Tiểu buốt ở trẻ em có nguy hiểm? Điều trị, chăm sóc tại nhà

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu buốt ở trẻ em hiếm gặp, thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý bởi bệnh có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến bàng quang, niệu đạo…..Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị sao cho hiệu quả? Hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu trong bài sau.

I. Tiểu buốt ở trẻ em là gì?

Tiểu buốt ở trẻ em là tình trạng tiểu nhiều trong ngày nhưng nước tiểu ít và mỗi lần tiểu đều mang lại cảm giác đau buốt, khó chịu, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 5 - 9 tuổi. Trung bình chúng ta tiểu 4 - 7 lần/ngày nếu bé có tần suất đi tiểu vượt mức này cũng có thể bé đang mắc tiểu buốt, tiểu rắt cùng với đó là vài biểu hiện phổ biến như:

tiểu buốt ở trẻ emTiểu buốt ở trẻ em

  • Số lần tiểu quá nhiều, mỗi lần tiểu không kiểm soát được lưu lượng nước tiểu.
  • Nhiều trẻ sẽ gặp tình trạng đau bụng, căng tức bàng quang gây khó chịu. 
  • Tiểu buốt nặng hơn là xuất hiện máu trong mỗi lần tiểu. 
  • Tiểu buốt khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa.
  • Tiểu xong vẫn buồn tiểu, tiểu không hết nước 
  • Có thể kèm theo sốt cao, mất ngủ, sụt cân không rõ lý do. 

II. Nguyên nhân gây Tiểu buốt ở trẻ em

Khi nhắc tới tiểu buốt ở trẻ nhiều phụ huynh thường cho rằng con mình bị mải chơi hoặc lười đi tiểu nên mới mắc bệnh này. Suy nghĩ sai lầm này thường dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cuộc sống cũng như sức khỏe của con.

Tiểu buốt là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

nguyên nhân tiểu buốt ở trẻ emĂn nhiều đồ ngọt làm bàng quang tăng hoạt làm tình trạng tiểu buốt ở trẻ thêm nặng hơn

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu buốt ở trẻ em, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, từ bàng quang, niệu đạo đến thận. Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất, trong đó vi khuẩn E. coli là loại vi khuẩn phổ biến nhất.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây nhiễm trùng. Ở trẻ gái, niệu đạo ngắn và gần hậu môn hơn so với trẻ trai, nên trẻ gái dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn.
  • Hẹp bao quy đầu: Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da quy đầu bó chặt toàn bộ quy đầu khiến quy đầu khi cương cứng không thể lộn lại. Hẹp bao quy đầu có thể khiến nước tiểu đọng lại ở đầu dương vật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Bệnh lý đường tiết niệu: Một số bệnh lý đường tiết niệu khác cũng có thể gây tiểu buốt ở trẻ em, bao gồm:

nguyên nhân tiểu buốt ở trẻ emTrẻ bị tiểu buốt do viêm bàng quang

    • Sỏi thận: Sỏi thận là những khối vật cứng hình thành trong thận do cặn khoáng hoặc muối lắng đọng. Sỏi thận có thể di chuyển xuống niệu quản, gây tắc nghẽn và đau đớn khi đi tiểu.
    • Viêm bàng quang kẽ: Viêm bàng quang kẽ là tình trạng viêm bàng quang không do nhiễm trùng. Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như dị ứng, chấn thương, căng thẳng tâm lý.
    • Viêm thận: Viêm thận là tình trạng viêm nhiễm ở thận. Viêm thận có thể do nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn hoặc các bệnh lý khác.

III. Dấu hiệu nhận biết bệnh 

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau biểu hiện bệnh của bé sẽ khác nhau, tuy nhiên để kiểm soát bệnh của con bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau: 

  • Trẻ lớn: sốt cao, tiểu rắt tiểu buốt, đái dầm, tiểu nhiều về đêm, trẻ thấy buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới. 
  • Trẻ sơ sinh: quấy khóc thường xuyên. sốt với nhiệt độ thấp ban đầu rồi tăng dần, trẻ có biểu hiện mệt mỏi chán ăn, bỏ bú. Có thể nôn trớ hoặc tiêu chảy kéo dài, đôi khi nhiệt độ cơ thể bé có thể thấp hơn 36 độ. 
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: trẻ ở tuổi này dễ dàng phát hiện bệnh hơn so với trẻ sơ sinh thông qua biểu hiện sốt cao, quấy khóc, kém ăn so với ngày thường.

IV. Cách điều trị tiểu buốt ở trẻ em 

4.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt tại nhà 

Ngay khi phát hiện con đang gặp khó khăn trong việc tiểu tiện hoặc triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt tốt nhất ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp bệnh sẽ kèm theo biểu hiện khác nhau, đặc biệt nên đưa bé đi khám sớm nếu thấy tiểu buốt kèm theo tiểu rắt, sốt, đau bụng, tiểu ra máu…..

Dựa vào nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị bệnh riêng. Với những trẻ bị bệnh do viêm đường tiết niệu bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, thuốc kháng viêm. Còn với bé bị hẹp bao quy đầu có thể được phẫu thuật cắt nong bao quy đầu để chấm dứt tình trạng tiểu buốt. 

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng tác động lớn đến kết quả chữa bệnh của bé. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp nhất, mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây, thịt, cá…..Hơn nữa, để phòng bệnh ba mẹ cần lưu ý:

Điều trị tiểu buốt ở trẻ emCải thiện bữa ăn hàng ngày cũng là phương pháp đơn giản cải thiện tiểu buốt ở trẻ em 

  • Bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả, vitamin…..Không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chiên rán, chứa nhiều muối.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ 
  • Theo dõi và quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé.

4.2 Cải thiện tiểu buốt cho bé theo dân gian 

Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh ngoài việc đưa con đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong việc kết hợp chữa bệnh với bài thuốc dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc mẹ có thể tham khảo: 

- Uống nước râu ngô 

Râu ngô thức uống thanh mát không chỉ hỗ trợ giải nhiệt ngày hè mà còn là bài thuốc chữa tiểu buốt ở trẻ nhỏ hiệu quả. 

Cách làm: 

  • Chuẩn bị: râu ngô + bông mã đề 
  • Rửa sạch, sắc hỗn hợp lấy nước có thể uống hàng ngày. 
  • Bài thuốc không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà nó còn đem đến hiệu quả cho người lớn người đang gặp các vấn đề liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu…… 

- Uống nước rau má 

Đặc trưng bởi tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt giải độc chính vì thế nó luôn là nguyên liệu hàng đầu trong các bài thuốc dân gian trong đó bao gồm cả bệnh tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ nhỏ. 

Cách thực hiện: 

  • Rau má sơ chế, rửa sạch ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Sau 15 phút vớt để ráo nước.
  • Xay rau má lọc bã cho bé uống nước. Cho bé uống nước rau má ít nhất 1 lần 1 tuần không chỉ giúp hấp thu dinh dưỡng mà còn đẩy lùi bệnh nhanh chóng. 

- Chữa tiểu buốt bằng rau mồng tơi

Cách điều trị tiểu buốt ở trẻ emRau mồng tơi “thần dược” chữa vấn đề liên quan đến tiểu tiện ở trẻ em

Mồng tơi thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn không chỉ mang đến công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu mà nó còn là mẹo chữa tiểu buốt cho bé được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần lấy lá rau mồng rửa sạch đun lấy nước cho bé uống. 

Lưu ý: Rau có lợi cho đường tiêu hóa nên không phù hợp với trẻ tiêu hóa yếu, trẻ thường bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy.

V. Cách phòng ngừa tiểu buốt ở trẻ em

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tiểu buốt ở trẻ em:

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Nước giúp loãng nước tiểu và giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra ngoài. Trẻ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, kể cả nước trái cây và nước ép.
  • Cho trẻ đi tiểu thường xuyên: Trẻ nên đi tiểu ít nhất 6-8 lần mỗi ngày, ngay cả khi trẻ không có cảm giác buồn tiểu. Đi tiểu thường xuyên giúp ngăn ngừa nước tiểu bị tích tụ trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo hoặc dương vật.
  • Hạn chế cho trẻ mặc quần lót quá chật: Quần lót quá chật có thể khiến da vùng kín bị kích ứng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần lót vừa vặn, làm từ chất liệu cotton mềm mại.
  • Điều trị sớm các bệnh lý đường tiết niệu: Nếu trẻ bị các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu,... cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Điều trị sớm các bệnh lý này sẽ giúp ngăn ngừa tái phát và các biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp ngăn ngừa tiểu buốt ở trẻ em:

  • Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và đồ uống có ga: Đồ ngọt và đồ uống có ga có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ: Môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh nhà vệ sinh sạch sẽ.

Với những biện pháp phòng ngừa trên, cha mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc tiểu buốt.

Tiểu buốt ở trẻ em không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên không điều trị sẽ làm chậm quá trình phát triển của con đặc biệt đối với trường hợp mắc bệnh do bệnh lý. Chính vì thế, hãy đưa con đi khám để nhanh chóng chấm dứt bệnh, quá trình tiếp nhận liệu trình chữa bệnh phụ huynh cần theo dõi bé nếu thấy điều gì bất thường cần báo lại ngay với bác sĩ. Không tự mua thuốc điều trị tại nhà để tránh rủi ro khiến bệnh thêm nặng hơn.

Cập nhật lúc: 05/08/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...