Cây ngũ sắc là cây gì? Có Tác dụng gì? chữa bệnh gì?
Đúng như tên gọi của mình, hoa Ngũ sắc mang một vẻ đẹp cuốn hút lạ kì. Với màu sắc nổi bật, chúng thường được trồng để làm cảnh, tạo điểm nhấn cho không gian. Nhưng không chỉ có vậy, Ngũ sắc còn là một vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền hay các bài thuốc dân gian. Vậy cây Ngũ sắc có những tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé, và bạn có thể sẽ bất ngờ vì những công dụng của loài cây này đó.
I. Cách nhận diện cây Ngũ sắc chính xác
1.1 Giới thiệu tổng quan
- Tên gọi khác: bông ổi, thơm ổi, tứ quý, ổi nho, mã anh đơn, trâm anh, hoa cứt lợn, tứ thời,…
- Tên tiếng Anh: common lantana; large leaf lantana; pink-flowered lantana; prickly lantana; shrub verbena; tickberry; yellow sage; arch man flower.
- Tên tiếng Trung: 五色 梅, 马 缨 丹
- Tên gọi khoa học: Lantana camara L.
- Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae)
- Phân bố: Châu Á, châu Phi, Nam Âu, Trung Đông, châu Úc, nhiều đảo ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phạm vi phân bố của cây Ngũ sắc vẫn đang tăng lên.
Cây Ngũ sắc có nhiều tên gọi khác nhau, như bông ổi, thơm ổi, hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý,… Nó là một loại cây có hoa thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và có tên khoa học là Lantana camara L..
Ngũ sắc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Sau đó được du nhập vào hơn 60 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy Ngũ sắc tại nhiều nước từ châu Phi, Nam Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; tới các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philipine, Nhật Bản, Ấn độ. Thậm chí, nó còn xuất hiện tại nhiều đảo thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ngũ sắc là một loài cây có nhiều biến đổi và được trồng rộng rãi trong hơn 300 năm. Do việc nhân giống cây Ngũ sắc rộng rãi trong suốt thế kỷ 17 và 18 để sử dụng làm cây cảnh nên hiện nay có hàng trăm giống cây trồng và cây lai Ngũ sắc khác nhau.
Ở Việt Nam, Ngũ sắc thường được trồng làm cảnh do có màu sắc rực rỡ, thu hút hoặc mọc dại. Ở nhiều nước trên thế giới, do sự sinh trưởng mạnh, Ngũ sắc trở thành loài cỏ dại đáng gờm, nó cạnh tranh với các loài bản địa dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Nó cũng có thể xâm nhập vào các khu vực nông nghiệp và nếu không được kiểm soát có thể làm giảm đáng kể năng suất đất nông nghiệp.
1.2 Nhận diện qua mô tả và hình ảnh
Ngũ sắc là cây bụi thơm lâu năm cỡ trung bình, có thể cao tới 2m. Thân nhỏ hình tứ giác, mọc thẳng, mang nhiều cành ngang. Thân khi còn non phủ lông tơ, khi trưởng thành thường có gai ngắn quặp về phía dưới. Đôi khi cây có thể mọc leo trèo lên các cây bụi hoặc cây thấp, bám vào các điểm tiếp xúc bằng gai, cành và lá. Toàn thân cây tỏa ra một mùi hương đặc biệt, có người ưa có người không.
Lá cây mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa. Lá có mùi thơm hắc khi nghiền nát hoặc vò.
Hoa ngũ sắc nhỏ, có nhiều màu như vàng, cam, trắng, tím nhạt, hồng hoặc đỏ. Màu hoa thay đổi theo thời gian và khi thụ phấn, đầu tiên hoa có vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng là đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Hoa xếp thành từng chùm sặc sỡ, thu hút bướm ong. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10.
Quả mọng hình cầu 2 hạt, chín màu từ xanh lục đến xanh thẫm hoặc tím đen (bề ngoài giống quả dâu đen).
1.3 Nơi sống và thu hái
Cây ngũ sắc thường mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, rìa rừng, ven bờ biển. Nó cũng phát triển tốt ở những khu vực bị xáo trộn như đường bộ, đường sắt và các khu vực phục hồi sau hỏa hoạn hoặc khai thác gỗ.
II. Tác dụng của cây Ngũ sắc
2.1 Làm thuốc
Để dùng làm thuốc, người ta có thể sử dụng lá, hoa và rễ của cây Ngũ sắc. Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát.
Từ xa xưa, nhân dân ta và nhân dân thế giới đã sử dụng Ngũ sắc để điều trị các bệnh như:
- Cầm máu
- Hạ sốt
- Tiêu độc
- Giảm đau
- Ngứa da
- Thủy đậu
- Sởi
- Loét da
- Quai bị
- Phong thấp, đau xương
- Chấn thương bầm dập
- .v.v.
Một số bài thuốc có sử dụng Ngũ sắc là:
- Trị viêm da, eczema, mụn nhọt, vết loét, các vết chàm: Nấu lá tươi để rửa ngoài hoặc giã lá tươi đắp ngoài.
- Trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu: Giã lá tươi đắp ngoài hoặc dùng 30g lá khô, với
10g gừng khô, tán thành bột rắc lên vết thương ngày một lần. - Trị ho: 12g hoa ngũ sắc đem sắc uống.
- Chữa cảm mạo, sốt: Cho lá vào nồi nước xông.
- Trị lao, ho ra máu: Hoa ngũ sắc 30-60g, đem sắc uống.
! LƯU Ý: Cây Ngũ sắc có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bởi như sách Đông y có nói, đây là loại cây có độc. “Sách minh họa màu về các loại quả dại có độc thường gặp ở tỉnh Hải Nam” (Trung Quốc) cũng có ghi lại rằng Ngũ sắc là loại cây “có mùi hôi ở cành và lá, có độc”, cần chú ý khi sử dụng và không được dùng quá liều.
Độc tính của Ngũ sắc biểu hiện chủ yếu ở hệ tiêu hóa. Người dùng quá liều có thể gặp các triệu chứng như: tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, đau bụng dữ dội, táo bón, phân đen và có mùi hôi, tăng tiết dịch ở mắt và khoang mũi, nhạy cảm với ánh sáng, dáng đi không ổn định, đôi khi sốt, vã mồ hôi, vàng da,.v.v.. Khi gặp trường hợp này, cần ngừng thuốc ngay lập tức và đưa đến bệnh viện để điều trị cấp cứu.
Ngoài ra, cây Ngũ sắc không có tác dụng chữa viêm xoang mũi như cây cứt lợn Ageratum conyzoides. Bạn cần chú ý để tránh dùng nhầm.
2.2 Làm cảnh, làm hàng rào
Từ thế kỷ 19, cây Ngũ sắc đã là một trong những loài hoa trang trí vườn hoặc trồng trong chậu cảnh ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dưới điều kiện khí hậu ôn đới, nó vẫn đang được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong nhà.
Tại Việt Nam nói riêng, cây rất được ưa chuộng để trồng làm cảnh. Ngày nay, người ta còn sử dụng Ngũ sắc để làm các thế bonsai đẹp mắt.
2.3 Chống xói mòn đất
Ở một số khu vực miền núi (ví dụ như ở Tanzania và Ấn Độ), cây Ngũ sắc từng được coi là lớp phủ giúp chống xói mòn đất rất tốt.
2.4 Tác dụng khác
Ngoài các tác dụng trên, nhân dân thế giới còn sử dụng cây Ngũ sắc để:
- Làm nguồn thức ăn cho cừu con
- Sử dụng rơm từ Ngũ sắc trộn với phân để sản xuất khí sinh học
- Sử dụng cành để làm củi
- Tinh dầu từ hoa và lá có một số giá trị đối với ngành công nghiệp nước hoa
- Chiết xuất từ lá Ngũ sắc có hoạt tính diệt côn trùng và kháng khuẩn mạnh, vì thế được sử dụng để giúp lưu trữ khoa tây và loại bỏ được sự phá hại của sâu bướm củ khoai tây Phthorimaea operculella.
III. Ứng dụng của Ngũ sắc trong chăm sóc sức khỏe nam giới
3.1 Từ nghiên cứu, đánh giá
Cây Ngũ sắc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt hóa học. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là khả năng chống ung thư từ một thành phần hóa học của cây Ngũ sắc.
Vào năm 2010, Ghosh và cộng sự đã phát hiện tác dụng chống viêm và chống ung thư của axit oleanonic từ cây Ngũ sắc. (Phát hiện này được đăng trên tạp chí Dược học) (Nguồn: https://www.scielo.br/j/rbpm/a/gCqMqXXnzpLFzNv3PkTnsMv/?lang=en).
Các hóa chất tự nhiên từ thực vật từ lâu vẫn được nghiên cứu để đưa vào các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Trong đó, axit oleanolic đã thu hút được sự chú ý đáng kể vì nó có khả năng ức chế ung thư thông qua việc điều chỉnh nhiều con đường tín hiệu tế bào.
Về cơ bản, axit oleanolic có khả năng ức chế sự hình thành, quá trình tạo mạch và di căn trong một số mô hình ung thư, bao gồm cả u tuyến tiền liệt.
Các báo cáo này đã giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng chống ung thư của cây Ngũ sắc và đây có thể chính là một ứng cử viên tiềm năng để thiết kế các tác nhân điều trị mới.
Ngoài ra, người ta còn phát hiện được rằng, Lantadene A – một Triterpenoid năm vòng có trong cây Ngũ sắc còn có tác dụng bảo vệ gan, giúp gan chống lại tổn thương do Acetaminophen gây ra.
3.2 Đến ứng dụng
Dựa vào các nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới, công ty dược phẩm Thái Minh cũng đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá tác dụng của cây Ngũ sắc khi kết hợp với các thành phần khác trong việc hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới.
Kết quả cho thấy, khi kết hợp Ngũ sắc với các vị khác như Náng hoa trắng, Sài hồ nam, Ngải nhật, Hải trung kim, Đơn kim,… thì có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu són, tiểu ngắt quãng,…
Từ kết quả nghiên cứu trên, công ty Thái Minh đã quyết định thay đổi thành phần của sản phẩm Vương Bảo. Cụ thể, ngoài các thành phần cũ gồm Náng hoa trắng, Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay thì Vương Bảo new còn được bổ sung thêm các vị Ngũ sắc, Ngải nhật, lá hoa Ban.
Với sự thay đổi này, Thái Minh mong muống mang đến cho khách hàng một sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn. Từ đó giúp hỗ trợ bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến hiệu quả hơn.
>> Mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty, bạn BẤM VÀO ĐÂY
>> Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY
Ngũ sắc là loài cây có hoa nổi bật, thu hút, chính vì thế nó được nhân dân ta ưa chuộng trồng làm cảnh. Tuy nhiên không chỉ có vậy, Ngũ sắc còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống khối u đã được khoa học nghiên cứu và công nhận.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu uy tín trên thế giới, công ty dược phẩm Thái Minh cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng của Ngũ sắc. Từ đó, bổ sung thêm cao Ngũ sắc vào bảng thành phần mới của Vương Bảo. Với sự thay đổi này, công ty mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm Vương Bảo mới với chất lượng tốt hơn và hiệu quả cao hơn.
Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!