Viêm tuyến tiền liệt là gì? có nguy hiểm không? Biến chứng
Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý chung thường gặp ở nam giới. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó cũng ít nhiều gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy viêm tuyến tiền liệt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Vương Bảo Thái Minh tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
I. Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì?
Viêm tuyến tiền liệt hay còn được gọi là bệnh viêm tiền liệt tuyến, đây là tình trạng rối loạn hoặc bị viêm ở vùng tiền liệt hoặc các bộ phận xung quanh nó.
Hiện nay, viêm tuyến tiền liệt được chia thành 4 loại chính:
- Đau vùng chậu mạn tính
- Viêm tiền liệt tuyến nhiễm trùng cấp tính
- Viêm tiền liệt tuyến nhiễm trùng mạn tính
- Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng
II. Dấu hiệu và biểu hiện của người mắc bệnh
Tùy vào mức độ bệnh sẽ dấu hiệu khác nhau. Với những người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng sẽ không có dấu hiệu nào, khi này bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu.
Còn đối với những người bị bệnh do vi khuẩn cấp tính hoặc mạn tính bệnh sẽ kèm theo một vài trạng thái ở đường tiết niệu – sinh dục như:
- Biểu hiện toàn thân: ớn lạnh, sốt, mệt mỏi.
- Biểu hiện tại đường tiết niệu – sinh dục: đau đầu dương vật, tăng số lần đi tiểu trong ngày, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt, có máu trong tinh dịch, đau trực tràng…
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Là bệnh thường gặp ở nam giới đặc biệt là đối với những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Với nam giới có độ tuổi trên 50.
- Người có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt
- Những người từng bị nhiễm trùng cơ quan sinh dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Người bị HIV/AIDS.
- Người từng được thực hiện xét nghiệm sinh thiết khối u để chuẩn đoán các bệnh liên quan tới ung thư.
- Người không uống nước đều đặn hoặc ít uống nước làm cho nước tiểu không được đào thải gây tồn đọng vi khuẩn.
- Những người không giữ được nước cho cơ thể hoặc vì một số bệnh lý nào đó nên thường bị mất nước.
- Do đặc thù công việc, người thường xuyên làm các công việc có tính chất rung lắc mạnh.
- Người bị áp lực về mặt tâm lý hoặc từng bị tổn thương dây thần kinh ở vùng xương chậu có thể những chấn thương cho va đập mạnh hoặc do tập thể dục thể thao sai cách.
- Ngoài những đối tượng trên thì người có bao quy đầu hẹp cũng có tỷ lệ mắc viêm tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường.
||Bạn có biết: Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị
III. Biến chứng của bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới
Viêm tiền liệt tuyến tuy là bệnh lành tính không gây quá nhiều nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng bệnh mạn tính hoặc cấp tính với những biến chứng khó lường như:
- Nhiễm trùng máu
- Viêm tinh hoàn
- Áp xe tuyến tiền liệt.
- Vùng xương sống, xương chậu có thể bị nhiễm trùng.
- Gây rối loạn các chức năng tình dục
- Nặng hơn có thể gây vô sinh hoặc tử vong…
Như vậy có thể trả lời cho câu hỏi “viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Nếu người bệnh vẫn có nhu cầu có con, rơi vào nhóm đối tượng dưới 50 tuổi. Vì viêm tuyến tiền liệt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh. Do đó, khả năng có con đối với người bị viêm tuyến tiền liệt sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người sức khỏe bình thường.
IV. Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Viêm tuyến tiền liệt sẽ nguy hiểm nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời.
Viêm tuyến tiền liệt cấp tính không phải là bệnh phức tạp với phác đồ điều trị lâu dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh không duy trì tình trạng sức khỏe tốt thì bệnh dễ tiến triển thành viêm tuyến tiền liệt mạn tính hoặc các biến chứng khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, viêm tuyến tiền liệt mạn tính rất khó để điều trị dứt điểm và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn từ người bệnh. Bởi phác đồ điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính khá dài.
Một điều cần lưu ý, viêm tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuyến tiền liệt tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng, cụ thể là tiết ra tinh dịch làm loãng tinh trùng, đồng thời tạo môi trường sống cho tinh trùng. Khi tuyến tiền liệt bị viêm, các vi trùng gây hại sẽ đi từ tiền liệt tuyến sang ống dẫn tinh và lan vào bên trong túi tinh. Lúc này, các tinh trùng trong túi sẽ bị chết, nhiễm trùng và suy giảm chất lượng tinh trùng.
Đặc biệt, tuyến tiền liệt bị viêm sẽ không hoạt động được đúng công suất như một tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Do đó, viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến tinh dịch ít được sản xuất hơn, dẫn đến tình trạng tình trùng bị cô đặc, gây khó khăn đến khả năng sinh sản ở nam giới.
Vì vậy, trả lời cho câu hỏi viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Có nhé. Người bệnh cần ý thức điều trị và bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt ổn định để giảm thiểu các rủi ro bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính cùng những biến chứng khác.
||Xem thêm: Viêm Tuyến Tiền Liệt Có Quan Hệ Được Không?
V. Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến tiền liệt
Như chúng tôi vừa thông tin ở trên, bệnh viêm tuyến tiền liệt được chia thành 4 mức độ bệnh và mỗi mức độ sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
5.1 Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng cấp tính
Thường nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt trong trường hợp này là do vi khuẩn đặc biệt là những loại vi khuẩn như E.coli. Chúng làm cho các bộ phận của đường tiết niệu như niệu đạo hay trực tràng bị nhiễm khuẩn.
5.2 Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng mạn tính
Khi trong tuyến tiền liệt luôn tồn tại lượng lớn vi khuẩn làm cho tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài. Và nhiều trường hợp bệnh viêm mạn tính này là do quá trình điều trị viêm cấp tính chưa khỏi triệt để và lượng vi khuẩn chưa diệt hết hoàn toàn.
5.3 Đau vùng xương chậu mạn tính
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Thông thường người mắc bệnh sẽ thường xuất hiện dấu hiệu đau mạn tính ở cơ quan sinh dục, vùng xương chậu hoặc đáy chậu.
Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do tiền sử bị nhiễm trùng trước đó làm cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc làm cho hoạt động của hormone bị thay đổi.
5.4 Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng
Hiện nay các trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Chính vì thế, trong trường hợp này người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện các kiểm tra liên quan hoặc thực hiện xét nghiệm máu.
VI. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi có các triệu chứng:
- Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
- Khó khăn khi đi tiểu
- Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu thường xuyên
- Đau khi quan hệ
Địa chỉ khám chữa viêm tuyến tiền liệt
Hãy đến chuyên khoa thận – tiết niệu ở các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị:
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y dược Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị.
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phan Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy.
VII. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt
Phương pháp chẩn đoán bệnh có thể được dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tiền sử mắc bệnh.
Hơn nữa, khi đến khám tại các cơ sở y tế các bác sĩ có thể khám viêm tuyến tiền liệt bằng các ngón tay thông qua ngả trực tràng, dựa vào đó đánh giá chung về mức độ bệnh hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường và tiến hành xét nghiệm nếu cần.
- Làm xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu để phát hiện vi khuẩn. Bên cạnh đó máu và các yếu tố khác cũng có thể là yếu tố gây viêm tiền liệt tuyến.
- Xét nghiệm dịch của tuyến tiền liệt: để xem tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện bên trong tuyến tiền liệt không, từ đó xác định loại viêm tuyến tiền liệt.
- Xét nghiệm máu: đo lường nồng độ PSA, kháng nguyên đặc hiệu của viêm tuyến tiền liệt.
- Soi bàng quang: quan sát các bất thường đường tiết niệu
- Siêu âm
Sau khi thực hiện xong chẩn đoán, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết dựa trên những kết quả lâm sàng và cận lâm sàng mà viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh.
VIII. Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt
Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thói quen sinh hoạt để hỗ trợ quá trinh phục hồi, cải thiện chức năng tuyến tiền liệt.
Các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, nếu triệu chứng nhẹ có thể điều trị ngoại trú, theo dõi và uống thuốc. Nếu người bệnh có các biểu hiện nặng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nội trú để có thể theo dõi sát sao hơn.
Những phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính gồm:
- Thuốc kháng sinh: Với bệnh viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin…..Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ chữa trị để hạn chế tình trạng tái phát và diệt sạch vi khuẩn.
- Đa số, bệnh nhân mắc bệnh sẽ dùng thuốc uống nhưng cũng có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng cách tiêm thuốc đặc trị trực tiếp vào cơ thể.
- Thuốc alpha: Đây là sản phẩm hỗ trợ giãn tuyến tiền liệt và làm giảm các triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt…..Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ gây hạ huyết áp vì thế nó sẽ không tốt cho những ai có tiền sử bị huyết áp thấp.
- Các loại thuốc chống viêm, giảm đau: Ibuprofen, Diclofenac, Paracetamol, Piroxicam…. có tác dụng làm giảm tình trạng khó chịu do bệnh gây ra như đau đầu, sốt.
Với những trường hợp viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn, thời gian điều trị có thể kéo dài lâu hơn từ 4 – 6 tuần. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn sẽ có từng đợt bùng phát, dù vậy người bệnh vẫn cần điều trị liên tục mà bác sĩ chỉ định. Như vậy sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn tái phát.
Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh:
- Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích bàng quang (rượu, bia, cà phê)
- Hạn chế ăn thức ăn cay nóng
- Tránh thực hiện các hoạt động tạo áp lực lớn lên khu vực tầng sinh môn (ngồi quá lâu, đạp xe)
IX. Phòng ngừa biến chứng viêm tuyến tiền liệt
Có thể phòng ngừa các biến chứng viêm tuyến tiền liệt bằng cách phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt. Trong trường hợp đã bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh cần đi khám và điều trị bệnh sớm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ viêm tuyến tiền liệt phát triển thành biến chứng.
Những điều nam giới cần chú ý để phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt:
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, cơ thể để hạn chế nhiễm trùng đừng tiết liệu
- Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục
- Điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu để vi khuẩn không lây sang tuyến tiền liệt.
- Lưu ý những cơn đau bất thường khi ngồi xuống, cơn đau ở vùng đáy chậu vì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng đau vùng chậu mạn tính.
Đa số các trường hợp mắc viêm tuyến tiền liệt đều không gây nguy hiểm tới tính mạng, tình trạng bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng sau khi xác định rõ nguyên nhân cũng như loại viêm đang mắc phải. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể có điều bất thường hãy đi kiểm tra và thăm khám ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời nhé!
||Tham khảo bài viết khác:
- Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? 3 “thần dược”
- 10+ Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà an toàn, hiệu quả
- Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt hiện nay là bao nhiêu?
***Quan trọng: Bác vui lòng mang đúng hình ảnh sản phẩm và đọc đúng tên Vương Bảo khi đi mua tại nhà thuốc. Lưu ý KHÔNG MUA SẢN PHẨM THAY THẾ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất!