Tiểu rắt tiểu buốt là gì? Nguyên nhân cách điều trị đơn giản

Thẩm định bởi:

Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Tiểu rắt tiểu buốt là vấn đề không quá hiếm gặp nhưng lại là biểu hiện tiềm ẩn của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Tình trạng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh lý cũng như chất lượng cuộc sống khiến cho nhiều người lo lắng. Để giúp mọi người có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh này, bài viết dưới đây Vương Bảo Thái Minh sẽ chia sẻ các nguyên nhân chính và cách chữa tiểu buốt tiểu rắt tại nhà mang lại hiệu quả cao.

I. Các biểu hiện của bệnh tiểu rắt tiểu buốt

Trước khi đưa ra các dấu hiệu của bệnh, chúng ta hãy đi phân tách riêng 2 khái niệm tiểu buốt và tiểu rắt để người bệnh có thể hiểu rõ hơn tình trạng bệnh của mình nhé.

tiểu rắt tiểu buốtTiểu rắt tiểu buốt là gì?

  • Tiểu buốt là tình trạng khi đi tiểu sẽ cảm thấy bị đau, buốt và rát từ lúc bắt đầu đi tiểu đến khi kết thúc. Tình trạng này có thể do bạn đã có bệnh lý nền sỏi tiết niệu nên khi đi tiểu mới dẫn đến hiện tượng đau buốt thậm chí còn đau buốt tận lỗ sáo.
  • Tiểu rắt là trạng thái bất thường của người bệnh khi thường xuyên đi tiểu nhiều trong ngày và có lượng nước tiểu thải ra rất ít. Đôi khi còn không thể kiểm soát được việc đi tiểu khiến cho người bệnh thường hay bị tiểu són, khiến cơ thể cảm giác bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Khi diễn ra hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt thì đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nào đó trong cơ thể bạn như sỏi thận, viêm thận, viêm tiết niệu hay nặng hơn có thể dẫn đến suy thận. Do đó, bạn hãy lắng nghe cơ thể mình thường xuyên và chú ý tới những biểu hiện bất thường nếu có.

II. Nguyên nhân tiểu rắt tiểu buốt

Vì sao bị tiểu rắt tiểu buốt? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm và thắc mắc nhất. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu rắt tiểu buốt:

2.1 Xuất phát từ người bệnh

nguyên nhân tiểu buốt tiểu rắtLàm việc quá sức gây tiểu rắt

  • Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng đầu tiên khi nhắc tới bệnh này. Người bệnh thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho cơ thể như đồ uống có ga, cồn, các loại thực phẩm lợi tiểu…
  • Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc kích thích hệ thần kinh với hàm lượng cao. Đặc biệt hơn, ở một số trường hợp, người bệnh còn tự ý sử dụng thuốc tây mà không có sự chỉ định từ bác sĩ.
  • Làm việc quá sức khiến các bộ phận cũng phải vận động nhiều hơn dẫn đến cơ thể mệt mỏi.
  • Sinh hoạt cá nhân không lành mạnh, thô bạo làm ảnh hưởng tới nội tạng.
  • Ở nữ, có thể do vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến vùng kín bị tổn thương và nhiễm trùng chéo gây ra tiểu rắt tiểu buốt ở phụ nữ.
  • Đặc biệt, đối với các mẹ bầu đang ở những tháng cuối thai kỳ thường xuyên bị tình trạng em bé chèn ép lên bàng quang.

2.2 Các bệnh lý nền có sẵn trong cơ thể người bệnh

Bệnh lý nền cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Cùng chúng tôi điểm qua một số bệnh nền thường gặp:

hiện tượng tiểu buốt tiểu rắt

Người có bệnh nền sỏi đường tiết niệu

  • Các bệnh nền liên quan đến đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo là căn nguyên dẫn đến tiểu rắt tiểu buốt. Một số vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tình dục hoặc vệ sinh cá nhân sai cách. Hiện nay, bệnh không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc các bệnh này.
  • Suy giảm chức năng thận: Thận đóng vai trò rất quan trọng trong khâu lọc máu và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi thận bị yếu hay suy thận, các hoạt động này dần bị kém đi gây ra hiện tượng bị tiểu buốt tiểu rắt.
  • Sỏi đường tiết niệu: Một bệnh lý thường xảy ra khi sỏi cọ xát, kích thích niêm mạc tạo cảm giác đau, buốt và gây phản xạ đi tiểu nhiều lần. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra viêm ngược dòng lên thận dẫn đến tiểu rắt tiểu buốt đôi khi có lẫn máu (nước tiểu thải ra có màu hồng). Lâu ngày sẽ gây viêm thận, ứ mủ ở thận dẫn đến suy thận, một căn bệnh nguy hiểm hiện nay.

Ngoài ra, bị tiểu rắt tiểu buốt cũng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm trực tràng, ung thư trực tràng, ung thư cổ tử cung…

III. Các cách trị tiểu rắt tiểu buốt được áp dụng hiện nay

Tiểu rắt tiểu buốt ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Ở thể nhẹ, nó có thể biến mất sau 2 – 3 ngày nhưng nếu là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó thì cần có cách điều trị kịp thời nhằm chữa dứt điểm tận gốc căn bệnh. Sau đây là một số cách trị tiểu buốt tiểu rắt tại nhà vô cùng đơn giản, an toàn mà người bệnh có thể tham khảo:

3.1 Uống đủ lượng nước mỗi ngày

cách trị tiểu rắt tiểu buốtTiểu rắt tiểu buốt nên uống đủ 2 lít nữa mỗi người

Tiểu buốt tiểu rắt ở phụ nữ hay ở nam giới đều có thể do cơ thể bị thiếu nước, khô hạn. Chính vì vậy, người bệnh cần duy trì uống đủ 2 lít nước trong ngày để giúp cơ thể hạn chế bị tiểu rắt. Ngoài ra, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể bài tiết lượng nước tiểu, đào thải các độc tố ra ngoài tốt hơn. Đồng thời, loại trừ các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh tại tiết niệu. Khi bộ phận tiết niệu được thanh lọc, hiện tượng tiết buốt tiểu rắt được cải thiện rõ rệt.

3.2 Chế độ dinh dưỡng mỗi ngày

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tiết rắt tiểu buốt. Đối với người bị tiểu rắt, cơ thể cần tăng cường và bổ sung thêm các loại thực phẩm tươi mát như trái cây chứa nhiều vitamin C và rau xanh. Những loại thực phẩm tốt cho cơ thể có thể kể đến như:

  • Trái cây: Cam, bưởi, dừa … có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
  • Rau xanh: Rau má, rau diếp cá, rau mồng tơi, rau đắng… có tác dụng giải độc, giải nhiệt.

3.3 Không sử dụng đồ uống có cồn

Việc sử dụng nhiều đồ uống có cồn là lý do khiến bệnh tiểu buốt tiểu rắt ở nam giới bị nặng hơn. Vì vậy, người bệnh không nên uống các loại chất kích thích và chứa cồn như rượu, bia, cà phê. Các loại đồ uống này sẽ khiến cho nồng độ máu tăng lên khiến trạng thái cơ thể thay đổi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.

tiểu buốt tiểu rắt uống gìTránh các loại đồ uống chứa nhiều cồn

Đến đây chắc hẳn người bệnh đã biết tiểu buốt tiểu rắt uống gì và kiêng gì? Hãy lựa chọn những loại đồ uống tốt cho cơ thể để phòng tránh bệnh diễn biến nặng.

3.4 Tránh căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu rắt tiểu buốt. Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng các vi khuẩn dễ dàng lấn chiếm môi trường của vi khuẩn có lợi, gây ra đái rắt. Do đó, người bệnh nên sắp xếp công việc hợp lý, khoa học để dành thời gian nghỉ ngơi giúp cơ thể được thư giãn, phục hồi lại năng lượng.

3.5 Vệ sinh vùng kín đúng cách

Khi người bệnh vệ sinh vùng kín không sạch sẽ và đúng cách sẽ vô tình tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong cơ thể. Vì vậy, bạn nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ khi tắm và sau khi đi vệ sinh, đặc biệt hơn là sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, không nên quan hệ tình dục bừa bãi, điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng gây bệnh.

3.6 Tập luyện thể dục thể thao

vì sao bị tiểu rắt tiểu buốtTăng cường tập luyện thể thao nhẹ nhàng

Rèn luyện thể thao hàng ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Đồng thời, các bài tập này còn giúp hệ cơ trơn như bàng quang hoạt động tốt hơn, từ đó hạn chế tình trạng tiểu rắt tiểu buốt. Người bệnh có thể lựa chọn các môn thể thao hoạt động nhẹ nhàng, diễn ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức đề kháng nói chung và đẩy lùi bệnh tật nói chung.

Trên đây là những thông tin chi tiết xoay quanh bệnh tiểu rắt tiểu buốt người bệnh có thể tham khảo Dù là áp dụng phương pháp điều trị nào thì để chắc chắn nhất, bạn cũng nên đi thăm khám để xác định nguyên nhân gây tiểu rắt cũng như mức độ bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị hiệu quả nhất nhé.

||Tham khảo bài viết khác:

Cập nhật lúc: 05/08/2024

***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!

vuong-bao.jpg

03-hotline-svg.png
Loading...