Thành phần Vương Bảo

Cây rau tàu bay là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?

Cây rau tàu bày là một loại cây mọc dại và nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là lại cây cỏ bình thường, tuy nhiên từ lâu trong dân gian ông bà ta đã sử dụng loại cây này để chữa một số bệnh. Vậy cụ thể là cây ràu tàu bày có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. I. Giới thiệu rau tàu bay 1.1 Cây tàu bay là cây gì? Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài tên gọi rau tàu bay, cây còn được biết đến với cái tên khác là kim thất. Cây rau tàu bay Ở một số nơi trên thế giới, người ta cũng gọi loài cây này dưới nhiều tên phổ biến như: Okinawa Spinach, Redflower Ragleaf, cây cỏ cháy, Crassocephalum crepidioides, Ebolo, ye tong hao, Agologolo, Doyan-doyan, Ekinami, Gbuluh fuka, Miao kuo, Phak kaad chang, Phakkoat chaang,… Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài được miêu tả. Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài hiện được chấp nhận. Họ Cúc là một họ quan trọng về mặt kinh tế, nhiều cây thuộc họ này cung cấp các sản phẩm như dầu, các loại rau ăn lá, chất làm ngọt, chất thay thế cà phê và trà thảo mộc; một số loài thì được trồng làm cây cảnh; một số loài lại rất quan trọng trong y học thảo dược và được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền, chẳng hạn rau tàu bay, bồ công anh, sài hồ nam,… ||Lưu ý: Có một số loài khác được gọi là rau tàu bay lá xẻ, chẳng hạn: ERechtites valerianifolia (Wolf) DC hay E. hieracifolia (L) Raffin,.v.v. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cây Gynura crepidioides Benth. Rau tàu bay là một loài cây hoang dại, mọc tự nhiên, tập trung nhiều ở khu vực khí hậu nhiệt đới như Châu Á. Bên cạnh đó, rau tàu bay còn được tìm thấy ở Châu Phi, một số đảo phía Đông Nam Địa Trung Hải… Ở Việt Nam, loài thực vật này được tìm thấy rộng rãi ở các bãi đất hoang sau nương rẫy, ven đường đi ở những khu vực đồi núi, bìa rừng hoặc ven các khe suối. Không nên nhầm lẫn cây rau tàu bay với một loài cây khác có tên là cỏ tàu bay (cỏ hôi, cây bơm bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản) có tên khoa học là Chromolaena odorata (L) King et Robinson. Đây là loài cây cũng phát tán hạt như cây rau tàu bay, lá xào ăn được nhưng rất hôi, chủ yếu dùng để làm thuốc. 1.2 Cách nhận biết – Thân: Thân cây là thân thảo, hình trụ, mập, mọc thẳng, phân nhánh trên không với các tuyến lông, có rãnh khía rõ rệt. – Rễ: Rau tàu bay có hệ thống rễ cọc, tức là có một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái. Rễ cái to có màu trắng hoặc nâu. – Lá: Lá cây to, dài, dày, có răng cưa to ở mép, hai mặt đều có lông. Ở góc cuống lá có hai tai nhỏ trông như lá kèn. Lá rau tàu bay mọc cách. – Hoa; Cây mang hoa dày đặc ở đầu (cụm hoa), được bao quanh bởi các lá bắc không nhân(*) (gần như tất cả các cây họ Cúc đều mang đăc điểm này). 1-3 cụm hoa lại hợp thành 1 gù. Hoa rau tàu bay có hình trụ, màu từ hồng nhạt đến đỏ hoặc đỏ nâu, có mào lông mịn màu trắng, mềm. Mùa hoa là mùa hè. Hoa tàu bay lưỡng tính, có mào lông mịn, trắng, hợp thành ngù, mềm. Hoa nở khoảng từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả khoảng từ tháng 10 đến tháng 3. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, dễ bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây phát tán đến những nơi thuận lợi để tiếp tục sinh sôi. (*) Lá bắc: Là lá biến dạng, xuất hiện dưới mỗi hoa hoặc cụm hoa. Nó có thể tiêu giảm đi hoặc có màu sắc sặc sỡ. Ở họ Cúc, có nhiều lá bắc và tập hợp dưới cụm hoa tạo thành bao chung. – Quả. Quả bế hình trụ, có mào lông trắng ở đỉnh. (Quả bế là một loại quả khô không mở do 1 hoặc nhiều lá noãn tạo thành, các quả bế có thể được đưa đi xa nhờ gió, giống như quả bế của cây bồ công anh). II. Hình ảnh cây tàu bay Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của cây rau tàu bay: Thân cây rau tàu bay Lá cây Các cụm hoa được bao quanh bởi các lá bắc không nhân. 1-3 cụm hoa lại họp thành 1 gù con. Các quả bế của cây Cận cảnh một quả bế của cây rau tàu bay III. Công dụng chữa bệnh của cây rau tàu bay Cây rau tàu bay theo ông cha ta cũng như Đông y cây rau tàu bay được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc để chữa các bệnh như sau: Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết chơ cơ thể Có tác dụng giải nhiệt và bảo vệ gan Ngăn ngừa tăng men gan Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số ung thư Điều trị bướu cổ Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt GIúp giảm đau nhức xương ở người cao tuổi Cải thiện bệnh tiêu chảy ở trẻ em Có tác dụng cầm máu và trị ghẻ hoặc bị đỉa cắn Ngoài những tác dụng này ra, rau tàu bay còn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với phụ nữ đang cho con bú như: Hỗ trợ tăng tiết sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở mẹ Giúp giảm đau xương khớp Cầm máu vết mổ hiệu quả cho phụ nữ sinh mổ Với đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ mới sinh con IV. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay Chữa bệnh bướu lành và bướu cổ Sử dụng 30 gram rau tàu bay khô và 30 gram cây xạ đen khô sắc với 1.2 lít nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. Để thuốc đem lại kết quả cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nên kiên trì sử dụng từ 3 – 4 tuần. Trị côn trùng cắn Sử dụng 1 nắm lá rau tàu bay tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng phần bã đắp lên chỗ bị thương. Đắp liên tục 2 – 3 ngày để giảm sưng và đau. Giải độc cơ thể,tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư Dùng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần Giảm đau khớp, cầm máu và kháng khuẩn, kháng viêm Rau tàu bay tươi sau khi rửa sạch giã nát và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức hoặc nơi có vết thương bị sưng. Rau tàu bay giúp hạ sốt Sử dụng 10 – 15 gram rau tàu bay khô sắc nước và uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày, triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ Dùng lá tàu bay tươi hoặc khô sắc lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em Điều trị phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt Để cải thiện tình trạng đau nhức hoặc tiểu buốt, khó chịu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây bạn có thể sử dụng 10g tau tàu bay, 15g Hải trung kim, 8g Sài hồ nam, 20g Náng hoa trắng. Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát nước thì đổ ra chén để uống. Tiếp tục sắc thêm 2 đến 3 lần nữa để uống làm 3 lần trong ngày sau ăn. V. Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bay Vốn dĩ là một loại cỏ dại nhưng lại được sử dụng như một loại thực phẩm cũng như làm thuốc nhờ những tác dụng của rau bay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại rau này, đó là: Để khử mùi hăng như xăng của rau bay, khi nấu canh bạn nên lắng phần dầu thừa nổi trên mặt nước, sau đó cho gia vị vào, sẽ ngon hơn. Không nên dùng nhiều hoặc trồng rau bay làm rau vì ăn nhiều cũng không tốt. Có người cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau bay sẽ bị thiếu máu, sỏi thận. Vì vậy, bạn nên kết hợp với nước mắm chanh hoặc làm các món gỏi với chanh hoặc giấm để tăng khả năng hấp thụ sắt. VI. Rau tàu bay giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt trong Vương Bảo Xuất phát từ bài thuốc dân gian trên cùng mong muốn mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thực sự chất lượng, hiệu quả, công ty Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh (địa chỉ Số 3 – ngõ 2 Thọ Tháp, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc dân gian trên vào sản phẩm Vương Bảo. Không chỉ có thành phần là rau tàu bay, Vương Bảo còn được bổ sung thêm náng hoa trắng, sài hồ nam, hải trung kim – đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bốn vị thuốc này không hề đối nghịch nhau mà ngược lại, chúng hiệp đồng với nhau để nâng cao hiệu quả cho người bệnh (thành phần tỉ lệ đã được tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể). Mới đây, Vương Bảo còn bổ sung thêm các thảo dược: Ngải nhật, lá cây hoa ban, đơn kim, ngũ sắc. Chúng đều hỗ trợ giảm khối u xơ tuyến tiền liệt tốt hơn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới lớn tuổi Vương Bảo có công dụng chính là: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt. Vương Bảo thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các bài thuốc Nam giúp người bệnh sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, Vương Bảo đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo hiện nhận được sự ủng hộ và hài lòng của hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay từ công ty xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay tại các hiệu thuốc, bạn BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là một vài thông tin về cây rau tàu bày cũng như những công cụng chữa bệnh của loại này này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về loại cây thảo dược quý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng như sản phẩm Vương Bảo các bạn hãy liên hệ tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thêm. ||Tham khảo bài viết khác: Cây Đơn kim có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? 5 tác dụng của cây Ngải nhật có thể bạn chưa biết! Cây sài hồ: phân loại, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Lá cây hoa ban – dược liệu mới cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến

Hoa ban được trồng ở khá nhiều nơi,  không chỉ mang “vẻ đẹp Tây Bắc” đến với nhiều vùng miền. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện được trong lá của cây hoa ban có chứa hàm lượng rất cao hoạt chất β-sitosterol. Theo bài báo về nghiên cứu khoa học: “Randomised, placebo-controlled, double-blind clinical trial of β-sitosterol in patients with benign prostatic hyperplasia” năm 1995: Thực hiện nghiên cứu mù đôi trên 200 bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng rối loạn tiểu tiện cho sử dụng 20mg β-sitosterol 3 lần mỗi ngày cho kết quả: Email - Giá bán: 150.000đ/hộp 20 viên 520.000đ/lọ 80 viên Tiết kiệm 80.000đ Tặng ngay 1 hộp 20 viên trị giá 150.000Đ khi mua 1 lọ 80 viên Chỉ có 50 suất ưu đãi - Các bác hãy nhanh tay nhé   Giảm IPSS (7,4 điểm ở nhóm điều trị bằng β-sitosterol so với 2,1 điểm ở nhóm giả dược). Tăng lưu lượng đỉnh (15,2 ml/s từ 9,9 ml/s) – tiểu mạnh hơn. Giảm thể tích nước tiểu tồn dư trung bình (30,4 ml từ 65 ml). Như vậy cải thiện đáng kể các triệu chứng và các thông số dòng nước tiểu cho thấy hiệu quả của β-sitosterol trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Lá cây hoa ban – một thành phần đã có trong Vương Bảo Ứng dụng nghiên cứu khoa học về Lá Cây hoa ban đã nhanh chóng được cập nhật vào trong sản phẩm Vương Bảo từ cuối năm 2020. Nhờ đó mang đến hiệu quả cải thiện bệnh tốt hơn. Vương Bảo new – Công thức cải tiến mới, giá không đổi Vào đầu năm 2021, Vương Bảo đã cho ra thị trường phiên bản mới Vương Bảo New với công thức cải tiến và giá thành không đổi. Theo đó, Vương Bảo mới ngoài các thành phần cũ còn được bổ sung thêm 4 thành phần sau: Thành phần Vương Bảo Vương Bảo new 1 Cao Náng hoa trắng Cao Náng hoa trắng 2 Cao Hải trung kim Cao Hải trung kim 3 Cao Tàu bay Cao Tàu bay 4 Cao Sài hồ nam Cao Sài hồ nam 5   Cao Đơn kim 6 Cao Ngũ sắc 7 Cao Ngải nhật 8 Cao lá cây hoa ban Khi kết hợp với các thành phần mới, Vương Bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước tiền liệt tuyền và giảm các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến nhanh hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Sự thay đổi này của Vương Bảo mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, giúp khách hàng có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn hơn. BẤM VÀO ĐÂY để mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty online giao hàng tận nhà Để tìm điểm bán, nhà thuốc phân phối sản phẩm Vương Bảo trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY Để được tư vấn về bệnh u xơ tiền liệt tuyến và sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.

Cây Náng Hoa Trắng là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Náng hoa trắng giờ đây đã trở thành một vị thuốc quen thuộc với nhân dân Việt Nam. Vậy, loại cây này có tác dụng gì và thực hư về tác dụng ấy như thế nào? I. Náng hoa trắng là cây gì? Náng hoa trắng là một cây thuộc họ Amaryllidaceae (họ Thủy tiên), có tên khoa học là Crinum asiaticum L. Tại Việt Nam, cây còn được gọi dưới nhiều tên khác như: đại tướng quân, tỏi lơi, cây lá náng, văn thù lang, chuối nước,… Crinum asiaticum L. có nguồn gốc từ các đảo Ấn Độ Dương, Đông Á, châu Á, Úc và Thái Bình Dương. Ngày nay, cây có thể được tìm thấy ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hồng Kông,… 1.1 Đặc điểm của cây Náng hoa trắng mọc thành cụm, thân tròn, củ ở dưới đất. Khi phát triển đầy đủ, cây có thể cao từ 90 đến 120 cm. Cây được nhân giống bằng cách tách gieo hạt hoặc chiết chồi ở gốc. Lá cây náng có màu xanh lục, mọc quanh thân cây, lá hẹp, mảnh mai, không có lông ở cả hai mặt, độ rộng của lá từ 10 đến 15 cm và dài khoảng 60 đến 90 cm. Hoa náng có màu trắng, mọc thành cụm lớn (mỗi cụm từ 6-12 hoa), có mùi thơm về chiều tối. Khi hoa vẫn còn non, có 2 vỏ màu xanh nhạt bao quanh cụm hoa. Cụm hoa được nâng trên một cuống dẹp, dài khoảng 90 cm, màu xanh. Cánh hoa hẹp và trắng, mỗi bông có 6 cánh. Khi hoa nở, cánh hoa uốn cong về phía cuống. Nhị hoa có 6 cuống, cuối phấn có màu đỏ. Quả của cây náng có màu xanh nhạt, khá tròn. Hình ảnh cây Náng hoa trắng Náng hoa trắng có tuổi thọ hàng chục năm, phát triển nhanh, mạnh, bền, rất ít bệnh và không có côn trùng hại. Vì thế loại cây này rất dễ trồng và chăm sóc, không cần dưỡng nhiều. Cây náng thường được nhân dân ta trồng để làm cảnh hoặc mọc hoang tại những nơi ẩm ướt. Tại Thái lan, ngoài trồng làm cảnh cây còn được sử dụng trong các nghi thức tín ngưỡng, như để xua đuổi tà ma và những điều không lành. 1.2 Hình ảnh cây Náng hoa trắng Hoa của cây đại tướng quân có màu trắng, thơm về chiều và đêm, nhị hoa thò ra ngoài Cây Náng hoa trắng có quả mọng, dạng tròn hơi dẹt, đường kính khoảng 3 – 5cm Náng hoa trắng khô được dùng làm dược liệu Hình ảnh cây Náng hoa đỏ, cùng họ với cây Náng hoa trắng. Theo các tài liệu cổ, Náng hoa đỏ có tác dụng giống Náng hoa trắng. Tuy nhiên, chưa có nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học về loại cây này. II. Náng hoa trắng có tác dụng gì? 2.1 Tác dụng trong dân gian Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài. Các bộ phận sử dụng được là lá, rễ, quả và hạt (toàn cây). Sở dĩ chỉ dùng náng bên ngoài là vì cây có chứa độc dược có thể gây nôn. Từ xa xưa nhân dân ta và nhân dân các nước đã biết dùng náng hoa trắng để chữa một số bệnh bên ngoài (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số tác dụng của Náng hoa trắng được truyền lại trong dân gian: Chữa bong gân, sai gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã Chữa tê thấp, nhức mỏi xương khớp Giúp giảm đau đầu Giúp trục xuất đờm Làm thuốc gây nôn Lá náng có thể giúp điều trị thoát vị (được sử dụng ở tỉnh Suphan Buri, Thái lan) Giúp điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiết niệu và mật Giúp trục xuất hoàn toàn máu kinh nguyệt Giúp che vào vết thương Chữa rắn cắn Điều trị mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Chữa bệnh trĩ .v.v. 2.2 Tác dụng trong y học hiện đại Ngày nay, náng hoa trắng được ứng dụng trong một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe với tác dụng: – Ở nam giới: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến – Ở nữ giới: Giúp phòng ngừa và giảm kích thước u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Giúp làm giảm các hiện tượng đau bụng, tức bụng, chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt…ở người bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng. Nhìn chung, trong y học hiện đại, tác dụng của cây náng hoa trắng là giúp làm giảm và phòng ngừa các bệnh liên quan đến khối u ở cả nam giới và nữ giới. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của Náng hoa trắng trong việc ức chế các bệnh liên quan đến khối u xơ tuyến tiền liệt ở nam giới và u nang, u xơ, u tuyến vú,… ở nữ giới, chúng ta cùng đọc tiếp phần dưới đây. 2.3 Vì sao Náng hoa trắng có tác dụng kháng u? Trước đây, người dân chủ yếu dùng cây Náng để chữa các bệnh bên ngoài. Mãi sau này, khi các nhà khoa học hiện đại tiến hành nghiên cứu và phân lập các hoạt chất có trong Náng hoa trắng, sau đó phát hiện ra khả năng ức chế khối u cực nhạy của Lycorine trong Náng hoa trắng thì loài cây này mới được chính thức được sử dụng nhiều trong y học hiện đại. Trước kia, nhân dân ta chỉ biết Náng hoa trắng có độc dược, nếu ăn nhầm sẽ gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nặng sau đó táo bón, thở không đều, mạch nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng, v.v.; ăn nhiều có thể gây tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chứ không biết loại độc dược này thế nào. Nhưng nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các nhà khoa học đã biết, toàn bộ cây Náng hoa trắng có chứa nhiều loại alcaloid, đặc biệt là lycorin. Đây chính là hoạt chất độc hại, gây ra tác dụng nôn khi ăn phải. Tuy nhiên, trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về Lycorine, cuối cùng phát hiện được rằng: Lycorine có hoạt tính kháng khối u rộng, đáp ứng tốt với các khối u ở nhiều vị trí trên cơ thể, như: u tuyến tiền liệt (ở nam giới); u tuyến vú, tử cung, buồng trứng (ở nữ giới); u phổi, thận, bàng quang,…(ở cả hai giới). Đây chính là tiền đề quan trọng để ứng dụng Náng hoa trắng trong việc phát triển các dòng sản phẩm hỗ trợ bệnh nhân có bệnh liên quan tới khối u. Lycorine là một loại ancaloit Isoquinoline, được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Theo nhiều nghiên cứu, hoạt chất này có khả năng ức chế sự tăng sinh, di chuyển, xâm lấn và sống sót của nhiều dòng tế bào ung thư khác nhau. Nó còn gây ra sự chết rụng tế bào (apoptosis) và làm đảo ngược quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT)(*) của dòng tế bào u, ung thư tuyến tiền liệt. Đồng thời, nó cũng kích thích các tế bào lympho T(**) hoạt động. (*) Quá trình chuyển dạng trung – biểu mô (EMT) là quá trình liên quan đến nhiều giai đoạn trong ung thư, bao gồm cả xâm lấn, di căn và kháng hóa chất. Tế bào ung thư trải qua quá trình EMT, thay đổi các tính chất của tế bào biểu mô thành các tính chất của tế bào trung mô, cụ thể là khả năng xâm lấn và di căn. (**) Tế bào lympho T là một trong 2 loại tế bào miễn dịch quan trọng trong hệ thống miễn dịch của chúng ta (cùng với tế bào lympho b). Nó có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Một nghiên cứu được công bố trên Pubmed – Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2013 cũng cho biết, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh, nghiên cứu hoạt động của Lycorine trong việc ức chế sự phát triển của một số dòng tế bào ung thư khác nhau, kết quả cho thấy: Tế bào khối u tử cung, buồng trứng là một trong những tế bào có độ nhạy cao nhất với Lycorine. Cụ thể: Độ nhạy của tế bào khối u với Lycorine cao gấp 15 lần so với tế bào thường. Lycorine khiến tế bào khối u tự chết đi cao gấp 6 lần bình thường trong cùng một khoảng thời gian (tăng từ 6,6% lên 36,7%). Tuy nhiên, như chúng ta đã nói ở trên, Lycorine được tìm thấy trong các loại cây thuộc chi Amaryllidaceae. Tức là không chỉ Náng hoa trắng có Lycorine mà nhiều loại cây khác thuộc họ này cũng có chứa Lycorine, mà tiêu biểu nhất là cây Trinh nữ hoàng cung. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong dịch chiết cây Trinh nữ hoàng cung cũng có chứa hoạt chất Lycorine với khả năng kháng u giống cây Náng hoa trắng. Tuy nhiên, Náng hoa trắng được ứng dụng nhiều hơn trong các sản phẩm chữa u xơ tuyến tiền liệt, u xơ, u nang tử cung hơn là Trinh nữ hoàng cung, vì: Thông qua nghiên cứu so sánh, người ta nhận thấy hàm lượng lycorine có trong Náng hoa trắng cao hơn gấp 2-3 lần so với Trinh nữ hoàng cung. Vậy nên, nếu sử dụng Náng hoa trắng sẽ thu được hàm lượng chất nhiều hơn. (Nghiên cứu của Trần Bạch Dương và cộng sự vào năm 2001; nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt từ năm 2001 đến 2008 cùng nhiều nghiên cứu khác). Năng suất thu nguyên liệu của Náng hoa trắng cũng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Bởi Náng hoa trắng có biến động hàm lượng Lycorine theo vùng sinh thái thấp, thuận lợi hơn Trinh nữ hoàng cung trong việc phát triển vùng trồng dược liệu. Nhờ các đề tài nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về hoạt chất Lycorine, ngày nay Náng hoa trắng được áp dụng rộng rãi trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt, u xơ, u nang vú, tử cung, buồng trứng. III. Ứng dụng Náng hoa trắng trong hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến Từ những kết quả nghiên cứu về khả năng kháng tế bào u của Lycorine, sản phẩm Vương Bảo đã ra đời với sứ mệnh hỗ trợ những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến. Trong mỗi viên nén Vương Bảo có chứa: 310 mg Cao Náng hoa trắng 175 mg Cao Hải Trung Kim 125 mg Cao Rau tàu bay 100 mg Cao Nam sài hồ Cùng một số phụ liệu khác vừa đủ 1 viên. Việc gia giảm thêm các thành phần khác ngoài Náng hoa trắng giúp Vương Bảo mang lại hiệu quả vượt trội trong việc: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến Để đặt mua online sản phẩm Vương Bảo giao hàng tận nhà BẤM VÀO ĐÂY Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo nhanh nhất XEM TẠI ĐÂY Tỉ lệ và hàm lượng các thành phần trong mỗi viên Vương Bảo đã được nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể. Chúng không có tác dụng đối lập nhau mà ngược lại, hiệp đồng với nhau để tăng cường tác dụng của mỗi thành phần. Chính vì thế, Vương Bảo sẽ phát huy tác dụng trung bình sau khoảng 1,5 tới 2 tháng sử dụng, kích thước tuyến tiền liệt sẽ giảm xuống đáng kể, đồng thời tình trạng u xơ được ngăn ngừa. Sau, 2-3 tuần, các triệu chứng rối loạn tiểu tiện cũng được cải thiện rõ rệt. Vương Bảo đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và ngày càng chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Nhằm khẳng định chất lượng và thương hiệu hơn nữa, từ ngày 8/4/2019 Vương Bảo đã tiến hành triển khai chương trình: “CAM KẾT HOÀN LẠI 100% TIỀN” nếu khách hàng sử dụng sau 3 tháng không thấy kích thước tuyến tiền liệt giảm. Quý khách có thể đọc kỹ thể lệ và cách thức tham gia chương trình hoàn tiền: TẠI ĐÂY Giá bán Vương Bảo thế nào và mua ở đâu để đảm bảo? Vương Bảo có 2 loại: Dạng hộp 20 viên có giá bán là 150.000/ hộp Dạng lọ 80 viên có giá bán là: 520.000/ hộp Sản phẩm uy tín và được bán ở các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Có thể tìm mua dễ dàng ở các nhà thuốc gần nhà. Hoặc đặt mua qua tổng đài 1800 1258 (Vương Bảo sẽ hỗ trợ gửi về tận nhà cho người lần đầu sử dụng) >> Tìm mua Vương Bảo có chứa Náng hoa trắng, xem TẠI ĐÂY Náng hoa trắng là một loại cây quen thuộc, không chỉ có giá trị trong việc làm cảnh, nó còn mang lại nhiều giá trị trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là tác dụng ức chế và làm giảm sự tiến triển của các khối u xơ. Tuy nhiên, hoạt chất lycorine trong Náng hoa trắng là một alcaloid tinh thể độc hại, khi ăn nhầm có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc, ăn nhiều có thể làm tê liệt hệ thống thần kinh và tử vong. Chính vì thế, để sử dụng Náng hoa trắng an toàn, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa thành phần này, chẳng hạn như Vương Bảo. Lưu ý, bạn cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận và cấp phép của cơ quan chức năng; không mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc trên thị trường. ||Tham khảo bài viết khác: Cây Đơn kim là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Cây ngũ sắc là cây gì? Có Tác dụng gì? chữa bệnh gì? Cây Ngải Nhật là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì?

Cây hoa ban là cây gì? Có tác dụng gì? chữa bệnh gì?

Đầu năm 2021, Vương Bảo chính thức ra mắt với công thức cải tiến, bổ sung thêm nhiều thành phần mới, một trong số đó là cao lá cây Hoa ban. Vậy tác dụng của lá cây Hoa ban là gì, tại sao lại được thêm vào Vương Bảo? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I. Giới thiệu cây Hoa ban 1.1 Giới thiệu chung Tên thường gọi: cây hoa ban. Tên khác: móng bò sọc, cây hoàng hậu, ban tây bắc. Tên tiếng Anh: Buddhist bauhinia; kachnar; orchid tree; white orchid tree,… Tên khoa học: Bauhinia Variegata L. Họ: Đậu (Fabaceae) Nguồn gốc: Đông Á, Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ. Phân bố: Trung Quốc, Ấn độ, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Florida (Mỹ), Pakistan, Úc,… Cây hoa ban có tên khoa học là Bauhinia Variegata L.. Loài cây này có nguồn gốc trải dài từ Đông Á, tới Đông Nam Á, qua các tiểu lục địa Ấn Độ. Ngày nay, cây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ, Nepal, Mỹ, một vài vùng thuộc châu Úc cùng nhiều nước ở các xứ nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa khác. Tại Việt Nam nói riêng, cây hoa ban có nhiều tên gọi khác nhau như móng bò sọc, cây hoàng hậu, ban tây bắc. Loài cây này rất phổ biến ở vùng núi Tây bắc nước ta. Cứ độ tháng 3 về là khắp các bản làng ở Tây Bắc ngập tràn sắc của những bông hoa ban. Hình ảnh hoa ban nở trắng rừng Tây bắc 1.2 Cách nhận biết cây Để nhận biết được đúng loài cây này, cách tốt nhất là dựa vào hình ảnh và mô tả: Cây hoa ban là cây gỗ lớn, cao khoảng 6-15m, vỏ màu nâu, cành non có lông mịn. Rụng lá vào mùa khô. Cây hoa ban có lá kép liền thân, mọc cách. Phiến lá hình thuôn dài, xẻ sâu ở đỉnh, tạo thành hai thùy tròn lớn, rộng bản; lá dài khoảng 10-20 cm, màu xanh nhạt; mặt trên của lá không có lông, có ít lông ở các gân lá bên dưới; cuống lá dài. Tán lá xòe rộng. Hoa cây ban dễ thấy, thường mọc ra từ nách lá non. Hoa có 5 cánh hình vuốt, màu hoa từ trắng tới hồng nhạt, tím nhạt, có sọc hồng hoặc tím đậm ở cánh hoa. Hoa ban có 5 nhị (hiếm khi 6), nhị lép cao khoảng 1cm. Hoa mọc thành chùm dài từ 20-30 cm, hơi thõng. Cây ban thường ra hoa vào mùa xuân sau khi rụng lá, tầm tháng 3. Quả cây ban dẹt, thuôn dài 15-30 cm, bên trong có 9-10 hạt. ! LƯU Ý: Cây hoa ban Bauhinia Variegata L. có thể bị nhầm lẫn với cây hoa ban tím (Bauhinia purpurea L.), cũng là một loài cây thuộc họ Fabaceae, chi Ban. Đây là cây thân gỗ lớn, có hoa màu đỏ ánh tía nổi bật, thường có 3 (hiếm khi 4) nhị hoa, các cánh hoa không xếp chồng lên nhau, hoa thường nở vào mùa thu. Một số hình ảnh về loài cây này: Cây ban tím còn có tên gọi là cây dương tử kinh Lá cây ban tím II. Tác dụng của lá cây Hoa ban 2.1 Làm cảnh Cây hoa ban sinh trưởng nhanh, dễ trồng, màu sắc hoa và tán lá sặc sỡ, nổi bật vì thế thường được trồng làm cảnh ở nhiều nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp hoa ban trải dài từ vùng núi Tây Bắc, các tỉnh như Hà Giang, Mộc Châu, Sơn La, Lai Châu,… đến tận Nghệ An. Cây cũng được trồng ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, vào cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm, đi dọc những tuyến đường như Hoàng Diệu, Giảng Võ hay Bắc Sơn…, ta có thể bắt gặp hoa ban bung nở mang tiết xuân của núi rừng xuống tới Thủ đô. Một góc phố Hoàng Diệu khi tới mùa hoa ban 2.2 Làm gỗ, làm củi Gỗ từ cây ban thường chỉ có kích thước nhỏ, có màu nâu xám với các mảng sáng hơn. Gỗ cứng cáp vừa phải, đàn hồi và hoàn thiện tốt. Gỗ ban chủ yếu được sử dụng để xây dựng nhà cửa, nông cụ, đồ nội thất, đồ dùng thông thường, chạm khắc, làm ván lạng, ván ép, ván dăm và tay cầm công cụ. Thân ban cũng là một loại củi tốt và có thể làm được than củi. 2.3 Làm thức ăn cho gia súc Lá, chồi và vỏ của cây hoa ban được sử dụng làm thức ăn cho nhiều loại gia súc, như cừu, dê. Năng suất lá trung bình từ một cây trưởng thành đạt khoảng 20-22 kg trọng lượng tươi mỗi năm. Lá cây hoa ban chứa protein thô, chất xơ, canxi, phốt-phát,… là nguồn dinh dưỡng ngon và bổ dưỡng cho gia súc. 2.4 Thuộc da Ở một số nước, người ta sử dụng vỏ của cây hoa ban để thuộc da và nhuộm da. 2.5 Thực phẩm Lá, quả, vỏ, hoa của cây hoa ban có thể ăn được. Lá có thể sử dụng cây ban như một loại rau hoặc chế biến thành sốt chấm, dưa chua. Hoa được sử dụng để nấu canh, làm gỏi, xào, làm nộm,… Những món ăn này tạo thành một bản sắc rất đậm đà của dân tộc miền núi. Nộm hoa ban – Món ăn đậm đà bản sắc của dân tộc miền núi 2.6 Bảo vệ đất Cây hoa ban có giá trị bảo vệ rừng đầu nguồn lớn. Nó giúp chúng xói mòn và ổn định bờ sông hoặc có thể được trồng để cải tạo lại các vị trí bị xói mòn. Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện độ phù nhiêu của đất và có tiềm năng như một cây lâm nghiệp trong các trang trại, giúp che nắng, chắn gió. 2.7 Làm thuốc Cây hoa ban là một vị thuốc trong đông y và được sử dụng trong dân gian. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, vỏ thân, lá và hoa. Theo đông y, rễ cây hoa ban có vị hơ chát, tính hơi mát; tác dụng chỉ huyết, kiện tì. Vỏ thân thì có vị đắng, chát, tính bình; tác dụng kiện tỳ, táo thấp. Lá vị nhạt, tính bình; tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hoàn tả. Hoa vị nhạt, tính mát; tác dụng tiêu thũng. Cả rễ, vỏ thân, lá và hoa của cây hoa ban đều có thể sử dụng làm thuốc (Ảnh minh họa) Một số bài thuốc có sử dụng vị thuốc từ cây hoa ban là: Chữa đau bụng, lỵ, tiêu chảy: hoa ban tươi hoặc khô hoặc nụ hoa ban phơi khô trong bóng râm đem đun với nước, để sôi 5-7 phút là được. Dùng nước này uống trước mỗi bữa ăn sáng, uống liền trong 1 tuần. Trị tiêu hóa không tốt, phân lỏng, nát, đầy hơi: Lấy vỏ thân sắc uống. Trị mụn nhọt, sang lở: Lấy vỏ thân nấu nước rửa vào vết thương. Chữa các vết thương mới, giúp chóng lành, nhanh lên da non: Lấy vỏ thân cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài. Thái mỏng, phơi hoặc sao khô rồi tán thành bột mịn. Thêm nước sạch vào trộn đều thành hồ nhão, bôi vào các vết thương. Trị tiêu hóa kém, viêm dạ dày, viêm ruột cấp tính, trĩ đi ngoài ra máu: Lấy rễ rửa sạch, để ráo nước, thái mỏng, thái mỏng rồi phơi khô, sao vàng. Đem sắc uống. Ngoài ra, cây hoa ban cũng được sử dụng trong y học ở nhiều nước khác trên thế giới, chẳng hạn: Ở Ấn Ðộ, hạt từ quả cây hoa ban có tác dụng làm đông máu; vỏ thân dùng làm thuốc chữa vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc; chồi khô dùng trị lỵ, trĩ, ỉa chảy và trị giun; nước sắc rễ trị đầy hơi trướng bụng và rễ trị nọc rắn cắn. Ở Trung Quốc, rễ dùng trị lạc huyết, ăn uống không bình thường; vỏ rễ trị ăn uống không bình thường, viêm dạ dày ruột cấp tính; lá trị ho, đái khó (bí tiểu). .v.v. Vương Bảo new – Công thức cải tiến mới, giá không đổi Vào đầu năm 2021, Vương Bảo đã cho ra thị trường phiên bản mới Vương Bảo New với công thức cải tiến và giá thành không đổi. Theo đó, Vương Bảo mới ngoài các thành phần cũ còn được bổ sung thêm 4 thành phần sau: Thành phần Vương Bảo Vương Bảo new 1 Cao Náng hoa trắng Cao Náng hoa trắng 2 Cao Hải trung kim Cao Hải trung kim 3 Cao Tàu bay Cao Tàu bay 4 Cao Sài hồ nam Cao Sài hồ nam 5   Cao Đơn kim 6 Cao Ngũ sắc 7 Cao Ngải nhật 8 Cao lá cây hoa ban Khi kết hợp với các thành phần mới, Vương Bảo mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm kích thước tiền liệt tuyền và giảm các triệu chứng u xơ tiền liệt tuyến nhanh hơn. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Sự thay đổi này của Vương Bảo mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm chất lượng hơn, hiệu quả hơn. Từ đó, giúp khách hàng có được niềm vui và hạnh phúc trọn vẹn hơn. BẤM VÀO ĐÂY để mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty online giao hàng tận nhà Để tìm điểm bán, nhà thuốc phân phối sản phẩm Vương Bảo trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY Cây hoa ban là một loài cây quen thuộc ở vùng núi Tây Bắc nước ta, thường được trồng làm cảnh do hoa có màu sắc rực rỡ, đẹp mắt. Tuy nhiên không chỉ như vậy, vỏ thân, lá, hoa và rễ cây hoa ban đều có thể làm thuốc. Đặc biệt, lá cây hoa ban với thành phần β-Sitosterol đã được thêm vào sản phẩm Vương Bảo new, cùng với nhiều thành phần khác, giúp nâng cao hiệu quả của sản phẩm, từ đó hỗ trợ cho bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến tốt hơn. Để được tư vấn về bệnh u xơ tiền liệt tuyến và sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258. ||Tham khảo bài viết khác: Cây Náng Hoa Trắng là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Cây rau tàu bay là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Cây sài hồ: phân loại, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả  

Cây ngũ sắc là cây gì? Có Tác dụng gì? chữa bệnh gì?

Đúng như tên gọi của mình, hoa Ngũ sắc mang một vẻ đẹp cuốn hút lạ kì. Với màu sắc nổi bật, chúng thường được trồng để làm cảnh, tạo điểm nhấn cho không gian. Nhưng không chỉ có vậy, Ngũ sắc còn là một vị thuốc quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền hay các bài thuốc dân gian. Vậy cây Ngũ sắc có những tác dụng gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé, và bạn có thể sẽ bất ngờ vì những công dụng của loài cây này đó. I. Cách nhận diện cây Ngũ sắc chính xác 1.1 Giới thiệu tổng quan Tên gọi khác: bông ổi, thơm ổi, tứ quý, ổi nho, mã anh đơn, trâm anh, hoa cứt lợn, tứ thời,… Tên tiếng Anh: common lantana; large leaf lantana; pink-flowered lantana; prickly lantana; shrub verbena; tickberry; yellow sage; arch man flower. Tên tiếng Trung: 五色 梅, 马 缨 丹 Tên gọi khoa học: Lantana camara L. Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Phân bố: Châu Á, châu Phi, Nam Âu, Trung Đông, châu Úc, nhiều đảo ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phạm vi phân bố của cây Ngũ sắc vẫn đang tăng lên. Cây Ngũ sắc có nhiều tên gọi khác nhau, như bông ổi, thơm ổi, hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý,… Nó là một loại cây có hoa thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và có tên khoa học là Lantana camara L.. Ngũ sắc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Trung và Nam Mỹ. Sau đó được du nhập vào hơn 60 quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể tìm thấy Ngũ sắc tại nhiều nước từ châu Phi, Nam Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; tới các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Philipine, Nhật Bản, Ấn độ. Thậm chí, nó còn xuất hiện tại nhiều đảo thuộc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hình ảnh mô tả phân bố của cây Ngũ sắc trên thế giới (Nguồn: https://www.gbif.org/species/2925303) Ngũ sắc là một loài cây có nhiều biến đổi và được trồng rộng rãi trong hơn 300 năm. Do việc nhân giống cây Ngũ sắc rộng rãi trong suốt thế kỷ 17 và 18 để sử dụng làm cây cảnh nên hiện nay có hàng trăm giống cây trồng và cây lai Ngũ sắc khác nhau. Một số loại hoa Ngũ sắc phổ biến Ở Việt Nam, Ngũ sắc thường được trồng làm cảnh do có màu sắc rực rỡ, thu hút hoặc mọc dại. Ở nhiều nước trên thế giới, do sự sinh trưởng mạnh, Ngũ sắc trở thành loài cỏ dại đáng gờm, nó cạnh tranh với các loài bản địa dẫn đến giảm đa dạng sinh học. Nó cũng có thể xâm nhập vào các khu vực nông nghiệp và nếu không được kiểm soát có thể làm giảm đáng kể năng suất đất nông nghiệp. 1.2 Nhận diện qua mô tả và hình ảnh Ngũ sắc là cây bụi thơm lâu năm cỡ trung bình, có thể cao tới 2m. Thân nhỏ hình tứ giác, mọc thẳng, mang nhiều cành ngang. Thân khi còn non phủ lông tơ, khi trưởng thành thường có gai ngắn quặp về phía dưới. Đôi khi cây có thể mọc leo trèo lên các cây bụi hoặc cây thấp, bám vào các điểm tiếp xúc bằng gai, cành và lá. Toàn thân cây tỏa ra một mùi hương đặc biệt, có người ưa có người không. Lá cây mọc đối, hình bầu dục hoặc hình mũi mác, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dìa. Lá có mùi thơm hắc khi nghiền nát hoặc vò. Hoa ngũ sắc nhỏ, có nhiều màu như vàng, cam, trắng, tím nhạt, hồng hoặc đỏ. Màu hoa thay đổi theo thời gian và khi thụ phấn, đầu tiên hoa có vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng là đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Hoa xếp thành từng chùm sặc sỡ, thu hút bướm ong. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 10. Quả mọng hình cầu 2 hạt, chín màu từ xanh lục đến xanh thẫm hoặc tím đen (bề ngoài giống quả dâu đen). 1.3 Nơi sống và thu hái Cây ngũ sắc thường mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, rìa rừng, ven bờ biển. Nó cũng phát triển tốt ở những khu vực bị xáo trộn như đường bộ, đường sắt và các khu vực phục hồi sau hỏa hoạn hoặc khai thác gỗ. II. Tác dụng của cây Ngũ sắc 2.1 Làm thuốc Để dùng làm thuốc, người ta có thể sử dụng lá, hoa và rễ của cây Ngũ sắc. Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát. Từ xa xưa, nhân dân ta và nhân dân thế giới đã sử dụng Ngũ sắc để điều trị các bệnh như: Cầm máu Hạ sốt Tiêu độc Giảm đau Ngứa da Thủy đậu Sởi Loét da Quai bị Phong thấp, đau xương Chấn thương bầm dập .v.v. Một số bài thuốc có sử dụng Ngũ sắc là: Trị viêm da, eczema, mụn nhọt, vết loét, các vết chàm: Nấu lá tươi để rửa ngoài hoặc giã lá tươi đắp ngoài. Trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu: Giã lá tươi đắp ngoài hoặc dùng 30g lá khô, với10g gừng khô, tán thành bột rắc lên vết thương ngày một lần. Trị ho: 12g hoa ngũ sắc đem sắc uống. Chữa cảm mạo, sốt: Cho lá vào nồi nước xông. Trị lao, ho ra máu: Hoa ngũ sắc 30-60g, đem sắc uống. Theo Đông y, cả lá, hoa và rễ của cây Ngũ sắc đều có tác dụng chữa bệnh (Ảnh minh họa) ! LƯU Ý: Cây Ngũ sắc có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bởi như sách Đông y có nói, đây là loại cây có độc. “Sách minh họa màu về các loại quả dại có độc thường gặp ở tỉnh Hải Nam” (Trung Quốc) cũng có ghi lại rằng Ngũ sắc là loại cây “có mùi hôi ở cành và lá, có độc”, cần chú ý khi sử dụng và không được dùng quá liều. Độc tính của Ngũ sắc biểu hiện chủ yếu ở hệ tiêu hóa. Người dùng quá liều có thể gặp các triệu chứng như: tiết nước bọt, buồn nôn và nôn, đau bụng dữ dội, táo bón, phân đen và có mùi hôi, tăng tiết dịch ở mắt và khoang mũi, nhạy cảm với ánh sáng, dáng đi không ổn định, đôi khi sốt, vã mồ hôi, vàng da,.v.v.. Khi gặp trường hợp này, cần ngừng thuốc ngay lập tức và đưa đến bệnh viện để điều trị cấp cứu. Cây Ngũ sắc có độc và biểu hiện chủ yếu trên đường tiêu hóa. Vì thế cần hết sức thận trọng khi sử dụng các bài thuốc dạng uống. Dùng ngoài da bất kể liều lượng. Ngoài ra, cây Ngũ sắc không có tác dụng chữa viêm xoang mũi như cây cứt lợn Ageratum conyzoides. Bạn cần chú ý để tránh dùng nhầm. Cây cứt lợn Ageratum conyzoides 2.2 Làm cảnh, làm hàng rào Từ thế kỷ 19, cây Ngũ sắc đã là một trong những loài hoa trang trí vườn hoặc trồng trong chậu cảnh ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Dưới điều kiện khí hậu ôn đới, nó vẫn đang được trồng rộng rãi như một loại cây cảnh trong nhà. Tại Việt Nam nói riêng, cây rất được ưa chuộng để trồng làm cảnh. Ngày nay, người ta còn sử dụng Ngũ sắc để làm các thế bonsai đẹp mắt. Cây Ngũ sắc được trồng làm cảnh 2.3 Chống xói mòn đất Ở một số khu vực miền núi (ví dụ như ở Tanzania và Ấn Độ), cây Ngũ sắc từng được coi là lớp phủ giúp chống xói mòn đất rất tốt. 2.4 Tác dụng khác Ngoài các tác dụng trên, nhân dân thế giới còn sử dụng cây Ngũ sắc để: Làm nguồn thức ăn cho cừu con Sử dụng rơm từ Ngũ sắc trộn với phân để sản xuất khí sinh học Sử dụng cành để làm củi Tinh dầu từ hoa và lá có một số giá trị đối với ngành công nghiệp nước hoa Chiết xuất từ lá Ngũ sắc có hoạt tính diệt côn trùng và kháng khuẩn mạnh, vì thế được sử dụng để giúp lưu trữ khoa tây và loại bỏ được sự phá hại của sâu bướm củ khoai tây Phthorimaea operculella. III. Ứng dụng của Ngũ sắc trong chăm sóc sức khỏe nam giới 3.1 Từ nghiên cứu, đánh giá Cây Ngũ sắc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng về mặt hóa học. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là khả năng chống ung thư từ một thành phần hóa học của cây Ngũ sắc. Vào năm 2010, Ghosh và cộng sự đã phát hiện tác dụng chống viêm và chống ung thư của axit oleanonic từ cây Ngũ sắc. (Phát hiện này được đăng trên tạp chí Dược học) (Nguồn: https://www.scielo.br/j/rbpm/a/gCqMqXXnzpLFzNv3PkTnsMv/?lang=en). Cấu trúc phân tử của axit oleanonic Các hóa chất tự nhiên từ thực vật từ lâu vẫn được nghiên cứu để đưa vào các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng khác nhau. Trong đó, axit oleanolic đã thu hút được sự chú ý đáng kể vì nó có khả năng ức chế ung thư thông qua việc điều chỉnh nhiều con đường tín hiệu tế bào. Về cơ bản, axit oleanolic có khả năng ức chế sự hình thành, quá trình tạo mạch và di căn trong một số mô hình ung thư, bao gồm cả u tuyến tiền liệt. Các báo cáo này đã giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về khả năng chống ung thư của cây Ngũ sắc và đây có thể chính là một ứng cử viên tiềm năng để thiết kế các tác nhân điều trị mới. Ngoài ra, người ta còn phát hiện được rằng, Lantadene A – một Triterpenoid năm vòng có trong cây Ngũ sắc còn có tác dụng bảo vệ gan, giúp gan chống lại tổn thương do Acetaminophen gây ra. 3.2 Đến ứng dụng Dựa vào các nghiên cứu khoa học uy tín trên thế giới, công ty dược phẩm Thái Minh cũng đã tiến hành nghiên cứu để đánh giá tác dụng của cây Ngũ sắc khi kết hợp với các thành phần khác trong việc hỗ trợ điều trị u xơ tiền liệt tuyến ở nam giới. Kết quả cho thấy, khi kết hợp Ngũ sắc với các vị khác như Náng hoa trắng, Sài hồ nam, Ngải nhật, Hải trung kim, Đơn kim,… thì có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời cải thiện tốt các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu không hết, tiểu đêm, tiểu són, tiểu ngắt quãng,… Từ kết quả nghiên cứu trên, công ty Thái Minh đã quyết định thay đổi thành phần của sản phẩm Vương Bảo. Cụ thể, ngoài các thành phần cũ gồm Náng hoa trắng, Hải trung kim, Sài hồ nam, Rau tàu bay thì Vương Bảo new còn được bổ sung thêm các vị Ngũ sắc, Ngải nhật, lá hoa Ban. Với sự thay đổi này, Thái Minh mong muống mang đến cho khách hàng một sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn. Từ đó giúp hỗ trợ bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến hiệu quả hơn. >> Mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty, bạn BẤM VÀO ĐÂY >> Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY Ngũ sắc là loài cây có hoa nổi bật, thu hút, chính vì thế nó được nhân dân ta ưa chuộng trồng làm cảnh. Tuy nhiên không chỉ có vậy, Ngũ sắc còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống khối u đã được khoa học nghiên cứu và công nhận. Dựa vào các kết quả nghiên cứu uy tín trên thế giới, công ty dược phẩm Thái Minh cũng đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tác dụng của Ngũ sắc. Từ đó, bổ sung thêm cao Ngũ sắc vào bảng thành phần mới của Vương Bảo. Với sự thay đổi này, công ty mong muốn mang tới cho khách hàng một sản phẩm Vương Bảo mới với chất lượng tốt hơn và hiệu quả cao hơn. Để được tư vấn thêm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258.

Cây Đơn kim là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?

Đơn kim là loại cây rất thân thuộc tại vùng quê nông thôn Việt Nam, thường mọc hoang tại các bờ rào bụi rậm. Chính vì thế, từ xa xưa nhân dân ta đã biết sử dụng loại cây này như một vị thuốc vườn nhà để chữa nhiều bệnh khác nhau. Vậy cây Đơn kim có tác dụng gì với sức khỏe? I. Giới thiệu cây Đơn kim Tên thường gọi: Đơn kim Tên khác: Cúc áo, quỷ trâm thảo, manh tràng thảo, tử tô hoang, đơn buốt, song nha lông, râu bộ binh, phương phụng. Tên tiếng anh: Hairy Beggarticks, Bidens alba, Spanish Needles, Coreopsis leucorrhiza Lour, Bidens leucorrhiza (Lour.) DC. Tên tiếng trung: 小 白花 鬼 针, 鬼 针 草 Tên khoa học: Bidens pilosa L. Họ: Cúc (Asteraceae) Phân bố: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Mexico, Trung Mỹ, Caribe,… Cây Đơn kim có tên khoa học là Bidens pilosa L., thuộc họ Cúc (Asteraceae), tên thường gọi ở Việt Nam là Đơn kim, đơn buốt, cúc áo hay một số tên gọi khác. Đây là loại cây sinh sống trên cạn, thường mọc hoang ở bãi đất trống, sau nương rẫy, ven đường đi,.. Chúng mọc thành từng quần thể dày đặc, sinh trưởng nhanh trong mùa hè. Cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, một ít ở vùng ôn đới và cận nhiệt đới, vì thế có thể bắt gặp chúng ở các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan, Mexico, Trung Mỹ, Caribe,… Tại Việt Nam nói riêng, có thể bắt gặp Đơn kim ở khắp nơi tại miền Bắc và miền Trung. II. Cách nhân biết cây Đơn kim chính xác Đơn kim là một loại cỏ mọc hằng năm, thân thảo, cao từ 0,5 đến 1m. Thân mọc thẳng, đôi khi phân nhánh, không có rễ mọc ở các đốt. Cả thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông mịn. Thân cây nhìn chung có màu xanh lục nhưng đôi khi cũng có màu đỏ sẫm. Lá cây Đơn kim mọc đối, cuống lá dài. Phiến lá kép gồm 3 lá chét có hình mác hoặc trái xoan, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô, hai mặt nhẵn. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc ở nách lá hay ở đầu cành. Cụm hoa có thể mọc đơn đơn hoặc thành từng đôi một. Những hoa ở ngoài bất thụ, xếp thành một hàng, xẻ 3 thùy nhỏ ở đầu. Hoa ở trong hữu thụ, hình ống màu vàng. Hoa ray(*) bên ngoài màu trắng, bao quanh cụm hoa, gồm khoảng 5-6 hoa. Các lá bắc(**) bao quanh đầu hoa và hoa ray xếp thành hai hàng, thuôn dài, dạng vảy, có lông. (*) Hoa ray (ray flower): Là hoa ở ngòa rìa của cụm hoa. (**) Lá bắc: Là lá biến dạng ở dưới mỗi hoa hoặc cụm hoa.Có thể tiêu giảm hoặc có màu sặc sỡ. Ở họ Cúc, bắc tiêu giảm và có nhiều lá tập hợp thành cụm tạo thành bao chung ở bên dưới cụm hoa. Cây có quả bế, màu đen, hình thoi, 3 cạnh, không đều nhau, dài khoảng 1cm, phía trên có rãnh chạy dọc. Phía đầu quả có móc, có thể bám vào quần áo, da hoặc lông đông vật. Mùa hoa quả của cây vào tầm tháng 3-5 và tháng 8-10. Cây Đơn kim sinh sản bằng hạt. Khi quả rụng xuống, cây có thể nảy mầm ngay sau khi rụng. Nếu gặp điều kiện không thích hợp để nảy mầm trong 8 tuần, hạt sẽ không nảy và tồn tại trong một thời gian dài chờ tới khi điều kiện thích hợp. LƯU Ý: Ngoài cây Đơn kim với mô tả ở trên, nhân dân còn dùng một cây khác cũng với tên gọi là đơn buốt, đơn kim hay quỷ tràm thảo, cây này có tên khoa học là Bidens bipinnata L.. Cây này chỉ khác cây trên ở chỗ lá kép gồm nhiều lá chét (trên 3), cụm hoa hình đầu thường mọc 2 hay 3, cũng màu vàng.Hoa ray màu vàng. Lá bắc dạng vảy, có lông, thuôn dài. Cây này được nhân dân dùng cùng một công dụng và một liều với cây Đơn kim phía trên. Ở Trung Quốc cũng thấy dùng cả hai cây nói trên. Một số hình ảnh về Bidens bipinnata L: III. Tác dụng của Đơn kim 3.1 Làm thuốc chữa bệnh trong các bài thuốc dân gian Theo Đông y, Đơn kim có tính ấm, vị đắng, không độc, toàn cây có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu ứ huyết, tiêu sưng. Tất cả các bộ phận của cây Đơn kim, gồm toàn bộ cây, các bộ phận trên không (lá, hoa, hạt và thân) rễ đều được sử dụng làm nguyên liệu làm thuốc dân gian. Để làm thuốc, Đơn kim thường được chế biến dưới dạng bột khô, thuốc sắc, nước sắc hoặc cồn thuốc. Nói chung, cây này được dùng dưới dạng bột khô hoặc cồn thuốc khi dùng bên ngoài và dưới dạng bột, thuốc sắc khi dùng làm thuốc chữa bệnh bên trong. Liều lượng dùng đường uống: thuốc sắc 4-16g; dùng ngoài: bất kể liều lượng. Trong dân gian, cây Đơn kim có thể dùng để điều trị hơn 40 loại bệnh tật khác nhau liên quan tới rối loạn miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm, ung thư, hội chứng chuyển hóa, vết thương,… Có thể kể tới là: Các vấn đề về đường tiết niệu: Giúp lợi tiểu, trị tiểu ra máu, đái đục, đái buốt, đái dắt. Các bệnh đường tiêu hóa: kiết lỵ, đau bụng, tiêu chảy, táo bón Chống viêm, kháng khuẩn: viêm ruột, viêm kết mạc, viêm tai giữa, viêm ruột thừa cấp, viêm họng hạt, viêm dạ dày Bệnh hen suyễn Chống suy nhược Bệnh tiểu dường Đau đầu Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều Vết thương Rắn cắn .v.v. Cây Đơn kim có tác dụng chữa hơn 40 loại bệnh tật khác nhau theo Đông y và theo dân gian (Ảnh minh họa) Một số bài thuốc dân gian có sử dụng cây Đơn kim là: – Trị mẩn ngứa: Lấy 100-200g Đơn kim nấu với 4-5 lít nước. Để nguội mang nước này tắm, bã cây thì xát kĩ lên vết mẩn. Thường chỉ dùng 1-2 lần là thấy kết quả. – Trị đau mắt: Lấy lá Đơn kim tươi giã nát rồi đắp lên mi mắt bị đau. – Chữa lỵ, cầm đi ỉa: Dùng 4-16g đơn kim dưới dạng thuốc sắc. – Chữa viêm họng do lạnh: Đơn kim cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Đem sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày. – Chữa đau nhức do phong thấp: Dùng 30-60g Đơn kim rửa sạch, sắc nước uống trong ngày, chia 2 lần. Dùng 10-15 ngày. – Chữa chấn thương phần mềm nhẹ, tụ máu đau nhức: Lấy cả hoa và lá đơn kim, lá cây đại, mỗi vị 10-15, đem giã nát rồi băng đáp vào chỗ đau, ngày 1-3 lần. 3.2 Làm trà thảo dược Ở một số nước trên thế giới, Đơn kim được sử dụng như một loại trà thảo mộc và là một thành phần trong các loại trà thảo dược chữa bệnh. Người ta sử dụng chồi và lá của Đơn kim để làm trà. Có thể dùng tươi hoặc khô. 3.3 Làm thức ăn Trong những năm 1970, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đã thúc đẩy việc trồng Đơn kim ở Châu Phi vì nó dễ trồng, ăn được, ngon miệng, an toàn và nhiều dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong Đơn kim có chứa nhiều chất xơ, canxi, chất đạm, chất béo, phốt pho, sắt, carotene. Cây Đơn kim được sử dụng làm thức ăn do có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh minh họa) 3.4 Hoạt động chống ung thư Theo các ghi chép cổ, Đơn kim có khả năng chống lại khối u. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, một số nghiên cứu trong ống nghiêm cũng đã ủng hộ tuyên bố chống ung thư của chiết xuất Đơn kim và các hợp chất phân lập có các hoạt động chống lại nhiều loại tế bào ung thư khác nhau. 3.5 Tác dụng không mong muốn Nếu mọc dại không kiểm soát, cây Đơn kim có thể làm giảm đáng kể năng suất cây trồng và gây nhiều phiền hà. Hơn thế nữa, cây có tốc độ phát triển nhanh gấp 3 lần so với các loại thực vật tương tự cùng với bộ rễ phát triển tốt, gây cạnh tranh dinh dưỡng với các loại cây trồng. Chiều cao của cây cũng thường cao hơn cây trồng, điều này làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ năng lượng ánh sáng và khả năng quang hợp của cây trồng, làm cản trở việc cây trồng sinh trưởng. Rễ của cây Đơn kim cũng có thể trở thành vật chủ trung gian truyền virus gây hại cho nhiều loại cây, chẳng hạn nó có thể truyền virus gây bệnh héo rũ gốc ở cây cà chua. Ngoài ra, nếu cây mọc dại trong ruộng lúa, hạt của Đơn kim có thể bị lẫn với hạt lúa. Các hoạt chất trong hạt cây có thể gây ngộ độc cho con người và gia súc. IV. Các nghiên cứu khoa học về Đơn kim Kể từ khi được xác định vào năm 1753, cây Đơn kim đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thời bấy giờ. Điều này chủ yếu là do nó được ứng dụng rộng rãi trong y học, thực phẩm và đồ uống. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, người ta đã tiến hành nghiên cứu cây Đơn kim để xác nhận lại những tác dụng được ghi chép trong y học cổ này. Đáng chú ý nhất trong số này phải kể tới là tác dụng kháng khối u của Đơn kim. Theo các nghiên cứu, Đơn kim là một nguồn dồi dào của chất phytochemical, đặc biệt là flavonoid và polyynes. Các flavonoid thực vật đã được báo cáo là có khả năng chống ung thư, chống viêm, chống oxy hóa và các hoạt tính sinh học khác. luteolin – một flavonoid có trong Đơn kim, đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, được chứng minh là có hiệu quả trong việc chống lại sự tăng sinh và xâm lấn của tế bào khối u. Ngoài các flavon chống khối u, polyynes được tìm thấy trong Đơn kim cũng đã được chứng minh là có đặc tính chống khối u. Dựa trên phương pháp phân lập theo hướng hoạt tính sinh học, Wu và các đồng nghiệp đã xác định được hai polyyne aglycones từ phần ethyl acetate của Đơn kim. Theo đó, các polyyne này thể hiện hoạt động tăng sinh kháng tế bào đáng kể ở người. Chúng cũng làm giảm sự hình thành mạch(***) và thúc đẩy quá trình chết rụng trong các tế bào nội mô của con người. (***) Kích thích tăng sinh mạch là một yếu tố cần thiết để khối u có thể phát triển và di căn. Từ các nghiên cứu này, Đơn kim có thể trở thành một thành phần đầy hứa hẹn trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe con người. V. Vương Bảo – Sản phẩm đầu tiên có Đơn kim Từ các nghiên cứu uy tín trên thế giới về cây Đơn kim, công ty dược phẩm Thái Minh đã tiến hành nghiên cứu để đưa loại cây này vào một sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho nam giới “made in Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu, đánh cho thấy: Khi kết hợp Đơn kim với các thành phần khác gồm Náng hoa trắng, Ngải nhật, Rau tàu bay, Hải trung kim, Sài hồ nam,… thì có thể cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến, đồng thời có thể ức chế được sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt. Vì thế, sau gần 1 năm tiến hành nghiên cứu, công ty Thái Minh đã quyết định điều chỉnh thành phần của Vương Bảo. Điều này giúp nâng cao tối đa tác dụng của sản phẩm, từ đó giúp nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến có được một sản phẩm chăm sóc sức khỏe tốt hơn, chất lượng hơn. Kể từ tháng 2/2021, Vương Bảo chính thức ra mắt thị trường với bảng thành phần mới. So với bảng thành phần cũ, bảng thành phần mới của Vương Bảo như sau: Thành phần Vương Bảo Vương Bảo new 1 Cao Náng hoa trắng Cao Náng hoa trắng 2 Cao Hải trung kim Cao Hải trung kim 3 Cao Tàu bay Cao Tàu bay 4 Cao Sài hồ nam Cao Sài hồ nam 5   Cao Đơn kim 6 Cao Ngũ sắc 7 Cao Ngải nhật 8 Cao lá cây hoa ban Với sự thay đổi này, Vương Bảo tin rằng sẽ mang tới cho khách hàng lmột sản phẩm tốt hơn nữa, chất lượng hơn nữa, giúp hỗ trợ nam giới cải thiện triệu chứng bệnh nhanh hơn nữa. Từ đó, mang lại niềm vui trọn vẹn cho khách hàng. BẤM VÀO ĐÂY để mua Vương Bảo trực tiếp từ công ty online giao hàng tận nhà Để tìm điểm bán, nhà thuốc phân phối sản phẩm Vương Bảo trên toàn quốc XEM TẠI ĐÂY Đơn kim là một loại cây phân bố rộng rãi trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết dùng Đơn kim để điều trị nhiều loại bệnh tật khác nhau, như: kiết lị, rắn cắn, tiêu chảy, đái buốt, đái dắt, đái đục, đái ra máu,… Trong những năm gần đây, đáng chú ý nhất là tác dụng kháng khối u của Đơn kim đã được y học công nhận và chứng minh. Nhờ vào những nghiên cứu này, công ty Dược phẩm Thái minh đã ứng dụng Đơn kim vào một sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho nam giới, đó là Vương Bảo – Một sản phẩm rất tốt dành cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Để được tư vấn thêm về sản phẩm, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1258 để gặp các chuyên gia. ||Tham khảo bài viết khác: Cây ngũ sắc là cây gì? Tác dụng, chữa bệnh gì? Cây Ngải Nhật là cây gì? có tác dụng gì? Chữa bệnh gì? Cây hoa ban là cây gì? tác dụng gì? chữa bệnh gì?

Loading...