Rối loạn tiểu tiện

Mách cách chọn thuốc trị tiểu nhiều lần tốt nhất

Thuốc trị đi tiểu nhiều lần có nguồn gốc từ đông y hoặc tây y hiện nay đều có nhiều công dụng và hiệu quả cao cho người bệnh. Tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau và nguyên nhân dẫn đến bệnh mà bác sỹ sẽ kê đơn thuốc điều trị khác nhau. Tiêu chí để lựa chọn thuốc trị tiểu nhiều lần Thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Cẩn trọng trong việc mua, sử dụng thuốc là điều chúng ta nên quan tâm để có thể chủ động lựa chọn cho mình những địa điểm đáng tin cậy, uy tín để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Một trong những cửa hàng được tin tưởng hiện nay có thể kể đến chuỗi nhà thuốc Pharmacity. Thuốc điều trị đúng bệnh: Thuốc điều trị khi được dùng đúng bệnh, dùng đúng cách… sẽ phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nhưng nếu dùng sai, thuốc không phát huy được tác dụng, thậm chí còn gây hại. Thuốc an toàn và hiệu quả: Thuốc điều trị an toàn là khả năng xuất hiện các tác dụng phụ thấp và hiệu quả là khả năng khỏi bệnh tốt, tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi bệnh cao. Các loại thuốc trị tiểu nhiều lần thường dùng Thuốc Tây y Việc lựa chọn sử dụng thuốc thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ảnh hưởng của bệnh lên cơ thể và thể trạng của người mắc: Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp đi tiểu nhiều lần do nhiễm trùng đường tiết niệu. Chúng thường được bào chế dưới dạng viên, có tác dụng đến toàn bộ cơ thể vì nhiễm trùng đường tiết niệu có thể lan ngược lên thận, gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Các bác sĩ cho biết: Những phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường chi cần dùng kháng sinh trong vòng 3 ngày là đã có đáp ứng trong khi nam giới cần thuốc trung bình từ 7 - 14 ngày. Một số thuốc được dùng phổ biến như trimethoprim-sulfamethoxazole, doxycycline và amoxicillin. Nhóm thuốc antimuscarinic, thuốc kháng cholinergic dùng cho dàng quang hoạt động quá mức: Thuốc thích hợp với những bệnh nhân gặp tình trạng bàng quang hoạt động quá mức vào ban ngày và ban đêm.Thuốc kháng cholinergic hoạt động bằng cách ngăn chặn thụ thể acetylcholine gửi thông điệp “bạn cần đi tiểu” tới bàng quang , từ đó giúp bàng quang của bạn được thư giãn và không tăng hoạt nữa, làm giảm tần suất đi tiểu và đi tiểu khẩn cấp cả ngày lẫn đêm. Thuốc chẹn alpha-1 dùng khi tiểu đêm cho u xơ tuyến tiền liệt: Thuốc chẹn alpha được kê cho những bệnh nhân bị tiểu nhiều lần do u xơ tuyến tiền liệt. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ bàng quang, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng tiết niệu như: tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu són, tiểu nhiều lần,… Các loại thuốc an thần: Tiểu nhiều có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra một số vấn đề như: căng thẳng, mệt mỏi, khó ngủ lại, sức khỏe giảm sút. Vì thế, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sẽ kê thêm một số loại thuốc an thần. Thuốc Đông y Các bài thuốc Đông Y này có thể là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược khác nhau hoặc thảo dược đơn lẻ. Tuy nhiên, các công thức kết hợp thường mang lại hiệu quả toàn diện hơn, bởi chúng sẽ hiệp đồng tác dụng với nhau Bài 1 Tang phiêu tiêu 9g Phá cố chỉ 9g Đảng sâm 9g Thỏ ty tử 6g Ích trí nhân 6g Ba kích 6g. Tất cả làm bột mịn (có thể làm hoàn với mật ong). Người lớn chia làm 3 lần, uống trong ngày. Trẻ em dưới 10 tuổi, ngày uống 3 lần bằng 1/3 liều người lớn. Bài 2 Ngũ gia bì,thục địa, sơn thù, khiếm thực, phòng sâm, bạch truật mỗi loại 12g Thỏ ty tử, Bạch linh, Trạch tả mỗi loại 10g Tang diệp 16g Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang và chia làm 3 lần Bài 3 Ích trí nhân 12g Phá cố chỉ 12g Xà sàng tử 8g Thỏ ty tử 12g Khiếm thực 12g Kim anh từ 12g Tiểu hồi hương 5g Cam thảo 3g, Tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày giúp trị tiểu nhiều lần rất hiệu quả. Bài 4 Ích trí nhân, ô dược (sao với nước muối), hoài sơn (sao) đồng lượng, tất cả tán bột, lấy bột hoài sơn thêm rượu làm hồ để hoàn viên, uống mỗi lần 8-12g, ngày 2-3 lần. Ngoài ra, Vương Bảo là TPCN với thành phần chính là Náng hoa trắng kết hợp với các loại thảo dược tự nhiên khác như Tàu Bay, Sài Hồ Nam, Hải Trung Kim đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu khó, tiểu đêm nhiều, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương cho thấy: Ổn định tình trạng rối loạn tiểu tiện chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Nhờ đó sức khỏe người bệnh cải thiện rõ rệt Để tìm hiểu về Vương Bảo, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước) để được hỗ trợ Tham khảo thêm các bài thuốc dân gian Có rất nhiều bài thuốc chữa tiểu nhiều lần được lưu truyền trong dân gian Bài 1 Giá đỗ xanh 500gam Đường trắng 50gam Luộc giá đỗ xanh chín kĩ lấy nước, pha đường trắng uống nhiều lần trong ngày, chữa chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu ngắn, rít, ra dầm dề không dứt. Bài 2 Râu ngô tươi mới 30gam Kim tiền thảo lá to 30gam Nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày giúp chữa chứng bệnh sỏi ở đường niệu nên tiểu tiện nhiều lần, đau khi tiểu tiện, có khi tiểu tiện ra cả sỏi. Bài 3 Mề gà 2 cái Đỗ đỏ 50gam. Nấu chín đỗ đỏ tới 5/10, sau đó cho mề gà đã làm sạch thái miếng vào nấu tiếp cho chín dừ để ăn ngày một lần dùng chữa bệnh tiểu tiện nhiều lần, mót tiểu tiện gấp, sỏi ở đường niệu. Bài 4 Thận lợn 2 quả Hạch đào nhân 30gam Đỗ trọng 15gam Làm sạch thận lợn thái miếng cùng đỗ trọng cho vào nồi nấu với hạch đào và chút nước cho chín dừ để ăn. Thích dụng với chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, dài; liệt dương, sợ lạnh. Bài 5 Bạch quả 5 quả Hạt quả bí đao (bí xanh) 30gam Nấu lấy nước uống, ngày một lần dùng chữa chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần. Bài 6 Cẩu khởi tử 15gam, rửa sạch nấu lấy nước uống ngày hai lần dùng chữa chứng bệnh tiểu tiện nhiều lần do tiêu khát, thắt lưng mỏi nhừ, mềm yếu, tai ù. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiểu nhiều lần Cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ: Cách dùng, liều lượng đối với các loại thuốc Đông Y và Tây Y Không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc Tây y Không tự ý đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ Không tự ý phối hợp các loại thuốc khác với nhau và nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Trên đây là một số cách chọn thuốc trị tiểu nhiều lần. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc khi gặp phải chứng tiểu nhiều lần. Bạn nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khám bí tiểu ở đâu? Top 10 địa chỉ khám bí tiểu uy tín

Bí tiểu kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, công việc và đời sống sinh hoạt. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu không tự chủ, hư thận… Chính vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ thăm khám và điều trị khi cần thiết đang được nhiều người bệnh quan tâm. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, vuongbaothaiminh.com sẽ gợi ý 10 địa chỉ khám bí tiểu uy tín. Bí tiểu khi nào cần đi khám? Khi bệnh kéo dài, mức độ bệnh nặng dần sẽ có các triệu chứng như: Số lần đi tiểu tăng dần, mỗi ngày phải đi tiểu từ 8 – 10 lần (hoặc nhiều hơn). Phải đứng rất lâu mới có thể tiểu tiện được. Dòng nước tiểu yếu hoặc chảy đứt quãng. Khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác mót tiểu ngay. Mất ngủ, mệt mỏi kéo dài do phải đi tiểu đêm nhiều lần. Bàng quang bị rò rỉ nước tiểu suốt cả ngày. Tiểu không tự chủ, tiểu són hoặc bị mất khả năng nhịn tiểu. Có cảm giác khó chịu ở vùng bụng, vùng xương chậu và bụng dưới có cảm giác căng tức. Bí tiểu khám ở khoa nào? Bí tiểu là bệnh lý xảy ra ở đường tiết niệu nên sẽ khám ở khoa tiết niệu. Do đó, người bệnh đi khám bí tiểu có thể đến các phòng khám chuyên khoa tiết niệu hoặc các bệnh viện, phòng khám đa khoa có khoa thận – tiết niệu. Ở một số bệnh viện có thể kết hợp cả khoa nội tiêu hóa – tiết niệu hay khoa ngoại – tiết niệu. – Khoa thận – tiết niệu: Điều trị các bệnh lý như: bệnh thận mãn tính, viêm cầu thận, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, hội chứng thận hư. – Khoa nội tiêu hóa – tiết niệu: Khoa này sẽ thăm khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa kết hợp với các bệnh lý về đường tiết niệu. – Khoa Ngoại – tiết niệu: Thực hiện khám, điều trị các bệnh về đường tiết niệu sinh dục có kết hợp với can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu, ghép thận,… Hiện nay, ở hầu hết các cơ sở y tế, phòng khám và bệnh viện đều có khoa về thận tiết niệu. Tuy vậy, để đảm bảo cho kết quả thăm khám bệnh chính xác và hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầu ngành tiết niệu thực hiện việc thăm khám. Gợi ý Top 10 địa chỉ khám bí tiểu uy tín TP Hồ Chí Minh cùng với Hà Nội là 2 địa chỉ đứng đầu cả nước về đội ngũ y bác sĩ. Do vậy, trong phần này vuongbaothaiminh.com sẽ chia sẻ đến bạn đọc 10 địa chỉ khám bí tiểu uy tín tại hai thành phố lớn này. 1. Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 0243.8686.988 Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở đầu ngành về khám chữa bệnh. Khoa Thận tiết niệu của bệnh viện có nhiệm vụ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa thận tiết niệu ở người lớn (suy thận, nhiễm trùng thận tiết liệu, các bệnh lý về cầu thận…), quản lý và điều trị ghép thận, tán sỏi ngoài cơ thể, nội soi bàng quang chẩn đoán và điều trị… Khi đến khám và điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, người bệnh được áp dụng nhiều kĩ thuật hiện đại như: lọc máu cấp cứu, kĩ thuật siêu lọc máu, lọc màng bụng liên tục ngoại trú, tán sỏi ngoài cơ thể, kĩ thuật lọc huyết tương (DFPP), thay huyết tương (PE), ghép thận và quản lý bệnh nhân sau ghép đã trở thành thường quy… Đặc biệt, bệnh viện Bạch Mai còn hội tụ những bác sĩ giỏi về thận tiết niệu như: Trưởng khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Gia Tuyển. Phó trưởng khoa: Tiến sĩ, Bác sĩ Nghiêm Trung Dũng. Phó trưởng khoa: Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Thị Hiền. Nguyên trưởng khoa: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Thị Kim Dung. 2. Bệnh viện đại học Y Hà Nội Địa chỉ: Số 1 Phố Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại liên hệ: 0982873112 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội là địa chỉ tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn trong danh sách địa chỉ khám bí tiểu. Khoa nội tổng hợp của bệnh viện chính là một trong những khoa tiên phong luôn được đầu tư chuyên sâu trong công tác khám chữa bệnh. Được thành lập vào ngày 19/09/2007, cho đến nay khoa đã có tới 80 giường bệnh với 02 phòng chăm sóc tích cực, 02 phòng chăm sóc nâng cao và 12 phòng bệnh cơ bản. Với trang thiết bị y tế hiện đại, khoa có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho các bệnh lý phức tạp thuộc chuyên ngành Thận – Tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh. Đặc biệt, các y bác sĩ trong khoa đều là các GS, TS, ThS, bác sĩ nội trú, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại các quốc gia có nền y học phát triển như Úc, Pháp, Nhật,… Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, khoa Nội tổng hợp tại bệnh viện đang là một trong những đơn vị điều trị Nội khoa hàng đầu khu vực Hà Nội. 3. Bệnh viện Thanh Nhàn Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 0243.9714.363 Thận tiết niệu là một trong những chuyên khoa có thế mạnh của bệnh viện Thanh Nhàn. Khoa đảm nhận chẩn đoán và điều trị hầu hết các bệnh nội khoa chuyên khoa về thận, tiết niệu, đặc biệt cả các ca nặng, phối hợp bệnh lí nền phức tạp; tư vấn phòng bệnh thận- tiết niệu như sỏi thận, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái đường biến chứng thận hư,… Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bệnh viện Thanh Nhàn chia thành các khoa chuyên sâu như: Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Đơn vị Thận nhân tạo, Khoa Thận tiết – niệu. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chuyên khoa thận, bệnh viện Thanh Nhàn bao gồm: Phó trưởng khoa Thận – Tiết niệu, Trưởng đơn vị Thận nhân tạo: ThS. BS Nguyễn Đăng Quốc. Phó khoa Ngoại Thận – Tiết niệu: ThS. BS Nguyễn Văn Phước, đồng thời ông còn là Giảng viên kiêm nhiệm tại Học viện Y học Cổ truyền đồng thời cũng là bác sĩ điều trị khoa Ngoại thận tiết niệu. Phó khoa Thận – Tiết niệu: BSCKI. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Thành viên Hội Thận – Tiết niệu Việt Nam. 4. Bệnh viện Hữu Nghị Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 0243.9722.231 Được thành lặp từ năm 1979, Khoa Thận tiết niệu – Lọc máu – Bệnh viện Hữu Nghị tiếp nhận khám, điều trị nội trú cho các bệnh nhân mắc bệnh thận tiết niệu nội khoa như: suy thận, viêm tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang, lọc máu, suy thận cấp và mạn tính… Hiện nay, khoa thận tiết niệu tại bệnh viện đã tiến hành triển khai một số dịch vụ hiện đại như: sinh thiết thận, sinh thiết tuyến tiền liệt, soi bàng quang, đo niệu động học… Khoa có nhiều bác sĩ khám và điều trị bệnh thận tiết niệu như: Trưởng khoa Thận tiết niệu: TS. BS Nguyễn Văn Tín. Phó Trưởng khoa Thận tiết niệu: BSCKII. Nguyễn Lê Hoa. 5. Bệnh viện E Hà Nội Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Số điện thoại liên hệ: 04 3836 3278 Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương trực thuộc Bộ Y tế, được đầu tư đầy đủ về cơ sở hạ tầng, các trang thiết bị hiện đại. Khoa Thận – Tiết niệu của bệnh viện được trang bị nhiều phương tiện hiện đại như: 50 máy thận nhân tạo, máy tán sỏi bằng laser, máy nội soi phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị. Đặc biệt, bệnh viện E đã phẫu thuật thành công u phì đại tuyến tiền liệt cho một bệnh nhân 104 tuổi vào năm 2014. Khoa có nhiều bác sĩ khám và điều trị bệnh thận tiết niệu như: Trưởng khoa Thận Tiết niệu: Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Hưng. Trưởng khoa Phẫu thuật thận tiết niệu: TS.BS Phạm Việt Hà. Phó khoa thận tiết niệu: Bác sỹ Nguyễn Minh Tuấn.  6. Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại liên hệ: 028 3855 4173 Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trên cả nước, đây là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam với số lượng đến thăm khám ở mức khá cao. Thế mạnh nổi bật của bệnh viện là sự kết hợp giữa các khoa để mang lại hiệu quả cao nhất trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Khoa Tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy chuyên tiếp nhận chẩn đoán và điều trị tiết niệu nội ngoại khoa cho mọi đối tượng, cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, bệnh viện đang tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật đỉnh cao của sỏi niệu, dị tật, niệu nhi, bàng quang hỗn loạn thần kinh, niệu nội soi,… Khoa luôn có sự quy tụ của nhiều giáo sư đầu ngành và nhận làm phác đồ điều trị theo chuẩn quốc tế do các giáo sư, tiến sĩ có học vị cao nhất đảm nhiệm. Với đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bệnh nhân khi đến đây sẽ được hỗ trợ khám chữa tận tình. 7. Bệnh viện Bình Dân Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh Số điện thoại liên hệ: (028) 3839 4747 Khoa ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bình Dân thực hiện chẩn đoán và điều trị các vấn đề bệnh lý tiết niệu, sinh dục cho người bệnh. Bệnh viện kế thừa y thuật từ các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực ngoại tiết niệu qua nhiều thập kỷ và kết hợp với các ứng dụng công nghệ cao. Khoa tập trung phát triển nhiều chuyên ngành hẹp với các mũi nhọn, tập trung chuyên sâu nhằm tối ưu hóa điều trị cho người bệnh. Đặc biệt, ứng dụng các phương pháp điều trị không xâm lấn và xâm lấn tối thiểu như can thiệp nội soi, phẫu thuật nội soi ứng dụng robot… để bảo tồn chất lượng sống của người bệnh sau phẫu thuật. Khoa tập trung đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm cùng với các thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. 8. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM Số điện thoại liên hệ: (84.28) 3855 4269 Nếu như ở miền Bắc có bệnh viện Đại học Y Hà Nội thì miền Nam có bệnh viện đại học Y dược TPHCM. Khoa tiết niệu của bệnh viện Đại học Y dược Tp.HCM là địa chỉ khám bí tiểu hàng đầu. Mô hình hoạt động của cơ sở y tế này là kết hợp giữa Trường – Viện nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu và điều trị. Khoa quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, chuyên điều trị bệnh về thận, bệnh tiểu, bệnh đường tiết niệu… có học vị cao như tiến sĩ, giáo sư, bác sĩ tu nghiệp nước ngoài,… Khoa tiết niệu tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận khám và điều trị các bệnh lý tiết niệu như niệu quản, bàng quang, bệnh lý cầu thận, suy thận mạn, bướu phì đại tiền liệt tuyến, ung thư tiền liệt tuyến,… Hiện tại, khoa có 03 phòng khám chuyên khoa Tiết niệu và Nam học với các phương tiện chẩn đoán hiện đại, giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh chính xác. Phòng mổ của khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ 3 chiều. Đặc biệt, phòng mổ còn được trang bị hệ thống ghi hình nhằm phục vụ cho hội nghị, hội thảo trực tiếp với các chuyên gia trong và ngoài nước. Với trang thiết bị hiện đại, bệnh viện đại học Y dược TPHCM đã chữa trị thành công cho rất nhiều ca bệnh khó liên quan đến đường tiết niệu. Tuy nhiên, bệnh viện chỉ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 nên bạn cần sắp xếp thời gian phù hợp khi có nhu cầu khám bệnh. 9. Bệnh viện Nhân dân 115 Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM Số điện thoại liên hệ: 028 3865 2368 Một địa chỉ khám và điều trị bí tiểu ở TP. HCM có thể kể đến là khoa Thận Niệu bệnh viện Nhân dân 115. Khoa được thành lập từ năm 1996 và hiện nay khoa đã được tách ra thành 2 khoa: Khoa Ngoại niệu – Ghép thận và khoa Nội thận – Miễn dịch ghép. Khoa có nhiệm vụ chính là khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cũng như chấn thương của hệ thận niệu, nam khoa, ghép thận, đồng thời nghiên cứu khoa học và đào tạo. 10. Bệnh Viện Quân Y 175 Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Số điện thoại liên hệ: 0969831010 Bệnh viện Quân y 175 ra đời ngày 30/4/1975, hợp nhát từ 3 bệnh viện K116, K72, K59 cùng một số đơn vị y tế khác. Qua nhiều năm phát triển, hiện nay bệnh viện đã trở thành một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn mạnh nhất khu vực miền Nam. Về cơ sở vật chất, khoa Ngoại tiết niệu của bệnh viện có 13 buồng bệnh và 68 giường bệnh với các trang thiết bị hiện đại sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa của hàng nghìn người như: máy nội soi bằng quang (Olympus), máy Monitor, máy thổi khí dung,… Kỹ thuật mũi nhọn của khoa Ngoại tiết niệu bệnh viện Quân y 175 là nội soi laser, tán sỏi thận nội quản bàng quan niệu đạo, nội soi cắt, đốt u bàng quang, u phì đại tiền liệt tuyến,…. Trên đây chúng tôi đã gợi ý khoa khám và 10 địa chỉ khám bí tiểu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh để người bệnh có thể tham khảo và tra cứu thông tin liên hệ. Ngoài ra, cũng còn rất nhiều bệnh viện khác có chuyên khoa tiết niệu, có thể tiến hành khám và điều trị bệnh bí tiểu. Bạn cần lựa chọn những địa chỉ thăm khám bệnh theo đúng các tiêu chuẩn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc gì thêm về bệnh bí tiểu, bạn có thể gọi cho chúng tôi theo số 18001258 (miễn cước gọi) để được tư vấn thêm.

Thuốc trị tiểu đêm nhiều lần - Các loại thường dùng

Thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc phù hợp. Nó thường được chỉ định khi việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm nhiều lần. Tiểu đêm gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe! Tiểu đêm là tình trạng một người phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Nếu điều này xảy ra nhiều hơn hai lần mỗi đêm, nó có thể làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của người mắc và gây ra các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Tiểu đêm có thể gây ra mất ngủ, khiến bạn khó ngủ lại và làm ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày, giảm năng suất lao động, học tập. Về lâu dài, nó còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như tim mạch, trầm cảm, tiểu đường… Không chỉ vậy, khi phải thức dậy vào ban đêm, bạn còn có nguy cơ té ngã cao. Với người cao tuổi, việc té ngã có thể gây ra những hậu quả khôn lường, như gãy xương, bại liệt hay thậm chí là tử vong. Chứng tiểu đêm nhiều lần thường gặp ở người lớn tuổ, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào. Tiểu đêm nhiều lần có thể gây ra những ảnh hưởng tới giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày (Ảnh minh họa) Khi nào cần sử dụng thuốc trị tiểu đêm? Có nhiều phương pháp điều trị tiểu đêm khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Thông thường, việc điều trị gồm các phương pháp: Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt Vật lý trị liệu Sử dụng thuốc Phẫu thuật Thông thường, thuốc trị tiểu đêm sẽ được chỉ định khi phương pháp thay đổi lối sống khoongg mang lại hiệu quả. Các loại thuốc trị tiểu đêm nhiều Thuốc kháng cholinergic Nhóm thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị tiểu đêm nhiều lần là thuốc kháng cholinergic. Trong các nghiên cứu so sánh, tất cả các loại thuốc kháng cholinergic đều có tác dụng điều trị tiểu đêm nhiều lần do bàng quang hoạt động quá mức. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn hormone acetylcholine, từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt ở bàng quang thôi thúc bạn đi tiểu. Một loại thuốc kháng cholinergic Nhóm thuốc này được bán dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau, có thể kể đến là: Oxybutynin (Ditropan XL, Oxytrol) Tolterodine (Detrol, Detrol LA) Trospium (Sanctura) Darifenacin (Enablex) Solifenacin (Vesicare) Fesoterodine (Toviaz) Tất cả các loại thuốc này ngoại trừ Oxytrol đều dùng theo đường uống; Oxytrol có ở cả 2 dạng miếng dán trên da và thuốc uống. Nhóm thuốc kháng cholinergic này có thể gây ra một số tác dụng phụ thường gặp là: Khô miệng Tầm nhìn mờ Táo bón Trong đó, nhóm bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ gặp tác dụng phụ nhiều nhất, nó cũng có thể gây ra buồn ngủ và tăng nguy cơ té ngã ở người cao niên. Oxybutynin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn các loại thuốc khác trong nhóm này. Tuy nhiên, dùng oxybutynin ở dạng phóng thích kéo dài (miếng dán da) có thể làm giảm một số tác dụng phụ. Thuốc kháng cholinergic cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng sa sút trí tuệ vì thế cần được sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh này. Thuốc adrenergic Beta-3 Nhóm này có một loại thuốc duy nhất là mirabegron, được bán dưới tên thương hiệu là Myrbetriq. Thuốc hoạt động bằng cách kích thích các dây thần kinh điều khiển cơ trơn của bàng quang, giúp bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn; đồng thời, thuốc cũng làm giảm các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang, giúp giảm tần suất đi tiểu và tiểu không tự chủ. Myrbetriq Myrbetriq có ở dạng viên nén, sử dụng hằng ngày, mỗi ngày 1 lần. Tác dụng phụ thường gặp của Myrbetriq là làm tăng huyết áp, táo bón, tiêu chảy, đau đầu,… Bạn cần ngừng dùng thuốc và gọi ngay cho bác sĩ nếu: Tim đập nhanh, thở dốc, đau ngực nặng Đau rát khi đi tiểu Đau đầu nghiêm trọng Giảm thị lực Chảy máu mũi Lo lắng .v.v. Thuốc nội tiết tố Một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đêm nhiều lần là do bàng quang hoạt động quá mức, nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này là do sự suy giảm estrogen (thường diễn ra ở giai đoạn mãn kinh). Estrogen suy giảm khiến các mô xung quang bàng quang và niệu đạo của họ bị suy yếu. Với những trường hợp này, bác sĩ có thể kê một đơn thuốc có chứa estrogen tại chỗ, như: kem bôi estradiol (Estrace) hoặc kem estrogen liên hợp (Premarin). Eatrogen tại chỗ Estrogen tại chỗ có nguy cơ gây ra kích ứng trong một số trường hợp. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng estrogen tại chỗ gây ít tác dụng phụ hơn estrogen đường uống, nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức về vấn đề này, vì thế người ta vẫn đặt ra một số nguy cơ với loại thuốc này, nó có thể làm tăng tỷ lệ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư, đột quỵ hay đau tim,… OnabotulinumtoxinA (Botox) OnabotulinumtoxinA còn được gọi là botox. Đây là một loại protein có nguồn gốc từ vi khuẩn uốn ván. Thuốc được cho là có thể hữu ích với tình trạng tiểu đêm mất kiểm soát loại nặng. Botox Giống như thuốc kháng cholinergic, thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn acetylcholine, đồng thời cũng làm tê liệt cơ bàng quang. Từ đó giúp giảm chứng tiểu đêm nhiều. Botox có thể gây ra một số rủi ro như bí tiểu hoặc làm tê liệt bàng quang, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hoặc những người đã bị suy yếu do các vấn đề sức khỏe khác. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ phải đặt ống thông tiểu để thoát được nước tiểu. Thuốc lợi tiểu Nhóm thuốc lợi tiểu quai (như furosemide) cũng được dùng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần. Chúng hoạt động bằng cách làm tăng lượng nước tiểu vào bạn ngày để cơ thể bạn không sản xuất nhiều nước tiểu vào ban đêm nữa, từ đó làm giảm tần suất đi tiểu đêm. Nhóm thuốc này hiện chưa được cấp phép chính thức để điều trị tiểu đêm nhiều lần, nhưng bác sĩ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu nếu cảm thấy lợi ích nó mang lại vượt trội hơn. Furosemide Tác dụng phụ thường gặp của nhóm lợi tiểu quai là: Phat ban da Khó thở Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng Tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày Chóng mặt, cảm giác xây xẩm .v.v. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp một trong các vấn đề dưới đây: U tai hoặc giảm thính lực Đau dạ dày nghiêm trọng, buồn nôn và nôn Đau ngực, ho, sốt, khó thở Da tái, tím bầm, chảy máu bất thường Nhịp tim không đều, khó chịu ở chân, yếu cơ Sưng phù, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu .v.v. Thuốc chặn Alpha Đây là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đêm nhiều lần gây ra bởi bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Thuốc hoạt động bằng cách làm giãn các cơ của tuyến tiền liệt, cổ bàng quang (khu vực mà bàng quang gặp niệu đạo), từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bao gồm: tiểu đêm nhiều lần, bí tiểu, tiểu không hết,… Một loại thuốc chặn alpha Một số loại thuốc chặn alpha thường được kê đơn đó là Alfuzosin (Uroxatral) Terazosin (Hytrin) Doxazosin (Cardura) Silodosin (Rapaflo) Tamsasmin (Flomax) Thuốc chặn alpha có thể gây ra một số tác dụng phụ liên quan tới huyết áp, vì thế bệnh nhân dùng thuốc thường cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp,… Ngoài ra, tác dụng phụ thường gặp khác của nhóm thuốc này là tình trạng xuất tinh ngược. Các chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI) Đây cũng là nhóm thuốc để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, giúp tuyến tiền liệt thu nhỏ lại, từ đó cải thiện lưu lượng nước tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu dắt,… Thuốc có thể mất tới 3-6 tháng để bạn nhận thấy được kết quả điều trị. Các loại thuốc thuốc nhóm này có thể kể tới là: Finasteride (Proscar, Propecia) Dutasteride (Avodart) Dutasteride / tamsasmin (Jalyn) Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các chất ức chế 5-Alpha Reductase là: suy giảm ham muốn tình dục, tăng kích thước vú nhẹ, đau nhức hoặc rối loạn chức năng cương dương. Ngoài ra, 5-ARI cũng có thể làm giảm kháng nguyên PSA, làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm tra của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Các chất ức chế Phosphodiesterase-5 (PDE-5) Thuốc này được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng nó cũng giúp làm giảm các triệu chứng của tăng sản tuyến tiền liệt, từ đó cải thiện tình trạng tiểu đêm nhiều lần. PDE-5 hoạt động bằng cách làm trơn các cơ ở bàng quang và tuyến tiền liệt,. Thuốc uống theo đường miệng, bác sĩ có thể kê toa liều thấp và bạn uống thuốc hằng ngày. PDE-5 có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến là: đau lưng và cơ, nhức đầu, các triệu chứng như cảm cúm, rối loạn dạ dày sau ăn, thị lực bị ảnh hưởng,… Thuốc cũng có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm giảm huyết áp nghiêm trọng nếu dùng chung với thuốc nitrat cho bệnh tim. Thuốc chống trầm cảm Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị trầm cảm, tuy nhiên nó cũng có thể làm giảm một số triệu chứng của hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức – một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đêm nhiều lần. Thuốc chống trầm cảm sẽ được kê nếu các loại thuốc điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn không thể dùng các loại thuốc đó. FDA không phê duyệt việc sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị bàng quang hoạt động quá mức, vì thế bác sĩ có thể kê thuốc này cho bạn để sử dụng ngoài nhãn. Một số loại thuốc thường được kê là desipramine, imipramine. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị bàng quang hoạt động quá mức có thể bao gồm: Buồn ngủ Mệt mỏi Lo lắng Giảm ham muốn tình dục .v.v. Lưu ý khi dùng thuốc trị tiểu đêm ☛ Trước khi dùng thuốc Các loại thuốc điều trị tiểu đêm đều là các loại thuốc kê đơn, tức là phải được bác sĩ chỉ định và có đơn thuốc mới được sử dụng. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc này. Thuốc kê đơn nếu dùng không đúng có thể gây ra những tác dụng phụ cực kì nguy hiểm. Trước khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn nên nói với bác sĩ các loại thuốc mà mình bị dị ứng, các thuốc đang sử dụng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân (có bị dạ dày, gan thận hay không). ☛ Khi bạn có đơn thuốc Đọc kỹ tên thuốc cũng như cách sử dụng, hỏi lại bác sĩ nếu bạn có bất kì thắc mắc nào về các loại thuốc này, chẳng hạn: Hỏi bác sĩ xem trong quá trình dùng các loại thuốc này có làm ảnh hưởng gì tới các loại thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng không. Nếu bạn gặp khó khăn về vấn đề uống thuốc, có thể hỏi bác sĩ về cách bẻ hoặc nghiền thuốc. Hỏi về việc bảo quản thuốc, bởi một số loại thuốc cần để trong tủ lạnh. .v.v. Hãy đọc kỹ cách sử dụng thuốc (Ảnh minh họa) ☛ Trong quá trình dùng thuốc Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn nên tuân thủ theo một số lời khuyên dưới đây: Làm theo đúng hướng dẫn dùng thuốc, bao gồm: uống thuốc đúng cách, đúng liều, đúng giờ. Việc sử dụng thuốc với liều lớn hơn sẽ không giúp mang lại hiệu quả nhanh hơn mà thậm chí còn gây tác dụng ngược. Không dùng thuốc trong bóng tối. Hãy mở đèn và đọc đúng tên thuốc trước khi dùng. Không tự ý dừng thuốc giữa chừng. Hãy uống thuốc cho tới khi hết đơn hoặc đến khi bác sĩ bảo có thể dừng lại. Không chia sẻ đơn thuốc của bạn cho người khác và không dùng đơn thuốc của người khác cho bản thân. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì tác dụng phụ nào trong quá trình dùng thuốc. Trên đây là một số loại thuốc chữa tiểu đêm nhiều lần, mỗi loại thuốc nhắm tới một nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Đây không phải là một danh sách đầy đủ tất cả các loại thuốc, bác sĩ có thể kê cho bạn những loại thuốc khác ngoài danh sách này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Bài viết trên chỉ mang tính chất tìm hiểu thông tin và không thay thế cho bất kì chẩn đoán chuyên nghiệp nào.

Dinh dưỡng hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm

Chứng tiểu đêm làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Để hỗ trợ điều trị bệnh, chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng là một cách hiệu quả. Mục lục1. Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới chứng tiểu đêm?2. Bị tiểu đêm nên ăn gì?2.1. Các loại rau xanh2.2. Ngũ cốc nguyên hạt2.3. Quả mọng2.4. Sữa chua2.5. Uống đủ nước2.6. Món ăn hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm3. Tiểu đêm nên tránh ăn gì?3.1. Caffeine3.2. Rượu3.3. Thức ăn cay3.4. Muối4. Những lưu ý về chế độ ăn uống5. Một vài mẹo khác để giảm tiểu đêm6. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả Dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào tới chứng tiểu đêm? Dinh dưỡng đầy đủ là chìa khóa sức khỏe của mọi giai đoạn trong cuộc đời. Dinh dưỡng tốt cung cấp năng lượng cho cơ thể để chúng ta có một trạng thái sức khỏe tốt. Mất cân bằng, thừa hoặc thiếu các chất dinh dưỡng đa lượng (protein, carbohydrate, chất béo) hoặc vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm, vitamin,…) có thể dẫn đến rối loạn bệnh lý. Dinh dưỡng ảnh hưởng tới mọi cơ quan trong cơ thể chúng ta, bao gồm cả hệ tiết niệu. Có những loại thực phẩm có thể làm giảm nhiễm trùng, viêm sưng ở hệ tiết niệu; cũng có những loại thực phẩm có thể kích thích bàng quang, gây co thắt hoặc tắc nghẽn, làm cho bạn đi tiểu đêm nhiều hơn. Chính vì thế, nếu bạn bị tiểu đêm, chú ý tới chế độ ăn uống cũng là một trong những cách giúp khắc phục phần nào tình trạng này. Lưu ý: Chỉ dựa vào chế độ ăn uống không thể nào điều trị được hoàn toàn chứng tiểu đêm do bệnh lý. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những cách giúp hạn chế chứng tiểu đêm (Ảnh minh họa) Bị tiểu đêm nên ăn gì? Những loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đêm là những loại thực phẩm giúp hạn chế nguyên nhân gây ra tiểu đêm. Chúng có khả năng: Chống viêm nhiễm, hạn chế vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu. Ngăn ngừa táo bón để hạn chế tình trạng tắc nghẽn, kích thích bàng quang. Hỗ trợ loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giúp duy trì đường tiết niệu khỏe mạnh. .v.v. Các loại rau xanh Rau xanh là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa dồi dào, chúng thúc đẩy khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Bao gồm cả việc ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào bàng quang, đường tiết niệu. Không chỉ vậy, rau xanh cũng rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Bạn có thể ăn bất kì loại rau nào mà mình yêu thích, nhưng tốt nhất chính là các loại rau có màu xanh đậm như rau cải xoăn, súp lơ xanh, bắp cải, rau muống, rau ngót… Rau xanh giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và táo bón (Ảnh minh họa) Ngũ cốc nguyên hạt Như bạn đã biết, tình trạng táo bón quá mức có thể chèn ép vào bàng quang, làm giảm lưu lượng nước tiểu và ngăn chặn dòng chảy bình thường của nước tiểu, từ đó gây ra nhiều triệu chứng rối loạn tiểu tiện, bao gồm cả tiểu đêm. Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Như đã nói ở trên, chất xơ giúp tăng khối lượng cho phân và giúp đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa, từ đó ngăn ngừa táo bón. Ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón, hạn chế tình trạng tắc nghẽn gây tiểu đêm (Ảnh minh họa) Quả mọng Theo Hướng dẫn Sức khỏe Gia đình của Trường Y Harvard, Flavonols trong quả mọng có thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Một ly nước ép quả mọng mỗi ngày có thể giúp giảm tới 34% nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu. Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Journal of Medicinal Food cũng cho thấy rằng: nước ép nam việt quất có thể ngăn vi khuẩn bám vào niêm mạc đường tiết niệu, từ đó làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chính vì thế, nếu bị tiểu đêm, bạn hãy tích cực ăn hoặc uống nước ép các loại quả mọng như: mâm xôi, nam việt quất, dâu tây, nho,… Sữa chua Thường xuyên ăn sữa chua và các sản phẩm từ sữa lên men khác có thể giảm tới 80% nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi probiotics – một loại lợi khuẩn có trong sữa chua, có khả năng kháng khuẩn và làm giảm độ pH nước tiểu của bạn. Ngoài ra, sữa chua cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề ở đường tiết niệu trở nên trầm trọng hơn, bao gồm cả ung thư bàng quang. Mỗi ngày, bạn nên ăn 2 hộp sữa chua sau bữa ăn từ 1-2 tiếng. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giúp các vi khuẩn có lợi trong tồn tại và có thể hoạt động. Lợi khuẩn trong sữa chua mang lại nhiều lợi ích cho đường tiết niệu (Ảnh minh họa) Uống đủ nước Mỗi người nên cố gắng uống đủ từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Nước cần thiết cho thận hoạt động, đủ chất lỏng thận mới có thể lọc chất thải và vận chuyển nước tới bàng quang. Quá ít nước có thể dẫn tới tình trạng nước tiểu bị cô đặc, gây kích ứng thêm niêm mạc bàng quang và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận. Bạn không cần uống nhiều nước một lúc mà nên uống rải rác trong ngày. Ngoài ra, cũng nên tránh uống quá nhiều nước khoảng 2 giờ trước khi đi ngủ. Lượng nước nạp vào tính bao gồm cả nước canh, nước ép hoa quả và nước lọc. Uống đủ nước giúp thận hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa kích ứng niêm mạc bàng quang và sỏi thận (Ảnh minh họa) Món ăn hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm Ngoài các loại thực phẩm phía trên, nhân dân ta cũng truyền mẹo một số món ăn bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị chứng tiểu đêm. – Món ăn từ cật heo Nguyên liệu: Một cái cật heo Đậu dao 1 miếng Cách làm: Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày. Theo Đông y, cật heo có vị mặn, tính lạnh, không độc, có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương (Ảnh minh họa) – Món ăn từ ba ba và thịt gà Nguyên liệu: Thịt ba ba 250g Thịt gà 150g Cách làm: Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn. – Món ăn từ gà mái vàng Gà mái vàng loại nhỏ (500g), làm sạch cho vào nồi cùng 30g hoàng kỳ và 30 thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước – Món ăn từ gan gà trống Gan gà trống 1 bộ Thỏ ty tử 15g Gạo tẻ 60g Nước sạch 750ml Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn. Theo Đông y, gan gà có vị ngọt đắng, tính ấm, không độc, bổ thận, tráng dương (Ảnh minh họa) Tiểu đêm nên tránh ăn gì? Song song với các loại thực phẩm nên ăn khi bị tiểu đêm, người bệnh cũng cần chú ý tránh một số loại thực phẩm có thể gây kích thích đường tiết niệu. Chúng gồm: Caffeine Đồ uống có chứa cafein như trà, cà phê và các loại đồ uống có ga người bị tiểu đêm nên tránh tiêu thụ nhiều. Bởi caffeine là một chất gây lợi tiểu. Điều này có thể làm cho các triệu chứng của tiểu đêm trở nên trầm trọng hơn. Thay vào đó, để bổ sung nước cho cơ thể, bạn nên sử dụng nước lọc, nước trái cây pha loãng và các loại trà thảo mộc. Rượu Tương tự các loại đồ uống chứa caffeine, rượu cũng hoạt động như một chất lợi tiểu và làm tăng sản xuất nước tiểu. Chính vì thế, nếu đang bị tiểu đêm, bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh hoàn toàn việc sử dụng rượu cho tới khi các triệu chứng được cải thiện. Thức ăn cay Thức ăn cay có thể gây kích ứng bàng quang và làm triệu chứng tiểu đêm trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng. Muối Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Đại hội của Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu ở London, nhu cầu đi tiểu vào ban đêm ảnh hưởng đến hầu hết những người trên 60 tuổi có liên quan đến lượng muối trong chế độ ăn uống của họ. Bởi khi bạn ăn đồ ăn nhiều muối, thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để có thể thải hết lượng muối thừa ra ngoài, dẫn tới bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Không chỉ vậy, một chế độ ăn quá nhiều muối còn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, sỏi thận, loãng xương, đột quỵ, suy tim,… Các chuyên gia khuyến cáo, những người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 gam muối mỗi ngày. Đặc biệt, những người bị sỏi thận nên có chế độ ăn nhạt. Không nên ăn quá 2 gam muối mỗi ngày (Ảnh minh họa) Những lưu ý về chế độ ăn uống Phần trên là một số loại đồ ăn mà người bị tiểu đêm nên ăn và nên tránh, tuy nhiên bạn cần biết rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chứng tiểu đêm, vì thế danh sách phía trên chỉ mang tính chất tham khảo và bạn nên ăn uống sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, việc ăn uống đa dạng sẽ giúp cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác nhau, từ đó sức khỏe mới được nâng cao, hệ miễn dịch được cải thiện, cơ thể mới chống chọi được với bệnh tật tốt hơn. Vậy nên, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng từ 5 nhóm thực phẩm chính. Một vài mẹo khác để giảm tiểu đêm Ngoài chế độ ăn uống, một số lời khuyên dưới đây cũng giúp hạn chế chứng tiểu đêm: Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress Tập các bài tập tăng cường cơ sàng chậu Thường xuyên tập thể dục thể thao Không hút thuốc lá. Duy trì cân nặng hợp lý. Vương Bảo – Hỗ trợ điều trị tiểu đêm hiệu quả Nếu bạn bị tiểu đêm sinh lý do tuổi già hoặc bị tiểu đêm do tăng sản tuyến tiền liệt, viên uống Vương Bảo là một lựa chọn tốt và hiệu quả dành cho bạn. Với thành phần chính từ các loại thảo dược thiên nhiên, Vương Bảo đã được Viện y học cổ truyền TW chứng minh có tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới trung và cao tuổi Ngoài ra, Vương Bảo còn được bổ sung thêm thành phần cao Ngải nhật – có tác dụng chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Vương Bảo đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Sản phẩm nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng sử dụng (theo một khảo sát của báo Thời đại Kinh tế vào năm 2018). Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tổng kết Tiểu đêm có thể làm gián đoạn giấc ngủ và cuộc sống hằng ngày của bạn. Có nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng này, một trong số đó là chú ý hơn tới chế độ ăn uống để giúp duy trì bàng quang khỏe mạnh, phòng tránh nhiễm trùng và tắc nghẽn. Hãy lắng nghe cơ thể mình và xây dựng một chế độ ăn sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Song song với đó, bạn cũng nên thay đổi về hành vi và lối sống, tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đề ra, có như vậy, bệnh mới mau chóng thuyên giảm. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước). Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Chế độ ăn cho người tiểu rắt cần chú ý điều gì?

Tiểu rắt (đái rắt) làm người bệnh cảm thấy khó chịu và gây ra nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc đi khám để điều trị thích hợp cần có một chế độ ăn uống khoa học để giảm triệu chứng của bệnh và không để bệnh trở nên nặng hơn. Mục lụcTình trạng tiểu rắt là gì?Những thực phẩm tốt cho người bị tiểu rắtSử dụng bí đaoSử dụng sắn dâySử dụng rau mồng tơiUống nước ép trái câyUống nước chanhSử dụng nước râu ngôUống đủ nướcNhững thực phẩm người bị tiểu rắt cần tránhHạn chế bia rượuĐồ uống chứa caffeinĐồ uống có gasGia vị cay và đồ ngọtSử dụng quá nhiều muối Tình trạng tiểu rắt là gì? Tiểu rắt là tình trạng mà người bệnh gặp phải tình trạng phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, kể cả vào ban đêm. Tuy nhiên mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu mỗi lần thường rất ít, thậm chí có nhiều trường hợp bạn cảm giác buồn đi tiểu nhưng đi lại không được giọt nào. Khi bị gặp phải tình trạng tiểu rắt, bạn luôn sẽ có cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong ngày, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa tình trạng tiểu rắt không chỉ là một tình trạng rối loạn tiểu mà đây còn là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm như: viêm đường tiết niệu, viêm thận hay suy thận,… Với tình trạng tiểu rắt bạn có thể nhận biết thông qua những dấu hiệu phổ biến như sau: Bạn thường xuyên phải đi tiểu nhiều cả ngày và đêm với tần suất nhiều hơn 8 lần vào ban ngày và từ 2 lần trở lên vào ban đêm. Có cảm giác buồn tiểu đột ngột và không thể nhịn được nếu không kịp có thể bị són tiểu. Phải đi tiểu nhiều lần nhưng vừa mới đi tiểu xong thì lại có cảm giác buồn tiểu. Có cảm giác đau rát trong quá trình trong và sau khi đi tiểu. Cơ thể có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như sút cân, mệt mỏi, sốt,… Nếu bạn thấy mình có những dấu hiệu như trên thì bạn nên chủ động đi khám để có phương án điều trị sớm và kịp thời. Đồng thời cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp để giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh. Những thực phẩm tốt cho người bị tiểu rắt Dưới đây là những thực phẩm tốt mà bác sĩ khuyên nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày dành cho người bệnh bị tiểu rắt, để quá trình điều trị hiệu quả hơn và giảm đi các triệu chứng khó chịu: Sử dụng bí đao Bí đao là loại quả có khả năng thanh nhiệt, làm mát và giải độc cho cơ thể rất tốt. Hơn nữa bí đao còn hỗ trợ cho hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn. Do đó sử dụng bí đao vào chế độ ăn hàng ngày rất tốt cho những người bị tiểu rắt. Bạn có thể sử dụng bí đao để chế biến thành các món ăn như bí đao luộc, nấu canh hay nộm bí đao,… Sử dụng sắn dây Sắn dây cũng là một trong những thực phẩm rất tốt cho những người bị tiểu rắt. Bởi săn dây có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải độc nên có nhiều tác dụng tốt đến đường niệu, từ đó giúp làm hạn chế được chứng tiểu rắt của bạn. Với sắn dây bạn có thể sử dụng như sau. Bạn chuẩn bi khoảng 1kg sắn dây về rửa sạch rồi thái mỏng để phơi khô. Sau đó bạn đem đi nghiền thành bột và sử dụng bột đó để sử dụng hàng ngày. Kiên trì điều trị thì tình trạng tiểu rắt sẽ được cải thiện. Sử dụng rau mồng tơi Rau mồng tơi là một loại rau được sử dụng khá phổ biến được sử dụng nhiều trong các bữa ăn. Đây là loại thực phẩm rất tốt cho những người bị tiểu rắt. Bởi rau mồng tơi được biết đến với công dụng nhuận tràng, lợi tiểu và giúp giải nhiệt cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung rau mồng tơi vào chế độ ăn hàng ngày bằng cách chế biến thành các món ăn như canh rau mồng tơi, xào rau mồng tơi,… Uống nước ép trái cây Các loại nước ép trái cây có chứa rất nhiều các loại chất khoáng, vitamin. Nhờ đó giúp người bệnh thanh lọc cơ thể từ đó giúp cho hệ bài tiết hoạt động tốt và hiệu quả hơn. Một số loại nước ép trái cây bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày như dưa hấu, cà rốt, táo, cà chua,…   Uống nước chanh Với những người bị tình trạng tiểu rắt thì việc bổ sung nước chanh vào chế độ ăn hàng ngày rất có lợi. Bởi chanh có vị chua, tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc hiệu quả. Cách pha chế loại nước bạn có thể thực hiện như sau. Bạn chỉ cần vắt 1 quả chanh vào với 1 lít nước để sử dụng trong ngày. Bạn có thể cho thêm cho một ý đường cho đỡ chua, nhưng không nên sử dụng quá nhiều đường sẽ gây phản tác dụng.Tốt nhất nếu bạn uống được chua thì bạn nên uống nước chanh không đường và chỉ uống sau khi ăn để tránh bị đau dạ dày. Sử dụng nước râu ngô Nước râu ngô cũng là một loại thực phẩm rất tốt cho người bị tiểu rắt, bởi sử dụng nước râu ngô có tác dụng rất tốt giúp thanh lọc cơ thể, lợi tiểu và giúp dễ đi tiểu hơn. Sử dụng nước râu ngô để hạn chế tình trạng tiểu rắt với nguyên nhân do viêm tuyến tiền liêt, viêm đường tiết niệu, sỏi bàng quang sẽ mang lại hiệu quả nhất. Các chế biến nước râu ngô cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần đi mua râu ngô về rồi đem rửa sạch và cho nước vào đun sôi là đã có thể sử dụng. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nước râu ngô này uống hàng ngày thay thế cho uống nước. Có một điểm bạn cũng nên chú ý đó là bạn nên chọn loại râu ngô của ngô nếp thì nước cho ra sẽ thơm và dễ uống hơn. Ngoài ra để giúp bạn bảo quản râu ngô và sử dụng dài thì khi bạn đi mua về bạn có thể đem đi phơi khô rồi cho vào túi kín khi nào uống thì lấy ra sử dụng. Uống đủ nước Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, nước giúp cơ thể bài tiết đồng thời tống các chất độc hại và vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều nước sẽ không tốt cho cơ thể vì dễ dẫn tới tình trạng tiểu không kiểm soát được. Uống quá ít nước dẫn tới kiềm chế hoạt động của bàng quang, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bình thường nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày, nên hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh tiểu đêm. Những thực phẩm người bị tiểu rắt cần tránh Bên trên là những thực phẩm tốt cho người bị tiểu rắt nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. Và phần tiếp theo của bài viết chung tôi sẽ gửi đến các bạn những thực phẩm mà người bị tiểu rắt nên tránh không sử dụng để tránh khiến tình trạng tiểu rắt thêm trầm trọng. Hạn chế bia rượu Bia rượu và các đồ uống có cồn gây kích thích bàng quang làm tăng lượng nước tiểu. Người bệnh khi đó phải đi tiểu thường xuyên hơn nếu uống quá nhiều. Vì vậy, nên hạn chế uống các loại đồ uống này để có một sức khỏe tốt, một cơ thể khỏe mạnh. Đồ uống chứa caffein Để cải thiện chứng tiểu rắt, tiểu không kiểm soát được bạn nên hạn chế thậm chí bỏ hoàn toàn trà hoặc cà phê. Việc giảm được lượng caffein sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề tiểu nhiều lần không kiểm soát. Không phải là bạn phải từ bỏ hoàn toàn cà phê hoặc trà, coca mà chỉ là hạn chế chúng đi để tốt hơn cho sức khỏe. Đồ uống có gas Đồ uống có gas rất dễ gây kích thích bàng quang, đi tiểu nhiều lần. Do đó, trong ăn uống hàng ngày bạn có thể giảm lượng đồ uống này xuống  để giảm tình trạng bị tiểu rắt. Những đồ uống có gas bao gồm soda, nước khoáng, các loại nước sủi bọt… Gia vị cay và đồ ngọt Gia vị không thể thiếu trong các món ăn hàng ngày, vị cay đôi khi còn làm người thưởng thức cảm thấy ngon miệng hơn. Nhưng hãy hạn chế các gia vị cay nóng như ớt hoặc mù tạt nếu bạn bị tình trạng tiểu rắt, tiểu nhiều. Gia vị cay nóng hoặc đồ ngọt đều gây kích ứng bàng quang và không tốt cho người bệnh. Sử dụng quá nhiều muối Trong chế độ ăn hàng ngày nếu bạn sử dụng nhiều muối sẽ khiến cho lượng muốn hấp thụ vào cơ thể lớn, điều này sẽ khến tình trạng tiểu rắt của bạn sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa nếu bạn sử dụng nhiều muối còn làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì vậy để giải quyết tình trạng tiểu rắt thì bạn cần giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày của mình. Xem thêm: Phì đại tuyến tiền liệt là gì? vuongbaothaiminh.com Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Bệnh đi tiểu đêm khắc phục như thế nào?

Tiểu đêm là 1 căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người cao tuổi. Đi tiểu đêm gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh/ Vậy khắc phục tình trạng này thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây! Mục lục1. Tiểu đêm có điều trị được không?2. Khi nào tiểu đêm cần điều trị, khi nào không?3. Các khắc phục bệnh đi tiểu đêm3.1. Phương pháp tại nhà3.2. Dùng thuốc3.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị3.4. Phẫu thuật3.5. Các phương pháp điều trị khác Tiểu đêm có điều trị được không? Tiểm đêm là một tình trạng thường gặp và có thể điều trị được. Tuy nhiên, để điều trị bệnh hiệu quả, bước đầu cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh. Người ta chia nguyên nhân gây tiểu đêm thành nguyên nhân không bệnh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau: ☛ Nguyên nhân tiểu đêm không do bệnh lý. Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước, canh, rượu bia vào buổi tối chính là nguyên nhân gây đi tiểu đêm nhiều lần. Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu: Việc sử dụng những loại thuốc có tính lợi tiểu để điều trị các tăng huyết áp, bệnh phù thũng do suy thận cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đi tiểu nhiều lần. Phụ nữ mang thai: Ở phụ nữ mang thai, các nội tiết tố thay đổi, tử cung lớn do sự phát triển của thai nhi chèn ép lên bàng quang cũng dẫn tới chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. Yếu tố tâm lý: Đi tiểu nhiều lần là một triệu chứng thường gặp liên quan với sự lo lắng, xảy ra với những bệnh nhân bị trầm cảm và rối loạn giấc ngủ – mất ngủ, ngưng thở khi ngủ. ☛ Nguyên nhân tiểu nhiều về đêm do bệnh lý. Bệnh lý tuyến tiền liệt: Thường gặp nhất là tăng sản tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt phát triển lớn hơn bình thường, nó sẽ chèn ép vào đường tiểu do đó ngăn cản dòng nước tiểu đi ra và kích thích bàng quang dẫn đến chứng đi tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm. (Tìm hiểu thêm: Tăng sản tuyến tiền liệt là gì?) Viêm đường tiết niệu: Các chứng viêm niệu đạo, viêm bàng quang…Bàng quang chính là nơi chứa nước tiểu. Bình thường, khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, nó sẽ co bóp để đẩy nước tiểu ra ngoài nhưng khi bị viêm đường tiết niệu, do cổ bàng quang, niêm mạc bàng quang bị kích thích nên lúc nào người bệnh cũng có cảm giác buồn tiểu do đó dẫn tới chứng đi tiểu nhiều lần bất kể ngày hay đêm. Sỏi thận, dị vật đường tiết niệu: sỏi hay dị vật di chuyển, cọ xát gây kích thích dẫn tới tiểu nhiều lần… sỏi – dị vật cũng có thể gây tắc đường tiểu. Có thể xuất hiện các biểu hiện kèm theo như tiểu buốt, tiểu ra máu cảm giác tiểu không hết, lượng nước tiểu giảm. Đái tháo đường tuýp II: Biểu hiện bệnh là đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm. Các biểu hiện kèm theo như da khô, thường xuyên khát nước, sụt cân… .v.v. Chi tiết: Nguyên nhân chứng tiểu đêm nhiều lần Để điều trị bệnh hiệu quả, bước đầu cần xác định được đâu là nguyên nhân gây bệnh (Ảnh minh họa) Khi nào tiểu đêm cần điều trị, khi nào không? Tiểu đêm có thể không cần điều trị nếu tình trạng này không diễn ra thường xuyên và nó không ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sức khỏe của bạn. Tiểu đêm cũng không cần điều trị nếu bạn đang mang thai – bởi đây là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiểu đêm làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, thể chất và tinh thần của bạn. Bạn nên đi khám để có những phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, nếu tiểu đêm kèm theo các triệu chứng rối loạn tiểu tiện khác, như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu són, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,… thì bạn cần đi khám để chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị đúng. Bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang có một vấn đề y tế tiềm ẩn nào đó. Các khắc phục bệnh đi tiểu đêm Phương pháp tại nhà ☛ Xây dựng thói quen vệ sinh tốt Một thói quen vệ sinh tốt có thể giúp bạn khắc phục phần nào tình trạng tiểu đêm. Chúng gồm: Đi vệ sinh trước giờ đi ngủ và dành thời gian để làm trống hoàn toàn bàng quang; Bạn nên đi tiểu ít nhất 3 đến 4 giờ một lần và không nên nhịn tiểu. Việc giữ nước tiểu lâu trong bàng quang quá lâu có thể làm suy yếu cơ bàng quang và dễ gây nhiễm trùng, từ đó dẫn tới chứng tiểu đêm. Khi đi tiểu, hãy ở thoải mái, thư giãn các cơ và tránh gồng mình, gắng sức. ☛ Hạn chế uống nước hai giờ trước khi đi ngủ Uống nước gần giờ đi ngủ có thể dẫn tới tiểu đêm. Vì thế, bạn nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ, đặc biệt là các loại đồ uống có thể kích thích bàng quang như trà, rượu, cà phê, nước ngọt. Tuy nhiên bạn lưu ý, vẫn cần phải uống đủ lượng nước trong ngày. Bạn nên tránh uống nước trước giờ đi ngủ (Ảnh minh họa) ☛ Uống thuốc lợi tiểu vào buổi chiều Như đã nói ở trên, một số loại thuốc có thể gây lợi tiểu. Vì thế, thay vì uống thuốc vào buổi tối, bạn có thể hỏi bác sĩ để dùng các thuốc này vào buổi chiều hay những thời điểm khác trong ngày. ☛ Tập kegels tăng cường cơ sàn chậu Để có một bàng quang khỏe mạnh, tránh tăng hoạt về đêm, bạn nên tạo cho mình thói quen tập kegels. Kegels là các bài tập tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ tử cung, bàng quang, ruột non và tực tràng. Bạn có thể thực hiện các bài tập này bất cứ lúc nào, cho dù bạn đang ngồi tại bàn làm việc hay thư giãn trên ghế dài. Để thực hiện bài tập, bạn có thể tham khảo tại các bài viết, video hướng dẫn trên internet. ☛ Phòng tránh táo bón Nếu bạn bị táo bón, phân có thể đè lên bàng quang, gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu gấp, tiểu nhiều lần,… Vậy nên, hãy phòng tránh táo bón bằng cách tăng cường ăn chất xơ, chúng có nhiều trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và khô, các loại đậu,… ☛ Giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng của bạn Với những người bị bàng quang tăng hoạt (một trong các nguyên nhân gây tiểu đêm), việc giảm cân được chứng minh là có thể làm giảm các triệu chứng. Bởi, giảm cân sẽ giúp vùng bụng giảm bớt áp lực lên tất cả các cơ quan xung quanh, bao gồm cả bàng quang. Nếu đang thừa cân, bạn nên lên một kế hoạch giảm cân lành mạnh. Giảm cân có thể giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm (Ảnh minh họa) Dùng thuốc Có một số loại thuốc được chấp thuận để điều trị chứng tiểu đêm. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể làm giảm các triệu chứng chứ không thể chữa khỏi nguyên nhân. Các thuốc này là: Thuốc kháng cholinergic Thuốc lợi tiểu Thuốc chống bài niệu desmopressin Ngoài ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây tiểu đêm của bạn mà bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc khác, như: Thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế 5-Alpha Reductase, chất ức chế phosphodiesterase-5,… để điều trị tăng sản tuyến tiền liệt. Thuốc kháng sinh điều trị viêm niệu đạo Thuốc insulin, amylinomimetic, thuốc ức chế alpha-glucosidase, chất chủ vận dopamine,… để điều trị tiểu đường. .v.v. Khi sử dụng các loại thuốc này, nguyên nhân của bạn sẽ được cải thiện, từ đó làm giảm các triệu chứng bệnh, bao gồm cả tiểu đêm. Thuốc là một trong những cách giúp khắc phục tình trạng tiểu đêm (Ảnh minh họa) Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn sử dụng thêm các loại TPCN, TPBVSK để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Ưu điểm của các sản phẩm này thường là chiết xuất tự nhiên, thảo dược nên không gây tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, công dụng trước khi sử dụng bất kì sản phẩm bổ sung nào. Với bệnh nhân trung và cao tuổi bị tiểu đêm hoặc bệnh nhân bị tiểu đêm do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tìm hiểu để sử dụng thêm viên uống Vương Bảo. Đây là sản phẩm chuyển giao từ đề tài nghiên cứu cấp bộ của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện dược liệu TW), có công dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới trung và cao tuổi, nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW và có mặt hơn 8 năm trên thị trường. Theo khảo sát, sản phẩm nhận được sự hài lòng từ 93,5% khách hàng sử dụng (theo một khảo sát của Thời báo kinh tế Việt Nam). Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Phẫu thuật Khi việc điều trị nội khoa không hiệu quả, một số nguyên nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật mới khắc phục hiệu quả được tình trạng bệnh. Chẳng hạn: Phẫu thuật u xơ tiền liệt tuyến Phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu Phẫu điều trị bàng quang tăng hoạt .v.v. Các phương pháp điều trị khác Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, tùy thuộc từng nguyên nhân mà bệnh nhân còn có thêm nhiều lựa chọn điều trị khác, chẳng hạn: Kích thích điện để co cơ sàn chậu, khắc phục tình trạng bàng quàng tăng hoạt Cấy ghép tuyến tụy để điều trị tiểu đường type 1. Giải phẫu bọng đái để điều trị tiểu đường type 2. Châm cứu để làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt .v.v. Tổng kết Tiểu đêm là một tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Để khắc phục hiệu quả tình trạng này, trước hết cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đã chỉ định. Việc điều trị đôi khi đòi hỏi nhiều thời gian, vì thế người bệnh cần chuẩn bị tinh thần tốt, kiên nhẫn và không nên bỏ ngang quá trình điều trị. Mọi vấn đề còn thắc mắc về tiểu đêm cũng như sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước). Chia sẻ0 Tweet Chia sẻ

Loading...