Tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
Tiểu buốt ở phụ nữ là tình trạng thường gặp, nhưng không nên coi thường. Bởi, nếu không được điều trị kịp thời, tiểu buốt có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, thậm chí là hiếm muộn. Để hạn chế và cải thiện triệu chứng này, các chị em cần nắm rõ nguyên nhân phổ biến và những sai lầm khi chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cùng Vương bảo Thái Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết chi tiết dưới đây.
I. Tiểu buốt ở nữ giới là gì?
Tiểu buốt ở phụ nữ là cảm giác nóng rát, đau đớn, khó chịu mỗi khi đi tiểu. Một số trường hợp bị rát hoặc buốt từ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Theo các chuyên gia, đây là kết quả của sự kích thích tại bàng quang, niệu đạo, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.
Triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới
Thông thường, tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 - 50 và kèm theo những biểu hiện điển hình như:
- Vùng kín tiết dịch
- Nước tiểu có mùi lạ, đục hoặc lẫn máu
- Tiểu buốt kèm đau bụng
- Đau và sốt sau khi đi tiểu
- Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ kể từ khi tiểu tiện
- Đau lưng hoặc đau hông
Vì những triệu chứng trên không hẳn là triệu chứng đặc hiệu nên có thể gây nhầm lẫn đến một số bệnh lý khác. Đó cũng là lý do vì sao các chị em thường chủ quan hoặc điều trị sai cách, khiến tình trạng tiểu buốt kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm hiếm muộn.
Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Dưới đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó tìm ra giải pháp điều trị phù hợp; trả lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.
II. Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ
Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ, bao gồm:
2.1 Uống quá ít nước
Khi thiếu nước, tỷ lệ nước trong cơ thể giảm dẫn đến tình trạng cô đặc huyết tương. Lúc này, để duy trì sự cân bằng của nước và các chất điện giải, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm nước bằng cách tạo ra nước tiểu có nồng độ cao nhằm giữ lại càng nhiều nước càng tốt.
Điều này vô tình gây nên áp lực tại niệu đạo và bàng quang, khiến các cơ quan này bị kích thích, từ đó sinh ra cảm giác tiểu buốt.
2.2 Tiêu thụ quá nhiều cồn và cafein
Đi tiểu buốt ở nữ do uống nhiều rượu và cafe
Cồn và cafein là những chất gây kích thích bàng quang và niệu đạo, từ đó dẫn đến cảm giác tiểu tiện và tăng số lần đi tiểu trong ngày. Ngoài ra, 2 chất này còn được biết đến với khả năng giãn mạch máu trong niệu đạo, tạo cảm giác đau buốt khi tiểu tiện.
2.3 Cắt giảm đột ngột đồ ăn chứa chất kích thích
Trái ngược với việc tiêu thụ quá nhiều, việc cắt giảm đột ngột đồ ăn chứa chất kích thích như cồn hay cafein cũng có thể gây tiểu buốt ở nữ giới.
Nguyên nhân là bởi, khi cơ thể đã thích nghi với lượng cồn và cafein được dung nạp thường xuyên, chúng có thể sản sinh ra một số chất giúp đối phó với các chất kích thích này. Do đó, khi bị đột ngột cắt giảm chất kích thích, niệu đạo có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, từ đó dẫn đến cảm giác tiểu buốt hoặc tiểu tiện thường xuyên.
2.4 Dùng thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá có thể gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ở phụ nữ. Bởi, thành phần nicotine trong thuốc lá có tác động kích thích niệu đạo, gây cảm giác buồn đi tiểu, tiểu buốt và tiểu tiện thường xuyên.
2.5 Thói quen đi tiểu không đúng cách
Thói quen đi vệ sinh ảnh hưởng rất lớn tới hệ niệu đạo
Các thói quen xấu khi đi tiểu như: nhịn tiểu quá lâu, không tiểu đủ khi có nhu cầu,... có thể gây viêm niệu đạo và dẫn đến cảm giác đau, rát hoặc buốt ở phụ nữ khi đi tiểu.
2.6 Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác có thể gây tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới, bao gồm: viêm đường tiết niệu, tuổi tác, các vấn đề về tuyến giáp, mang thai,...
Bên cạnh đó, để trả lời cho câu hỏi “đi tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì”, các chuyên gia tiết niệu tại Trung tâm Tiết niệu Thận học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và cho biết, tình trạng tiểu buốt ở nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ |
Giải thích chi tiết |
Nhiễm trùng đường tiết niệu |
Vi khuẩn E.Coli được nhận định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bội nhiễm ngược dòng thông qua đường tiểu của người bệnh, gây viêm đường tiết niệu và gây đau, buốt khi đi tiểu. |
Bệnh lây truyền qua đường tình dục |
Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bao gồm: bệnh lâu, nấm chlamydia, mụn rộp sinh dục,... khiến người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rát liên tục. |
Tắc nghẽn niệu quản |
Khi nước tiểu không thể đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm và hình thành các triệu chứng tiểu buốt, tiểu không sạch hoặc tiểu ít. |
Sỏi đường tiết niệu |
Sỏi ở đường tiết niệu thường được hình thành do các tinh thể lắng đọng, khiến nước tiểu bị cản trở dẫn đến viêm nhiễm. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh sỏi đường tiết niệu thường đau nhói, không thoải mái khi đi tiểu. |
III. Tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai không?
Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiểu buốt. Vậy, tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai hay không? Có thể, nhưng không chắc chắn.
Bởi, khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu bị thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến tăng lượng nước tiểu và kích thích bàng quang. Mặt khác, thai nhi phát triển cũng có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến các mẹ bầu cần đi tiểu nhiều hơn và có cảm giác buốt khi đi tiểu.
Tiểu buốt không phải dấu hiệu suy nhất của mang thai
Như vậy, để xác định xem tiểu buốt có phải là dấu hiệu mang thai hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu khác như:
- Chậm kinh
- Buồn nôn, nôn
- Thay đổi khẩu vị
- Mệt mỏi
- Ngực căng tức
- Thay đổi ở vùng bụng
Nếu bạn có các dấu hiệu này kèm theo chứng tiểu buốt, thì khả năng bạn đang mang thai là rất cao. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
||Xem thêm: 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả
IV. Tiểu buốt ở phụ nữ có nguy hiểm không? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Hiện tượng tiểu buốt ở phụ nữ có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, ví dụ như nhiễm trùng đường tiểu, ung thư tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, sỏi thận,...
Tiểu buốt là vấn đề đáng báo động ở nữ giới
Hơn nữa, tình trạng tiểu buốt kéo dài còn có thể suy giảm sức khỏe sinh lý phái nữ, khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại với bạn tình, từ đó ngại quan hệ tình dục, dẫn đến sứt mẻ tình cảm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng.
Chưa hết, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ bị tiểu buốt được đánh giá là rất cao. Do đó, chị em nên chủ động tới bệnh viện hoặc các cơ sở y khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.
V. Cách điều trị tiểu buốt ở phụ nữ hiệu quả
Để điều trị tiểu buốt, người bệnh cần được chẩn đoán nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có công dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Nếu phụ nữ bị tiểu buốt do các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể chỉ định một trong các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng giúp cơ bắp bàng quang thư giãn, từ đó làm giảm các cơn co thắt bàng quang.
- Thuốc điều trị rối loạn chức năng bàng quang: Các loại thuốc này có tác dụng giúp điều hòa hoạt động của bàng quang, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Các loại thuốc trị tiểu buốt cho nữ
Lưu ý: Các loại thuốc đặc trị trên thường gây ra tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng!
||Xem thêm: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
VI. Mẹo giảm tiểu buốt ở nữ giới tại nhà
Để khắc phục tình trạng tiểu buốt ở nữ tại nhà, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống là điều cần thiết. Cụ thể:
6.1 Chế độ sinh hoạt cho người tiểu buốt
- Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Người lớn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên rửa vùng kín bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ.
- Thay quần lót thường xuyên: Thay quần lót thường xuyên sẽ giúp giữ cho vùng kín khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Tránh nhịn tiểu: Khi có cảm giác buồn tiểu, cần đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu lâu.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe của bàng quang và hệ tiết niệu.
Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học là cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ
6.2 Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu buốt
- Hạn chế các chất kích thích: Một số chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga, có thể gây kích ứng bàng quang và khiến tình trạng tiểu buốt trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu Náng hoa trắng: Náng hoa trắng là thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau, rát, nóng rát khi đi tiểu. Vì thế, khi thấy tiểu buốt, người dùng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu Náng hoa trắng như Vương Bảo để cải thiện sức khỏe niệu đạo.
Tóm lại, tiểu buốt không chỉ gây ra nhiều phiền phức về mặt sinh hoạt mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, những sai lầm thường gặp và cách khắc phục tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ là vô cùng quan trọng để chấm dứt nỗi ám ảnh thường trực này cho các chị em.
||Tham khảo bài viết khác:
- Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt
- Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa
- Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!