Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Són tiểu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa, điều trị

Tiểu són (són tiểu) là hiện tượng đi tiểu không kiểm soát, người bệnh không thể nhịn tiểu được, nước tiểu rò rỉ gây ướt quần ngay khi người bệnh buồn tiểu.Tiểu són dễ gây cảm giác ngại ngùng, xấu hổ và ảnh hưởng không nhỏ tới công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. I. Tiểu són là gì? Tiểu són (són tiểu, đái són) là sự rò rỉ nước tiểu ngay sau khi người bệnh có cảm giác buồn tiểu. Tiểu són khiến người bệnh đi tiểu mất kiểm soát, không còn khả năng nhịn tiểu dù chỉ trong một thời gian ngắn. Mỗi lần tiểu són thường chỉ tiểu són vài giọt làm người bệnh bị “ướt quần một vùng nhỏ. Tiểu són có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau. Người bệnh có thể chỉ thỉnh thoảng rò rỉ nước tiểu khi không đi tiểu kịp thời; hoặc cũng có thể xảy ra ngay cả khi hắt hơi hoặc ho mạnh hoặc cười mạnh bất chợt… Tiểu són dễ gây cảm giác tự ti, mặc cảm, xấu hổ, ngại đi xa, ngại giao tiếp… làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, công việc, sinh hoạt của người bệnh. Tiểu són là một chứng rối loạn tiểu tiện khá phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng cả nam và nữ trong mọi độ tuổi (nhưng tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi và trung tuổi). Ở trẻ em, tiểu són chính là hiện tượng đái dầm. Són tiểu là sự rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được do bàng quang bị mất kiểm soát (Ảnh minh họa) Theo một dữ liệu thống kê cho thấy, Tiểu són xảy ra ở 25% – 45% phụ nữ. Trong đó 7% – 37% phụ nữ ở độ tuổi 20-39 bị són tiểu vài lần, 9% – 39% phụ nữ trên 60 tuổi bị són tiểu hằng ngày. Tỉ lệ nam giới bị tiểu són ít hơn ở nữ giới. Có khoảng 11% – 34% nam giới lớn tuổi mắc tiểu són, trong đó, 2% – 11% nói rằng bị són tiểu hàng ngày. Ở trẻ em, có khoảng 10% trẻ em 7 tuổi mắc tiểu són, khoảng 3% trẻ em từ 11-12 tuổi và khoảng 1% trẻ 16-17 tuổi bị són tiểu (đái dầm) vào ban đêm. (Các dữ liệu thống kê này có thể khác nhau ở mỗi nghiên cứu do tính đồng nhất giữa các phương pháp luận, định nghĩa và các đối tượng tham gia nghiên cứu). ||Xem thêm: Són Tiểu ở Nam Giới: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả II. Phân loại són tiểu Tình trạng són tiểu được phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh: Các loại són tiểu thường gặp Són tiểu tăng áp lực trong bụng: nước tiểu bị rò rỉ khi người bệnh làm tăng áp lực bàng quang bằng cách ho, hắt hơi, cười, tập thể dục, nâng vật nặng. Són tiểu cấp kỳ (Urge incontinence): triệu chứng này diễn ra khi mắc cơn tiểu cấp, người bệnh đột ngột rất muốn đi tiểu khiến người bệnh không kịp đến nhà vệ sinh. Tần suất xuất hiện kiểu này thường xuyên và xảy ra cả ban đêm. Nguyên nhân của són tiểu cấp kỳ có thể do nhiễm khuẩn, rối loạn thần kinh hoặc tiểu đường. Són tiểu khi đầy bàng quang: do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu nên người bệnh gặp tình trạng nhỏ giọt nước tiểu thường xuyên hoặc liên tục. Són tiểu chức năng: do các vấn đề về thể chất và tâm thần khiến người bệnh không kịp đi đến nhà vệ sinh. Són tiểu hỗn hợp: là tình trạng són tiểu phối hợp tất cả các loại són tiểu kể trên. Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa: Người bệnh cảm thấy không thoải mái về tình trạng són tiểu của bản thân Tần suất són tiểu nhiều và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Có nguy cơ té ngã khi người bệnh phải di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh. III. Nguyên nhân gây tiểu són Són tiểu có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày, thể chất, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các phương pháp điều trị bệnh gây ra. Do đó, người bệnh cần được thăm khám – chẩn đoán chính xác nguyên nhân để kiểm soát tiểu són. Nguyên nhân gây tiểu són có thể chia làm 3 nhóm chính: 3.1 Són tiểu tạm thời Có một số loại đồ ăn, thức uống, thuốc điều trị có thể gây kích thích bàng quang, làm tăng lượng nước tiểu: Rượu, bia Caffeine Nước khoáng có gas Chất làm ngọt nhân tạo Socola Ớt Thực phẩm chứa nhiều gia vị cay, ngọt, acid,… (đặc biệt là trái cây họ cam quýt) Vitamin C Thuốc điều trị bệnh tim mạch và huyết áp, thuốc an thần 3.2 Són tiểu do bệnh lý Són tiểu cũng có thể do một số bệnh lý đường tiểu như: Nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng đường tiếu niệu có thể gây kích thích bàng quang khiến người bệnh có nhu cầu đi tiểu nhiều và đột ngột hơn so với bình thường, đôi khi tiểu không kiểm soát. Táo bón: trực tràng là cơ quan có vị trí nằm gần bàng quang, 2 cơ quan này có chung dây thần kinh chi phối. Khi táo bón, phân cứng sẽ kích thích và dây thần kinh ở trực tràng quá mức có thể tác động đến bàng quang, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên. 3.3 Són tiểu do thay đổi cơ thể Tiểu không kiểm soát cũng có thể là do những vấn đề thể chất hoặc thay đổi của cơ thể: Mang thai: sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của thai nhi trong cơ thể người mẹ có thể khiến mẹ bầu tăng áp lực lên bàng quang, dẫn đến tình trạng són tiểu khi mang thai. Sinh con: do trong quá trình sinh con, rặn mạnh quá và thời gian dài khiến tổn thương các cơ, mô và dây thần kinh kiểm soát bàng quang. Tình trạng sa tử cung, bàng quang, tử cung, trực tràng hoặc ruột non có thể bị đẩy xuống xa với vị trí giải phẫu ban đầu và nhô vào âm đạo dẫn tới tình trạng són tiểu không tự chủ. Thay đổi tuổi tác: khi càng lớn tuổi thì cơ của bàng quang càng yếu nên không thể giữ được nước tiểu chặt ở trong bàng quang khiến nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. Mãn kinh: sau khi mãn kinh, người phụ nữ sẽ sản xuất ít estrogen hơn (một loại hormone giúp giữ cho mô, niêm mạc bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh). Sự suy giảm của các mô này có thể làm nặng thêm tình trạng tiểu không tử chủ. Cắt tử cung: ở người phụ nữ, bàng quang và tử cung được hỗ trợ bởi rất nhiều cơ và dây chằng giống nhau. Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào tại hệ thống sinh sản của người phụ nữ sẽ dẫn tới són tiểu tiểu không tự chủ. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường gặp ở người lớn tuổi. Ung thư tuyến tiền liệt U xơ tiền liệt tuyến là một bệnh tác động gây tiểu són khi đầy bàng quang Khối u ở dọc theo đường tiết niệu có thể chặn dòng nước tiểu bình thường, dẫn đến tình trạng són tiểu khi đầy bàng quang. Sỏi tiết niệu Rối loạn thần kinh (bệnh đa xơ cứng, bệnh parkinson, đột quỵ, u não, chấn thương cột sống có thể cản trở các tín hiệu thần kinh liên quan đến kiểm soát bàng quang, gây ra tình trạng tiểu không tự chủ. IV. Đối tượng nguy cơ mắc són tiểu Són tiểu ở nữ giới có tỷ lệ mắc cao hơn so với ở nam giới do phụ nữ có cấu trúc cơ thể khác nam giới, có thời kỳ mang thai và sinh con. Tuy nhiên, ở nam giới cũng có thể mắc mệnh này do các vấn đề tuyến tiền liệt làm kích thích són tiểu. Tuổi càng cao thì cơ chịu trách nhiệm kiểm soát bàng quang, niệu đạo bị giảm làm tăng khả năng nước tiểu tràn ra không tự chủ. Thừa cân: trong lượng cơ thể tăng lên làm tăng áp lực lên bàng quang và các cơ xunh quanh, làm suy yếu cơ và làm cho nước tiểu chảy ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Hút thuốc: việc sử dụng thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu không tự chủ. Di truyền: trong gia định hoặc họ hàng gần có mắc chứng són tiểu thì khẳ năng thế hệ tiếp theo mắc són tiểu sẽ cao hơn. V. Són tiểu có nguy hiểm không? Són tiểu nếu không được điều trị tốt có thể gây nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, gồm: Gây ra các vấn đề về da: tiểu nhiều làm da thường xuyên ẩm ướt có thể gây phát ban, nhiễm trùng da. Nhiễm trùng đường tiết niệu: tiểu không kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc, gây tự ti trong các mối quan hệ cá nhân – xã hội. VI. Khám tiểu són ở đâu? Nếu bạn bị són tiểu, bạn có thể đi khám tại khoa Sản phụ khoa (với nữ giới) hoặc khoa Thận – Tiết niệu. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên kế hoạch điều trị cho bạn. Nếu bạn cần điều trị thêm vấn đề nào, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến một khoa khác. Bác sĩ chuyên khoa có thể là bác sĩ tiết niệu – người điều trị các vấn đề về tiết niệu ở cả nam và nữ, hoặc bác sĩ tiết niệu nữ – người được đào tạo chuyên sâu về hệ tiết niệu nữ. VII. Chẩn đoán chứng són tiểu Để có biện pháp chữa trị thích hợp, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh tỉ mỉ và làm các xét nghiệm thích hợp. Đầu tiên sẽ hỏi về tiểu sử của người bệnh, chẳng hạn như: Tuổi tác của bạn Những loại thuốc đang dùng Số lần có thai Có bệnh gì khác ngoài chứng són tiểu không? Số lần bị són tiểu và số lượng nước tiểu són mỗi lần, trong vòng 24 đến 72 giờ Số lượng nước và chất lỏng (canh, phở…) dùng trong thời gian đó Các hoạt động, cười, ho… trong hay trước khi bị són tiểu Số lượng cà phê, rượu đã dùng .v.v. Bạn nên đi khám nếu có các triệu chứng són đái (Ảnh minh họa) Tiếp sau đó, các bác sĩ sẽ khám tổng quát xem có bệnh gì không, khám vùng đi tiểu và làm một số thử nghiệm để đo số lượng nước tiểu mỗi lần đi tiểu và số nước tiểu còn trong bàng quang sau khi đi tiểu. Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có tình trạng nhiễm trùng xảy ra hay không. Xét nghiệm xem thận có vấn đề hay không là một số điều cần phải làm để chẩn đoán được chính xác. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị thử nghiệm để xem nước tiểu có bị són ra (khi bọng đái đang đầy) trong lúc ho, đeo tã hay không, số lượng rò rỉ nhiều hay ít, đo áp lực và thể tích của bọng đái khi đầy nước,… để phân loại tiểu són, từ đó có cách điều trị thích hợp. VIII. Phương pháp điều trị tiểu són Việc điều trị tiểu són sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và loại gây ra tiểu són. Sẽ ưu tiên phương pháp điều trị tự nhiên, chủ yếu là thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày: Uống đủ lượng nước và đúng thời điểm trong ngày Giữ mức cân nặng hợp lý Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất xơ tránh bị táo bón Thể dục thể thao điều độ Không hút thuốc lá 8.1 Tập luyện bàng quang Dựa trên ghi chép nhật ký bàng quang, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh lịch trình đi tiểu hàng ngày của người bệnh. Cố gắng nhịn đi tiểu theo lịch trình đề ra khi bị kích thích. Mục tiêu là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh lâu hơn, giúp bàng quang có thể chứa nhiều nước tiểu hơn. 8.2 Luyện tập cơ sàn chậu Người bệnh có thể thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh nhóm cơ này. Bài tập này là kegel – giúp thắt chặt và thư giãn các cơ để kiểm soát hiệu quả dòng chảy của nước tiểu. Cơ sàn chậu khỏe mạnh cũng giúp giữ nước tiểu tốt hơn. 8.3 Điều trị bằng thuốc Một loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Thuốc này có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị són tiểu do tuyến tiền liệt phì đại (Ảnh minh họa) Bác sĩ sẽ kê toa thuốc với mục đích thư giãn cơ bàng quang giúp ngăn ngừa cơn co thắt bàng quang. Đồng thời, chặn các tín hiệu thần kinh làm tăng tần suất đi tiểu. 8.4 Sử dụng thiết bị y tế Chất làm đầy niệm đạo: một thiết bị nhỏ giống như tampon được đưa vào niệm đạo nữ giới để giảm tình trạng rò rỉ nước tiểu. Đặt vòng nâng trong âm đạo: một chiếc vòng chất lượng silicon được đưa vào âm đạo để giúp giữ bàng quang nâng lên, cổ bàng quang ít di động khi có tăng áp lực lên bàng quang trong sinh hoạt hàng ngày, ngăn nước tiểu rò rỉ. Thiết bị này được sử dụng ở người bị sa bàng quang, sa tử cung hoặc niệu đạo quá di động dẫn đến tình trạng tiểu không kiểm soát dưới áp lực. 8.5 Phẫu thuật Khi những phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị són tiểu. Nếu bạn bị tiểu không kiểm soát nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để giúp tăng lượng nước tiểu mà bàng quang có thể giữ hoặc cắt bỏ bàng quang (Ảnh minh họa) Ở phụ nữ, quá trình mang thai – sinh con có thể khiến cơ sàn chậu trở nên suy yếu và bị tổn thương. Thành phần nâng đỡ bên dưới niệu đạo không thể giữ niệu đạo và bàng quang ở đúng vị trí bình thường, dẫn tới phụ nữ sau sinh dễ bị són tiểu khi gắng sức. Để cải thiện tình trạng này, bác sĩ sẽ đặt dải băng nâng không tan dưới niệu đạo qua ngả âm đạo, tạo một lớp nâng đỡ vững chắc, treo niệu đạo và bàng quang về đúng vị trí bình thường. Phẫu thuật điều trị són tiểu là phương pháp được chỉ định sau khi những phương pháp khác không đạt hiệu quả. IX. Cách phòng ngừa són tiểu tại nhà Tình trạng són tiểu hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Duy trình cân nặng ổn định hợp lý Chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều chất xơ ngăn ngừa táo bón Tránh xa các chất kích thích lên bàng quang (rượu, bia, caffeine, thực phẩm có tính acid) Không hút thuốc lá (nên tìm giải pháp để bỏ thói quen hút thuốc lá) Tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập sàn chậu hiệu quả. Chứng són tiểu khá thường gặp, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Són tiểu không nên được coi là một phần của lão hóa và người bệnh không nên xấu hổ mà không gặp bác sĩ. Có nhiều biện pháp từ đơn giản đến phức tạp để trị và phòng són tiểu có hiệu quả. Khi có triệu chứng, nên gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh và tránh các biến chứng đáng tiếc làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. ||Tham khảo bài viết khác: #7 Bài tập chữa són tiểu hiệu quả cho cả nam và nữ tốt nhất Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục Bệnh đái rắt, tiểu rắt: Nguyên nhân, triệu chứng & Điều trị

Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và điều trị

Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, đây được coi là thuật ngữ chỉ bệnh của nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh còn có tên gọi khác như phì đại tuyến tiền liệt (u xơ tuyến tiền liệt) làm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng đời sống tình dục của người bệnh cũng như những phiền toái trong cuộc sống. I. Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Tăng sản tuyến tiền liệt là thuật ngữ miêu tả sự phình to tăng sinh của các tế bào tuyến tiền liệt. Hay nói cách khác, tăng sản tuyến tiền liệt là sự gia tăng cả kích thước và trọng lượng của tuyến tiền liệt. Tăng sản tuyến tiền liệt được chia thành 2 dạng chính là: Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: còn có các tên gọi bệnh lý khác như: bệnh phì đại tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính, u xơ tiền liệt tuyến. Tăng sản tuyến tiền liệt ác tính: hay còn được gọi là bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Bên trái: Tuyến tiền liệt bình thường, bên phải: Tăng sản tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt liên tục phát triển trong cuộc sống của nam giới nhưng khi tuổi trung niên phát sinh trường hợp các triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt. Hiếm thấy ở trước tuổi 40, nhưng gặp đến quá nửa số đàn ông tuổi 60 và đến 90% tuổi 70-80. Có đến hơn một nửa nam giới bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính không phải điều trị nhưng những triệu chứng rối loạn tiểu tiện sẽ nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống. II. Nguyên nhân tăng sản tuyến tiền liệt Dưới đây là những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tăng sản tuyến tiền liệt, các bạn cùng tham khảo để có kiến thức cho việc phòng cũng như chữa bệnh: 2.1 Vấn đề về tuổi tác Có nhiều nghiên cứu cho rằng tăng sản tuyến tiền liệt có liên quan chặt chẽ đến độ tuổi và nội tiết tố nam. Khi người nam giới bước sang độ tuổi trung niên (ngoài 50 tuổi), sự ham muốn giảm bớt, tuyến tiền liệt ít hoạt động tiết dịch nhầy trắng (hòa vào tinh dịch nuối dưỡng tinh trùng) cũng là yếu tố tác động gây tăng sản tuyến tiền liệt. Tuổi tác càng cao thì nam giới càng dễ bị tăng sản tuyến tiền liệt 2.2 Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nam giới Nam giới ở độ tuổi càng cao thì sự chuyển hóa từ hormone nam testosterol sang hormone Dihydrotetosterone (DHT) càng diễn ra nhiều hơn. Điều này gây ra sự dư thừa DHT trong cơ thể nam giới. Mặt khác, hormone DHT tập trung chủ yếu trong tuyến tiền liệt (khoảng 70%). Nên đã có nhiều nhận định cho rằng sự dư thừa Dihydrotetosterone (DHT) là yếu tố bên trong tác động kích thích các tế bào tuyến tiền liệt tăng sản. 2.3 Ham muốn quá độ Do ham muốn quá lớn và tần suất quan hệ tình dục cao gây ra sung huyết tại các cơ quan tăng sản. Sau một thời gian các tổ hợp tại tuyến tiền liệt do chảy máu dai dẳng sẽ phình to, gây ra tăng sản tuyến tiền liệt. 2.4 Dị thường tinh hoàn Những dị thường ở tinh hoàn như viêm tinh hoàn, viêm tinh nang, suy giảm chức năng tinh hoàn… là một trong những nguyên nhân gây ra chứng tăng sản tuyến tiền liệt. 2.5 Do ít vận động Do vận động ít nên hệ tuần hoàn máu cục bộ tuyến tiền liệt không được cải thiện dẫn tới chứng tăng sản tuyến tiền liệt. 2.6 Ảnh hương bởi chế độ ăn uống Thường xuyên ăn các thức ăn cay, nóng, chua… sẽ gây ra sung huyết và là nguyên nhân dẫn tới chứng bệnh trên. Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây tăng sản tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) 2.7 Sau viêm nhiễm ở niệu đạo, viêm bàng quang Viêm nhiễm sẽ xâm lấn sang tuyến tiền liệt, một mặt có thể gây ra sung huyết trên tuyến tiền liệt, mặt khác sẽ thúc đẩy sự tăng sinh của các mô trên tuyến tiền liệt và gây ra tăng sản tuyến tiền liệt. III. Triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt thường gặp Đều là bệnh về tuyến tiền liệt nên tăng sản lành tính tuyến tiền liệt và tăng sản tuyến tiền liệt ác tính đều có các triệu chứng tắc nghẽn và kích thích tiểu tiện. Cụ thể: Tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu phải rặn, nặng bí tiểu Cảm giác tiểu không hết, són tiểu, tiểu nhỏ giọt Tiểu gấp, tiểu đêm nhiều lần. Hiện tượng dòng nước tiểu bị tắc nghẽn có thể dẫn tới các chứng như bí tiểu, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, nhiễm trùng niệu tái đi tái lại nhiều lần và nặng nhất là biến chứng suy giảm chức năng thận. Đôi khi gặp bí tiểu đột ngột cấp tính trong các trường hợp như: Dùng thuốc cảm hay thuốc chống dị ứng Uống rượu, thời tiết lạnh Bất động kéo dài Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại tăng sản tuyến tiền liệt mà các triệu chứng biểu hiện có thể khác nhau. Thông thường, triệu chứng tăng sản tuyến tiền liệt ác tính thường khó nhận biết hơn so với tăng sản lành tính tuyến tiền liệt do bệnh tiến triển chậm. Khi các triệu chứng rõ ràng và thường xuyên thì có thể ung thư tuyến tiền liệt đã phát triển đến mức độ nặng. IV. Chuẩn đoán tăng sản tuyến tiền liệt Bác sĩ thăm khám tuyến tiền liệt thông qua trực tràng (Ảnh minh họa) Người bệnh có thể ghi ra các triệu chứng sau đó bác sĩ thăm khám xem tuyến tiền liệt có bị to ra hay không: Thăm trực tràng bằng ngón tay: để có ý niệm về trạng thái và kích thước tuyến tiền liệt ở ngay phía trước trực tràng. Thử máu định lượng PSA (Prostate-Specific Antigen), thường cao trong các trường hợp rối loạn tiểu tiện do ung thư tuyến tiền liệt và biết phải làm gì khi PSA cao. Sinh thiết: lấy mẫu tế bào vùng bị bệnh và tiến hành xét nghiệm, phân tích mẫu bệnh phẩm để xác định chính là người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến hay ung thư tuyến tiền liệt. Siêu âm: xác định kích thước, khối lượng tuyến tiền liệt bị tăng sản. Khảo sát niệu dòng đồ và soi bàng quang khi cần thiết. V. Cách điều trị tăng sản tuyến tiền liệt hiệu quả Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ rối loạn tiểu tiện của bệnh nhân. Nếu nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì có thể không cần phải điều trị, chỉ cần theo dõi và chờ xem. Một số thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giúp người bệnh có thể sống chung với bệnh thoải mái hơn ví dụ như: Giảm hoặc bỏ rượu bia, cà phê và các chất kích thích Tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ Tránh dùng các thuốc làm thông mũi và thuốc kháng histamine vì các thuốc này có thể gây kích thích cơ trơn ở cổ bàng quang gây rối loạn tiểu tiện nhiều hơn Đi tiểu ngay khi thấy mắc tiểu Thư giãn, tránh căng thẳng Tập thể dục thường xuyên 5.1 Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính  – Điều trị bằng phương pháp nội khoa Có nhiều loạn thuốc có khả năng cải thiện khả năng đi tiểu hiện nay như thuốc làm giãn cơ vùng cổ bàng quang, thuốc làm nhỏ kích thước tiền liệt tuyến, thuốc ức chế co bóp cơ bàng quang… giúp cải thiện các triệu chứng, làm bệnh chậm tiến triển và làm tăng chất lượng cuộc sống. Có thể điều trị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng thuốc (Ảnh minh họa) ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt  – Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa Nếu rối loạn tiểu tiện nặng hoặc có các biến chứng xảy ra thì cần điều trị ngoại khoa bằng cách lấy phần to ra của tuyến tiền liệt trực tiếp ép vào niệu đạo, để nguyên phần mô còn lại và vỏ bao phía ngoài của tuyến tiền liệt. Các phương pháp điều trị ngoại khoa như: 1. Các phẫu thuật qua ngả niệu đạo Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo (TURP): lấy bỏ phần lớn tuyến bằng các dụng cụ đưa vào đường niệu đạo. Phương pháp này hiện được dùng cho khoảng 90% các trường hợp, sang chấn ít hơn và thời gian hồi phục ngắn hơn so với mổ mở. Có một tác dụng phụ là phóng tinh ngược vào bàng quang. Phẫu thuật rạch tuyến tiền liệt qua ngả niệu đạo (TUIP): chỉ mở rộng niệu đạo bằng vài đường rạch nhỏ ở cổ bàng quang và tuyến tiền liệt 2. Phẫu thuật mổ mở Áp dụng cho các trường hợp tuyến tiền liệt rất to, có biến chứng hay khi bàng quang bị tổn thương. ☛ Chi tiết: Mổ u xơ tiền liệt tuyến  – Sử dụng TPBVSK Vương Bảo Ngoài ra bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Vương Bảo được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu 100% từ thảo dược thiên nhiên, các phụ liệu an toàn và lành tính, trên dây chuyền công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh. Đặc biệt, với thành phần Náng Hoa Trắng có trong Vương Bảo đã được chuyển giao từ đề tài nghiên cấp bộ của Viện Dược liệu trung ương. Đề tài cho thấy Náng Hoa Trắng có tác dụng giảm u phì đại tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Ngoài ra, Náng Hoa Trắng còn cho tác dụng hạn chế sự tiến triển của khối u xơ lành tính thành u ác tính. Vương Bảo dành cho các đối tượng sau: Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật. Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Hơn nữa để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của sản phẩm, Vương Bảo đang có chương trình “Cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm kích thước sau 3 tháng sử dụng”. Để đăng ký tham gia, chỉ cần gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1258. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY 5.2 Điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính Mốt số phương pháp điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính hay gặp hiện nay như: Phẫu thuật: Tiến hành cắt loại bỏ khối ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp được lựa chọn khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, các tế bào ung thư mới hình thành, khối ung thư còn nhỏ và chưa di căn. Điều tiết nội tiết tố nam: Do hormone DHT (Dihydrotestosteron) là một trong những yếu tố tác động gây tăng sản tuyến tiền liệt. Vậy nên điều tiết nội tiết tố nam cũng là một phương pháp điều trị tăng sản tuyến tiền liệt ác tính giúp làm giảm sự chuyển hóa testosterol sang DHT là phương pháp điều trị được đưa ra…. Xạ trị ung thư tuyến tiền liệt: hoạt động bằng cách dùng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến tiền liệt, nhờ đó làm chậm sự phân chia tế bào ung thư và phát triển của bệnh. Liệu pháp điều trị trúng đích: thực hiện bằng cách dùng thuốc đặc trị tấn công và ngăn chặn các gen (hay protein) chuyên biệt. Các gen chuyên biệt này là những phân tử đặc hiệu (hay còn gọi là các phân tử đích) có liên quan đến tồn tại và sự phát triển của khối ung thư tuyến tiền liệt. Liệu pháp điều trị trúng đích là một phương pháp điều trị ung thư mới khá hiệu quả trong việc kìm hãm sự phát triển và xâm lấn của tế bào ung thư tiền liệt tuyến nói riêng và bệnh ung thư nói chung.

Tiểu buốt khám và điều trị ở đâu tốt nhất Hà Nội, TP.HCM?

Các bệnh về đường tiết niệu, như tiểu buốt, là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Thông thường, tiểu buốt có thể tự khỏi bằng một số phương pháp điều trị tại nhà, nhưng trong một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng hơn và bạn cần phải đi khám. Vậy khi nào cần đi khám tiểu buốt và khám bệnh tiểu buốt ở đâu tốt? I. Khi nào cần đi khám tiểu buốt? Vài ngày đầu khi gặp tình trạng tiểu buốt, bạn thường có xu hướng chờ xem tình hình bệnh ra sao và/hoặc tới hiệu thuốc để mua một số loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu vấn đề không được giải quyết, đã đến lúc bạn cần đi khám chuyên khoa. Nếu có một hoặc một vài triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám: Tiểu buốt vài ngày mà không khỏi Tiểu buốt khi mang thai Đau bụng dưới, một bên lưng hoặc bẹn Có dịch tiết ra từ dương vật hoặc âm đạo Nước tiểu có mùi, đục hoặc có máu Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, mệt mỏi .v.v. Tiểu buốt hiếm khi là tình trạng y tế cần chăm sóc khẩn cấp, nhưng đôi khi nó cũng có thể cho thấy tình trạng nghiêm trọng cần được điều trị y tế ngay lập tức. Hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn thấy đau dữ dội ở bụng hoặc hạ sườn hoặc nếu bạn đi tiểu buốt kèm theo thay đổi về trạng thái tỉnh táo. II. Tiểu buốt khám khoa nào? Khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh có thể đi khám tại khoa Tiết niệu (cả nam và nữ), khoa nam học (nam giới) hoặc khoa sản – phụ khoa (nếu là nữ giới). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể khám tiết niệu tại một số chuyên khoa khác như: khoa nội tổng hợp, đa khoa, khoa khám bệnh theo yêu cầu. Khoa tiết niệu thực hiện khám và điều trị bất kì tình trạng nào liên quan đến đường tiết niệu (cả nam, nữ) và hệ thống sinh sản của nam giới. Bao gồm: niệu đạo, bàng quang, thận, niệu quản, dương vật, bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt,… Tất cả các bác sĩ tiết niệu đều được đào tạo về phẫu thuật và lâm sàng. Sau đó, một số bác sĩ có thể học thêm để tập trung vào một ngành cụ thể của tiết niệu, như: ung thư tiết niệu, tiết niệu nữ, tiết niệu nhi khoa, vô sinh nam, sức khỏe tình dục, sỏi thận,… Các bác sĩ thuộc khoa tiết niệu cũng có thể liên kết với các bác sĩ thuộc khoa khác để tham gia vào quá trình điều trị bệnh của bạn, chẳng hạn làm việc với bác sĩ phụ khoa để điều trị chứng tiểu buốt do đau vùng chậu ở nữ giới. Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý tiết niệu, bác sĩ tiết niệu sẽ đứng đầu nhóm y tế của bạn. Tất cả các bác sĩ tiết niệu đều được đào tạo về phẫu thuật và lâm sàng (Ảnh minh họa) Khoa nam học là chuyên khoa khám và chữa các vấn đề liên quan đến bệnh nam khoa, bệnh liên quan đến quan hệ tình dục và vô sinh nam. Khi mặc bệnh về nam khoa, nam giới có thể có một số triệu chứng đặc trưng như: tiểu buốt, tiểu rát, sưng đau tinh hoàn, xuất tinh sớm, dương vật chảy mủ,… Khi thấy những triệu chứng bất thường này, nam giới có thể đi khám tại khoa nam học. Khoa sản – phụ khoa bao gồm 2 ngành chính: 1) các vấn đề mang thai, sinh nở; 2) các vấn đề về hệ thống sinh sản nữ như âm đạo, buồng trứng, tử cung,… Nếu nữ giới nghi ngờ tình trạng đái buốt của mình là do viêm nhiễm các cơ quan thuộc hệ niệu sinh dục thì có thể tới khám tại khoa này. Sau khi thăm khám và chẩn đoán được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ làm việc với bệnh nhân để tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất cho họ. Một số lựa chọn điều trị có sẵn là: thuốc, liệu pháp hành vi, phẫu thuật,… Một số người chỉ cần thực hiện một phương pháp điều trị, nhưng cũng có người cần sử dụng kết hợp hai hoặc ba phương pháp điều trị. Sự phong phú của các phương pháp cho phép bác sĩ cá nhân hóa điều trị cho từng bệnh nhân. ☛ Tham khảo: Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà III. khám bệnh tiểu buốt ở đâu Hà Nội? 3.1 Bệnh viện Bạch Mai Khoa Thận – Tiết niệu. Địa chỉ: Số 78 – Đường Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội Khoa Thận tiết niệu của bệnh viện Bạch Mai được thành lập từ năm 1981 với tên gọi cũ là C6. Hiện nay, khoa đã phát triển lớn mạnh và xứng đáng là chuyên khoa đầu ngành trong cả nước với nhiều phương pháp khám chữa bệnh đa dạng, hiện đại. Cách đây vài năm, khoa đã mở thêm Đơn vị Nam học để thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Một số bác sĩ giỏi đã và đang làm việc tại Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai: PGS.TS.BS Đinh Thị Kim Dung – Nguyên Trưởng khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai (nghỉ hưu năm 2013) PGS.TS.BS Đỗ Gia Tuyển – Trưởng Khoa Thận tiết niệu – Bệnh viện Bạch Mai; phó trưởng Bộ môn Nội Tổng hợp – Trường Đại học Y Hà Nội, tổng thư ký Hội Thận học ThS.BS Mai Thị Hiền – Phó trưởng khoa Thận tiết niệu ThS.BS Nguyễn Quang Khôi – Bác sĩ chuyên khoa Thận – tiết niệu .v.v. 3.2 Bệnh viện đại học Y Hà Nội Khoa Nội tổng hợp. Địa chỉ: Số 1 Phố Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội Khoa Nội tổng hợp là một trong những khoa tiên phong của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Khoa được thành lập vào ngày 19/09/2007, cho tới nay khoa đã có 80 giường bệnh với 02 phòng chăm sóc tích cực, 02 phòng chăm sóc nâng cao và 12 phòng bệnh cơ bản. Với trang thiết bị y tế hiện đại, khoa có thể thực hiện nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu cho các bệnh lý phức tạp thuộc chuyên ngành Thận – Tiết niệu, tiêu hóa, thần kinh, cơ – xương – khớp. Khoa có đội ngũ bác sĩ là các GS, TS, ThS, bác sĩ nội trú, điều dưỡng tâm huyết, giàu kinh nghiệm, được đào tạo tại các quốc gia có nền y học phát triển như Úc, Pháp, Nhật,… Sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, hiện nay khoa Nội tổng hợp trở thành một trong những đơn vị điều trị Nội khoa hàng đầu khu vực Hà Nội. 3.3 Bệnh viện Thanh Nhàn Khoa thận tiết niệu. Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội Khoa Thận tiết niệu của Bệnh viện Thanh Nhàn tiền thân là khoa Nội chung của Bệnh viện Hai Bà Trưng do cố GS.Nguyễn văn Xang, nguyên giám đốc bệnh viện sáng lập. Năm 1990, đơn nguyên được tách ra với 25 giường bệnh. Tới năm 1991 thì khoa Thận tiết niệu chính thức được thành lập. Tới nay, khoa đã có 28 giường bệnh kế hoạch, thực kê 50 giường bệnh, khám chuyên khoa các ngày trong tuần thứ 2- thứ 6. Khoa đảm nhận chẩn đoán và điều trị hầu hết các bệnh nội khoa chuyên khoa về thận, tiết niệu, đặc biệt cả các ca nặng, phối hợp bệnh lí nền phức tạp; tư vấn phòng bệnh thận- tiết niệu như sỏi thận, suy thận, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái đường biến chứng thận hư,… 3.4 Bệnh Viện 19 – 8 Bộ Công An Khoa Ngoại Tiết niệu. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bệnh viện 19-8 là bệnh viện đa khoa hạng I đầu ngành của Bộ Công An, thực hiện khám chữa bệnh cho những đối tượng chính sách, Quân đội, cán bộ Công an của các cấp Đảng, Nhà Nước và các đối tượng bảo hiểm y tế. Khoa Ngoại Tiết niệu của bệnh viện khám, tư vấn, điều trị, cấp cứu các bệnh lý liên quan tới đường tiết niệu và nam khoa; giảng dạy và hướng dẫn học sinh các trường Y về thực tập tại khoa; nghiên cứu khoa học chuyên ngành tiết niệu – nam khoa và tư vấn, giáo dục cho cộng đồng về các bệnh lý tiết niệu – nam khoa. Hiện tại khoa đã thực hiện được nhiều kỹ thuật điều trị sỏi tiết niệu, phẫu thuật các bệnh lý về nam khoa, phẫu thuật mổ mở các bệnh lý về tiết niệu – sinh dục,… 3.5 Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội Địa chỉ: 431 Tam Trinh (Lô 01 – 8A), Cụm Công Nghiệp Hoàng Mai – Quận Hoàng Mai – Hà Nội Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội là Bệnh viện chuyên khoa sâu về Y học Giới tính, Sức khỏe sinh sản, Vô sinh – Hiếm muộn cho cả nam giới và nữ giới. Ngoài vô sinh hiếm muộn, bệnh viện có thể điều trị các bệnh nam khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục (là những nguyên nhân gây ra đái buốt). Bệnh viện được đầu tư đồng bộ các trang thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ. Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm. Đồng thời, bệnh viện còn hợp tác chuyên môn chặt chẽ với các cơ sở y tế hàng đầu như bệnh viện Phụ sản TW, Trung tâm công nghệ phôi Học viện Quân y,… 3.6 Bệnh viện Quân y 103 Khoa ngoại tiết niệu. Địa chỉ: Số 9 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bệnh viện Quân y 103 là bệnh viện huấn luyện của Học viện Quân Y, đây là bệnh viện đa khoa hạng I với một số chuyên khoa là tuyến cuối của Quân đội. Bệnh viện thực hiện khám chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Từ những năm 1950, phân khoa tiết niệu nằm trong khoa ngoại chung của bệnh viện. Tới năm 1979 thì khoa chính thức tách ra do bác sĩ Lê Sỹ Toàn làm chủ nhiệm khoa. Hiện tại, khoa đã phát triển lớn mạnh và thường xuyên thu dung 65 – 85 bệnh nhân nằm điều trị nội trú trong khoa. Mỗi năm thu dung trên 1200 bệnh nhân điều trị, phẫu thuật trên 1100 trường hợp, chủ yếu là đại phẫu với các kỹ thuật cao. IV. Khám tiểu buốt ở đâu tốt nhất tại TP.HCM? 4.1 Bệnh viện Chợ Rẫy Địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập từ năm 1990 dưới tên gọi “Hôpital Municipal de Cho lon”. Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng bệnh viện đổi tên thành Chợ Rẫy (trên thực tế, đây cũng là tên gọi được nhân dân dùng để gọi bệnh viện kể từ ngày thành lập). Hiện nay, bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện tuyến cuối lớn nhất tại Việt Nam. Bệnh viện có thế mạnh nổi bật là sự kết hợp giữa các chuyên khoa, mang lại hiệu quả cao nhất trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là nơi mà tất cả bệnh nhân luôn đặt niềm tin tuyệt đối. 4.2 Bệnh viện Bình Dân Khoa ngoại Tiết niệu. Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, 4, Quận 3, Hồ Chí Minh Khoa ngoại Tiết niệu của Bệnh viện Bình Dân là khoa chuyên thực hiện chẩn đoán và điều trị các vấn đề bệnh lý về tiết niệu, sinh dục. Đây là chuyên khoa nền tảng, giúp tạo dựng uy tín cho bệnh viện Bình Dân trong hơn 60 năm qua. Khoa tập trung đội ngũ bác sĩ, chuyên gia có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, kế thừa y thuật từ các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực ngoại tiết niệu tại miền Nam. Song song với đó, khoa tập trung phát triển nhiều chuyên ngành hẹp, tập trung chuyên sâu, nhằm tối ưu hóa điều trị cho bệnh nhân. 4.3 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM Khoa Tiết niệu. Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM Khoa Tiết niệu Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một trong những trung tâm hàng đầu tại Việt Nam về phẫu thuật nội soi tiết niệu. Hiện tại, khoa có 03 phòng khám chuyên khoa Tiết niệu và Nam học với các phương tiện chẩn đoán hiện đại, giúp phát hiện và chẩn đoán bệnh với độ chính xác cao. Phòng mổ của khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ 3 chiều cùng các dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, phòng mổ còn được trang bị hệ thống ghi hình nhằm phục vụ cho hội nghị, hội thảo trực tiếp với các chuyên gia trong và ngoài nước. 4.4 Bệnh viện Nhân dân 115 Khoa Ngoại Niệu – Ghép thận. Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh – Phường 12 – Quận 10 – TPHCM Khoa Ngoại niệu – Ghép thận của bệnh viện Nhân dân 115 tiền thân là khoa Thận Niệu được thành lập từ năm 1996. Với quy mô phát triển ngày càng lớn, bệnh viện đã tách khoa Thận Niệu thành 2 khoa: Khoa Ngoại niệu – Ghép thận và khoa Nội thận – Miễn dịch ghép. Tới nay, khoa đã có 65 giường bệnh nội trí, thực hiện khám, điều trị cho các bệnh nhân sinh sống và làm việc tại Hồ Chí Minh cùng các bệnh nhân của các tỉnh lân cận. Khoa có nhiệm vụ chính là khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cũng như chấn thương của hệ thận niệu, nam khoa, ghép thận, đồng thời nghiên cứu khoa học và đào tạo. 4.5 Bệnh Viện Quân Y 175 Khoa Ngoại tiết niệu. Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Quân y 175 chính thức ra đời ngày 30/4/1975, hợp nhát từ 3 bệnh viện K116, K72, K59 cùng một số đơn vị y tế khác. Ban đầu, bệnh viện được biết tới với tên gọi Bệnh viện Quân giải phóng trực thuộc Tổng cục Hậu Cần. Tới năm 2003 thì đổi tên thành Viện Quân y 175 và vận hành dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng. Qua nhiều năm hình thành và phát triển, bệnh viện giờ đây đã trở thành một trong những bệnh viện đa khoa chuyên sâu lớn mạnh nhất khu vực miền Nam. Khoa Ngoại tiết niệu của bệnh viện có 13 buồng bệnh và 68 giường bệnh với các trang thiết bị được đầu tư tiên tiến, hiện đại, như: máy nội soi bằng quang (Olympus), máy Monitor, máy thổi khí dung,… Kỹ thuật mũi nhọn của khoa là nội soi laser, tán sỏi thận nội quản bàng quan niệu đạo, nội soi cắt, đốt u bàng quang, u phì đại tiền liệt tuyến,…. Trên đây chúng tôi đã gợi ý khoa khám và một số địa chỉ khám bệnh tiểu buốt để bệnh nhân có thể tham khao và tra cứu thông tin. Ngoài các bệnh viện trên, còn rất nhiều bệnh viện khác có chuyên khoa tiết niệu, có thể tiến hành khám và điều trị bệnh đái buốt. Các bạn có thể cân nhắc để lựa chọn các bệnh viện gần nhà, tiện cho việc đi lại và kinh phí của bản thân. ||Tham khảo bài viết khác: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị  

Cây Náng Hoa Trắng là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Náng hoa trắng giờ đây đã trở thành một vị thuốc quen thuộc với nhân dân Việt Nam. Vậy, loại cây này có tác dụng gì và thực hư về tác dụng ấy như thế nào? I. Náng hoa trắng là cây gì? Náng hoa trắng là một cây thuộc họ Amaryllidaceae (họ Thủy tiên), có tên khoa học là Crinum asiaticum L. Tại Việt Nam, cây còn được gọi dưới nhiều tên khác như: đại tướng quân, tỏi lơi, cây lá náng, văn thù lang, chuối nước,… Crinum asiaticum L. có nguồn gốc từ các đảo Ấn Độ Dương, Đông Á, châu Á, Úc và Thái Bình Dương. Ngày nay, cây có thể được tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hồng Kông,… 1.1 Đặc điểm của cây Náng hoa trắng mọc thành cụm, thân tròn, củ ở dưới đất. Khi phát triển đầy đủ, cây có thể cao từ 90 đến 120 cm. Cây được nhân giống bằng cách tách gieo hạt hoặc chiết chồi ở gốc. Lá cây náng có màu xanh lục, mọc quanh thân cây, lá hẹp, mảnh mai, không có lông ở cả hai mặt, độ rộng của lá từ 10 đến 15 cm và dài khoảng 60 đến 90 cm. Hoa náng có màu trắng, mọc thành cụm lớn (mỗi cụm từ 6-12 hoa), có mùi thơm về chiều tối. Khi hoa vẫn còn non, có 2 vỏ màu xanh nhạt bao quanh cụm hoa. Cụm hoa được nâng trên một cuống dẹp, dài khoảng 90 cm, màu xanh. Cánh hoa hẹp và trắng, mỗi bông có 6 cánh. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong về phía cuống. Nhị hoa có 6 cuống, cuối phấn có màu đỏ. Quả của cây náng có màu xanh nhạt, khá tròn. Hình ảnh cây Náng hoa trắng Náng hoa trắng có tuổi thọ hàng chục năm, phát triển nhanh, mạnh, bền, rất ít bệnh và không có côn trùng hại. Vì thế loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, không cần dưỡng nhiều. Cây náng thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh hoặc mọc hoang tại những nơi ẩm ướt. Tại Thái lan, ngoài trồng làm cảnh cây còn được sử dụng trong các nghi thức tín ngưỡng, như để xua đuổi tà ma và những điều không lành. 1.2 Hình ảnh cây Náng hoa trắng Hoa của cây đại tướng quân có màu trắng, thơm về chiều và đêm, nhị hoa thò ra ngoài Cây Náng hoa trắng có quả mọng, dạng tròn hơi dẹt, đường kính khoảng 3 – 5cm Náng hoa trắng khô được dùng làm dược liệu Hình ảnh cây Náng hoa đỏ, cùng họ với cây Náng hoa trắng. Theo các tài liệu cổ, Náng hoa đỏ có tác dụng giống Náng hoa trắng. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học về loại cây này. II. Náng hoa trắng có tác dụng gì? 2.1 Tác dụng trong dân gian Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài. Các bộ phận sử dụng được là lá, rễ, quả và hạt (toàn cây). Sở dĩ chỉ dùng náng bên ngoài là vì cây có chứa độc dược có thể gây nôn. Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số tác dụng của Náng hoa trắng được truyền lại trong dân gian: Chữa bong gân, sai gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã Chữa tê thấp, nhức mỏi xương khớp Giúp giảm đau đầu Giúp trục xuất đờm Làm thuốc gây nôn Lá náng có thể giúp điều trị thoát vị (được sử dụng ở tỉnh Suphan Buri, Thái lan) Giúp điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và mật Giúp trục xuất hoàn toàn máu kinh nguyệt Giúp che vào vết thương Chữa rắn cắn Điều trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Chữa bệnh trĩ .v.v. 2.2 Tác dụng trong y học hiện đại Ngày nay, náng hoa trắng được ứng dụng trong một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe với tác dụng: – Ở nam giới: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến – Ở nữ giới: Giúp phòng ngừa và giảm kích thước u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Giúp làm giảm các hiện tượng đau bụng, tức bụng, chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt…ở người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Nhìn chung, trong y học hiện đại, tác dụng của cây náng hoa trắng là giúp làm giảm và phòng ngừa các bệnh liên quan đến khối u ở cả nam giới và nữ giới. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của Náng hoa trắng trong việc ức chế các bệnh liên quan đến khối u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới và u nang, u xơ, u tuyến vú,… ở nữ giới, chúng ta cùng đọc tiếp phần dưới đây. 2.3 Vì sao Náng hoa trắng có tác dụng kháng u? Trước đây, người dân chủ yếu dùng cây Náng để chữa các bệnh bên ngoài. Mãi sau này, khi các nhà khoa học hiện đại tiến hành nghiên cứu và phân lập các hoạt chất có trong Náng hoa trắng, sau đó phát hiện ra khả năng ức chế khối u cực nhạy của Lycorine trong Náng hoa trắng thì loài cây này mới được chính thức được sử dụng nhiều trong y học hiện đại. Trước kia, nhân dân ta chỉ biết Náng hoa trắng có độc dược, nếu ăn nhầm sẽ gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nặng sau đó táo bón, thở không đều, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng, v.v.; ăn nhiều có thể gây tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chứ không biết loại độc dược này thế nào. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã biết, toàn bộ cây Náng hoa trắng có chứa nhiều loại alcaloid, đặc biệt là lycorin. Đây chính là hoạt chất độc hại, gây ra tác dụng nôn khi ăn phải. Tuy nhiên, trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Lycorine, cuối cùng phát hiện được rằng: Lycorine có hoạt tính kháng khối u rộng, đáp ứng tốt với các khối u ở nhiều vị trí trên cơ thể, như: u tuyến tiền liệt (ở nam giới); u tuyến vú, tử cung, buồng trứng (ở nữ giới); u phổi, thận, bàng quang,…(ở cả hai giới). Đây chính là tiền đề quan trọng để ứng dụng Náng hoa trắng trong việc phát triển các dòng sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân có bệnh liên quan tới khối u. Lycorine là một loại ancaloit Isoquinoline, được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất này có khả năng ức chế sự tăng sinh, di chuyển, xâm lấn và sống sót của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Nó còn gây ra sự chết rụng tế bào (apoptosis) và làm đảo ngược quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT)(*) của dòng tế bào u, ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, nó cũng kích thích các tế bào lympho T(**) hoạt động. (*) Quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT) là quá trình liên quan đến nhiều giai đoạn trong ung thư, bao gồm cả xâm lấn, di căn và kháng hóa chất. Tế bào ung thư trải qua quá trình EMT, thay đổi các tính chất của tế bào biểu mô thành các tính chất của tế bào trung mô, cụ thể là khả năng xâm lấn và di căn. (**) Tế bào lympho T là một trong 2 loại tế bào miễn dịch quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta (cùng với tế bào lympho b). Nó có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Một nghiên cứu được công bố trên Pubmed – Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2013 cũng cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh, nghiên cứu hoạt động của Lycorine trong việc ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư khác nhau, kết quả cho thấy: Tế bào khối u tử cung, buồng trứng là một trong những tế bào có độ nhạy cao nhất với Lycorine. Cụ thể: Độ nhạy của tế bào khối u với Lycorine cao gấp 15 lần so với tế bào thường. Lycorine khiến tế bào khối u tự chết đi cao gấp 6 lần bình thường trong cùng một khoảng thời gian (tăng từ 6,6% lên 36,7%). Tuy nhiên, như chúng ta đã nói ở trên, Lycorine được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Tức là không chỉ Náng hoa trắng có Lycorine mà nhiều loại cây khác thuộc họ này cũng có chứa Lycorine, mà tiêu biểu nhất là cây Trinh nữ hoàng cung. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong dịch chiết cây Trinh nữ hoàng cung cũng có chứa hoạt chất Lycorine với khả năng kháng u giống cây Náng hoa trắng. Tuy nhiên, Náng hoa trắng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm chữa u xơ tuyến tiền liệt, u xơ, u nang tử cung hơn là Trinh nữ hoàng cung, vì: Thông qua nghiên cứu so sánh, người ta nhận thấy hàm lượng lycorine có trong Náng hoa trắng cao hơn gấp 2-3 lần so với Trinh nữ hoàng cung. Vậy nên, nếu sử dụng Náng hoa trắng sẽ thu được hàm lượng chất nhiều hơn. (Nghiên cứu của Trần Bạch Dương và cộng sự vào năm 2001; nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt từ năm 2001 đến 2008 cùng nhiều nghiên cứu khác). Năng suất thu nguyên liệu của Náng hoa trắng cũng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Bởi Náng hoa trắng có biến động hàm lượng Lycorine theo vùng sinh thái thấp, thuận lợi hơn Trinh nữ hoàng cung trong việc phát triển vùng trồng dược liệu. Nhờ các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về hoạt chất Lycorine, ngày nay Náng hoa trắng được áp dụng rộng rãi trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng. III. Ứng dụng Náng hoa trắng trong hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến Từ những kết quả nghiên cứu về khả năng kháng tế bào u của Lycorine, sản phẩm Vương Bảo đã ra đời với sứ mệnh hỗ trợ những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến. Trong mỗi viên nén Vương Bảo có chứa: 310 mg Cao Náng hoa trắng 175 mg Cao Hải Trung Kim 125 mg Cao Rau tàu bay 100 mg Cao Nam sài hồ Cùng một số phụ liệu khác vừa đủ 1 viên. Việc gia giảm thêm các thành phần khác ngoài Náng hoa trắng giúp Vương Bảo mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Để đặt mua online sản phẩm Vương Bảo giao hàng tận nhà BẤM VÀO ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo nhanh nhất XEM TẠI ĐÂY Tỉ lệ và hàm lượng các thành phần trong mỗi viên Vương Bảo đã được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể. Chúng không có tác dụng đối lập nhau mà ngược lại, hiệp đồng với nhau để tăng cường tác dụng của mỗi thành phần. Chính vì thế, Vương Bảo sẽ phát huy tác dụng trung bình sau khoảng 1,5 tới 2 tháng sử dụng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời tình trạng u xơ được ngăn ngừa. Sau, 2-3 tuần, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện cũng được cải thiện rõ rệt. Vương Bảo đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Nhằm khẳng định chất lượng và thương hiệu hơn nữa, từ ngày 8/4/2019 Vương Bảo đã tiến hành triển khai chương trình: “CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN” nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy kích thước tuyến tiền liệt giảm. Quý khách có thể đọc kỹ thể lệ và cách thức tham gia chương trình hoàn tiền: TẠI ĐÂY Giá bán Vương Bảo thế nào và mua ở đâu để đảm bảo? Vương Bảo có 2 loại: Dạng hộp 20 viên có giá bán là 150.000/ hộp Dạng lọ 80 viên có giá bán là: 520.000/ hộp Sản phẩm uy tín và được bán ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Có thể tìm mua dễ dàng ở các nhà thuốc gần nhà. Hoặc đặt mua qua tổng đài 1800 1258 (Vương Bảo sẽ hỗ trợ gửi về tận nhà cho người lần đầu sử dụng) >> Tìm mua Vương Bảo có chứa Náng hoa trắng, xem TẠI ĐÂY Náng hoa trắng là một loại cây quen thuộc, không chỉ có giá trị trong việc làm cảnh, nó còn mang lại nhiều giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là tác dụng ức chế và làm giảm sự tiến triển của các khối u xơ. Tuy nhiên, hoạt chất lycorine trong Náng hoa trắng là một alcaloid tinh thể độc hại, khi ăn nhầm có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc, ăn nhiều có thể làm tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chính vì thế, để sử dụng Náng hoa trắng an toàn, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần này, chẳng hạn như Vương Bảo. Lưu ý, bạn cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận và cấp phép của cơ quan chức năng; không mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường. ||Tham khảo bài viết khác: Cây Đơn kim là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Cây ngũ sắc là cây gì? Có Tác dụng gì? chữa bệnh gì? Cây Ngải Nhật là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Tiểu gấp là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị

Bên cạnh bí tiểu, tiểu gấp cũng là một trong những hiện tượng rối loạn đường tiết niệu mà không ít người gặp phải. Tiểu gấp gây rất nhiều bất tiện cho cuộc sống, khiến người bệnh cảm thấy tự ti và luôn phải lo lắng vì thường xuyên phải đi tiểu nhiều. Để có thể cải thiện tình trạng này hiệu quả chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân là do đâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. I. Tiểu gấp là gì? Tiểu gấp là tình trạng mà người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn tiểu ở mức không thể chịu đựng được, cần phải nhanh chóng đi vào nhà vệ sinh để giải quyết nỗi buồn. Thông thường, số lần đi tiểu mỗi ngày trung bình là từ 6 – 8 lần. Khi bị tiểu gấp, người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn 8 lần một ngày nhưng lượng nước tiểu đi trong một lần lại rất ít. Ngoài tiểu gấp thì người bệnh còn kèm theo một số biểu hiện khác như tiểu buốt, tiểu rắt,… Tiểu gấp là bệnh gì? Một vài triệu chứng mà người bị tiểu gấp hay gặp có thể kể đến như sau: Người bệnh có thể gặp tình trạng tiểu gấp vào bất cứ lúc nào ngay cả khi bàng quang chứa đầy nước tiểu hoặc chưa. Điều này khiến cho người bị tiểu gấp có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong suốt cả ngày. Cần đi tiểu ngay lập tức, không thể nhịn được. Không thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình, ở một số trường hợp còn xảy ra tình trạng tiểu són, rò rỉ nước tiểu không kịp vào nhà vệ sinh. Một số hành động gây áp lực lên bàng quang như ho, cười cũng có thể làm nước tiểu bị són ra ngoài. Tiểu nhiều hơn bình thường, có khi chỉ khoảng 5 phút lại buồn tiểu một lần. II. Nguyên nhân gây Tiểu gấp Uống quá nhiều nước, cafe, rượu bia hay tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y… là những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng tiểu gấp. Bên cạnh đó, theo khía cạnh Đông y, nguyên  nhân gây tiểu gấp là do cơ thể bị mất cân bằng âm dương. Cơ thể con người được chia thành 2 phần âm và dương. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường thì âm dương cân bằng nhưng nếu phần dương khí bị hạ hãm, ép mạnh vào thành bàng quang sẽ làm cho đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể bị hẹp lại dẫn tới tiểu gấp. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta cần đẩy dương khí đi lên khi đó sẽ không còn áp lực vào thành bàng quang, đường tiểu được khai thông. Ngoài ra, tiểu gấp còn có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc một số bệnh lý sau đây: 2.1 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân khá phổ biến gân nên tình trạng tiểu gấp. Bệnh lý này thường xảy ra ở bàng quang hoặc thận do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm và tổn thương bởi những lý do như: bạn vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, quan hệ tình dục không lành mạnh,… Bên cạnh biểu hiện tiểu gấp, khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh còn gặp phải những triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, có khi vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu… Căn bệnh này nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị triệt để thì bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. 2.2 Bàng quang tăng hoạt OAB Bàng quang tăng hoạt (OAB) hay còn được gọi là bàng quang kích thích xảy ra khi các cơ bàng quang co bóp bất thường, từ đó cũng dẫn đến tình trạng tiểu gấp kèm theo tiểu són, tiểu nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm. Biểu hiện đặc trưng nhất khi bị bàng quang tăng hoạt là những cơn buồn tiểu đột ngột khiến người bệnh cần đi tiểu ngay tức khắc, khó kiềm chế được, nước tiểu nhỏ giọt, khó tiểu. Bàng quang tăng hoạt OAB Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ gặp phải tình trạng bàng quang tăng hoạt, đặc biệt là tỉ lệ này thường gặp ở người già. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt có thể kể đến như: Tổn thương thần kinh: các bệnh thần kinh ảnh hưởng đến sự điều hòa hoạt động thần kinh của bàng quang và cổ bàng quang. Tuổi già: Người già có nhiều rối loạn tiểu tiện có thể do hiệu ứng ức chế thần kinh và chức năng não bộ suy giảm. 2.3 Viêm bàng quang Bàng quang có vai trò lưu trữ nước tiểu trước khi thải ra ngoài cơ thể. Khi bàng quang bị viêm sẽ làm cho quá trình bài tiết nước tiểu bị rối loạn, gây đau bàng quang và vùng chậu. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm bàng quang là: nhu cầu đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són, đau niệu đạo, đau vùng bụng dưới,… 2.4 Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và cao tuổi, tuyến này giữ vai trò trong việc kiểm soát nước tiểu ở nam giới. Khi bộ phận tuyến tiền liệt bị viêm nhiễm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc bài tiết nước tiểu. Từ đó mà làm xuất hiện các hiện tượng như tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tiểu són tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ ở nam giới,… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. 2.5 Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý chỉ xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ trung niên trở lên. Bệnh là tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt gây chèn ép lên niệu đạo và bàng quang khiến cho người bệnh gặp phải các triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu rắt, tiểu són, tia nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng, tiểu không kiểm soát… Những biểu hiện của bệnh thường tiến triển từ từ và có xu hướng nặng dần theo thời gian cho đến khi người bệnh hoàn toàn không tự chủ được khi đi tiểu. Do vậy, với những người đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên nếu có những bất thường về đường tiết niệu cần đi thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh đúng cách. 2.6 Sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu bao gồm cả sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu đạo. Tùy vào từng vị trí sỏi hình thành mà các biểu hiện sẽ khác nhau. Nhìn chung, khi bị sỏi đường tiết niệu người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau vùng thắt lưng cùng các bất thường về đường tiết niệu bao gồm: tiểu gấp, tiểu buốt, nước tiểu đục, tiểu khó, bí tiểu… 2.7 Do bệnh thần kinh Tổn thương dây thần kinh trong việc điều khiển phản xạ đi tiểu là nguyên nhân khiến cho bạn bị xuất hiện những tình trạng rồi loại tiểu như tiểu gấp, tiểu són, tiểu nhiều lần. III. Cách điều trị tiểu gấp hiệu quả Để khắc phục chứng tiểu gấp, đầu tiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nếu như nguyên nhân đến từ các bệnh lý thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, còn không do bệnh lý thì người bệnh chỉ cần áp dụng biện pháp tại nhà. 3.1 Biện pháp tại nhà Một số biện pháp cải thiện tiểu gấp tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm: Khi cơ thể có cảm giác buồn tiểu thì nên nhịn một lúc rồi mới đi tiểu để giúp tăng thể tích chứa đựng của bàng quang và tập cho bàng quang kiểm soát tốt hơn. Lúc đầu tập có thể nhịn 1 phút sau tăng dần lên 2-3 phút, dần dần cố gắng nhịn lên tầm 10 phút Không sử dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, nước có gas và đặc biệt là các loại đồ uống có chứa caffe vì nó có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây lợi tiểu, giãn cơ thắt niệu đạp, dẫn tới tiểu gấp, tiểu nhiều lần. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường vitamin, đặc biệt là chất xơ, trái cây tươi, rau xanh để tránh táo bón, cơ thể khỏe mạnh và tăng đề kháng. Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, hạn chế dùng chất tẩy rửa mạnh. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng hạn chế sau bữa tối và trước khi đi ngủ. Tập Kegel hàng ngày: Bài tập Kegel giúp cải thiện sức khỏe các cơ sàn chậu, cơ bàng quang, giúp kiểm soát hoạt động tiểu tiện tốt hơn và giảm được tình trạng tiểu gấp. 3.2 Phương pháp dùng thuốc Bên cạnh các biện pháp khắc phục tại nhà, nếu tình trạng tiểu gấp ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thì việc sử dụng thuốc cũng là biện pháp điều trị phù hợp. Như đã chia sẻ ở trên, tiểu gấp do nhiều nguyên nhân gây ra, tùy vào từng nguyên nhân mà bác sỹ sẽ tư vấn và chỉ định sử dụng những loại thuốc khác nhau để điều trị cho hiệu quả, cụ thể như sau: Thuốc kháng sinh Thuốc chẹn alpha Thuốc chống co thắt 3.3 Phương pháp phẫu thuật Trong vài trường hợp tiểu gấp do bệnh lý nghiêm trọng, người bệnh có thể phẫu thuật hoặc sử dụng thiết bị y tế như đặt ống thông tiểu giúp làm rỗng bàng quang. Người bệnh cũng có thể được sử dụng các xung điện để kích thích chức năng bàng quang.. IV. Cách phòng ngừa đi tiểu gấp nhiều lần Để phòng ngừa tiểu gấp hoặc tái phát, người bệnh nên thực hiện những điều sau: Xây dựng chế độ ăn khoa học: hạn chế ăn thực phẩm lợi tiểu vào buổi tối như canh rau cải, mướp, không uống rượu – bia, cafe, chất kích thích. Bổ sung trái cây tươi, rau xanh nhưng hạn chế thực phẩm có tính axit cao (cam, bưởi, chanh, cà chua, khế,…) Tuyệt đối không nhịn tiểu quá lâu Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước canh, nước ép trái cây nguyên chất,…) Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì thừa cân để giảm áp lực lên bàng quang. Tập luyện thể dục điều độ (đi bộ, kegel, yoga,…) Quan hệ tình dục lành mạnh, có các biện pháp an toàn Vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày Hạn chế căng thẳng, stress kéo dài V. Vương Bảo – Giải pháp giúp hỗ trợ tiểu gấp an toàn và hiệu quả Để cải thiện tiểu gấp do viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyền liệt tuyến hoặc do tuổi tác, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được chứng minh lâm sàng tại Bệnh viện y học cổ truyền TW. Mỗi viên uống được nghiên cứu kỹ lưỡng về thành phần và tính toán chuẩn tỉ lệ mang đến công dụng cải thiện nhanh các rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Cụ thể, công dụng của Vương Bảo như sau: Giảm các rối loạn tiểu tiện: Các loại thảo dược quý như Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay… được cha ông sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc nam giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, chống viêm do nước tiểu đọng trong bàng quang. Giảm kích thước phì đại tuyến tiền liệt: Vương Bảo chứa thành phần Náng hoa trắng có hàm lượng hoạt chất Lycorin cao hơn Trinh nữ hoàng cung, có tác dụng giảm kích thước tuyến tiền liệt lên tới 35,4% (đã được nghiên cứu bởi TS. Nguyễn Bá Hoạt Viện dược liệu TW). Chống tăng sinh tế bào ung thư tiền liệt tuyến: Thành phần Ngải nhật có chứa chất Artemisinin giúp chống tăng sinh tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược, Vương Bảo giúp hỗ trợ giảm tình trạng rối loạn tiểu tiện như: tiểu gấp, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắt… để người bệnh ngủ ngon giấc hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn để sử dụng lâu dài, không gây ảnh hưởng tới sinh lý nam giới và không ảnh hưởng đến bệnh lý nền ở những người cao tuổi. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tóm lại, bài viết đã giải đáp thắc mắc về tình trạng tiểu gấp là bệnh gì cũng như cách khắc phục hiệu quả. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường ở đường tiết niệu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hãy chủ động đi khám chuyên khoa ngay để có phương pháp điều trị phù hợp.

#15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng

Bệnh đái rắt (tiểu rắt hay tiểu dắt) làm người mắc rất khó chịu và gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây chúng tôi tổng hợp các phương pháp chữa trị bệnh tiểu rắt hiệu quả và đơn giản. Bạn đọc cùng tham khảo. I. Thế nào là hiện tượng đái dắt? Thông thường chúng ta đi tiểu tiện từ 5 – 6 lần/ngày và ban đêm thì ít khi đi tiểu hơn. Nếu có hiện tượng tiểu rắt thì số lần đi tiểu trong ngày sẽ tăng lên, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều về đêm. Có khi lên tới 10 – 20 lần/ngày. Nếu người bệnh bị tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt đi cùng. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh tiểu rắt (Ảnh minh họa) Bệnh đái rắt thường gặp ở người lớn hơn trẻ em. Vì thế, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin đề cập tới hiện tượng đái rắt ở người lớn. Để xác định nguyên nhân chính xác, người bệnh cần đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang). II. Cách chữa bệnh đái dắt tại nhà Việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng đái dắt, đặc biệt là khi tình trạng này do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra. Dưới đây là một số cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng đái dắt: 2.1 Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt - Chế độ ăn uống Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp làm loãng nước tiểu, từ đó giúp rửa trôi vi khuẩn và các chất độc hại ra khỏi đường tiết niệu. Người trưởng thành nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng bàng quang: Đồ ăn cay nóng Đồ ăn nhiều dầu mỡ Đồ uống có cồn Đồ uống có caffeine Đồ uống có gas Ăn nhiều rau củ quả: Rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, từ đó giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. - Chế độ sinh hoạt Đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách Tập thể dục thường xuyên 2.2 Sử dụng các biện pháp dân gian - Uống nước ép bí đao Bí đao có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, rất tốt cho người bị đái dắt. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 quả bí đao, rửa sạch, gọt vỏ, xay nhuyễn lấy nước. Uống 2-3 cốc nước ép bí đao mỗi ngày. Bí xanh chữa chứng tiểu rắt hiệu quả - Uống nước rau mồng tơi Rau mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 nắm rau mồng tơi, rửa sạch, giã nát, chắt lấy nước. Uống 2-3 cốc nước ép rau mồng tơi mỗi ngày. Rau mồng tơi - Uống nước bột sắn dây Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giúp giảm bớt tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt. Cách thực hiện như sau: Pha 1 thìa bột sắn dây với 200ml nước ấm, khuấy đều. Uống nước bột sắn dây khi còn ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian khác để giúp cải thiện tình trạng đái dắt, bao gồm: Uống nước dừa Uống nước chanh Uống nước cam Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các biện pháp dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Nếu tình trạng đái dắt kéo dài, có dấu hiệu nặng hơn, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ||Xem thêm: Bị tiểu rắt nên uống gì? Các loại đồ uống giúp giảm tiểu rắt >>>Bạn có biết: #6 Bài thuốc chữa đái rắt bằng cách dân gian tại nhà hiệu quả 2.3 Điều trị bằng thuốc Tây y Thuốc được sử dụng để điều trị đái dắt thường là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,... Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Để chữa đái dắt tận gốc, cần tìm ra được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có hướng điều trị phù hợp, có thể là dùng thuốc, thay đổi thói quen hoặc phải phẫu thuật (Ảnh minh họa) Đặc biệt, với tình trạng đái dắt do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Đây là sản phẩm đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc và có mặt trên thị trường 8 năm, sản phẩm cũng được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền TW, có tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu rắt, tiểu buốt, bí tiểu, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu,… Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng Vương Bảo để khắc phục tình trạng tiểu rắt do u xơ tiền liệt tuyến của mình. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY III. Những lưu ý khi chữa đái dắt tại nhà Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, có một số lưu ý chung khi chữa đái dắt mà bạn cần lưu ý, bao gồm: Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, hoặc nhiều hơn nếu bạn bị ra mồ hôi nhiều, hoạt động thể chất nhiều,... Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên rửa vùng kín bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ ít nhất 2 lần/ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ uống có cồn, caffeine. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới tiết niệu và bàng quang (Ảnh minh họa) Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi chữa đái dắt: Nếu triệu chứng đái dắt không thuyên giảm sau 2-3 ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân. Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đái rắt, hãy áp dụng những biện pháp điều trị bệnh đái rắt trên để giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau 2-3 ngày, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng nguyên nhân. ||Tham khảo bài viết khác: Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn Cách điều trị Tiểu rắt khi bà bầu mang thai tại nhà hiệu quả

Loading...