Tiểu buốt đau bụng dưới là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu buốt đau bụng dưới bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể vô hại tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại là cảnh báo của viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, niệu đạo…..Vậy bệnh do nguyên nhân nào? Cách điều trị ra sao? Tất cả sẽ được Vương Bảo Thái Minh bật mí trong bài viết dưới đây.

I. Tiểu buốt đau bụng dưới có nguy hiểm không? 

Theo đánh giá từ chuyên gia tiểu buốt kèm đau bụng dưới sẽ làm suy giảm chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi mắc bệnh cơ thể bạn có thể đang gặp một trong vấn đề sau:

tiểu buốt đau bụng dướiTiểu buốt đau bụng dưới

  • Suy thận, bể thận, nhiễm trùng máu
  • Ở nữ giới bệnh gây tắc đường dẫn trứng gây vô sinh 
  • Đối với nam giới do đường sinh dục và đường tiết niệu chung nhau vì thế không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tinh hoàn, viêm ống tinh.
  • Giảm ham muốn tình dục 
  • Nguy hiểm với bà bầu, dọa sinh non hoặc sảy thai

II. Tiểu buốt kèm theo đau bụng dưới là dấu hiệu bệnh gì? 

Khi thấy tiểu buốt đau bụng dưới đừng chủ quan bởi nó là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh, điển hình như: 

2.1 Hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ giới, nhưng mức độ chịu tổn thương ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới. Tiểu buổi kèm theo đau bụng là biểu hiện thường gặp ở người bệnh. Khi không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản thậm chí nặng hơn sẽ gây vô sinh.

tiểu buốt đau bụng dưới ở nữHẹp niệu đạo gây đau bụng, tiểu buốt và khiến bàng quang căng tức 

Một vài triệu chứng điển hình thường gặp khi mắc bệnh có thể kể tới: 

2.2 Sỏi niệu đạo

Tiểu khó, tiểu bí, rối loạn tiểu tiện dẫn đến tiểu nhiều lần trong ngày là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân mắc sỏi niệu đạo, trong vài trường hợp người bệnh còn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do sự tắc nghẽn của sỏi trong nước tiểu, vì thế khi phát hiện bệnh thông thường bạn sẽ cảm nhận được cơn đau ở sườn, đau bụng dưới, đau tại tầng sinh môn hoặc đau lưng bởi khi có sỏi trong niệu đạo làm nước tiểu không được giải thoát khiến ứ đọng và gây quặn thắt. 

Bệnh không chỉ gây nên cơn đau mà còn để lại nhiều hệ quả gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh điển hình như suy thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, suy giảm chức năng thận. Do đó, để bảo vệ sức khỏe bản thân ngay khi thấy dấu hiệu khác thường hãy đến cơ sở y tế để kiểm tra cứu chữa kịp thời. 

2.3 Viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu tiện chỉ gặp ở phái mạnh, bệnh do vi khuẩn e.coli, Gonococcus, Chlamydia trachomatis gây nên. Tiểu bí, đau tức bàng quang, đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến của bệnh. 

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đối diện với triệu chứng khác như: 

  • Tiểu kèm theo máu trong nước tiểu 
  • Tiểu gấp, tiểu nhiều lần
  • Thấy dịch trắng tại âm đạo 
  • Ngứa ngáy khó chịu trong ống dẫn tiểu. 

2.4 Ung thư cổ tử cung

Nếu tiểu buốt đau bụng dưới ở nữ có thể là cảnh báo của ung thư cổ tử cung. Giống với các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm thường phát triển âm thầm do đó ở giai đoạn đầu hầu như người bệnh hầu như không có bất cứ triệu chứng nào.

đi tiểu buốt đau bụng dướiUng thư cổ tử cung

Ngoài dấu hiệu trên người bệnh cũng có thể nhận biết bệnh dựa vào biểu hiện khác như: 

  • Âm đạo chảy máu bất thường.
  • Âm đạo có dịch tiết khác thường.

2.5 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rối loạn tiểu tiện, tiểu nhiều kèm theo đau bụng dưới. Nhưng mỗi ca bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau nên khó để nhận biết bệnh, tuy nhiên phần nhiều người bệnh sẽ gặp một trong biểu hiện sau: 

  • Nước tiểu có mùi khác ngày thường 
  • Cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu rất ít hoặc khó tiểu 
  • Thay đổi màu sắc nước tiểu có thể chuyển hồng nhạt hoặc nước tiểu có máu. 
  • Tiểu đau ở xương chậu 

2.6 Viêm tuyến tiền liệt

Tình trạng bệnh xuất hiện thường xuyên và liên tục kèm theo đó là triệu chứng tiểu rắt, tiểu bí thì đó có thể là dấu hiệu khởi phát của viêm tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thêm dấu hiệu: 

  • Ớn lạnh, cơ thể mệt mỏi bất thường 
  • Nam giới bị rối loạn chức năng sinh lý 
  • Tiểu nhiều lần, tiểu buốt thậm chí nước tiểu còn kèm theo máu.

2.7 Viêm bàng quang

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường niệu đạo là nguyên nhân dẫn tới viêm bàng quang trong đó e.coli là tác nhân chính gây bệnh. Đặc biệt khi thấy đau bụng dưới kèm theo tiểu buốt có khả năng bạn đã mắc viêm bàng quang.

tiểu buốt đau bụng dướiViêm bàng quang do vi khuẩn e.coli gây nên với triệu chứng tiểu buốt đi kèm

Không những vậy bệnh còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:

  • Nước tiểu có mùi lạ, màu đục hơn thông thường
  • Đi tiểu nhiều, tiểu ra máu
  • Sốt
  • Tiểu gấp, tiểu nhiều lần, đau khi tiểu
  • Đau lưng.

||Xem thêm: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất

III. Cách chữa đi tiểu buốt đau bụng dưới

3.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc

Để điều trị bệnh bằng nội khoa bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh của mỗi người để kê đơn thuốc phù hợp. Một vài loại thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm đau: Meteospasmyl, Paracetamol, Diclofenac, Nospa (uống hoặc tiêm).
  • Thuốc kháng sinh: nhóm Cephalosporin thế hệ mới, Quinolon. 
  • Thuốc cầm máu: Tranexamic acid (uống hoặc tiêm), Flutamide, Goserelin.

3.2 Điều trị ngoại khoa

Chữa bệnh ngoại khoa bằng DHA là phương pháp được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện hiện nay. Không chỉ là liệu pháp điều trị thông thường mà nó còn giúp triệt tận gốc vi khuẩn gây bệnh lậu - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tiểu buốt kèm đau bụng dưới. Đặc biệt phương pháp này được đánh giá cao về độ hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.

3.3 Kết hợp thay đổi lối sinh hoạt tại nhà

Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn chữa bệnh từ bác sĩ cùng với đó người bệnh có thể kết hợp chế độ ăn cũng như thay đổi thói quen sống tại nhà để sớm kiểm soát tình trạng bệnh:

  • Uống nhiều nước, tốt nhất uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đủ chất bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả. Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày đặc biệt là sau khi quan hệ.
  • Giữ vùng kín khô ráo sau khi tắm hoặc đi vệ sinh. 
  • Không mặc quần lót quá chật, nên chọn chất vải thấm hút mồ hôi tốt và vừa với cơ thể. 
  • Kiêng quan hệ trong thời gian đang chữa bệnh bởi điều này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Toàn bộ bệnh trên đều là bệnh người bệnh có thể gặp khi bị tiểu buốt đau bụng dưới. Nó có thể để lại biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế ngay khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám bởi khi tìm ra nguyên nhân mới tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 05/08/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...