Rối loạn tiểu tiện

Tiểu đêm ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ nam giới?

Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 52 tuổi. Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, tôi bắt đầu xuất hiện chứng tiểu đêm. Ban đầu là 1-2 lần dậy ban đêm, giờ đã là 3-4 lần  khiến sức khỏe của tôi suy giảm rõ rệt, đặc biệt là trong vấn đề sinh lý, tôi thấy mình không còn hứng thú gì nữa. Tôi đã đi khám và được kết luận mắc phì đại tiền liệt tuyến với kích thước lên tới 56gr. Bác sĩ cũng đã cho thuốc uống nhưng tôi sợ uống lâu dài có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Xin hỏi tại sao bị tiền liệt tuyến tôi lại gặp phải triệu chứng tiểu đêm và suy giảm sinh lý như vậy và có cách nào an toàn giúp chữa bệnh được không? Xin cảm ơn!   (Nguyễn Văn Sơn – Thành phố Hải Dương) Trả lời: Chào bạn, Tiền liệt tuyến là một bộ phận chỉ có ở nam giới, nằm ngay ở cổ bàng quang (nơi chứa nước tiểu) và đầu niệu đạo (đường dẫn nước tiểu ra ngoài). Khi đến tuổi trưởng thành, kích thước tuyến tiền liệt nặng khoảng 20gr. Tuy nhiên, đối với nam giới từ 40 tuổi trở đi, tuyến tiền liệt bắt đầu có nguy cơ phình to lên, chèn ép gây kích thích vào bàng quang và niệu đạo, khiến bàng quang hoạt động quá mức, chính việc này gây ra triệu chứng tiểu nhiều ở cả ngày và đêm nhưng về ban đêm thì người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng vì ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Ngoài ra, Một trong những chức năng của tuyến tiền liệt chính là chức năng sinh dục. Tuyến này có chức năng tiết ra chất dịch, góp phần tạo ra tinh dịch, là nơi cung cấp môi trường sống cho tinh trùng. Vì vậy, khi tuyến tiền liệt bị phì to lên, sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chức năng của mình. Hơn nữa, khi mắc bệnh, người bệnh thường bị triệu chứng tiểu đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống, sức khỏe suy giảm rõ rệt cũng là nguyên nhân gây suy giảm sinh lý ở quý ông. Vì vậy, để ngăn chặn chứng tiểu đêm cũng như suy giảm sinh lý ở nam giới thì việc tiên quyết chính là đưa kích thước phì đại tiền liệt tuyến trở về mức bình thường. Về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu về công dụng của Náng hoa trắng hay còn gọi là cây Chuối nước, Đại tướng quân… Theo đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác dụng của cây nắng hoa trắng  trên bệnh phì đại tiền liệt tuyến” của TS Nguyễn Bá Hoạt tiến hành từ năm 2001 đến 2008 đã kết luận: Náng hoa trắng Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%. Với kết quả này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng Náng hoa trắng cho kết quả giảm phì đại tiền liệt tuyến rõ rệt. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý hoạt chất chính có tác dụng với bệnh phì đại tiền liệt tuyến trong Náng hoa trắng là Lycorin lại ít tan trong nước. Vì vậy, sắc nước uống thì hiệu quả sẽ giảm. Ngoài ra, sử dụng Náng hoa trắng quá liều có thể dẫn đến tác dụng không mong muốn là gây nôn và cường giao cảm. Vì vậy, không nên tự ý sử dụng Náng hoa trắng tươi mà chưa có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Để thuận tiện, bạn nên tìm những sản phẩm có chiết xuất từ Náng hoa trắng thì sẽ thuận tiện và đạt hiệu quả cao hơn. Thân mến! >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Giải pháp hiệu quả cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến Vương Bảo có các thành phần: Náng hoa trắng, hải trung kim, tàu bay, sài hồ nam. Sản phẩm có tác dụng: Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…sau khoản 1-2 tuần Hỗ trợ Giảm và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến sau khoảng 2-3 tháng Vương Bảo dùng tốt trong các trường hợp: Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật. Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Để khẳng định chất lượng sản phẩm, Vương Bảo luôn có chương trình CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN nếu không giảm u phì đại tuyến tiền liệt. Vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Tiểu không hết ở nam giới: Cách nhận biết, nguyên nhân và điều trị

Ai cũng có thể gặp tình trạng tiểu không hết, tuy nhiên nam giới có nguy cơ mắc hiện tượng này cao hơn nhiều so với nữ giới. Vì sao lại như vậy, bệnh có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Tiểu không hết ở nam giới – Một vấn đề thường gặp Tiểu không hết là khi một người không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang của mình khi đi tiểu. Tức là sau khi đi tiểu, trong bàng quang vẫn tồn dư một lượng nước tiểu, số lượng có thể ít hoặc nhiều. Tiểu không hết có thể xảy ra ở nam nữ mọi độ tuổi nhưng nó xảy ra thường xuyên nhất ở nam giới lớn tuổi. Theo một vài thống kê, cứ 3 nam giới trên 50 tuổi thì có 1 người bị tiểu không hết và gần như tất cả đàn ông trên 85 tuổi đều gặp khó khăn khi đi tiểu. Vì sao nam giới lại dễ bị tiểu không hết? Phụ nữ và nam giới khác nhau đáng kể về giải phẫu tổng thể và sinh lý của đường tiết niệu dưới. Sự khác biệt về giải phẫu này là nguyên nhân giải thích vì sao nam giới lại dễ bị tiểu không hết hơn nữ giới. Hệ thống tiết niệu ở nam giới và nữ giới Như ta thấy ở hình trên, hệ thống tiết niệu của nam và nữ đều gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Tuy nhiên ở nam giới, niệu đạo lại được bao quanh bởi tuyến tiền liệt (một tuyến nhỏ thuộc hệ thống sinh sản). Khi nam giới già đi, tuyến tiền liệt của họ thường có sự phát triển về kích thước, gây ra một tình trạng gọi là phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt phì đại có thể chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng chảy bình thường của nước tiểu, dẫn đến một loạt các triệu chứng như tiểu không hết, tiểu khó, tiểu ngập ngừng, tiểu són,… Tỷ lệ mắc phì đại tuyến tiền liệt là ở nam giới lần lượt là 8%, 50% và 80% trong những năm tuổi 40 tuổi, 60 và 90 của cuộc đời. Ngoài ra, niệu đạo của nữ giới cũng ngắn hơn nam giới. Ở nữ giới, niệu đạo chỉ dài khoảng 4cm, kéo dài từ cổ bàng quang đến lỗ niệu đạo. Ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 17,5 – 20 cm, dài gấp 4 – 5 lần nữ giới và được chia thành 3 đoạn. Nó kéo dài từ cổ bàng quang qua tuyến tiền liệt và dương vật đến lỗ niệu đạo bên ngoài. Sự dài hơn đáng kể về kích thước này cũng nguyên nhân khiến nước tiểu dễ bị đọng lại sau khi đi tiểu. Niệu đạo của nữ giới ngắn hơn đáng kể so với nam giới (Ảnh minh họa) Có nguy hiểm không? Tiểu không hết tuy không phải là một tình trạng y tế khẩn cấp và đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, như: Nhiễm trùng đường tiết niệu Tổn thương bàng quang Hư thận Tiểu không tự chủ Bí tiểu cấp tính (Bí tiểu cấp tính là một biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời. Nó khiến người bệnh không thể đi tiểu được dù bàng quang đã đầy). Chính vì thế, nếu nhận thấy mình có các dấu hiệu của tiểu không hết, bạn cần đi khám và kịp thời điều trị. Để có thể nhận biết bệnh, bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết. Nhận biết dấu hiệu của bệnh Một số nam giới không biết rằng họ đang bị tiểu không hết, bởi họ hoàn toàn không có triệu chứng hay dấu hiệu khó chịu nào. Tình trạng này chỉ được tình cờ chẩn đoán khi họ đi khám về một vấn đề khác. Một số nam giới thì có thể gặp các triệu chứng của tiểu không hết, mức độ và biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của tình trạng này: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, cả ngày lẫn đêm (thường trên 8 lần/ngày) Sau khi đi tiểu cảm thấy như vẫn cần đi tiểu tiếp Cảm thấy phải đi tiểu gấp nhưng không thể đi được hoặc đi với lượng nước tiểu rất ít Khó chịu hoặc đau nhẹ ở vùng bụng dưới, đường tiết niệu Đi tiểu khó khăn Tia nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng .v.v. Đôi khi, các triệu chứng này rất nhẹ và không đủ để người bệnh cảm thấy đáng bận tâm, cần đi khám. Tuy nhiên như đã nói ở trên, rủi ro của tiểu không hết nếu không điều trị là những biến chứng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Thậm chí, có những biến chứng đe dọa cả tới tính mạng. Trong một số trường hợp khẩn cấp, bạn cần lập tức tìm kiếm chăm sóc y tế nếu có các triệu chứng sau: Không thể đi tiểu được Đau bụng dữ dội Đau lưng dưới Có các dấu hiệu nhiễm trùng: nôn mửa, sốt, ớn lạnh Một số nam giới thì có thể gặp các triệu chứng của tiểu không hết, mức độ và biểu hiện khác nhau ở mỗi người (Ảnh minh họa) Nguyên nhân Phì đại tuyến tiền liệt Như đã nói ở phần trên, phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu không hết ở nam giới. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ thuộc hệ thống sinh sản, nó nằm ở trên dương vật, dưới bàng quang, ngay trước trực tràng và bao quanh niệu đạo. Khi nam giới già đi, do sự thay đổi hormone cùng nhiều yếu tố khác (như di truyền, các yếu tố tăng trưởng, viêm, lối sống,…) mà tuyến tiền liệt của họ bắt đầu lớn dần lên. Tình trạng này là được gọi là phì đại tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt. Tăng sản tuyến tiền liệt là một tình trạng lành tính và không dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, khi tuyến tiền liệt có sự phát triển về kích thước, nó có thể chèn ép vào niệu đạo gây ra hiện tượng tiểu không hết ở nam giới cùng nhiều triệu chứng rối loạn tiết niệu khác. ☛ Tìm hiểu thêm: Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì? Ngoài khối u xơ tuyến tiền liệt làm tắc nghẽn niệu đạo, một vài nguyên nhân khác cũng có thể khiến niệu đạo ở nam giới bị chèn ép, dẫn tới tiểu không hết là: khối phân táo bón, sỏi niệu, hẹp bao quy đầu, hẹp niệu đạo, ung thư tuyến tiền liệt hoặc bàng quang,… Phì đại tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng tiểu không hết ở nam giới (Ảnh minh họa) Tổn thương thần kinh Suy giảm chức năng thần kinh là một nguyên nhân khác gây tiểu không hết ở nam giới. Các dây thần kinh có thể bị tổn thương do tai nạn hoặc bệnh tật (đột quỵ, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng não hoặc tủy sống, bệnh đa xơ cứng và các rối loạn hệ thần kinh khác). Quá trình đi tiểu của chúng ta có liên quan đến sự phối hợp chức năng giữa thần kinh võ não cùng các dây thần kinh giao cảm, phó giao cảm, dây thần kinh soma và các cơ trơn, cơ vòng. Khi bàng quang đã đầy, các dây thần kinh sẽ truyền tín hiệu lên não thông qua các thụ thể dẫn truyền tín hiệu, lúc này não sẽ chỉ đạo các cơ ở bàng quang giãn ra và bàng quang co bóp để tống nước tiểu ra ngoài. Khi dây thần kinh bị tổn thương, nó sẽ không thể truyền tín hiệu một cách chính xác hoặc làm gián đoạn các con đường dẫn truyền thần kinh, điều này khiến bàng quang hoạt động kém hiệu quả đi và không thể tống hết nước tiểu ra ngoài, dẫn tới tiểu không hết. Phẫu thuật Gây mê trong quá trình phẫu thuật cũng có thể làm suy yếu một số dây thần kinh của bạn, dẫn đến tiểu không hết sau đó. Ngoài ra, nếu bạn phải phẫu thuật bàng quang, thận hoặc niệu đạo, các mô sẹo hình thành sau phẫu thuật cũng có thể làm co thắt niệu đạo, gây ra trình trạng tiểu không hết ở nam giới. Viêm, nhiễm trùng Nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tiểu không hết ở nam giới. Nó có thể gây bệnh theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể: Nhiễm trùng ở bất kì bộ phận nào của đường tiết niệu dưới (như niệu đạo, bàng quang) có thể khiến phù nề niệu đạo, sưng bàng quang, gây khó khăn khi nước tiểu chảy ra ngoài. Viêm tuyến tiền liệt hoặc nhiễm trùng tuyến tiền liệt có thể khiến niệu đạo sưng lên, chèn ép vào niệu đạo, cản trở dòng chảy của nước tiểu. Viêm hoặc sưng bao quy đầu cũng có thể gây tắc nghẽn lỗ niệu đạo, cản trở đường ra của nước tiểu. Nhiễm herpes có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh xương cùng. Thuốc men Một số loại thuốc cũng có thể gây tiểu không hết ở nam giới, bởi chúng có thể tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh hoặc tác dụng lên trương lực cơ trơn của niệu đạo hoặc cổ bàng quang. Một số loại thuốc có thể kể tới là: Thuốc trị cảm lạnh, thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng Thuốc kháng cholinergic Thuốc chống trầm cảm .v.v. Một số loại thuốc có thể gây tiểu không hết ở nam giới, bởi chúng tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh (Ảnh minh họa) Điều trị tiểu không hết ở nam giới Tự chăm sóc Để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang, nam giới có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà như: Giảm uống cà phê, trà, rượu và các chất khác gây kích thích bàng quang như đồ uống có ga, chất làm ngọt nhân tạo. Không nhịn tiểu Tập các bài tập cơ sàn chậu (hay còn gọi là tập kegel) (để tập các bài tập này, bạn có thể đọc các bài hướng dẫn trên những website uy tín). Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng để ngăn ngừa tiểu không hết do táo báo Thuốc Thuốc cũng là một lựa chọn hiệu quả để điều trị tiểu không hết ở nam giới. Tuy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc phù hợp. Một số loại thường được kê đơn đơn là: Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt: thuốc chẹn alpha, thuốc ức chế men khử 5-alpha (5-ARI), thuốc ức chế phosphodiesterase-5 (PDE-5) và một số loại thuốc khác (Chi tiết: Phì đại tiền liệt tuyến uống thuốc gì?) Thuốc điều trị viêm, nhiễm trùng: các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, erythromycin, ciprofloxacin,… .v.v. Ở một số nam giới, tiểu không hết có nguyên nhân là do sử dụng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu họ giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc. Tất cả các loại thuốc, ngay cả thuốc không kê đơn cũng đều có tác dụng phụ. Vì thế hãy luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Một loại thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt, có thể được chỉ định cho nam giới bị tiểu không hết do căn bệnh này Thủ thuật ít xâm lấn Một số thủ thuật ít xâm lấn hoặc thiết bị y tế hỗ trợ có thể được bác sĩ chỉ định tùy vào nguyên nhân, gồm: Nội soi bàng quang để tìm và loại bỏ các tắc nghẽn như sỏi đường tiết niệu Liệu pháp laser để loại bỏ một vùng mô tuyến tiền liệt phì đại Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt (PAE) Nong giãn niệu đạo để tăng dần kích thước của lỗ mở niệu đạo Liệu pháp vi sóng Transurethral (TUMT) để điều trị phì đại tuyến tiền liệt .v.v. ☛ Tìm hiểu thêm: Các kỹ thuật mổ u phì đại tuyến tiền liệt hiện nay Vật lý trị liệu Bạn có thể tới gặp chuyên gia vật lý trị liệu tại các trung tâm trị liệu như bước điều trị ban đầu hoặc được bác sĩ giới thiệu. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập tăng cường cơ sàn chậu và cách đào tạo bàng quang. Ngoài ra, họ cũng có thể hướng dẫn bạn thay đổi một số thói quen trong việc đi tiểu để hạn chế các triệu chứng. Vật lý trị liệu cũng là một phương pháp chữa tiểu không hết ở nam giới (Ảnh minh họa) Phẫu thuật Nếu các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể xem xét chỉ định phẫu thuật. Một số thủ tục phẫu thuật thường được áp dụng là: Phẫu thuật loại bỏ một phần của tuyến tiền liệt Phẫu thuật sửa chữa các vết thắt niệu đạo hoặc mô sẹo cổ bàng quang Phẫu thuật loại bỏ khối u bất thường hoặc phần bị hư hỏng của đĩa đệm thoát vị Phẫu thuật chuyển hướng nước tiểu để định tuyến lại dòng chảy bình thường của nước tiểu ra khỏi cơ thể (phẫu thuật cắt bàng quang) .v.v. Tiên lượng Tiên lượng là một thuật ngữ y tế được dùng để dự đoán khả năng hồi phục hoặc sống sót sau một căn bệnh. Với tiểu không hết ở nam giới, điều này thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Với nam giới lớn tuổi bị tiểu không hết do phì đại tuyến tiền liệt thường có nhiều bệnh đi kèm và có nguy cơ biến chứng cao hơn. Các bệnh đi kèm này bao gồm nhiễm trùng, rối loạn chức năng thận,… Với nam giới bị tiểu không hết do các nguyên nhân tạm thời (chẳng hạn táo bón) có tiên lượng tốt hơn so với các trường hợp do bệnh lâu ngày hoặc mãn tính. Bệnh nhân càng lớn tuổi thì nguy cơ biến chứng càng cao. Tiểu không hết thường gặp ở nam giới hơn nữ giới do sự khác nhau về mặt giải phẫu sinh lý đường tiết niệu. Bệnh có thể gây ra những khó chịu và bất tiện, làm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của người mắc. Việc trì hoãn điều trị chỉ khiến bệnh tình trở nên tồi tệ hơn, vì thế bạn không nên cảm thấy xấu hổ mà ngại đi khám. Bác sĩ có thể chẩn đoán vấn đề và khắc phục tình trạng của bạn bằng nhiều phương pháp điều trị khác nhau.

Tiểu ra máu uống thuốc gì? Thuốc điều trị tiểu ra máu

Thuốc là một trong những phương pháp điều trị tiểu ra máu hiệu quả. Vậy tiểu ra máu uống thuốc gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây! Tổng quan về các loại thuốc Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và bệnh cảnh mà bạn sẽ được kê loại thuốc phù hợp. Ví dụ: Tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt: thuốc chẹn alpha, chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI), chất ức chế phosphodiesterase-5 (5-PDE); Tiểu ra do nhiễm trùng: kháng sinh, liệu pháp estrogen âm đạo nếu bạn đã mãn kinh; Tiểu ra máu do ung thư: liệu pháp thuốc gồm hóa trị liệu, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp nhắm mục tiêu; Tiểu ra máu do bệnh thận đa nang: liệu pháp Tolvaptan, thuốc để kiểm soát huyết áp cao, thuốc giảm đau, kháng sinh,… Tiểu ra máu do sỏi: thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn alpha, thuốc giảm đau,… .v.v. Phần dưới đây, chúng ta cũng tìm hiểu một số loại thuốc dùng để điều trị tiểu ra máu. Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định từ bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng khi chưa biết rõ nguyên nhân. Các loại thuốc đề cập trong bài viết chỉ man tính chất giới thiệu, tham khảo thông tin. ☛ Tìm hiểu thêm: Tiểu ra máu là bị bệnh gì? Tùy thuộc vào từng nguyên nhân và bệnh cảnh mà bạn sẽ được kê loại thuốc điều trị tiểu ra máu phù hợp (Ảnh minh họa) Tiểu ra máu uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp tiểu ra máu do nhiễm trùng, như viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận,… Một số loại kháng sinh thường được sử dụng là: Amoxicillin Ceftriaxone (Rocephin) Cephalexin ( Keflex ) Ciprofloxacin (Cipro) Fosfomycin (Monurol) Levofloxacin ( Levaquin ) Nitrofurantoin (Macrodantin, Macrobid) Trimethoprim / sulfamethoxazole (Bactrim, Septra ) Sulfamethoxazole (Bactrim) .v.v. Thuốc kháng sinh chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và đình chỉ sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc thường bắt đầu tác dụng ngay sau khi bạn dùng, tuy nhiên bạn có thể mất tới vài ngày để cảm thấy tốt hơn. Loại thuốc và liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng, như nhiễm trùng phức tạp hay nhiễm trùng không biến chứng. Thông thường, đối với nhiễm trùng không biến chứng, bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 2 đến 3 ngày; một số người cần dùng trong vòng 7 đến 10 ngày. Đối với một bệnh nhiễm trùng phức tạp, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh trong 14 ngày hoặc hơn. Nếu bạn bị nhiễm trùng thường xuyên, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh kéo dài,… Bác sĩ sẽ là người quyết định thời gian điều trị tốt nhất và loại kháng sinh chính xác cho bạn. Thuốc kháng sinh có tác dụng tốt với tiểu ra máu do nhiễm trùng, nhưng để có hiệu quả nhất, nó cần được sử dụng hợp lý. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy tốt hơn chỉ sau vài ngày dùng thuốc. Nhưng bạn vẫn cần sử dụng đủ liều và đủ thời gian như bác sĩ chỉ định, bởi nếu bạn ngưng thuốc quá sớm, vi khuẩn có thể không bị tiêu diệt hết và trở nên kháng thuốc. Kháng kháng sinh là một tình trạng nguy hiểm, xảy ra khi vi khuẩn phát triển khả năng đánh bại các loại thuốc được tạo ra để tiêu diệt chúng. Kháng kháng sinh đòi hỏi thời gian nằm viện kéo dài, thăm khám bác sĩ và các lựa chọn điều trị thay thế độc hại, tốn kém. Hằng năm, hơn 35.000 người Mỹ tử vong vì tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng phụ tương tự nhau, thường gặp nhất là: phát ban, tiêu chảy, buồn nôn/nôn, đau đầu, chuột rút, tổn thương gân hoặc dây thần kinh,… Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong các trường hợp tiểu ra máu do nhiễm trùng (Ảnh minh họa) Thuốc chống viêm không steroid Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là loại thuốc được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm. Có thể được chỉ định trong một số trường hợp tiểu ra máu và bị viêm đau do viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận, bệnh thận đa nang,… Một số loại thuốc thuộc nhóm này là: Aspirin Ibuprofen (Motrin, Advil, Motrin IB) Naproxen (Naprosyn, Aleve) Nabumetone (Relafen) Celecoxib (Celebrex) .v.v. NSAID hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzym trong cơ thể hoạt động, gọi là enzym cyclooxygenase (COX). Các enzym COX tăng tốc cơ thể sản xuất các chất giống như hormone, được gọi là prostaglandin. Prostaglandin kích thích các đầu dây thần kinh và khiến chúng ta cảm thấy đau. Bằng cách ngăn chặn COX hoạt động, mức độ prostaglandin trong cơ thể sẽ giảm đi, từ đó giúp kháng viêm, giảm đau. Có 2 loại thuốc NSAID, một loại chỉ ức chế COX-2 và một loại ức chế cả COX-1 lẫn COX-2. Tác dụng phụ. Giống như tất cả các loại thuốc, NSAID cũng có tác dụng phụ và nguy cơ gặp tác dụng phụ sẽ cao hơn nếu bạn phải dùng liều cao tron thời gian dài, cao tuổi hoặc sức khỏe chung kém. Các tác dụng phụ có thể xảy ra của NSAID bao gồm: khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đàu, buồn ngủ, chóng mặt, phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bạn có thể ặp các vấn đề với gan, thận hoặc tim, chẳng hạn như suy tim, đau tim, đột quỵ. Một loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc chẹn alpha Thuốc chẹn alpha có thể được chỉ định khi tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận,… Các loại thuốc thuộc nhóm này là: Alfuzosin (Uroxatral) Doxazosin (Cardura) Prazosin (Minipress) Silodosin (Rapaflo) Tamsulosin Terazosin (Hytrin) Với các vấn đề về tiểu tiện, thuốc chẹn alpha hoạt động bằng cách làm thư giãn các cơ trong bàng quang và tuyến tiền liệt, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn. Thuốc này không làm thay đổi kích thước tuyến tiền liệt, nhưng có thể giúp lưu thông nước tiểu dễ dàng hơn, hạn chế tiểu đêm và các triệu chứng khác. Thuốc chẹn alpha đôi khi cũng được sử dụng để điều trị sỏi niệu quản, là những viên sỏi hình thành trong thận và sau đó mắc kẹt trong niệu quản (ống dẫn từ thận tới bàng quang). Khi sỏi mắc kẹt tại đây, chúng gây ra cơn đau gọi là đau quặn thận hay đau niệu quản. Thuốc chẹn alpha có thể giúp đẩy nhanh quá trình sỏi đi vào bàng quang và ngừng gây đau. Thuốc chẹn alpha có tác dụng ngắn hoặc tác dụng dài hạn. Thuốc tác dụng ngắn có tác dụng nhanh nhưng chỉ kéo dài trong vài giờ. Thuốc tác dụng kéo dài mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng, nhưng vì thế mà tác dụng của chúng cũng kéo dài hơn. Loại thuốc chẹn alpha tốt nhất cho bạn tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và tình trạng đang được điều trị. Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của thuốc chẹn alpha thường xảy ra trong 2 tuần đầu tiên khi bắt đầu điều trị, sau đó sẽ dần biến mất. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ nhẹ, nhức đầu và chóng mặt. Các tác dụng phụ khác: nhịp tim đập nhanh, các vấn đề liên quan đến tình dục,… Thuốc chẹn alpha có thể được chỉ định khi tiểu ra máu là do phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, sỏi thận,… Chất ức chế 5-Alpha Reductase (5-ARI) Thuốc ức chế 5-alpha reductase là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của 5-alpha reductase – một loại enzym chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone. Sự dư thừa của dihydrotestosterone chính là một trong những nguyên nhân gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Nhờ vậy thuốc có khả năng thu nhỏ và ngăn chặn sự phát triển thêm của tuyến tiền liệt, hiệu quả ở những nam giới có kích thước tuyến tiền liệt rất lớn. Hiện tại, có sẵn hai chất ức chế 5-ARI là Finasteride và dutasteride. Enzyme 5-alpha-reductase tồn tại ở hai dạng: loại 1 và loại 2. Finasteride chỉ ức chế loại 2, còn dutasteride ức chế cả hai loại. Có thể mất đến 6 tháng để thấy được tác dụng đầy đủ của nhóm thuốc này và bạn cần phải tiếp tục dùng chúng trong một thời gian để có được kết quả tốt. Tác dụng phụ. Thuốc này không được sử dụng cho phụ nữ vì nó có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh nam. Các tác dụng phụ khác khi nam giới dùng thuốc là: rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh ngược,… Thuốc ức chế 5-alpha reductase là một nhóm thuốc được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới Chất ức chế phosphodiesterase-5 (5-PDE) Đây là những loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, nhưng chúng cũng có tác dụng làm trơn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt, vì thế cũng được sử dụng để giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Có một số chất ức chế phosphodiesterase-5, nhưng FDA chỉ chấp thuận một chất cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến là Tadalafil (Cialis). Thuốc này ít được sử dụng hơn một số loại thuốc khác trong điều trị tuyến tiền liệt phì đại. Nhưng nó có thể là một lựa chọn nếu vừa bị phì đại vừa bị rối loạn cương dương. Tác dụng phụ. Khi dùng Cialis, bạn có thể bị đau lưng và cơ, nhức đầu, đỏ hoặc rát trên mặt và phần trên cơ thể, nghẹt mũi, rối loạn dạ dày sau khi ăn, có vấn đề về tầm nhìn,… Thuốc chẹn kênh canxi Thuốc chẹn kênh canxi được chứng minh là có tác dụng làm tăng tốc độ di chuyển của sỏi thận bằng cách làm giãn niệu quản đang co thắt. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng với những sỏi nhỏ. Với những viên sỏi lớn, bệnh nhân cần tiến hành một số thủ tục hoặc phẫu thuật để phá vỡ sỏi hoặc lấy sỏi ra ngoài. Loại thuốc đã được sử dụng để điều trị sỏi thận thành công là nifedipine (Procardia, Adalat). Tác dụng phụ. Thuốc có thể gây táo bón, chóng mạnh, đánh trống ngực, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, phát ban, sưng ở bàn chân và cẳng chân,… Cần tránh các sản phẩm bưởi khi đang dùng một số thuốc chẹn kênh canxi. Bởi nước bưởi tương tác với thuốc và có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Thuốc nifedipine dùng điều trị sỏi thận Tolvaptan Tolvaptan là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thận đa nang ở người lớn. Thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của u nang, giảm sự phát triển tổng thể của thận và bảo tồn chức năng thận. Thuốc khôn có tác dụng chữa khỏi bệnh mà chỉ kéo dài thời gian trước khi bệnh nhân cần lọc máu hoặc cấy ghép. Tolvaptan chỉ có thể được sử dụng khi: Bị bệnh thận mãn tính (giai đoạn 2 hoặc 3) khi bắt đầu điều trị Bệnh nhân có bằng chứng về bệnh thận tiến triển nhanh chóng Thuốc có dạng viên nén và được dùng hai lần một ngày. Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ chính của thuốc là gây khát nước và đi tiểu thường xuyên (hơn 4 hoặc 5 lần vào ban ngày và nhiều hơn một lần vào ban đêm). Một số tác dụng phụ nghiêm trọn của thuốc là: tổn thương gan, ăn mất ngon, buồn nôn/nôn, sốt, cảm thấy không khỏe, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường, vàng da hoặc mắt, đau ở phần trên bên phải của dạ dày,… Nếu bạn đang dùng tolvaptan, ban đầu bạn cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thận đa nang – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu (Ảnh minh họa) Hydroxyurea Hydroxyurea (Hydrea) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị một số loại ung thư cũng như giúp làm giảm tần suất các cơn đau và nhu cầu truyền máu ở bệnh nhân mắc bệnh hồng cầu hình liềm – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu. Bệnh hồng cầu hình liềm là một căn bệnh mà protein hemoglobin trở nên bất thường, khiến cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu có hình lưỡi liềm. Các tế này có tuổi thọ ngắn hơn so với tế bào hồng cầu hình tròn khỏe mạnh. Chúng gây ra thiếu máu, một tình trạng mà máu không thể mang đủ oxy đến các phần của cơ thể. Hydroxyurea hoạt động bằng cách tăng mức độ của một loại hemoglobin gọi là hemoglobin F (HbF) trong cơ thể. So với dạng hemoglobin ở người trưởng thành, HbF có hiệu quả hơn trong việc liên kết và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Sự gia tăng sản xuất HbF được kích thích bởi hydroxyurea giúp ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu. Tác dụng phụ. Thuốc có thể gây buồn nôn/nôn mửa, tiêu chảy, ăn mất ngon, tưng cân, các vết loét trong miệng và cổ họng, táo bón, phát ban, chóng mặt, rụn tóc, thay đổi ở da và móng tay,… Ngoài Hydroxyurea, một số loại thuốc khác cũng được FDA chấp thuận để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là: L-glutamine đường uống, Crizanlizumab (Adakveo), Voxelotor (Oxbryta)… Các loại thuốc này giúp giảm tần suất các cơn đau hoặc cải thiện tình trạng thiếu máu. Hydroxyurea (Hydrea) là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm – một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu Thuốc ức chế trục androgen Đây là một trong các liệu pháp toàn thân được sử dụng để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt – là một trong những nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam giới. Thuốc ức chế trục androgen có thể ngăn cơ thể tạo ra testosterone hoặc ngừng hoạt động của testosterone. Bởi ung thư tuyến tiền liệt được thúc đẩy bởi các hormone sinh dục nam (androgen), việc giảm mức độ của các hormone này có thể giúp làm chậm sự phát triển của ung thư. Androgen phổ biến nhất chính là testosterone. Thuốc ức chế trục androgen bao gồm chất ức chế thụ thể androgen và chất ức chế tổng hợp androgen: Thuốc ức chế thụ thể androgen (AR): Apalutamide, Darolutamide, Enzalutamide Thuốc ức chế tổng hợp androgen: Abirateron axetat (Zytiga), Ketoconazole (Nizoral) .v.v. Tác dụng phụ. Các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng chúng sẽ biến mất sau khi kết thúc điều trị. Một số tác dụng phụ chung thường gặp là: rối loạn cương dương, mất ham muốn tình dục, nóng bừng kèm mồ hôi, phiền muộn, rối loạn chức năng nhận thức và mất trí nhớ, tăng cân, mô vú phát triển, loãng xương,… Thuốc Apalutamide Thuốc hóa trị Thuốc hóa trị là các loại thuốc được sử dụng để chống lại ung thư, chúng có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc dùng đường uống. Khi vào cơ thể, thuốc sẽ đi qua máu để đến các tế bào ung thư sau đó tiêu diệt hoặc làm ngừng sự phát triển của chúng. Một số loại thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm: Docetaxel (Taxotere) Cabazitaxel (Jevtana) Mitoxantrone (Novantrone) Estramustine (Emcyt) Trong hầu hết các trường hợp, loại thuốc hóa trị đầu tiên được sử dụng là docetaxel, kết hợp với thuốc steroid prednisone. Nếu không hiệu quả, cabazitaxel thường là lựa chọn tiếp theo. Tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc cũng như thời gian sử dụng. Một số tác dụng phụ phổ biến là: rụng tóc, lở miệng, ăn không ngon, buồn nôn và ói mửa, tiêu chảy, tăn khả năng nhiễm trùng, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu, mệt mỏi,… Những tác dụng phụ này sẽ biến mất sau khi điều trị xong. Vương Bảo – Hỗ trợ khắc phục tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt Ngoài những loại thuốc trên nếu bạn bị tình trạng tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt thì bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là sản phẩm kế thừa từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt (Viện Dược liệu TW) và đã có mặt hơn 8 năm trên thị trường mang lại tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới Không chỉ vậy, Vương Bảo có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn mà không lo tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm phù hợp với cả những bệnh nhân có bệnh lý nền, đang điều trị bằng các loại thuốc như tiểu đường, cao huyết áp,… Thành phần cụ thể của Vương Bảo gồm có: Hải trung kim giúp thông tiểu, giảm tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần. Sài hồ nam, ngũ sắc giúp lợi tiểu. Rau tàu bay, Đơn kim, Lá cây hoa ban giúp chống viêm, kháng khuẩn niệu đạo. Náng hoa trắng giúp giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Ngải nhật – Thành phần đặc biệt, giúp hạn chế nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới cao tuổi. Đây đều là các thành phần đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về tác dụng cũng như tỉ lệ phù hợp. Khi kết hợp với nhau, chúng hiệp đồng để mang lại hiệu quả toàn diện và đa chiều, từ đó giúp bệnh nhân giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là một số loại thuốc được sử dụng để điều trị tiểu ra máu do một số nguyên nhân cụ thể. Các thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng. Để được tư vấn miễn phí về bệnh phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1156.  

Tiểu són tiểu nhiều lần là dấu hiệu của bệnh gì?

Tiểu són tiểu nhiều lần là một trong những triệu chứng tiết niệu thường gặp. Vậy đây có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau. Triệu chứng tiểu són, tiểu nhiều lần Tiểu són hay còn gọi tiểu không kiểm soát, là tình trạng nước tiểu rò rỉ ra ngoài một cách không chủ đích. Biểu hiện của tiểu són là: Nước tiểu rò rỉ khi bạn tạo áp lực lên bàng quang (như ho, hắt hơi, cười, tập thể dục hoặc nâng vật nặng); Cảm giác muốn đi tiểu đột ngột, dữ dội, sau đó nước tiểu rò rỉ ra ngoài mà không kịp tới nhà vệ sinh (tiểu gấp); Nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài thường xuyên, liên tục do bàng quang không trống rỗng hoàn toàn, lúc nào cũng trong tình trạng tràn đầy. Bạn có thể chỉ gặp một triệu chứng tiểu són hoặc có thể gặp nhiều triệu chứng cùng một lúc. Tiểu nhiều lần là tình trạng một người đi tiểu nhiều hơn mức bình thường trong một ngày. Hầu hết chúng ta đều đi tiểu 6-7 lần trong mỗi 24 giờ và đi tiểu từ 4-10 lần trong một ngày có thể được coi là lành mạnh nếu tần suất đi tiểu này không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người đó. Nhưng nếu tần suất đi tiểu nhiều hơn 8 lần mỗi 24 giờ khi bạn uống 2 lít chất lỏng thì là vấn đề cần quan tâm nếu nó gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống. Tiểu són và tiểu nhiều lần là hai tình trạng khác nhau hoàn toàn và nó có thể xảy ra cùng một lúc với nhau. Tiểu són và tiểu nhiều lần là hai tình trạng khác nhau hoàn toàn và nó có thể xảy ra cùng một lúc với nhau (Ảnh minh họa) Tiểu són, tiểu nhiều lần là dấu hiệu bệnh gì? Tiểu són, tiểu nhiều lần là hai triệu chứng có thể xảy ra cùng một lúc trong một hội chứng gọi là Hội chứng bàng quang tăng hoạt (Overactive bladder – OAB) hoặc trong bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Hội chứng bàng quang tăng hoạt Định nghĩa về hội chứng bàng quang tăng hoạt được cập nhật vào năm 2010 bởi Hiệp hội Kiếm soát Quốc tế là: Một tình trạng với các triệu chứng đặc trưng là “tiểu gấp, thường kèm theo tăng tần suất đi tiểu (tiểu nhiều lần) và tiểu đêm, không có nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bệnh lý rõ ràng khác”. Tình trạng này xảy ra khi bàng quang co bóp quá mức, lượng nước tiểu trong bàng quang chỉ mới 100-150ml là đã gây ra cảm giác mắc tiểu. Bàng quang bình thường ở một người trưởng thành khỏe mạnh có thể thoải mái chứa 1 pint (khoảng 500ml) nước tiểu. Nguyên nhân của OAB hiện chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các triệu chứng của OAB có thể phát triển như một biến chứng của một số bệnh hoặc tình trạng sau đây: Bệnh tim; Bệnh tiểu đường; Đột quỵ hoặc các bệnh lý thần kinh khác (khi dây thần kinh bị tổn thương, các tín hiệu được gửi từ não tới bàng quang và ngược lại có thể bị sai lệch, khiến bàng quang thực hiện co bóp không đúng lúc); Cơ vùng chậu yếu do mang thai, sinh con; Lạm dụng rượu và caffeine (tất cả các sản phẩm này có thể làm tê liệt dây thần kinh, ảnh hưởng đến tín hiệu đến não và bàng quang, gây ra tiểu són, tiểu nhiều lần; ngoài ra caffein, rượu cũng có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến bàng quang đầy nhanh hơn và gây ra rò rỉ nước tiểu); Thừa cân (thừa cân gây nhiều áp lực lên bàng quang); Thiếu hụt nội tiết tố nữ sau khi mãn kinh; .v.v. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) Còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt hay u xơ tuyến tiền liệt, đây là một tình trạng phổ biến khi nam giới già đi. Tuyến tiền liệt nằm ngay dưới bàng quang và bao quanh đường niệu đạo, vì thế khi phì đại nó sẽ chèn ép vào hai cơ quan này, gây ra nhiều triệu chứng tiết niệu khó chịu, chẳng hạn như: ngăn cản dòng chảy của nước tiểu ra khỏi bàng quang, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,… Các nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây ra bệnh phì đại tuyến tiền liệt là: Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể khi nam giới già đi; Di truyền; Hội chứng chuyển hóa; Béo phì; Lối sống ít vận động; Chế độ ăn uống không lành mạnh; .v.v. Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lành tính không tiến triển thành ung thư tuyến tiền liệt và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 60% nam giới trên 60 tuổi và hơn 80% nam giới trên 80 tuổi mắc phì đại tuyến tiền liệt. Điều này làm cho nó trở thành một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất đối với nam giới lớn tuổi. ☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân phì đại tuyến tiền liệt Tiểu són, tiểu nhiều lần nguy hiểm không? Cả hội chứng bàng quang hoạt động quá mức và phì đại tuyến tiền liệt đều không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng gây ra bởi hai vấn đề này đều có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống ở cả nam giới và nữ giới và gây ra những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe, như: Gây mất tự tin trong cuộc sống, khiến bản thân tự cô lập với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp; Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, gây lo lắng, buồn bã, mệt mỏi, trầm cảm; Mất hứng thú, tự ti trong chuyện vợ chồng, làm ảnh hướng đến hạnh phúc gia đình; Tăng nguy cơ ngã và gãy xương ở người bệnh cao tuổi; Bí tiểu; Nhiễm trùng đường tiết niệu; Rối loạn cương dương; Sỏi bàng quang, thận; Suy thận; Suy giảm chức năng bàng quang; Viêm bàng quang; .v.v. Chính vì thế, nếu gặp tình trạng tiểu són, tiểu nhiền lần, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tiểu són tiểu nhiều lần có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và gây ra những biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe (Ảnh minh họa) Tiểu són tiểu nhiều lần có điều trị được không? Tiểu són, tiểu nhiều lần có thể điều trị được. Trong trường hợp tình trạng này được gây ra do hội chứng bàng quang tăng hoạt với nguyên nhân không rõ ràng thì bác sĩ vẫn có thể giúp bạn làm giảm bớt các triệu chứng, nhằm hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của bạn. Chẩn đoán tình trạng tiểu són tiểu nhiều lần Để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tiểu són, tiểu nhiều lần, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra lịch sử sức khỏe của bạn và gia đình, đặt một số câu hỏi. Như: Bạn bao nhiêu tuổi? Bạn đi tiểu bao nhiêu lần một ngày? Nó có ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn không? Bạn có thường xuyên bị són tiểu? Mức độ nghiêm trọng như thế nào? Bạn có cảm thấy đau hoặc khó chịu khi đi tiểu không? Tình trạng này đã xảy ra bao lâu? Bạn có phải phẫu thuật hoặc bị bệnh gì gần đây không? Bác sĩ cũng có thể cho bạn làm một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám bụng, xương chậu, bộ phận sinh dục và trực tràng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành khám thần kinh để tìm các vấn đề trong hệ thần kinh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu của bạn. Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra lịch sử sức khỏe của bạn và gia đình, đặt một số câu hỏi (Ảnh minh họa) Song song với đó, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm một số xét nghiệm, tùy thuộc vào tiền sử sức khỏe và các triệu chứng bệnh của bạn, nguyên nhân mà bác sĩ đang nghi ngờ cũng như tình hình cơ sở vật chất của bệnh viện. Một số xét nghiệm có thể được đề nghị là: Xét nghiệm phân tích nước tiểu. Để kiểm tra xem nước tiểu có sự hiện diện của: vi khuẩn hoặc tế bào bạch cầu (dấu hiệu nhiễm trùng); máu hoặc protein (dấu hiệu của vấn đề về thận); glucose (dấu hiệu tiểu đường);… Kiểm tra sức căng bàng quang Đo niệu động đồ (Urodynamic) hoặc tốc độ dòng tiểu (uroflowmetry) Đo nước tiểu dư Siêu âm Soi bàng quang Chụp CT Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA) Chụp cộng hưởng từ tuyến tiền liệt (MRI) .v.v. Điều trị tiểu són, tiểu nhiền lần bằng cách nào Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây ra tiểu són, tiểu nhiền lần mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Tuy nhiên, về cơ bản, các phương pháp điều trị sẽ như sau: Điều trị nguyên nhân do OAB Việc điều trị thường là kết hợp các phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. – Liệu pháp hành vi. Đây thường là lựa chọn đầu tiên để giúp kiểm soát tình trạng bàng quang hoạt động tăng hoạt. Chúng có hiệu quả cao và không tác dụng phụ. Liệu pháp hành vi gồm: Bài tập cơ sàn chậu (tập Kegel) giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu và cơ vòng tiết niệu, từ đó giúp ngăn chặn các cơn co thắt không tự chủ của bàng quang. Bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn học cách thực hiện các bài tập Kegel một cách chính xác. Cũng giống như bất kỳ thói quen tập thể dục nào khác, các bài tập Kegel có tác dụng như thế nào đối với bạn phụ thuộc vào việc bạn có thực hiện chúng thường xuyên hay không. Phản hồi sinh học. Là một kỹ thuật y học bổ sung và thay thế, giúp bạn đạt được những nhận thức tốt hơn về nhiều chức năng sinh lý của cơ thể, từ đó kiểm soát chúng dễ dàng hơn. Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn bị thừa cân, việc giảm cân có thể làm giảm các triệu chứng. Đi vệ sinh theo lịch trình. Việc đặt lịch đi vệ sinh, ví dụ cứ 2 đến 4 giờ một lần, giúp bạn đào tạo thói quen cho bàng quang, trì hoãn việc đi tiểu, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần, rò rỉ nước tiểu. Sử dụng miếng thấm hút. Việc sử dụng các miếng lót thấm hút sẽ giúp bạn tránh những sự cố đáng xấu hổ, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải hạn chế các hoạt động của mình hay tự cô lập bản thân. Liệu pháp phản hồi sinh học cho tiểu són tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa) – Thuốc. Có nhiều loại thuốc có sẵn để điều trị tiểu són, tiểu nhiều lần do OAB, như: Liệu pháp estrogen âm đạo giúp tăng cường các cơ và mô ở niệu đạo, vùng âm đạo, chúng giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng của OAB. Thuốc có sẵn ở nhiều dạng khác nhau như: kem, thuốc đạn, viên nén, vòng,… Liệu pháp này chỉ dành cho phụ nữ sau mãn kinh. Thuốc giãn bàng quang giúp làm giảm các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt và giảm các cơn tiểu không tự chủ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này gồm: tolterodine (Detrol); oxybutynin, có thể được dùng dưới dạng viên uống (Ditropan XL) hoặc được sử dụng dưới dạng miếng dán da (Oxytrol) hoặc gel (Gelnique); trospium; solifenacin (Vesicare); darifenacin (Enablex); fesoterodine (Toviaz);… Tác dụng phụ thường gặp của hầu hết các loại thuốc này là khô mắt và khô miệng, táo bón (là một tác dụng phụ tiềm ẩn có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bàng quang). Các dạng giải phóng kéo dài của những loại thuốc này, như miếng dán hoặc gel bôi da có thể gây ra ít tác dụng phụ hơn. Để tránh táo bón, bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn uống giàu chất xơ hoặc sử dụng thuốc làm mềm phân. – Thuốc tiêm bàng quang. Onabotulinumtoxin A, còn được gọi là Botox, là một loại thuốc tiêm được tạo ra từ độc tố botulinum loại A – tạo ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Chúng được sử dụng với liều lượng nhỏ tiêm trực tiếp vào các mô bàng quang để giúp thư giãn các cơ, từ đó ngăn chặn tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són nghiêm trọng. Hiệu quả điều trị của nó có thể kéo dài tới 6 tháng trở lên và bạn cần tiêm nhắc lại. Các tác dụng phụ có thể xảy ra từ việc tiêm Botox bàng quang là: nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu. Tiêm Onabotulinumtoxin A giúp thư giãn các cơ bàng quang, từ đó ngăn chặn tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu són nghiêm trọng (Ảnh minh họa) – Kích thích thần kinh. Đây là một thủ thuật sử dụng một dây mỏng đặt gần các dây thần kinh xương cùng (là các dây thần kinh gửi tín hiệu đến bàng quang) để giúp điều chỉnh các xung thần kinh đến bàng quang, từ đó cải thiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. – Kích thích dây thần kinh chày qua da (PTNS). Bác sĩ sẽ đặt một điện cực bằng kim loại ở gần mắt cá chân, sau đó gửi kích thích điện ở chân (dây thần kinh chày) đến cột sống (nơi nó kết nối với dây thần kinh điều khiền bàng quang). Phương pháp điều trị PTNS được thực hiện mỗi tuần một lần trong 12 tuần để giúp điều trị các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Bạn có thể sẽ cần điều trị duy trì sau mỗi 3 đến 4 tuần để kiểm soát các triệu chứng. – Phẫu thuật. Phẫu thuật để điều trị bàng quang tăng hoạt dành cho những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Mục đích là cải thiện khả năng dự trữ nước tiểu của bàng quang và giảm áp lực trong bàng quang. Một số phương pháp phẫu thuật là: Phẫu thuật để tăng dung tích bàng quang. Quy trình này sử dụng các mảnh ruột của bạn để thay thế một phần bàng quang của bạn. Phẫu thuật này chỉ được sử dụng trong các trường hợp tiểu không kiểm soát nghiêm trọng, không đáp ứng với bất kỳ biện pháp điều trị bảo tồn nào khác. Cắt bỏ bàng quang. Thủ tục này được sử dụng như một phương sách cuối cùng, bao gồm việc cắt bỏ bàng quang và phẫu thuật tạo bàng quang thay thế hoặc tạo một lỗ mở trong cơ thể (lỗ thoát) để gắn một túi trên da, đưa nước tiểu ra ngoài. Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác (Ảnh minh họa) Điều trị nguyên nhân do phì đại tuyến tiền liệt Có ba phương pháp điều trị chính cho phì đại tuyến tiền liệt, gồm: Thay đổi lối sống Các loại thuốc Phẫu thuật Nếu các xét nghiệm cho thấy bạn bị phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ sẽ xem xét kết quả xét nghiệm và bệnh sử của bạn để xem phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn. – Thay đổi lối sống. Nếu phì đại tuyến tiền liệt không gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bạn và các triệu chứng tiểu són, tiểu nhiều lần không quá tồi tệ. Bác sĩ có thể đề nghị bạn chờ đợi thận trọng để theo dõi và thay đổi một số thói quen trong cuộc sống, như: Uống ít rượu, caffein, chất làm ngọt nhân tạo và đồ uống có ga; Uống ít chất lỏng hơn vào buổi tối nhưng vẫn đảm bảo rằng bạn uống đủ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày; Nhớ đi vệ sinh trước khi ra khỏi nhà; Thực hiện kỹ thuật double voiding. Sau khi bạn đi tiểu, hãy ra khỏi nhà vệ sinh vài ba phút rồi quay lại đi vệ sinh thêm một lần nữa. Điều này có thể giúp làm rỗng bàng quang hoàn toàn. Lưu ý: bạn không được rặn hoặc gồng mình; Kiểm tra các loại thuốc đang dùng và hỏi ý kiến bac sĩ xem có cần thay đổi gì không; Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau củ, chất xơ. (Xem thêm: U xơ tuyến tiền liệt nên ăn gì?) Giữ cân nặng hợp lý; Tập thể dục thường xuyên để cải thiện các triệu chứng; Xoa bóp niệu đạo. Đây là một kỹ thuật giúp ép hết nước tiểu còn sót lại trong niệu đạo ra ngoài và ngăn chảy són tiểu. Thực hiện: sau khi đi tiểu, bạn dùng đầu ngón tay ấn nhẹ lên phía sau đáy bìu (vùng da xung quanh tinh hoàn). Vừa ấn nhẹ khi bạn di chuyển các ngón tay về phía trước từ gốc dương vật đến đầu dương vật. (Hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa để biết thêm thông tin về kỹ thuật này). Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện các triệu chứng tiểu són, tiểu nhiều lần ở bệnh phì đại tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) – Các loại thuốc. Nếu việc thay đổi lối sống không kiểm soát được triệu chứng tiểu són tiểu nhiều lần, thuốc có thể là một lựa chọn. Các loại thuốc chính để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là: Thuốc chặn alpha Thuốc ức chế 5-alpha-reductase . Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất một số loại thuốc khác để giúp bạn kiểm soát các triệu chứng, như: Thuốc kháng cholinergic, như oxybutynin, tolterodine (Detrusitol XL) và solifenacin (Vesicare). Nhóm thuốc này có thể giúp cải thiện các triệu chứng như: tiểu khẩn cấp, tiểu són, tiểu nhiều lần,… Chất ức chế phosphodiesterase 5 (PDE5). Tadalafil thường được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến cương cứng. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt, thuốc giúp làm giãn các cơ ở tuyến tiền liệt và xung quanh lỗ mở của bàng quang, giúp bạn đi tiểu dễ dàng hơn. Mirabegron (Betmiga). Nếu thuốc kháng cholinergic không hoạt động hoặc bạn không thể dùng thuốc kháng cholinergic, bác sĩ có thể kê mirabegron. Mirabegron là một loại thuốc mới được gọi là chất chủ vận beta-3-adrenoceptor. Desmopressin. Nếu bạn đi tiểu nhiều vào ban đêm, bác sĩ có thể khuyên bạn nên uống một viên desmopressin trước khi đi ngủ. Điều này làm cho thận sản xuất ít nước tiểu hơn trong sáu đến tám giờ. Bạn sẽ cần xét nghiệm máu thường xuyên để theo dõi chức năng thận khi sử dụng thuốc này. Thuốc lợi tiểu quai. Thuốc làm bạn đi tiểu nhiều hơn trước khi đi ngủ, từ đó giúp hạn chế tình trạng tiểu nhiều về đêm. ☛ Tìm hiểu thêm: Các loại thuốc điều trị u xơ tuyến tiền liệt – Liệu pháp bổ sung. Song song với việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị như Vương Bảo. Vương Bảo là một sản phẩm thuộc nhóm Thực phẩm phẩm bảo vệ sức khỏe với số đăng kí sản phẩm với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế là 12422/2019/ĐKSP. Sản phẩm với thành phần chiết xuất từ Náng hoa trắng, Nam sai hồ, Hải trung kim, Rau tàu bay, có tác dụng: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến như: tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tia tiểu yếu, tiểu són, tiểu nhiều lần,… Vương Bảo đã được chứng minh lâm sàng và nhận được sự tin tưởng của rất nhiều khách hàng qua hơn 5 năm có mặt trên thị trường. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY – Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện khi thay đổi lối sống và dùng thuốc, hoặc nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng. Một số loại phẫu thuật có thể được sử dụng để điều trị phì đại tuyến tiền liệt là: Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum) Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT) Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA) Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP) Mổ mở tuyến tiền liệt .v.v. ☛ Tìm hiểu thêm: Mổ u xơ tuyến tiền liệt – Những điều cần biết Nếu bạn không thể phẫu thuật (không phù hợp hoặc không đủ sức khỏe) và việc thay đổi lối sống cũng như sử dụng thuốc không mang lại tác dụng, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng ống thông tiểu. Đây là một ống mỏng, linh hoạt, được dùng để giúp bạn thoát nước tiểu từ bàng quang. Ống thông có thể đặt vĩnh viễn hoặc tạm thời. Một ống thông vĩnh viễn được đưa vào bàng quang qua dương vật hoặc qua một vết cắt nhỏ ở bụng. Ống sẽ được gắn vào một túi thoát nước buộc trên cơ thể, dưới lớp quần áo. Ống thông này sẽ được thay bởi bác sĩ hoặc y tá sau mỗi 12 tuần. Một ống thông tạm thời sẽ được bạn tự đặt vào chính mình mỗi khi cần đi tiểu. Bác sĩ sẽ chỉ cho bạn cách đưa ống thông vào và cho bạn biết tần suất sử dụng nó. Một số bệnh nhân có thể đi tiểu khá tốt mà không cần ống thông tiểu, họ chỉ cần sử dụng nó 1 lần/ngày để đảm bảo làm rỗng bàng quang thường xuyên. Tác dụng phụ của việc đặt ống thông tiểu là nhiễm trùng đường tiểu. Các dấu hiệu của nhiễm trùng có thể bao gồm nước tiểu vàng đục, sốt, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, mệt mỏi. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kì triệu chứng nào. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng nước tiểu, bạn nên giữ ống thông và khu vực xung quanh ống thông luôn sạch sẽ. Đồng thời làm theo một số lời khuyên dưới đây: Luôn rửa tay bằng nước ấm, xà phòng trước và sau khi chạm vào ống thông hoặc túi thoát nước. Rửa ống thông và khu vực xung quanh ống thông ít nhất hai lần một ngày bằng nước ấm và xà phòng không mùi. Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít mỗi ngày). Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ để tránh táo bón Hãy cho bác sĩ của bạn biết nếu ống thông tiểu không thoát đúng cách. Nếu nước tiểu vẫn chưa thoát khỏi bàng quang trong 2 đến 3 giờ, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Tiểu són tiểu nhiều lần là một tình trạng thường gặp, gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Nhưng đây là triệu chứng có thể điều trị được, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Để được tư vấn thêm về bệnh phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn phí gọi đến).  

Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Phải làm gì?

Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, một số nguyên nhân là lành tính nhưng một số nguyên nhân lại rất đáng báo động. Vậy, tiểu ra máu có nguy hiểm không? Phải làm gì nếu bị đi tiểu máu? Tổng quan hiện tượng tiểu ra máu Tiểu ra máu hay tiểu máu, đái máu, là hiện tượng có máu xuất hiện trong nước tiểu, có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc không thể nhìn thấy (chỉ xác định được thông qua que thăm nước tiểu hoặc dưới kính hiển vi). Dựa vào điều này, tiểu ra máu được phân loại thành: Tiểu máu đại thể (VH). Có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu. Nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu sẫm. Tiểu máu vi thể (NVH). Máu chỉ được phát hiện khi tiến hành phân tích nước tiểu. Tiểu máu vi thể được phân thành 2 dạng: Tiểu máu vi thể có triệu chứng (s-NVH): đái ra máu (được xác nhận trên phân tích nước tiểu/kính hiển vi) có kèm theo các triệu chứng liên quan, như đau bụng hoặc đau quặn thận. Tiểu máu vi thể không triệu chứng (a-NVH): đái ra máu (xác nhận trên phân tích nước tiểu/kính hiển vi) không có triệu chứng liên quan. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu ra máu; chúng có thể được phân tầng về mặt giải phẫu (hình dưới). Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu theo từng kiểu phân loại: – Theo giải phẫu: Các nguyên nhân tiết niệu: Nhiễm trùng: viêm bể thận, viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt Bệnh ác tính: ung thư biểu mô đường tiết niệu hoặc ung thư biểu mô tuyến tiền liệt Tính thận Chấn thương hoặc phẫu thuật đường tiết niệu gần đây Viêm bàng quang do bức xạ Ký sinh, phổ biến nhất là bệnh sán máng Các nguyên nhân không tiết niệu: Sử dụng một số loại thuốc Hành kinh Một số loại thực phẩm Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới (Ảnh minh họa) – Theo tuổi tác: Tuổi <20 tuổi: Đái máu ở trẻ em Viêm cầu thận Nhiễm trùng đường tiết niệu Tuổi 20-40: Sỏi niệu quản Nhiễm trùng đường tiết niệu Ung thư đường tiết niệu (ít phổ biến hơn) Tuổi 40-60: Ung thư đường tiết niệu (lên đến 10% các trường hợp) Sỏi niệu quản Nhiễm trùng đường tiết niệu Tuổi> 60: Ung thư đường tiết niệu (lên đến 10% các trường hợp) Bệnh tuyến tiền liệt (ví dụ: Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính) – Theo thời gian: Đái máu đại thể khi bắt đầu dòng nước tiểu: Nguồn bàng quang hoặc niệu đạo Đái máu tổng thể khi kết thúc: Nguồn tuyến tiền liệt Đái máu tổng thể khi đi tiểu: Nguồn thận, âm đạo Đái máu tổng thể theo chu kỳ: Lạc nội mạc tử cung – Đái máu kèm theo đau: Sỏi thận Huyết khối tĩnh mạch thận Động mạch thận Occlusion Ung thư thận – Đái máu kèm chứng khó tiểu: Viêm bàng quang xuất huyết ( Nhiễm trùng đường tiết niệu ) Nhiễm trùng tuyến tiền liệt Sỏi bàng quang – Đái máu có tiền sử chấn thương: Tắc niệu đạo (gặp trong Gãy xương mu ) Tổn thương bàng quang (gặp trong Gãy xương chậu) Đục hoặc vỡ thận – Đái máu ở trẻ em: Hẹp khúc nối bể thận U nang thận Sỏi thận Ung thư Thuốc Tập thể dục quá sức Hội chứng Munchausen Do các tinh thể urat trong nước tiểu phản ứng với chất liệu thấm hút tã Viêm cầu thận Rối loạn hồng cầu hình liềm Rối loạn tiểu cầu Tăng huyết áp ác tính .v.v. ☛ Tìm hiểu chi tiết về các nguyên nhân này tại bài viết: Tiểu ra máu là bệnh gì? Các nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu là: nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), ung thư đường tiết niệu, bệnh sỏi, ung thư biểu mô tuyến của tuyến tiền liệt và phì đại lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Tiểu ra máu có nguy hiểm không? Thông qua các nguyên nhân gây tiểu ra máu ở trên, ta có thể thấy, tiểu ra máu có những nguyên nhân cực kì nguy hiểm và cũng có những nguyên nhân lành tính. Trong đó, các tình trạng nguy hiểm gây tiểu ra máu là: Các bệnh ung thư Bệnh hồng cầu hình liềm Rối loạn tiểu cầu Hẹp khúc nối bể thận Tăng huyết áp ác tính .v.v. Các tình trạng lành tính: Hành kinh Bệnh thận đa nang Tập thể dục với cường độ cao Hoạt động tình dục Chấn thương Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Viêm cầu thận Do một số loại thuốc Do thực phẩm Viêm tuyến tiền liệt Phì đại lành tính tuyến tiền liệt Bệnh sỏi .v.v. Lưu ý, ở nam giới trên 50 tuổi, một số tình trạng cũng được coi là nghiêm trọng, như: Bệnh sỏi tiết niệu Bệnh thận đa nang Tiểu ra máu có những nguyên nhân cực kì nguy hiểm (Ảnh minh họa) Tỉ lệ gặp nguy cơ ác tính dựa trên phân loại tiểu máu là: Tiểu máu vi thể: 5-10% nguy cơ ác tính Tiểu máu đại thể: 20-25% nguy cơ ác tính Trong đó có một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ mắc các tình trạng ác tính là: Tăng lên ở độ tuổi >35-40 tuổi Nghiện thuốc lá Nghề nghiệp có tiếp xúc với các loại hóa chất như: Trichloroethylene, Benzen, các amin thơm,… Giới tính nam Tiền sử chiếu xạ vùng chậu Tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính Lạm dụng thuốc giảm đau Tiểu ra máu có thể xảy ra do các nguyên nhân nguy hiểm hoặc do các nguyên nhân lành tính. Ở nam giới cao tuổi, một số tình trạng lành tính cũng được coi là nguyên nhân nghiêm trọng và có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu ra máu ác tính. Ngoài ra, nếu tiểu ra máu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì một số nguyên nhân lành tính cũng có thể tiến tiển và gây ra các biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Có thể kể tới là: – Biến chứng của phì đại tuyến tiền liệt: Bí tiểu cấp tính (một tình trạng y tế cần cấp cứu khẩn cấp nếu không có thể đe dọa tới tính mạng); sỏi bàng quang; hư thận; suy giảm chức năng bàng quang; nhiễm trùng đường tiết niệu; bí tiểu mãn tính;… (Xem chi tiết: Phì đại tuyến tiền liệt nguy hiểm thế nào?) – Biến chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu: nhiễm trùng tái phát xảy ra hai lần trong 6 tháng hoặc 4 lần trong 1 năm; hẹp niệu đạo; tăng nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân trong thai kì; tổn thương thận vĩnh viễn; nhiễm trùng huyết (một phản ứng viêm có thể đe dọa tính mạng do nhiễm trùng nặng),… – Biến chứng của bệnh thận đa nang: gây ra u nang phát triển trong gan và các nơi khác trong cơ thể; cao huyết áp; suy thận; đau mãn tính; phát triển chứng phình động mạch trong não; bất thường van tim; các vấn đề về ruột kết;… – Biến chứng của sỏi thận, bàng quang,…: bí tiểu cấp tính; hình thành áp xe; nhiễm trùng nghiêm trọng làm suy giảm chức năng thận, bàng quang; hình thành lỗ rò tiết niệu; sẹo và hẹp niệu quả; thủng niệu quản; nhiễm trùng huyết; đau đớn mãn tính;… Nếu không được điều trị, một số nguyên nhân lành tính gây tiểu ra máu cũng có thể tiến triển và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm! Phải làm gì nếu bị tiểu ra máu? Tiểu máu vi thể không triệu chứng thường được phát hiện tình cờ khi bạn đi khám sức khỏe định kì. Nếu bạn không thấy nước tiểu đổi màu nhưng có kèm theo các triệu chứng tiết niệu bất thường, bạn nên sắp xếp thời gian để đi khám sớm. Nếu bạn nhìn thấy nước tiểu có máu mà không phải do hành kinh hoặc sau khi tập thể dục 48 giờ bạn vẫn bị tiểu ra máu thì bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Tiểu ra máu là tình trạng không bao giờ được bỏ qua. Nếu có các triệu chứng dưới đây, bạn nên lập tức tới phòng cấp cứu: Không thể đi tiểu kèm theo nhiều đau đớn Thấy cục máu đông trong khi đi tiểu kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: buồn nôn/nôn, sốt, ớn lạnh, đau ở bên hông, lưng hoặc bụng. Bạn cần đi khám sớm nếu gặp hiện tượng tiểu ra máu (Ảnh minh họa) Trước khi đi khám, bạn nên chuẩn bị cho cuộc thăm khám của mình. Bạn nên lập danh sách: Các triệu chứng mà mình gặp phải, bao gồm cả các triệu chứng có vẻ không liên quan và thời gian mà chúng bắt đầu xảy ra; Thông tin y tế chính của bản thân, bao gồm các tình trạng khác mà bạn đang phải điều trị và trong gia đình bạn có ai mắc các vấn đề liên quan đến tiết niệu không; Tất cả các loại thuốc, vitamin hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng, bao gồm cả liều lượng; Một số câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ, như: nguyên nhân gây tiểu ra máu của tôi là gì, tình trạng có nguy hiểm không, các phương pháp điều trị có sẵn là gì, có thể chữa khỏi hoàn toàn không, tôi đang có các vấn đề khác thì cần làm gì để quản lý cả hai chứng bệnh một cách tốt nhất, tôi có thể tham khảo thông tin về tình trạng của mình ở website hoặc tài liệu nào,… Đừng ngần ngại trong việc đặt câu hỏi cho bác sĩ. Khi đi khám, bạn có thể cần phải làm một số xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm phân tích nước tiểu, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt (như nhịn ăn, nhịn uống,…) trước khi làm xét nghiệm. Nhưng để có kết quả chính xác nhất cho các xét nghiệm này, bạn có thể tìm hiểu và chuẩn bị một chút trước khi đi khám. Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì đặc biệt (như nhịn ăn, nhịn uống,…) trước khi làm xét nghiệm phân tích nước tiểu (Ảnh minh họa) Phân tích nước tiểu sẽ gồm một loạt các xét nghiệm trên một mẫu nước tiểu của bạn. Phương pháp bắt sạch (hứng nước tiểu giữa dòng) sẽ mang lại cho bạn kết quả tốt nhất. Dưới đây là các bước: Rửa vùng xung quanh lỗ tiểu Bắt đầu đi tiểu vào toa-let Ngừng giữa dòng Tiếp tục tiểu vào lọ chứa mẫu Đi tiểu phần còn lại vào toa-lét Làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuyển giao mẫu. Nếu bạn đang hành kinh hoặc có sử dụng một số loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng, cà-rốt, đậu fava,… Bạn cần nói với bác sĩ những điều này. Sau khi xác định được nguyên nhân gây tiểu ra máu của bạn, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Đôi khi, không thể tìm ra nguyên nhân. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra theo dõi thường xuyên, đặc biệt nếu bạn có các nguy cơ ung thư, như: hút thuốc, tiếp xúc với chất độc môi trường, tiền sử xạ trị, di truyền,… Hãy nhớ tái khám với bác sĩ sau khi điều trị để đảm bảo không còn máu trong nước tiểu. Tiểu ra máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, đa phần các nguyên nhân thường là lành tính và không khẩn cấp. Tuy nhiên, tiểu ra máu cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của một vấn đề y tế nghiêm trọng nào đó. Chính vì thế, nếu thấy máu xuất hiện trong nước tiểu hoặc có những bất thường trong việc đi tiểu, bạn không được bỏ qua mà nên đi khám càng sớm càng tốt.  

Tiểu buốt tiểu nhiều lần ở nam giới: Dấu hiệu, cách điều trị

Tiểu buốt tiểu nhiều lần ở nam giới là tình trạng khá phổ biến và gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải. Vậy nguyên nhân mắc bệnh do đâu và cách điều trị là gì? Thế nào là tiểu buốt tiểu nhiều lần? Tiểu buốt tiểu nhiều lần nói chung là chứng đi tiểu khó. Đây là thuật ngữ trong ngành y để chỉ triệu chứng đau và khó khi tiểu. Tiểu buốt là cảm giác nóng, rát, buốt khó chịu khi đi tiểu. Còn tiểu nhiều là tình trạng đi tiểu nhiều lần hơn so với mức bình thường. ➤Xem thêm: Tiểu nhiều lần là gì? Nguyên nhân gây bệnh tiểu buốt tiểu nhiều lần ở nam giới? Nguyên nhân sinh lý Do quá trình quan hệ tình dục không an toàn gây nên, quan hệ thô bạo tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào phát triển gây viêm nhiễm gây nên bệnh. Do quá trình vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, đồng thời có thói quen mặc đồ lót quá chật, từ đó khiến cho môi trường ở vùng kín bị ẩm ướt, tạo môi trường có vi khuẩn phát triển. Do những căng thẳng, áp lực, stress trong cuộc sống gây nên. Do nhịn tiểu quá lâu. Do chế độ ăn uống không khoa học, quá trình sử dụng quá nhiều những loại đồ chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ uống có ga,.. chúng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Do dị ứng bao cao su hay những loại hóa chất, nước tẩy rửa gây nên. Nguyên nhân bệnh lý. ☛ Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo hay còn gọi bằng một cái tên gọi thông dụng đó là viêm đường tiểu. Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm niệu đạo là do sự tấn công của vi khuẩn. Thông thường thì vi khuẩn tồn tại trong cơ thể của chúng ta ở mức độ cân bằng, tuy nhiên vì một lý do nào đó dẫn đến sự tăng sinh của số lượng vi khuẩn ảnh hưởng đến sự viêm nhiễm của quá trình bài tiết. Khi niệu đạo bị viêm nhiễm sẽ dẫn đến hiện tượng là chúng ta cảm giác buốt và rát khi đi tiểu. ☛ Sỏi và dị vật đường tiết niệu: Khi thận có sỏi sẽ làm cản trở cho dòng tiểu thoát xuống niệu quản, quàng quang dẫn đến tiểu buốt, tiểu rắt. Ngoài ra  sỏi có thể theo dòng tiểu xuống bàng quang, niệu đạo. Trong quá trình di chuyển cọ sát vào thành  niêm mạc khiến cho người bệnh xuất hiện các cơn đau buốt. ☛ Sỏi thận: Sỏi thận không hề cố định một chỗ mà có thể di chuyển liên tục từ thận đến bàng quang. Các viên sỏi trong thận sẽ làm kích thích bàng quang, làm bàng quang phải hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của sỏi thận cũng sẽ làm tắc đường nước tiểu, sỏi thận cọ xát vào đường nước tiểu gây tổn thương, đau rát. Vì vậy, người bệnh thường đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu ngắt quãng ☛ Viêm tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt là tuyến nhỏ nằm dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo, có chức năng kiểm soát nước tiểu và sản xuất một số thành phần của tinh dịch để nuôi dưỡng và vận chuyển tinh trùng. Do đó, khi bị viêm tuyến tiền liệt, nam giới sẽ gặp hàng loạt những triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu són, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu đau, tiểu nhiều lần; đau tuyến tiền liệt, đau khi quan hệ tình dục và khi xuất tinh,… ☛ Phì đại tuyến tiền liệt: Khi tuyến tiền liệt bị gia tăng quá mức sẽ chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, nước tiểu khi đó sẽ bị cản trở,  gây khó khăn cho quá trình đi tiểu và từ đó xuất hiện tình trạng tiểu buốt ở nam giới. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây cảm giác tiểu buốt Điều cần lưu ý khi mắc bệnh tiểu buốt tiểu nhiều lần Tiểu buốt tiểu nhiều lần là chứng bệnh sẽ gây ra những cản trở trong công việc và sinh hoạt. Do đó, khi bị bệnh bạn cần thực hiện theo một số những cách sau đây: Đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ ngày, đừng nên uống ít quá hoặc nhiều quá vì sẽ khiến cho đường tiết niệu bị viêm. Nếu như buồn đi tiểu thì cần giải quyết ngay, tuyệt đối không được nhịn quá lâu. Trong trường hợp cơ thể bị nóng trong thì cần bổ sung các loại vitamin C như rau xanh, trái cây. Bổ sung những loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa dồi dào. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục. Tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào,… Hạn chế các loại nước ngọt có ga, có chứa caffein. Để cơ thể được thư giãn, tránh bị phiền muộn thường xuyên. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên để cải thiện sức khỏe. Đi khám sức khỏe toàn thân định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm Chữa tiểu buốt tiểu nhiều lần ở nam giới hiệu quả Để điều trị bệnh tiểu buốt tiểu nhiều lần thì trước tiên người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để các bác sĩ khám và xác định nguyên nhân gây bệnh là do mắc bệnh lý gì. Từ đó bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh những cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, sử dụng thuốc theo phương pháp điều trị của bác sĩ thì bạn có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây: Bí xanh Ngoài được biết tới là một loại thực phẩm phổ biến ở trong bữa ăn của gia đình Việt. Thì bí xanh còn là nguyên liệu được sử dụng để điều trị chứng đi tiểu buốt tiểu nhiều lần rất hiệu quả. Hãy dùng 1 quả bí xanh đem gọt sạch vỏ ngoài, rửa sạch với nước rồi ép lấy nước cốt. Pha thêm cùng với chút muối để dễ uống hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống cũng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Chỉ cần áp dụng cách này trong vòng 10 ngày là triệu chứng sẽ thuyên giảm. Còn nếu như thấy khó ăn thì có thể đem bí xanh đi luộc rồi ăn cả cái lẫn nước. Mồng tơi Mồng tơi là một loại rau quen thuộc và phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Mồng tơi có vị chua ngọt, tính lạnh; không có độc có tác dụng trong việc nhuận tràng, giải độc. Bạn cần phải sử dụng lá rau mồng tơi hái vào thời điểm sáng sớm, đem lau thật sạch rồi giã lấy nước cốt. Sử dụng nước này kết hợp cùng với nước sôi để nguội và chút muối. Phần bã còn lại đắp trực tiếp vào bụng dưới. Áp dụng cách này vài lần là triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng hơn. Bèo cái Bạn sử dụng 1 nắm lá bèo cái, bỏ hết phần rễ, 1 nắm lá thài lài; 1 nắm lá mã đề, 1 nắm rễ ranh. Đem toàn bộ những nguyên liệu này rang vàng, sau đó để nguội rồi sắc nước uống. Để cho nước thuốc nguội rồi pha thêm đường trắng và uống mỗi ngày. Vương Bảo cải thiện tình trạng tiểu buốt tiểu nhiều lần do u xơ tuyến tiền liệt Vương Bảo là sản phẩm đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu khó, tiểu đêm nhiều, tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm tiểu rắt,… Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương cho thấy: Ổn định các triệu chứng rối loạn tiểu tiện chỉ sau 2-3 tuần sử dụng. Nhờ đó sức khỏe người bệnh cải thiện rõ rệt. Để tìm hiểu về Vương Bảo, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1800 1258 (miễn phí cước) để được hỗ trợ. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY

Loading...