Tiểu rắt uống thuốc gì? 7 loại thuốc Tây trị tiểu rắt tốt nhất
Tiểu rắt uống thuốc gì? Đó là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân đặt ra khi bị chứng tiểu rắt. Để trả lời cho thắc mắc này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số loại thuốc trị tiểu rắt theo phương pháp Tây y đang được nhiều người sử dụng hiện nay.
I. Nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu rắt
Trước khi tìm kiếm lời giải đáp cho vấn đề tiểu rắt uống thuốc gì? Mời bạn cùng chúng tôi điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiểu rắt nhé.
1.1 Tiểu rắt ở nam giới
- Do cơ thể bị nóng trong.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khoảng 80% nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E Coli xâm nhập vào cơ thể.
- Do các bệnh về tuyến tiền liệt: Các bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến cũng gây ra tiểu rắt như phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt…
- Sỏi thận: Bị sỏi thận hay sỏi bàng quang… làm cản trở dòng nước tiểu xuống niệu quản, từ đó gây tiểu rắt tiểu buốt. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
1.2 Tiểu rắt ở nữ giới
- Nhiễm khuẩn đường tiểu: Tỷ lệ mắc bệnh này ở phụ nữ cao hơn nam giới do niệu đạo của nữ ngắn hơn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo, niệu đạo gây bệnh hơn.
- Do các bệnh phụ khoa: Các bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm vòi trứng… cũng là nguyên nhân gây ra tiểu rắt.
- Do căng thẳng, stress quá mức.
II. Tiểu rắt uống thuốc gì – Top 7 loại thuốc tốt nhất
Dùng thuốc chữa trị tiểu rắt là phương pháp hiệu quả giúp người bệnh cải thiện được tình trạng rõ rệt, cân bằng lại cuộc sống. Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại thuốc có tác dụng trị tiểu rắt theo Tây y như:
2.1 Thuốc Ciprofloxacin 500-HV
- Thương hiệu: US Pharma
- Xuất xứ: Việt Nam
- Hoạt chất: Ciprofloxacin
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Công dụng: Tiêu diệt các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó cải thiện tình trạng tiểu rắt.
Sử dụng Ciprofloxacin 500-HV cho các trường hợp trị nhiễm khuẩn nặng bao gồm: Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm phần phụ. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó điều trị các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần hay rối loạn tiểu tiện.
2.2 Thuốc Metronidazole 250mg
- Nhà sản xuất: Mekophar
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần chính có: Metronidazole
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Công dụng: Metronidazole 250mg làm ức chế vi khuẩn gây viêm đường sinh dục, điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Sử dụng Metronidazole 250mg trong trường hợp nhiễm trùng vi khuẩn hoặc động vật nguyên sinh. Thuốc được hấp thu nhanh và có hiệu quả cao, tuy nhiên cần được sự chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
2.3 Thuốc Xatral XL 10mg
- Thương hiệu: Sanofi
- Xuất xứ: Pháp
- Hoạt chất: Alfuzosin
- Dạng bào chế: Viên nén phóng thích kéo dài
Công dụng: Thuốc Xatral XL 10mg được sử dụng trị các triệu chứng đái rắt do phì đại tiền liệt tuyến, giúp thư giãn các cơ trơn ở mô tuyến tiền liệt. Từ đó, tình trạng tiểu rắt có thể được khắc phục.
Xatral XL 10mg có hoạt chất chính là alfuzosin hydrochloride với hàm lượng 10mg, hoạt động trên tuyến tiền liệt, niệu đạo và tam giác bàng quang. Thuốc tác động trực tiếp lên cơ trơn của mô tuyến tiền liệt, cải thiện các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
2.4 Thuốc Cotrimoxazole 400/80
- Nhà sản xuất: Stella
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần: Sulfametoxazol, Trimethoprim
- Dạng bào chế: Viên nén
Công dụng: Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm ở tiết niệu và cải thiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt.
Cotrimoxazole 400/80 có thành phần chính là Sulfametoxazol với hàm lượng 400mg và Trimethoprim hàm lượng 80mg. Cơ chế hoạt động chủ yếu bằng cách ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng tiểu rắt và viêm đường tiết niệu khác.
2.5 Thuốc Cyclindox 100 mg
- Nhà sản xuất: Medochemie
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần: Doxycyclin
- Dạng bào chế: Viên nang cứng
Công dụng: Cyclindox 100mg điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục, từ đó có thể cải thiện được các triệu chứng tiểu rắt, tiểu mất kiểm soát.
2.6 Thuốc Clealine 50mg
- Nhà sản xuất: Atlantic
- Xuất xứ: Anh
- Thành phần: Sertraline
- Dạng bào chế: Viên nén
Công dụng: Clealine 50mg giúp cải thiện các triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu ở người có bệnh lo âu, trầm cảm hay bị các vấn đề tâm lý.
Clealine 50mg có thành phần chính là Sertraline với hàm lượng 50mg. Đây là chất ức chế mạnh ở đầu sợi thần kinh, có công dụng kích thích, an thần và chống ám ảnh. Ngoài ra, Sertraline cũng có thể cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở bệnh nhân trầm cảm.
2.7 Thuốc Venlafaxine Stella 37.5 mg
- Nhà sản xuất: Stella
- Xuất xứ: Việt Nam
- Thành phần: Venlafaxine
- Dạng bào chế: Viên nang cứng
Công dụng: Venlafaxine Stella 37.5mg được chỉ định dùng cho người bệnh bị tiểu rắt do trầm cảm nặng.
Venlafaxine Stella 37.5mg có thành phần chính là Venlafaxine hàm lượng 37.5mg. Thuốc hoạt động bằng cách an thần, tác động nhẹ lên hệ thống tim mạch, giúp thư giãn, cải thiện hoạt động ở hệ thống tiết niệu.
III. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị tiểu rắt
Bên cạnh việc tiểu rắt uống thuốc gì thì người bệnh cũng cần quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị tiểu rắt. Chính vì vậy người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
- Chế độ ăn uống: Thực phẩm dinh dưỡng đối với người tiểu rắt cần được chú trọng trong quá trình điều trị. Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn. Đồng thời, tăng cường bổ sung rau xanh, các loại thực phẩm có tác dụng thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt, hạn chế sử dụng các loại nước có ga, cồn như cà phê, rượu, đồ cay nóng… để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng.
- Vệ sinh vùng kín: Vùng kín là nơi mà vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Vì vậy, người bệnh cần phải vệ sinh đúng cách, tránh các thói quen như nhịn tiểu, quan hệ tình dục không an toàn.
- Rèn luyện thể dục thể thao: Luyện tập thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ. Ngoài ra, luyện tập sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng hệ bài tiết bị ảnh hưởng do lâu ngày không vận động, ít vận động gây viêm nhiễm.
Trên đây là những thông tin tổng quát về bị tiểu rắt uống thuốc gì và cách phòng tránh mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng những nội dung trong bài viết này bổ ích cho bạn. Chúc các bạn sớm tìm được phương pháp điều trị tiểu rắt an toàn nhất!
Nguồn bài viết: Tổng hợp
||Tham khảo bài viết khác:
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!