích thần kinh để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, nguyên nhân gây ra tiểu đêm 5.5 Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp dành cho những bệnh nhân có các triệu chứng tiểu đêm nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích của việc phẫu thuật là cải thiện khả năng lưu trữ nước tiểu của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng đó là: Phẫu thuật để tăng dung tích bàng quang. Phương pháp này sử dụng một phần mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần sử dụng ông thông trong suốt quãng đời còn lại để làm trống bàng quang. Cắt bỏ bàng quang. Thủ tục này được sử dụng như là phương sách cuối cùng. Phương pháp này sử dụng một bàng quang thay thế (neobladder) sau đó gắn một túi trên da để thu thập nước tiểu. Tiểu đêm ở người trẻ tuổi là căn bệnh không hiếm gặp hiện nay, nó ảnh hưởng tới 2-18% bệnh nhân ở độ tuổi 20-40. Tiểu đêm không chỉ đơn giản là một sự bất tiện, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe hoặc là cảnh báo của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, nếu gặp các triệu chứng của tiểu đêm, bạn cần đi khám để được tư vấn đầy đủ và có một kế hoạch điều trị bệnh phù hợp.

Tiểu ngắt quãng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu ngắt quãng là một trong những chứng rối loạn tiểu tiện, tuy nhiên tình trạng này mọi người lại thường không quan tâm. Chỉ đến khi tình trạng bệnh nặng gây nên những biến chứng nguy hiểm lúc này bắt đầu mới để ý đến. Vậy tình trạng tiểu ngắt quãng là gì? Nguyên nhân dẫn đến tiểu ngắt quãng cũng như cách điều trị thế nào hiệu quả? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I. Tiểu ngắt quãng là gì? Tiểu ngắt quãng là gì? Tiểu ngắt quãng là tình trạng tia nước tiểu yếu, chậm, tiểu không thành dòng liền mạch mà bị thành từng dòng ngắt quãng. Tiểu ngắt quãng kéo dài có thể khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động tiểu tiện, từ đó dẫn tới són tiểu hoặc tiểu không tự chủ. ☛ Tham khảo thêm tại: Són tiểu ở nam giới – Nguyên nhân, cách khắc phục II. Những triệu chứng đi kèm tiểu ngắt quãng Triệu chứng chính của chứng tiểu ngắt quãng tình trạng đang đi tiểu thì nước tiểu bị ngắt quãng không duy trình được dòng tiêu. Đi tiểu ngắt quãng có thể phát triển từ từ theo thời gian. Sự diễn biến phát triển chậm có thể khiến tình trạng bệnh khó xác định cho đến khi một người mất khả năng làm rỗng bàng quang. Tiểu bị ngắt quãng ngoài triệu chứng dòng nước tiểu bị ngắt quãng mà còn kèm theo những triệu chứng như sau: Đi tiểu nhiều lần Khó tiểu, bí tiểu, không làm rỗng được bàng quang. Sốt, cảm giác ớn lạnh Đau vùng dưới lưng Buồn nôn hay bị nôn III. Vì sao bị tiểu ngắt quãng? Tình trạng tiểu ngắt quãng có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể những nguyên nhân có thể kể đến như sau: 3.1 Viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp của hệ tiết niệu. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ có xu hướng cao hơn nam do niệu đạo của nữ ngắn hơn và gần với hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Viêm đường tiết niệu Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường tiết niệu là: đau rát vùng kín mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu từng ít một, cảm giác mót tiểu liên tục ở cả nữ giới và nam giới,…. 3.2 Sỏi bàng quang Sỏi bàng quang có thể xuất hiện ngay trong bàng quang nhưng cũng có thể do sỏi di chuyển từ thận sang. Sỏi được hình thành do các khoáng chất có trong nước tiểu không được đào thải hết mà kết tinh thành chất rắn tạo thành sỏi. Những viên sỏi này gây ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang khiến cơ thể lúc nào cũng muốn đi tiểu, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở cả nam giới lẫn nữ giới. Ngoài ra khi đi tiểu sỏi ở bàng quang chèn ép vào vùng cổ bàng quang khiến cản trở dòng nước tiểu, gây nên tình trạng tiểu ngắt quãng xảy ra. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn những viên sỏi này còn làm tắc đường tiểu dẫn tới bí tiểu hoàn toàn, không thể đi tiểu được gây nguy hiểm cho người bệnh. 3.3 Phì đại tuyến tiền liệt Một nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tiểu ngắt quãng ở nam giới là do phì đại tiền liệt tuyến. Mặc dù đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở nam giới ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên phì đại tiền liệt tuyến cũng có thể ảnh hưởng đến nam giới khi còn trẻ. Tỷ lệ nam giới mắc của phì đại tuyến tiền liệt lên trên 50% sau độ tuổi 60. Phì đại tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một tuyến chỉ có ở nam giới và bao quanh niệu đạo (niệu đạo là một ống vận chuyển nước tiểu ra ngoài cơ thể). Khi tuyến tiền liệt ở nam giới phát triển theo thời gian, nó sẽ gây áp lực, chèn ép lên niệu đạo. Khi mà kích thước tuyến tiền liệt tăng sẽ ngày càng chèn ép lên niệu đạo có thể khiến nam giới gặp phải tình trạng tiểu ngắt quãng. ☛ Tham khảo thêm tại: Các phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt 3.4 Dài hoặc hẹp bao quy đầu Hẹp hoặc dài bao quy đầu thường gặp ở các bé trai. Tuy nhiên, Tthực tế cho thấy, không chỉ trẻ em mà nhiều nam giới trưởng thành cũng mắc phải tình trạng dài hoặc hẹp bao quy đầu. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gặp khó khăn trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục từ đó dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bao quy đầu hẹp hoặc dài còn khiến nam giới gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, quan hệ tình dục. Lỗ tiểu bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài, từ đó dẫn đến tình trạng tiểu ngắt quãng, tiểu không thành dòng… IV. Tiểu ngắt quãng được chẩn đoán thế nào? Để chẩn đoán nguyên nhân của chứng tiểu ngắt quãng hay các vấn đề khác về tiểu tiện, bác sĩ có thể sẽ bắt đầu bằng cách hỏi về tiểu sử bệnh lý của bạn. Những câu hỏi mà bạn có thể gặp như: Bạn gặp phải tình trạng tiểu ngắt quãng từ bao giờ? Tình trạng diễn biến nhanh hay từ từ? Dòng nước tiểu của bạn yếu hay mạnh? Điều gì khiến trầm trọng hơn tình trạng tiểu ngắt quãng? Hiện bạn có sử dụng loại thuốc gì không? Ngoài bị tiểu ngắt quãng bạn còn có thêm những triệu chứng gì khác hay không? Tiểu ngắt quãng được chẩn đoán thế nào Sau khi hỏi để xác định chính xác được nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu ngắt quãng là gì thì các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm như: Xét nghiệm nước tiểu Thực hiện chẩn đoán bằng hình ảnh (chụp X-quang, nội soi, chụp cộng hưởng từ,….) Nghiện cứu niệu động học V. Tiểu ngắt quãng gây nên những ảnh hưởng gì? Cũng như các chứng rối loạn tiểu tiện khác, đi tiểu ngắt quãng cũng khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi tiểu từ đó gây ảnh hưởng tới tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. 5.1 Ảnh hưởng tới tâm lý Việc đi tiểu ngắt quãng có thể dẫn đến việc rò rỉ nước tiểu, khiến người bệnh cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Ngoài ra, tình trạng đi tiểu ngắt quãng còn có thể xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, tinh thần mệt mỏi. Những căng thẳng này xuất hiện trong thời gian dài có thể gây ra trầm cảm, rối loạn tâm lý, mất tập trung, dễ nổi nóng,… 5.2 Ảnh hưởng tới sức khỏe Tình trạng đi tiểu ngắt quãng không những ảnh hưởng đến tâm lý mà đây còn là dấu hiệu của bệnh lý nào đó. Khi mắc những bệnh lý này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Ảnh hưởng tới sức khỏe 5.3 Giảm chất lượng cuộc sống Khi tình trạng mệt mỏi, sa sút tinh thần kéo dài do đi tiểu ngắt quãng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn nữa, giấc ngủ bị gián đoạn khiến người bệnh mệt mỏi, tăng lo âu khiến cuộc sống bất ổn, gây căng thẳng, bất hòa trong các mối quan hệ gia đình. 5.4 Suy giảm khả năng sinh lý Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng đi tiểu ngắt quãng ở nam giới còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lý. Đi tiểu ngắt quãng có thể do các vấn đề ở tuyến tiền liệt hoặc hệ tiết niệu bao gồm bệnh thận khiến chức năng thận bị suy giảm. Chức năng thận suy giảm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sinh lý của nam giới. Khi thận khỏe nam giới sẽ “sung mãn” hơn, khi thận yếu thì khả năng sinh sản sẽ bị suy giảm, có thể làm giảm hưng phấn và hứng thú trong chuyện chăn gối. Đây là một vấn đề nghiêm trọng có thể làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. ☛ Tham khảo thêm tại: Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? VI. Bị tiểu ngắt quãng phải làm sao để cải thiện? Với những phân tích về ảnh hưởng của tình trạng tiểu ngắt quãng phía trên, bạn đừng chủ quan nếu thấy mình có dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Khi thấy dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp cải thiện hiệu quả. Dưới đây là một số giải pháp giúp cải thiện tình trạng tiểu ngắt quãng bạn có thể tham khảo: 6.1 Giải pháp cải thiện tại nhà Các biện pháp sau đây có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu của chứng tiểu không tự chủ: Tắm nước ấm Chườm nóng lên bụng Xoa bóp vùng bàng quang Thực hiện các bài tập Kegel Hạn chế uống nhiều nước Thực hiện các bài tập bàng quang 6.2 Sử dụng thuốc Trường hợp tiểu ngắt quãng do bệnh lý thì cần dùng thuốc để điều trị. Tùy vào từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp để sử dụng. Các bạn có thể tham khảo: Sử dụng thuốc điều trị tiểu ngắt quãng Thuốc kháng cholinergic làm giảm co thắt cơ bàng quang, giảm tần suất đi tiểu và cảm giác buồn tiểu. Các loại thuốc thường được kê đơn là Oxybutynin, Fesoterodine, Solifenacin, Trospium, Thuốc giãn cơ Mirabegron làm giãn cơ bàng quang và tăng dung tích bàng quang, giúp làm rỗng bàng quang sau mỗi lần đi tiểu, được dùng để điều trị cho những bệnh nhân bị đi tiểu ngắt quãng. Thuốc chẹn alpha: Giúp thư giãn cơ trơn cổ bàng quang và các sợi vùng tuyến tiền liệt. Các loại thuốc bao gồm: Alfuzosin, Doxazosin, Terazosin, … 6.3 Can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật Nếu các phương pháp trên bạn áp dụng mà tình trạng đi tiểu ngắt quãng không được cải thiện lúc này các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp can thiệp bằng thủ thuật hay phẫu thuật như sau: Đặt sonde thông tiểu: Dành cho người bệnh tiểu ngắt quãng, không đi tiểu được. Ống thông tiểu dùng để tháo hết nước trong bàng quang giúp làm sạch bàng quang. Xẻ niệu đạo: Thủ thuật này dùng cắt đoạn hẹp niệu đạo để điều trị hẹp niệu đạo gây ra tiểu ngắt quãng, tiểu khó, bí tiểu. VII. Những cách phòng tránh đi tiểu ngắt quãng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì vậy việc phòng tránh chứng tiểu ngắt quãng chủ là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số cách giúp bạn ngăn ngừa tình trạng tiểu ngắt quãng hiệu quả: Uống từ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để làm sạch đường tiết niệu, đào thải vi khuẩn trong bàng quang và niệu đạo ra ngoài. Ăn nhiều rau củ quả như bí đao, củ cải, mồng tơi, giá đỗ,… có tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt cho cơ thể, giúp đi tiểu dễ dàng hơn. Hạn chế thức ăn có tính axit như trái cây có múi (cam, quýt, bưởi,…), đồ cay nóng (ớt, mù tạt, tiêu), đồ ngọt hóa chất. Hạn chế đồ uống có cồn hoặc có gas như bia, rượu, cà phê, soda,…. Thường xuyên tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức; giữ tâm trạng thoải mái. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu ngắt quãng do phì đại tuyến tiền liệt Đối với nam giới bị chứng tiểu ngắt quãng do phì đại tuyến tiền liệt, ngoài sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị thì có thể tham khảo để sử dụng thêm Vương Bảo – Sản phẩm có thành phần 100% là thảo dược, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng tiểu ngắt quãng, tiểu nhiều, tiểu khó, tiểu không hết,…. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường 8 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Hy vọng với những thông tin trên, các bạn đã có thêm cho mình kiến thức về tình trạng tiểu ngắt quãng. Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu ngắt quãng hoặc sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn phí 1800.1258.để được các chuyên gia tư vấn chi tiết, cụ thể hơn. ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị Bệnh đái rắt, tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng & Điều trị Tiểu gấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Tiểu không tự chủ ở người già: dấu hiệu và cách kiểm soát

Tiểu không tự chủ ở người già là hiện tượng thường gặp ở người lớn tuổi gây phiền toái rất lớn đối với sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Đây còn là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe và các chức năng bị giảm sút. Cùng Vương Bảo tìm hiểu tiểu không tự chủ ở người già là bệnh gì và hướng điều trị như thế nào tốt nhất. I. Tiểu không tự chủ ở người già là gì? Tiểu không tự chủ (hay còn gọi là tiểu không kiểm soát) không phải là bệnh, nó chỉ là biểu hiện hay triệu chứng của rối loạn chức năng đường tiểu. Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu chảy ra ngoài mà không kiểm soát được hay khó điều khiển phản xạ đi tiểu gây ra những khó chịu trong cuộc sống hằng ngày. Nếu không kịp ra nhà vệ sinh có thể khiến quần bị ẩm ướt hoặc nặng thì ướt sũng như đái dầm. Tiểu không tự chủ ở người già Tiểu không tự chủ có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng tình trạng này sẽ gia tăng theo độ tuổi và thường gặp nhất là ở người cao tuổi. Tỷ lệ mắc chứng tiểu không tự chủ tăng theo tuổi và mức độ suy yếu của cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà chứng tiểu không tự chủ ở người già có biểu hiện khác nhau, nhẹ thì nước tiểu rò rỉ hoặc trào ra ngoài mỗi khi vận động mạnh, ho, cười lớn,… nặng hơn thì có thể bị són tiểu hoặc tràn tiểu ngay cả khi nằm trên giường. Tiểu không tự chủ ở người già thường được phân loại thành: Tình trạng tiểu không kiểm soát do áp lực đè nén lên bàng quang chẳng hạn như khi tập thể dục, ho, hắt hơi hay mang vác vật nặng. Són tiểu khẩn cấp – tình trạng buồn tiểu đột ngột và không thể nhịn đủ lâu để kịp tới nhà vệ sinh. Són tiểu do bàng quang luôn trong trạng thái “đầy”. Do chức năng bàng quang bị suy giảm trong quá trình bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt Tiểu không tự chủ do phẫu thuật làm thu nhỏ tuyến tiền liệt nhưng lại chạm vào dây thần kinh kiểm soát đóng mở cổ bàng quang. II. Triệu chứng nhận biết tiểu không tự chủ ở người già Tùy theo từng loại tiểu không tự chủ mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau: 2.1 Tiểu gấp không kiểm soát Là tình trạng phổ biến nhất, thường xảy ra do bàng quang hoạt động quá mức. Triệu chứng dễ nhận biết nhất là nhu cầu đi tiểu khẩn cấp dẫn đến tiểu trước khi đi vào nhà vệ sinh. 2.2 Tiểu không tự chủ hoàn toàn Đây là tình trạng cơ vòng không còn hoạt động. Triệu chứng rõ ràng nhất là bàng quang rò rỉ liên tục, dẫn đến hiện tượng tiểu không hoàn toàn, không kiểm soát. 2.3 Tiểu không hoàn toàn khi gắng sức Tình trạng này xảy ra khi sự gia tăng áp lực trong ổ bụng lớn hơn áp lực đóng của bàng quang. Triệu chứng dễ nhận biết là người bệnh cảm thấy đau bụng kết hợp rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi ,cười, leo cầu thang hoặc nâng vật nặng. 2.4 Tiểu không kiểm soát do tràn đầy Tình trạng này xảy ra khi bàng quang không bao giờ được làm rỗng hoàn toàn. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy cần phải đi tiểu thường xuyên nhưng mỗi lần chỉ rò rỉ một lượng nước rất nhỏ. Nguyên nhân chính là do tắc nghẽn hệ thống đường tiết niệu hoặc sức co bóp của bàng quang rất yếu, dẫn đến không thể co lại được. 2.5 Rối loạn chức năng không kiểm soát Triệu chứng thường gặp  là cảm thấy muốn đi tiểu nhưng không thể kiểm soát hoặc thực hiện hành vi đi vệ sinh. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chứng rối loạn thần kinh, biến chứng đột quỵ, viêm khớp. 2.6 Tiểu không kiểm soát hỗn hợp Dấu hiệu nhân biết gồm tất cả các triệu chứng của những loại kể trên. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị sa sút trí tuệ nặng, bệnh parkinson hoặc rối loạn thần kinh. III. Tiểu không tự chủ ở người già báo hiệu bệnh gì? Nếu tình trạng tiểu không tự chủ ở người già kéo dài, diễn ra liên tục và không có dấu hiệu cải thiện có thể cách báo một số bệnh lý nghiêm trọng: Nhiễm trùng đường tiết niệu. Các bệnh lý về thận (Thận hư, suy thận,…) Sỏi thận Bệnh lý về bàng quang (viêm bàng quang, bàng quang kẽ,…) Viêm tuyến tiền liệt IV. Khi nào cần đến gặp bác sĩ? Nhiều người tin rằng chứng tiểu không tự chủ ở người già là một phần trong quá trình lão hóa cơ thể bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên liên tục trong thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bênh lý nghiêm trọng khác. Do đó, ngay khi thấy các triệu chứng bất thường sau cần đến thăm khám bác sĩ kịp thời: Đi tiểu thường xuyên, luôn trong tình trạng cần đi tiểu gấp Tiểu nước đục Có máu trong nước tiểu Đau khi đi tiểu Chỉ bài tiết một lượng nhỏ nước tiểu sau khi muốn đi tiểu đột ngột Gặp khó khăn khi bắt đầu tiểu hoặc dòng chảy nước tiểu yếu.  V. Chẩn đoán tiểu không tự chủ ở người già Việc chẩn đoán tiểu không tự chủ ở người già giúp cho việc điều trị chính xác và nhanh gọn hơn. Các biện pháp giúp chẩn đoán bệnh: Hỏi bệnh sử của người bệnh: xác định nguồn gốc, thời gian và mức độ trầm trọng của bệnh. Việc hỏi bệnh sử sẽ cho nhiều thông số quan trọng giúp cho việc chẩn đoán tiểu không tự chủ ở người già chính xác hơn. Khám lâm sàng: khám tại vùng bụng, tâm thần, khả năng di chuyển của người bệnh, trực tràng và tuyến tiền liệt (ở nam), phụ khoa (ở nữ),… xác định nguyên nhân và phân loại. Test một sô bài kiểm tra: test ho, bệnh nhân ở tư thế đứng, bàng quang đầy, sau đó ho một tiếng để xác định tiểu không tự chủ gắng sức. Xét nghiệm: phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, glucose huyết thanh, calci huyết thanh, siêu âm hệ tiết niệu, xét nghiệm tá lót. Chụp cổng hưởng từ hệ thần kinh trung ương: chụp X quang hệ tiết niệu để chẩn đoán tổn thần kinh trung ương liên quan đến tiểu không tự chủ ở người già. Đo nước tiểu tồn dư sau tiểu tiện bằng siêu âm đầu dò trên xương mu. Soi bàng quang: thông qua phương pháp chẩn đoán này, bác sĩ có thể kiểm tra được hoạt động của bàng quang, khối u, sỏi hoặc thậm chí là dấu hiệu ung thư. VI. Phương pháp điều trị tiểu không tự chủ ở người già 6.1 Trị liệu hành vi Đối với người cao tuổi, trị liệu hành vi là phương pháp điều trị thường được ưu tiên hàng đầu với chứng tiểu không tự chủ. Thay đổi thói quen đi tiểu: người bệnh có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh, giúp cơ thể làm rỗng bàng quang. Bài tập cơ sàn chậu: Những bài tập này sẽ giúp tăng cường các nhóm cơ sàn chậu, từ đó điều chỉnh quá trình tiểu tiện diễn ra thuận lợi hơn. Quản lý chế độ ăn uống: tuy phương pháp này không thể chữa khỏi chứng tiểu không tự chủ nhưng có thể cải thiện hiệu quả khả năng kiểm soát bàng quang. Người bệnh nên bỏ các thói quen uống nước có gas, rượu, cà phê, trà, sữa, mật ong, thức ăn quá cay,… 6.2 Thuốc Thuốc thường được chỉ định sử dụng kết hợp với phương pháp trị liệu hành vi: Sử dụng thuốc kết hợp trị liệu hành vi Thuốc kháng sinh Thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc chống co thắt 6.3 Thiết bị y tế Với người cao tuổi là nữ thì chứng tiểu không tự chủ có thể được điều trị bằng bằng cách sử dụng một số thiết bị y tế: Chèn niệu đạo: Miếng chèn sẽ được đặt vào niệu đạo để giúp người già kiểm soát được tiểu tiện trong quá trình hoạt động, tập luyện thể dục. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được phép sử dụng tối đa trong 8h để tránh các vấn đề không mong muốn liên quan đến sức khỏe. Vòng nâng cổ tử cung (pessary): vòng được đặt trong âm đạo, hoạt động tương tự như màng ngăn giúp hỗ trợ kiểm soát bàng quang. Sau khi đặt sẽ được kiểm tra và làm sạch 3 tháng/lần. 6.4 Phẫu thuật Phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật được thực hiện phổ biến như: Đặt băng nâng niệu đạo Cơ thắt nước tiểu nhân tạo Thủ thuật Colposuspension VII. Cách kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ ở người già Tình trạng tiểu không tự chủ ở người cao tuổi có thể được kiểm soát hiệu quả ngay từ ban đầu thông qua một số giải pháp đơn giản sau: Không nên uống cafe, rượu bia Xây dựng chế độ ăn uống chất lượng, lành mạnh, tránh các loại đồ uống thực phẩm có nguy cơ dẫn tới chứng tiểu không kiểm soát (rượu, đồ cay nóng, cam, quýt, cà chua, caffeine,…) Uống đủ nước mỗi ngày đảm bảo tần suất đi tiểu hợp lý Quản lý cân nặng, tránh rơi vào thừa cân, béo phì. Tránh nhịn tiểu bơi nguy cơ cao sẽ làm mòn cơ bàng quang và nhiễm trùng bàng quang. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá Ngăn ngừa  táo bón bằng cách bổ sung thực phẩm giàu chất xơ (rau, trái cây,…) Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các bài tập cơ sàn chậu Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu không tự chủ ở người già Nếu như gặp phải tình trạng tiểu không tự chủ do phì đại tuyến tiền liệt hoặc mắc các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do tuổi già, lão hóa, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Vương Bảo. Vương Bảo Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới Không chỉ vậy, do có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên Vương Bảo rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,… >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Bài viết đã cung cấp những thông tin đáng lưu ý nhất về tình trạng tiểu không tự chủ ở người già cũng như phương pháp khắc phục hiệu quả. Khi xuất hiện tiểu không tự chủ đi kèm với các triệu chứng bất thường khác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị một cách tốt nhất. Nếu câu hỏi về chứng tiểu không tự chủ hoặc về sản phẩm, vui lòng để lại thông tin ở khung comment bên dưới hoặc gọi ngay hotline 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn.

Khó tiểu (tiểu khó) là bệnh gì? Triệu chứng, nguy hiểm không?

Khó tiểu hay còn gọi là chứng tiểu khó, bí tiểu là hiện tượng người bệnh đi tiểu tiện có cảm giác nóng buốt, châm chích và khó chịu. Bệnh khó tiểu có thể gặp ở mọi đối tượng và gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. I. Khó tiểu là bệnh gì? Khó tiểu (hay còn gọi là tiểu khó, bí tiểu, đi tiểu đau đớn) là bất kỳ sự khó chịu nào gặp phải trong quá trình tiểu tiện. Cụ thể hơn, khó tiểu là thuật ngữ được dùng để miêu tả tình trạng người khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, bị đau đớn, buốt sót, châm chích, ngứa hoặc khó chịu khi đi tiểu tiện. Khó tiểu là gì? Khó tiểu là một trong những biểu hiện của chứng bàng quang kích thích. Người mắc khó tiểu có thể mắc kèm thêm một số chứng khác như: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt… Chứng khó tiểu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới trong mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên độ tuổi mắc khó tiểu nhiều nhất là khoảng từ 20 – 55 tuổi. II. Triệu chứng đi tiểu khó Khó tiểu có thể gây ra bởi nhiều bệnh lý khác nhau. Và mỗi trường hợp bệnh lý có thể có nhiều triệu chứng khác đi kèm ngoài hiện tượng tiểu khó, bị đau đớn khi tiểu tiện. 2.1 Nhiễm trùng đường tiết niệu trên (viêm bể thận) Là hiện tượng thận bị nhiễm trùng (một bên hoặc cả hai bên). Nguyên nhân thường do vi khuẩn gây bệnh từ bàng quang di chuyển đến thận và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng thận thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Vị trí bể thận (ảnh minh họa) Viêm bể thận thường xảy ra ở một số đối tượng bệnh nhân: Phụ nữ đang trong thời gian mang thai Ở nam giới có tuyến tiền liệt phì đại Người mắc bệnh tiểu đường Người có chức năng bàng quang bất thường Người người bị sỏi thận dai dẳng Ở trẻ em có dòng nước tiểu chảy ngược bất thường từ bàng quang đến thận hoặc tắc nghẽn liên quan đến sự phát triển bất thường của đường tiết niệu. 2.2 Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang) Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, nhiễm trùng bàng quang) là bệnh gây ra do các loại vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo (vị trí nước tiểu thoát ra ngoài). Theo thống kê, tỉ lệ phụ nữ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu dưới cao hơn nam giới do ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn so với nam giới; hoặc khi thực hiện quan hệ tình dục đường niệu đạo của phụ nữ dễ bị tổn thương hơn. Triệu chứng thường gặp: Đi tiểu nhiều lần. Nước tiểu đục bất thường (hoặc có thể lẫn máu). Nước tiểu có mùi hôi. Người bệnh có thể bị sốt, đau ở cơ quan sinh dục. Đau lưng, người mệt mỏi. 2.3 Các bệnh về tuyến tiền liệt (ở nam giới) Tuyến tiền liệt là một tuyến nằm phía dưới bàng quang, giáp  nằm phía trước túi tinh và trực tràng, nằm sau xương mu và đồng thời bao quanh một phần ống niệu đạo sau. Có 3 bệnh thường gặp về tuyến tiền liệt gây chứng khó tiểu ở nam giới là: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt. Dù là chứng bệnh nào tuyến tiền liệt cũng có xu hướng phình to kích thước (tăng sản tuyến tiền liệt) khi bị mắc bệnh. Điều này tạo áp lực chèn ép lên bàng quang, niệu đạo và các bộ phận xung quanh gây chứng khó tiểu. Tuyến tiền liệt liệt bình thường và tăng sản (u xơ tuyến tiền liệt) Ngoài bí tiểu, đi tiểu đau đớn, bệnh về tuyến tiền liệt còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Tăng tần suất đi tiểu, tiểu nhiều. Tiểu gấp, không có khả năng trì hoãn đi tiểu Tiểu khó Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn Tiểu rắt Tiểu không tự chủ Đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu Tiểu đêm Bí tiểu Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi .v.v. 2.4 Khó tiểu do viêm niệu đạo (ở nam giới) Viêm niệu đạo là tình trạng niệu đạo bị viêm, sưng và có thể đau đớn. Có nhiều nguyên nhân gây viêm niệu đạo như: do quá trình thông tiểu; do tiếp xúc với các hóa chất kích thích như thuốc sát khuẩn, xà bông, chất diệt tinh trùng…; do các bệnh lây qua đường tình dục (STI) như bệnh lậu, chlamydia, herpes… Triệu chứng thường gặp: Bị sưng, đỏ và có thể ngứa dương vật. Dương vật tiết dịch nhầy nhiều hơn bình thường. Bị đau khi quan hệ. Cảm giác niệu đạo bị nóng ran. Đi tiểu có cảm giác buốt, rát, khó tiểu. Sốt, buồn nôn. 2.5 Viêm âm đạo (ở phụ nữ) gây tiểu khó Bệnh viêm âm đạo (nhiễm trùng âm đạo) là hiện tượng âm đạo bị viêm nhiễm, đau rát. Có thể xảy ra do sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn hoặc nấm. Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) cũng là nguyên nhân gây viêm âm đạo ở nữ giới. Triệu chứng khác: Dịch tiết âm đạo có mùi hôi, màu bất thường. Bị đau khi giao hợp. Cảm giác bị ngứa, châm chích nhẹ tại âm hộ. Có thể bị chảy máu âm đạo mức độ nhẹ. 2.6 Khó tiểu do viêm bàng quang kẽ Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang) là tình trạng bàng quang bị kích thích mãn tính trong thời gian dài (trên 6 tuần) nhưng không bị nhiễm trùng tiềm ẩn. Sự kích thích bàng quang mãn tính gây các triệu chứng: Đi tiểu đau đớn và khó khăn. Tiểu nhỏ giọt. Tiểu rắt Đi tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần chỉ đi được lượng nước tiểu rất ít. Bị áp lực ở vùng bàng quang Bị đau khi giao hợp Phụ nữ đau ở âm hộ hoặc âm đạo. Nam giới đau ở vùng bìu hoặc bộ phận sinh dục. 2.7 Bệnh ung thư bàng quang Ung thư bàng quang xảy ra khi các tế bào bàng quang bị đột biến gen (thành tế bào ung thư) và lây lan, phát triển trong bàng quang. Lâu dần, khối u có kích thước to dần và gọi là khối ung thư bàng quang. Bị đau đớn khi đi tiểu, tiểu khó không phải là triệu chứng đầu tiên của căn bệnh này. Dấu hiệu sớm của ung thư bàng quang là có xuất hiện máu trong nước tiểu. Triệu chứng ung thư bàng quang dễ gặp ở giai đoạn 2, 3: Đi tiểu nhiều lần Khó tiểu, dòng nước tiểu chảy yếu hơn bình thường. Bị đau lưng. Ăn không ngon, nhạt miệng, chán ăn. Cân nặng sụt giảm nhưng không rõ nguyên nhân. Người mệt mỏi, đau ở vùng bụng trên. Bị đau xương, sưng chân. 2.8 Tiểu khó do bệnh sỏi thận Nguyên nhân gây sỏi thận là do sự lắng đọng, tích tụ canxi hoặc axitt uric ở thận trong thời gian dài gây ra. Sỏi thận có thể nằm bên trong hoặc ở xung quanh phía ngoài thận. Nếu  sỏi thận nằm ở vị trí nước tiểu chảy xuống bàng quang thì có thể gây chứng khó tiểu khi đi tiểu tiện. Ảnh minh họa thận chứa sỏi (bên phải) Ngoài chứng khó tiểu, sỏi thận có thể gây ra các triệu chứng sau: Bị đau ở bên và lưng Nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nước tiểu đục bất thường. ĐI được ít nước tiểu. Buồn nôn Nôn Cơn đau sỏi thận thay đổi theo từng thời điểm và mức độ khác nhau tùy thuộc vào kích thước sỏi. Sốt Cảm giác ớn lạnh. III. Nguyên nhân gây tiểu khó Với cơ thể khỏe mạnh, bàng quang, cổ bàng quang, ống niệu đạo và lỗ tiểu hoạt động nhịp nhàng giúp bài xuất nước tiểu ra khỏi cơ thể. Ống niệu đạo thông suốt, bàng quang co bóp nhịp nhàng, cổ bàng quang giãn nở tốt sẽ giúp cho hoạt động đi tiểu diễn ra ổn định bình thường. Khi một trong các bộ phận trên xảy ra vấn đề sẽ làm cho quá trình đi tiểu bị ảnh hưởng dẫn đến tiểu khó. Nói cách khác, nguyên nhân gây tiểu khó xuất phát ở các cơ quan kể trên:  – Bàng quang co bóp không tốt: thường gặp ở bệnh nhân bị chấn thương cột sống, liệt bàng quang, người bị tai biến mạch máu não và bệnh nhân đái tháo đường.  – Cổ bàng quang không giãn nở tốt: do hẹp cổ bàng quang, chai xơ cổ bàng quang. Nguyên nhân gây hẹp cổ bàng quang phổ biến là do phì đại tuyến tiền liệt, thường xảy ra ower nam giới lớn tuổi. Tiền liệt tuyến nằm ở đáy bàng quang, có kíc thước khoảng 4x3cm, dày khoảng 2,5cm nặng khoảng 20gram. Tiền liệt tuyến có vai trò sản xuất chất nhờn hỗ trợ quá trình tạo tinh dịch. Khoảng 45 – 70% nam giới lớn tuổi mắc phì đại tuyến tiền liệt. Khi dòng nước tiểu chảy ra ngoài sẽ đi qua tuyến tiền liệt. Tuyền tiền liệt lớn dần theo độ tuổi nam giới, kích thước càng tăng lên sẽ cản trở dòng nước tiểu dẫn đến tiểu khó.  – Tắc nghẽn niệu đạo: do có sỏi niệu đạo hoặc hẹp niệu đạo. IV. Khó tiểu cần đi khám bác sĩ khi nào? Hãy xếp thời gian và đến thăm khám bác sĩ khi bạn bị khó tiểu kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây: Xuất hiện máu trong nước tiểu (thường sẽ xuất hiện màu hồng, nâu hoặc thậm chí máu đỏ – mức độ nặng). Xuất hiện cơn đau ở 2 bên xương chậu hoặc lưng. Cơn đau kéo dài liên tục hơn 24 giờ. Dương vật hoặc âm đạo có tiết dịch nhầy bất thường. Sốt. Bạn đang mang thai Bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang Nước tiểu có mùi hôi, đục hoặc có màu V. Cách chẩn đoán bệnh khó tiểu Để tìm ra nguyên nhân chính gây khó tiểu, ngoài các dựa vào các biểu hiện lâm sàng bên ngoài, bác sĩ chuyên khoa phải áp dụng thêm một số phương pháp cận lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác, từ đó có hướng điều trị khó tiểu phù hợp. Một số phương pháp cận lâm sàng dùng trong chẩn đoán chứng khó tiểu như: Khám lâm sàng: nhằm kiểm tra phát hiện viêm âm đạo, viêm niệu đạo… Xét nghiệm nước tiểu: nhằm xác định lượng bạch cầu/ hồng cầu trong nước tiểu. Từ đó xác định bị viêm bàng quang hay bệnh sỏi/ ung thư bàng quang. Siêu âm: nhằm kiểm tra kích thước tiền liệt tuyến xem có vượt mức bình thường không? Xác định bàng quang có bị ứ đọng nước tiểu không? Siêu âm kiểm tra thận nhằm phát hiện sỏi thận (nếu có). Đo chỉ số PSA trong máu: Nếu lượng PSA của tiền liệt tuyến trong máu lớn hơn 10 ng/ml thì có thể nghi ngờ ung thư tiền liệt tuyến. Nếu SPA nhỏ hơn 4 ng/ml thì có thể bị u xơ tiền liệt tuyến hoặc viêm tuyến tiền liệt. Để kết quả chính xác hơn có thể thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt. Chụp X – quang xác định nguyên nhân sỏi đường tiết niệu. Ngoài ra, có thể chụp CT hoặc MRI để có kết quả chính xác hơn VI. Cách chữa trị bệnh tiểu khó Tùy thuốc vào các nguyên nhân gây khó tiểu khác nhau mà các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bí tiểu phù hợp. Một số cách chữa trị khó tiểu thường gặp như: Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu bằng kháng sinh: nhiễm trùng đường tiểu nặng và ảnh hưởng đến thận có thể cần dùng kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch. Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng kháng sinh: người bệnh có thể dùng thuốc này tối đa trong 12 tuần nếu bị viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn. Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt có thể gồm thuốc chống viêm không kê đơn (OTC), xoa bóp tuyến tiền liệt, tắm nước nóng và dùng thuốc chẹn alpha để giúp thư giãn các cơ xung quanh tuyến tiền liệt. Tránh sử dụng xà phòng có nhiều hóa chất hoặc các sản phẩm hóa học khác gần bộ phận sinh dục để khu vực này nhanh hồi phục. Ngoài ra, bác sĩ thường sẽ khuyến khích người bệnh uống nhiều nước hơn vì giúp làm loãng nước tiểu, do đó sẽ giúp giảm bớt đau khi đi tiểu. Nghỉ ngơi và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp giảm hầu hết các triệu chứng. VII. Biện pháp giúp phòng ngừa tiểu khó Để giúp ngăn ngừa tiểu khó do viêm bàng quang hay viêm bể thận. Bạn có thể uống nhiều nước mỗi ngày để tránh tình trạng ứ dịch. Phụ nữ nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, bạn nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo. Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn không di chuyển vào bàng quang. Ngăn ngừa chứng khó tiểu do kích thích, phụ nữ nên giữ cho khu vực sinh dục sạch sẽ và khô ráo, thay băng vệ sinh thường xuyên và tránh sử dụng xà phòng kích thích, thuốc xịt âm đạo. Để tránh kích ứng ở trẻ em (nữ), hạn chế sử dụng sữa tắm tạo bọt. Nên rửa nhẹ nhàng khu vực âm đạo của trẻ tránh làm đau và kích ứng nơi này. Ngăn ngừa chứng tiểu khó do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay quan hệ tình dục an toàn. VIII. Một số thói quen tốt người mắc khó tiểu nên biết Bên cạnh việc điều trị khó tiểu bằng thuốc thì một số thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị khó tiểu như: Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng lượng protein, rau xanh và chất xơ trong cơ thể. Hạn chế việc ăn độ ăn cay, các đồ ngọt nhân tạo hoặc các món ăn chứa nhiều gia vị tỏi, tiêu, oét, hành khô… Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn hoặc các đồ uống kích thích như thuốc lá, cà phê, trà đặc…, đồ uống có gas. Uống vitamin C với liều lượng vừa đủ và cần xin chỉ định của bác sĩ điều trị nếu bạn bị các vấn đề về thận. Luyện tập thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, giải tỏa căng thẳng stress. Người bệnh không mặc quần, áo bó sát cơ thể nhằm hạn chế sự cọ sát và kích thích gây cảm giác buồn tiểu. Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài. Nên đi tiểu tiện sau khi quan hệ nhằm tống đẩy các vi khuẩn vừa xâm nhập (nếu có) ra bên ngoài. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Khó tiểu là căn bệnh thường gặp và có thể điều trị được, việc điều trị dễ dàng hơn nhiều khi bệnh ở giai đoạn đầu. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như có hướng điều trị bệnh sớm (nếu có) bạn hãy chủ động thăm khám khi gặp hiện tượng khó tiểu và các chứng đi kèm. Nếu muốn được tư vấn, bạn có thể gọi tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn thêm. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu khó ở nam giới là bệnh gì? Triệu chứng & cách điều trị Bị mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? Lưu ý khi điều trị

Loading...