Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Tiểu buốt và đau lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bạn thắc mắc không biết đây có phải triệu chứng của bệnh thận hoặc một bệnh lý nào đó có liên quan không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi và cho bạn lời khuyên hữu ích. I. Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu buốt và đau lưng là triệu chứng nguy hiểm không nên chủ quan. Nếu bạn cảm thấy nóng rát, buốt kèm theo đau nhức lưng mỗi khi đi tiểu thì đây là biểu hiện cảnh báo nhiều căn bệnh đang tiềm ẩn và cần được điều trị ngay lập tức. Sau đây là một số bệnh lý gây ra hiện tượng này: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiết niệu – Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn E Coli. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại trong ruột và làm tổn thương lên lớp niêm mạc. Khi người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ có triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, nước tiểu có màu nâu đục và mùi hôi… Nếu chủ quan, không thăm khám sớm nó sẽ lan rộng đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Viêm bàng quang – Tình trạng viêm nhiễm niệu đạo hầu hết đều do vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Khi bệnh lan đến bàng quang sẽ khiến người bệnh bị đau tức bụng dưới, tiểu rắt và buốt. Một số trường hợp, nó còn gây cảm giác đau lưng âm ỉ. Sỏi tiết niệu – Sỏi tiết niệu là tình trạng các tinh thể kết tinh ở đường tiết niệu và hình thành sỏi thận. Căn bệnh này gây tắc đường tiểu, đau nhói dọc vùng hông, tiểu khó và buốt. Ở một số người bệnh, cơ thể còn kèm theo triệu chứng ớn lạnh, sốt cao. Viêm tuyến tiền liệt – Viêm tuyến tiền liệt là bệnh xuất hiện phổ biến ở nam giới. Nguyên nhân chính gây nên bệnh này là do vi khuẩn tấn công trực tiếp vào tuyến tiền liệt dẫn đến tình trạng viêm và sưng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng, tiểu buốt mỗi khi đi tiểu, đặc biệt là đi tiểu nhiều vào ban đêm. – Trong trường hợp không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiễm trùng toàn thân. Ngoài ra, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Nhiễm trùng huyết – Tiểu buốt và đau lưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do nhiễm vi khuẩn Escherichia Coli. Khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh sẽ gây nhiễm trùng thận. Ngoài triệu chứng tiểu buốt đau lưng, người bệnh còn có các biểu hiện như chóng mặt, sốt cao, nước tiểu có mùi… Bệnh thận yếu – Thận là cơ quan quan trọng trong việc lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài bằng đường tiểu. Khi thận bị tổn thương, các chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng và suy yếu. Dấu hiệu nhận biết của bệnh này là lưng đau nhức thường xuyên kèm theo tiểu buốt. Viêm mào tinh hoàn – Mào tinh hoàn là bộ phận nhỏ dạng ống nằm phía sau tinh hoàn. Khi viêm mào tinh hoàn xảy ra do nhiễm trùng hay chấn thương, người bệnh sẽ cảm thấy đau khi tiểu, đau xương chậu, lưng và sưng mào tinh hoàn… Ung thư bàng quang – Đi tiểu buốt và đau lưng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư bàng quang. Nếu không được kiểm soát tốt, khối u sẽ lan rộng và di căn đến các bộ phận khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người bệnh. Ngoài các triệu chứng đau lưng, tiểu buốt, người bệnh có thể đi tiểu lẫn máu, bí tiểu… Viêm âm đạo ở phụ nữ – Bệnh viêm âm đạo ở nữ giới cũng có thể xảy ra tình trạng tiểu buốt và đau lưng. Âm đạo là cơ quan rất dễ bị viêm nhiễm. Thông thường, viêm âm đạo có biểu hiện đặc trưng như đau rát khi quan hệ, ra huyết trắng có mùi lạ. Khi bệnh diễn biến nặng, chị em sẽ có cảm giác đau tức bụng dưới, đau lưng và đi tiểu nhiều lần. – Tiểu buốt và đau lưng không chỉ là dấu hiệu của viêm âm đạo mà còn là biểu hiện của các bệnh lý như sa tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung… Ngoài ra, tình trạng này còn có thể do các bệnh lý như viêm bể thận, áp xe vùng chậu, ung thư xương chậu và tổn thương niệu quản. ||Xem thêm: Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh II. Cách chẩn đoán tiểu buốt và đau lưng hiện nay Thăm khám và chẩn đoán đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị. Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây ra và đưa phác đồ phù hợp. Theo đó, một số phương pháp chuẩn đoán được áp dụng như: Xác định nguyên nhân tiểu buốt đau lưng bằng cộng hưởng từ Kiểm tra lâm sàng: Khi đến khám, người bệnh cần khai báo trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng kèm theo tiền sử bệnh nền nếu có. Xét nghiệm nước tiểu: Thực hiện kiểm tra này nhằm xác định nước tiểu có lẫn máu, mủ hay khoáng chất không, từ đó xác định nguyên nhân gây bệnh. Chẩn đoán hình ảnh: Chẩn đoán hình ảnh thông qua các phương pháp siêu âm, chụp cộng hưởng từ… nhằm xác định vị trí, nguyên nhân và mức độ tổn thương do bệnh gây nên. III. Phương pháp điều trị chứng tiểu buốt và đau lưng Bệnh tiểu buốt và đau lưng có thể điều trị bằng nhiều phương thức khác nhau tùy theo cơ địa và mức độ bệnh của từng người. Bạn có thể áp dụng một trong hai biện pháp dưới đây để cải thiện tiểu buốt và đau lưng nhé: 3.1 Biện pháp điều trị tiểu buốt đau lưng bằng thuốc Tây Khi đã hiểu rõ nguyên do gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tiểu buốt và đau lưng phù hợp. Các loại thuốc Tây có tác dụng giảm đau nhức, cải thiện tình trạng tiểu buốt và phục hồi chức năng thận. Sau khi xác định được lý do gây ra tình trạng tiểu buốt và đau lưng, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh. Trong trường hợp viêm nhiễm nhẹ, người bệnh chỉ cần uống thuốc trong thời gian ngắn và ngược lại nếu ở thể nặng, việc điều trị sẽ kéo dài hơn và có thể phải truyền kháng sinh theo đường tĩnh mạch. Sử dụng thuốc Tây y trị tiểu buốt và đau lưng Khi bị tiểu buốt và đau lưng do sỏi: Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc làm tan sỏi bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Khi tiểu buốt và đau lưng liên quan đến đường tình dục: Bác sĩ sẽ yêu cầu kiêng quan hệ trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, sẽ sử dụng kết hợp các loại thuốc đặc trị để ngăn ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh sử dụng kèm thêm một số loại thuốc chống viêm, giảm đau hoặc thuộc chẹn alpha. 3.2 Điều trị tiểu buốt và đau lưng bằng thuốc Đông y Theo y học cổ truyền, khi thận hư sẽ gây ra tình trạng tâm tỳ khí hư khiến người bệnh cảm thấy đau nhức lưng, đi tiểu rắt, tiểu buốt. Nguyên tắc điều trị chung của các bài thuốc Đông y là tiêu viêm, giảm áp lực lên bàng quang và thanh lọc cơ thể. Một số bài thuốc Đông y chữa tiểu buốt và đau lưng bạn có thể tham khảo: Chữa tiểu buốt và đau lưng bằng thuốc Đông y Bài thuốc số 1: Nguyên liệu: Ích trí nhân 15g, tang phiêu tiêu, hoài sơn mỗi vị 30g. Cách thực hiện: Bạn sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước. Sau đó, chắt nước thuốc ra bát, chia thuốc thành 2 phần và dùng vào buổi sáng và tối sau khi ăn no. Bài thuốc số 2: Nguyên liệu: Thương nhĩ, mã đề, kim ngân, thổ linh mỗi vị 20g. Cách thực hiện: Bạn lấy tất cả số lượng thuốc trên sắc với 500ml nước, đem đun sôi đến khi nước cạn còn 200ml rồi chắt ra bát. Mỗi ngày, bạn dùng 1 thang, tình trạng tiểu buốt và đau lưng sẽ được cải thiện rõ rệt. Bài thuốc số 3: Nguyên liệu: Cẩu tích, huyền sâm, rễ cỏ tranh, đinh lăng và kim tiền thảo mỗi vị 16g cùng với thuỷ long 30g và thục địa 20g. Cách thực hiện: Bạn cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 400ml, đun sôi đến khi nước cạn còn 150ml thì đổ ra bát. Dùng đều đặn mỗi ngày uống 1 thang. IV. Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng Quá trình điều trị bệnh tiểu buốt và đau lưng cần một khoảng thời gian lâu dài. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc theo sự cho phép của bác sĩ thì bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau: Duy trì lượng nước mỗi ngày cho cơ thể Duy trì uống nhiều nước mỗi ngày, tối thiểu 1,5 lít/ngày để giúp cơ thể đào thải độc tố. Thực hiện lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật. Xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất, tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Mặc đồ lót chất mát thoáng khí thấm hút mồ hôi để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Tuyệt đối không nhịn tiểu, điều này sẽ gây ứ đọng tạo điều kiện vi khuẩn phát triển. Trong kỳ nguyệt san, luôn vệ sinh sạch sẽ từ trước ra sau để hạn chế vi khuẩn. Thường xuyên tập luyện các môn thể thao như chạy bộ, yoga, đánh bóng… để nâng cao sức khoẻ. Có thể nói, tiểu buốt và đau lưng là bệnh lý không thể coi nhẹ được, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Với những chia sẻ trên, mong rằng chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về chứng tiểu buốt đau lưng. Nếu còn vướng mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất. ||Tham khảo bài viết khác: Các loại thuốc chữa tiểu buốt hiệu quả tại nhà, phổ biến nhất Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả Tiểu buốt khám và điều trị ở đâu tốt nhất Hà Nội, TP.HCM?

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt: Nguyên nhân & Cách chữa trị

Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt) là một bệnh tuyến tiền liệt là căn bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Tuy nhiên, trên thực tế không phải nam giới nào cũng biết về căn bệnh tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. Vậy tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng vuongbaothaiminh.com tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé. I. Tuyến tiền liệt là gì? Tuyến tiền liệt ở nam giới là một tuyến nằm dưới đáy bàng quang, giáp với cổ bàng quang; các thùy tuyến tiền liệt ôm trọn một phần sau ống niệu đạo. Nó có 2 nhiệm vụ chính là: kiểm soát nước tiểu thông qua các thùy; tiết dịch kiềm màu trắng hòa trộn vào tinh dịch để bảo vệ tinh trùng. Tuyến tiền liệt ở nam giới Do là vùng tập trung của nhiều đường ống nên sự phân chia và tăng sinh tế bào các chùm tuyến tiền liệt dễ xảy ra. Nếu nam giới bị tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính thì vùng chuyển tiếp là nơi có lượng tế bào tăng sản mạnh nhất. II. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt là gì? Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (hay còn gọi là hiện tượng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, tăng sản tuyến tiền liệt lành tính) là thuật ngữ miêu tả tình trạng phát triển phình to dần của các tế bào lành tính (không phải tế bào ung thư) bên trong tuyến tiền liệt. Theo Thuật ngữ Y khoa, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt còn được gọi dưới tên bệnh lý là: bệnh u xơ tiền liệt tuyến; bệnh phì đại tuyến tiền liệt; phì đại tuyến tiền liệt lành tính; u lành tuyến tiền liệt. Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính Theo số liệu thống kê năm 2018 cho thấy, ở Việt Nam có 63,8% nam giới trên 60 tuổi bị tăng sản lành tính tuyến tiền liệt. III. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt biểu hiện như thế nào? Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt biểu hiện rõ nhất là 2 triệu chứng: tắc nghẽn và kích thích tiểu tiện. 3.1 Triệu chứng tắc nghẽn nước tiểu Theo các phân tích hình thể, tình trạng tăng sản lành tính tuyến tiền liệt thường khởi phát đầu tiên tại vùng đệm xơ – xơ trước sau đó mới tới các vùng khác. Theo thời gian, sự phình to tuyến tiền liệt sẽ chèn ép vào ống niệu đạo, làm cản trở đường tiểu tiện gây nên triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu như: Tắc nghẽn và kích thích tiểu tiện là 2 triệu chứng thường gặp Tiểu khó Tiểu nhỏ giọt Tiểu không hết. Tiểu ngập ngừng Tiểu yếu Bí tiểu 3.2 Triệu chứng kích thích tiểu tiện Tuyến tiền liệt còn là nơi tập trung rất nhiều thụ cảm a aldrenergic – loại thụ cảm tạo phản xạ co thắt cơ trơn cổ bàng quang và niệu đạo => gây nên triệu chứng kích thích như: Tiểu gấp Tiểu đêm Tiểu són Mất khả năng nhịn tiểu. IV. Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt do đâu? Cho tới hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Người ta cho rằng sự tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có mối liên hệ chặt chẽ giữa độ tuổi và sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi nam giới bước vào độ tuổi trung niên. Cụ thể là sự thay đổi về hormone Dihydrotetosterone (DHT) – loại hormone được chuyển hóa từ hormone testosterone, tập trung khoảng hơn 70% trong tuyến tiền liệt có thể tác động tới các tế bào lành tính gây ra sự phì đại tăng sinh mất kiểm soát khối lượng tuyến tiền liệt. Cấu trúc phân tử của Testosterone và Dihydrotetosterone (DHT) Ngoài độ tuổi và nồng độ Dihydrotetosterone (DHT), thì một số yếu tố bên ngoài khác cũng góp phần tác động gây hiện tượng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt như: Tiền sử gia đình: Những người có người thân từng bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Do môi trường làm việc bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời gian dài. Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: bị mất cân bằng trong việc bổ sung chất xơ, rau xanh và lượng protein hàng ngày. Do sử dụng nhiều rượu bia, hoặc các chất kích thích không có lợi như: thuốc lá, chất có chứa cafein… Do bị mắc các bệnh nền tác động gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt kéo dài; bệnh xơ gan, đái tháo đường… V. Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt có gây biến chứng không? Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có gây biến chứng không? Câu trả lời là CÓ. Ban đầu, các triệu chứng tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ, không thường xuyên. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt có thể phát triển lên cấp độ nặng và gây ra các biến chứng liên quan tới hệ tiết niệu như: Bí tiểu cấp tính. Bí tiểu mãn tính. Sỏi đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đi tiểu ra máu. Túi thừa bàng quang (Túi hình thành dọc theo chiều dài của niệu đạo). Suy thận. VI. Chẩn đoán tăng sản lành tính tuyến tiền liệt như thế nào? Tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH) là tình trạng tuyến tiền liệt phát triển quá mức, gây chèn ép lên niệu đạo và gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS). Chẩn đoán BPH thường dựa trên tiền sử bệnh, khám lâm sàng và các xét nghiệm. Tiền sử bệnh Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng và tiền sử bệnh. Các yếu tố nguy cơ của BPH bao gồm: Tuổi tác: BPH thường gặp ở nam giới trên 50 tuổi Gia đình: Người thân trong gia đình có tiền sử BPH Thừa cân hoặc béo phì Bệnh tiểu đường Khám lâm sàng Bác sĩ sẽ khám trực tràng để kiểm tra kích thước và hình dạng của tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt bình thường có kích thước bằng quả hạnh nhân. Nếu tuyến tiền liệt to hơn bình thường, bác sĩ có thể nghi ngờ BPH. Xét nghiệm Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán BPH, bao gồm: Xét nghiệm máu là một cách chẩn đoán thường được áp dụng Xét nghiệm PSA: PSA là một protein được sản xuất bởi tuyến tiền liệt. Mức PSA cao có thể là dấu hiệu của BPH hoặc ung thư tuyến tiền liệt. Siêu âm tuyến tiền liệt: Siêu âm có thể giúp bác sĩ ước tính kích thước của tuyến tiền liệt và đánh giá xem có khối u nào không. Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện nhiễm trùng đường tiểu hoặc các vấn đề khác có thể gây ra các triệu chứng đường tiểu dưới. Điều trị BPH thường không cần điều trị nếu các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị sau: Thuốc: Có nhiều loại thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng của BPH, bao gồm: Thuốc chẹn alpha: Thuốc này giúp thư giãn cơ vòng niệu đạo, giúp nước tiểu chảy ra dễ dàng hơn. Thuốc ức chế 5-alpha-reductase: Thuốc này giúp giảm kích thước của tuyến tiền liệt. Thuốc lợi tiểu: Thuốc này giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể, có thể giúp giảm áp lực lên bàng quang. Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu các triệu chứng không đáp ứng với thuốc hoặc nếu tuyến tiền liệt to quá mức. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau có thể được sử dụng để điều trị BPH, bao gồm: Mở tuyến tiền liệt: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, trong đó bác sĩ thực hiện một vết rạch ở bụng dưới để tiếp cận tuyến tiền liệt. Mở tuyến tiền liệt nội soi: Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn, trong đó bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có gắn camera và dụng cụ phẫu thuật để tiếp cận tuyến tiền liệt. Tán sỏi tuyến tiền liệt bằng sóng siêu âm: Đây là phương pháp không xâm lấn, trong đó bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ các mô tuyến tiền liệt dư thừa. Theo dõi Bệnh nhân bị BPH cần được theo dõi thường xuyên để đánh giá các triệu chứng và hiệu quả của điều trị. Nếu các triệu chứng nặng lên hoặc không đáp ứng với điều trị, bác sĩ có thể cần xem xét các phương pháp điều trị khác. ☛Xem thêm: Thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến Tham khảo thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ làm giảm kích thước tuyến tiền liệt phì đại, cải thiện các chứng rối loạn tiểu tiện như TPCN Vương Bảo. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. Mua Vương Bảo bằng cách đặt hàng online trực tiếp từ công ty, bạn BẤM VÀO ĐÂY Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY Tăng sinh tuyến tiền liệt là tình trạng phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên, tuy không gây tử vong nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.

Cách chữa trị bí tiểu tại nhà nhanh nhất theo dân gian

Cách trị bí tiểu tại nhà luôn được các bệnh nhân mắc bí tiểu mức độ nhẹ áp dụng bởi hiệu quả đã chứng minh tính an toàn, giá thành rẻ và dễ thực hiện. Vậy những nguyên nhân nào gây ra bí tiểu? Cách chữa bí tiểu theo dân gian tại nhà như thế nào? Cùng Vương Bảo tìm hiểu trong bài viết dưới đây. II. Cách chữa bí tiểu tại nhà bằng thuốc nam Dưới đây là một số bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng bí tiểu: Bài thuốc từ râu ngô: Râu ngô có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng cường chức năng của bàng quang. Bài thuốc từ mã đề: Mã đề có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. Bài thuốc từ cỏ tranh: Cỏ tranh có tác dụng lợi tiểu, giúp đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bài thuốc từ rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. Bài thuốc từ bí xanh: Bí xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giúp giảm viêm, sưng ở bàng quang. 2.1 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng sắn dây Củ sắn dây cạo sạch vỏ, thái ra từng miếng phơi khô, đem sấy cho giòn. Sau đó giã nhỏ, đem rây thật mịn và hòa với đường uống. Dùng trong 10 ngày. Dùng củ sắn dây trị bí tiểu Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng 2 – 3 thìa bột sắn dây (nguồn nguyên liệu chất lượng không bị pha) đem pha đều với 200ml nước mát và dùng uống trực tiếp. Ngày uống 2 – 3 cốc sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. 2.2 Trị bí tiểu tại nhà bằng bầu đất, râu ngô Chuẩn bị: Bầu đất 30g Râu ngô 20g Mã đề 20g Bước 1: Rửa sạch bầu đất, râu ngô và mã đề rồi cho vào ấm sắc cùng 550ml nước. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Chia thuốc thành 2 phần dùng uống 2 lần trong ngày, dùng 10 ngày liên tục để thấy hiệu quả. 2.3 Trị bí tiểu tại nhà bằng dây búp tre, rau má Chuẩn bị:  Búp tre 20g (dạng tươi)  Rau má 20g (tươi) Bước 1: Người bệnh rửa sạch rồi đem giã nát với vài hạt muối tinh. Bước 2: Dùng miếng vải sạch vắt lọc lấy nước cốt búp tre, rau má. Bước 3: Sau đó pha thêm với 200ml nước ấm dùng uống trực tiếp. Ngày thực hiện 2 lần, uống liên tục trong 1 tuần và theo dõi hiệu quả. 2.4 Điều trị bí tiểu bằng cỏ tranh và rau má Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh 10g Rau má 10g Hoa súng 15g Râu ngô 15g Rau diếp cá 10g Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 300ml thì ngừng. Bước 3: Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục sẽ thấy chứng bí tiểu thuyên giảm đáng kể. 2.5 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng kim anh tử Quả kim anh tử chữa trị bí tiểu Chuẩn bị: Kim anh tử 1,5kg Đường trắng vừa đủ dùng Bước 1: Kim anh tử rửa sạch, thái miếng rồi cho vào nồi đun với 3 lit nước sạch. Bước 2: Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và ninh nhừ đến khi còn khoảng 1 lit nước thì tiến hành vớt sạch bã kim anh tử, lọc lấy phần nước thuốc trong. Bước 3: Tiếp tục đun trên lửa nhỏ phần nước thuốc đến khi thành dạng cao, cần khuấy đều liên tục để thuốc không bị cháy. Mỗi lần uống dùng cao kim anh tử pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày sẽ giúp trị chứng bí tiểu và tiểu dắt khá hiệu quả. 2.6 Điều trị bí tiểu tại nhà bằng lá bìm bịp, lá mảnh cộng Chuẩn bị: Lá bìm bìm tươi 50g Lá mảnh cộng tươi 50g Bước 1: Rửa sạch lá bìm bìm và mảnh cộng rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 550ml nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì hạ nhỏ lửa và sắc còn khoảng 250ml thì ngừng. Bước 3: Dùng nước thuốc thu được chia 2 lần uống trong ngày. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi chứng bí tiểu cải thiện. 2.7 Trị bí tiểu tại nhà bằng mã đề Chuẩn bị: Cây mã đề: 100g Rễ cỏ tranh: 20g Râu ngô: 20g Củ sả: 20g Đậu đen: 20g Bước 1: Rửa sạch 5 nguyên liệu trên rồi cho tất cả vào ấm sắc cùng 1 lit nước sạch. Bước 2: Khi ấm sôi thì đun thuốc trên lửa nhỏ đến khi thuốc còn khoảng 500ml thì ngừng. Bước 3: Chia nước thuốc thu được thành 2 phần và dùng uống trong ngày, uống sau bữa ăn chính. Thực hiện 10 ngày liên tục và theo dõi cải thiện của chứng bí tiểu. 2.8 Cách trị bí tiểu tại nhà bằng bồ công anh Cây bồ công anh trị bí tiểu Chuẩn bị: Bồ công anh Mã đề Rau má Râu ngô Cam thảo dây Mía dò Rễ cỏ tranh Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu trên với lượng bằng nhau (tỉ lệ 1:1) rồi đem rửa sạch và cho vào sắc cùng 1 lit nước. Bước 2: Sắc đến khi nước thuốc còn khoảng 350 – 400 ml thì ngừng. Bước 3: Chắt nước thuốc dùng uống trực tiếp. Sau đó tiếp tục sắc nước 2 và nước 3. Dùng uống hết trong ngày sau bữa ăn chính. Ngày uống 1 thang. Kiên trì thực hiện khoảng 10 ngày để giúp chữa trị bí tiểu. 2.9 Cách chữa trị bí tiểu dân gian bằng bí xanh Lấy khoảng 300g bí xanh, gọt vỏ bỏ ruột rồi sắt miếng, đem ép lấy nước cốt rồi dùng uống trực tiếp. Nếu không uống quen có thể pha thêm nước lọc và vài hạt muối tinh để thức uống ngon hơn. Hoặc cũng có thể dùng bí xanh luộc chín rồi ăn hết cả bí và nước luộc. Ngày ăn từ 300g – 500g. Áp dụng khoảng 7 – 10 ngày sẽ thấy chứng bí tiểu giảm đáng kể. III. Lưu ý khi điều trị bí tiểu bằng phương pháp dân gian Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bí tiểu: Chỉ sử dụng các bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng. Không sử dụng các bài thuốc dân gian khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ. Ngoài ra, đối với người bệnh bị bí tiểu có nguyên nhân từ bệnh u xơ tiền liệt tuyến có thể tham khảo thêm viên uống Vương Bảo. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt. Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Bí tiểu là một tình trạng phổ biến, có thể gây ra nhiều khó chịu và bất tiện. Có nhiều nguyên nhân gây bí tiểu, bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt,… Các bài thuốc dân gian có thể giúp cải thiện tình trạng bí tiểu trong một số trường hợp. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế thuốc men. Nếu bạn gặp phải tình trạng bí tiểu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: #6 Bài thuốc chữa đái rắt bằng cách dân gian tại nhà hiệu quả Bị đái buốt, tiểu buốt nên uống gì cho khỏi nhanh chóng? Đái dắt đái buốt do đâu? Cách chữa đái rắt đái buốt tại nhà

Vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Cách điều trị

Vôi hóa tiền liệt tuyến là tình trạng thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên, bệnh lý này có thể liên quan đến một số bệnh lý tại tuyến tiền liệt. Đa số các trường hợp bị vôi hóa tuyến tiền liệt không có biểu hiện hay triệu chứng và cũng không gây nguy hiểm gì cho người bệnh. Tuy nhiên, trong bài viết này vuongbaothaiminh.com sẽ giải đáp cho bạn các câu hỏi cũng như nguyên nhân hình thành và cách phòng tránh vôi hóa tiền liệt tuyến. I. Vôi hóa tiền liệt tuyến là gì? Vôi hóa tiền liệt tuyến (hay còn gọi là sỏi tuyến tiền liệt) là tình trạng tuyến tiền liệt bị lắng đọng canxi trong thời gian dài. Đa số các trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến không gây các biểu hiện hoặc dấu hiệu khó chịu cho người bệnh. Chúng chỉ gây các ra các triệu chứng khi có kích thước đủ lớn (trên 3 cm2 ). Tình trạng vôi hóa tuyến tiền liệt thường xảy ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt. Thông thường, sau khi bị viêm tuyến tiền liệt sẽ xảy ra quá trình sơ hóa – cơ sở làm tích tụ canxi dẫn đến vôi hóa hoặc sỏi. II. Nguyên nhân vôi hóa tiền liệt tuyến hình thành Cho đến hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến vôi hóa tiền liệt tuyến. Nhưng trong quá trình phân tích và đánh giá, người ta nhận thấy rằng tình trạng vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến các bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt bình thường và u xơ (ảnh minh họa) Một thống kê cho thấy có khoảng 75% nam giới trung niên bị vôi hóa tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, chúng chỉ gây đau và chuột rút cơ ở háng và vùng bụng dưới khi có kích thước đủ lớn (trên 3 cm2) Ở những người đàn ông bị mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng tìm được sỏi – tuyến tiền liệt vôi hóa. Tuy nhiên, đây chưa được kết luận là nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt trong bất kỳ hình thức nào. III. Triệu chứng vôi hóa tuyến tiền liệt Vôi hóa tiền liệt tuyến không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu kích thước đủ lớn chúng cũng có thể gây ra các biểu hiện rối loạn đường tiết niệu dưới tương tự giống triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt của nam giới. Cụ thể: Tiểu gấp, mất khả năng nhịn tiểu. Tiểu khó Tiểu yếu, dòng nước tiểu bị gián đoạn Tiểu són, tiểu không tự chủ Tiểu đêm Bí tiểu Tiểu rắt Đi tiểu nhiều lần (số lần đi tiểu tăng từ 8 – 12 lần/ngày). Có cảm giác đau sau khi xuất tinh hoặc đi tiểu Nước tiểu có một màu sắc bất thường hoặc có mùi. Trường hợp nặng có thể tiểu tiện ra máu (nước tiểu màu hồng nhạt) … IV. Vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm không? Để xác định vôi hóa tiền liệt tuyến có nguy hiểm hay không thì cần dựa vào kích thước và mức độ vôi hóa tiền liệt tuyến hiện tại. Trong trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến không gây biểu hiện gì thì thường chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu trường hợp tuyến tiền liệt phát triển vôi hóa với kích thước to thì có thể gây các biến chứng cho người bệnh như: Gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính: kích thước vôi hóa tiền liệt tuyến lớn có thể chèn ép vào đường dẫn nước tiểu, từ đó gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang; tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Ảnh hưởng tới khả năng sinh sản: sỏi tuyến tiền liệt có thể khiến việc tạo dịch nhầy trắng bảo vệ tinh trùng suy giảm, chất lượng dịch nhầy suy giảm. Từ đó khiến chất lượng tinh dịch kém hơn, có thể làm giảm thời gian sống sót của tinh trùng trong cơ thể nữ giới khiến tỉ lệ thụ thai thành công thấp. Gây ảnh hưởng chức năng thận: Tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu kéo dài không được điều trị, gây nhiễm khuẩn ngược dòng lên thận ảnh hưởng tới chức năng thận. Có thể là “chất xúc tác” dẫn đến các bệnh về tuyến tiền liệt như: viêm tuyến tiền liệt, u phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tiền liệt tuyến. Gây sỏi bàng quang, sỏi niệu quản: do bị chèn ép bởi sỏi vôi hóa tiền liệt tuyến, kích thước ống niệu đạo gây khó khăn trong tiểu tiện. Lâu dần làm ứ đọng nước tiểu trong bàng quang tác động gây sỏi trong bàng quang. V. Cách chuẩn đoán vôi hóa tiền liệt tuyến Vôi hóa tiền liệt tuyến được phát hiện thông qua một số phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng như: Được tình cờ phát hiện ngẫu nhiên trong khi thực hiện siêu âm tuyến tiền liệt cắt ngang. Chụp ảnh phóng xạ: thường tìm thấy vôi hóa tiền liệt tuyến ở thùy sau và các thùy bên. Chụp X quang. Siêu âm: Vôi hóa tuyến tiền liệt xuất hiện dưới dạng các ổ sáng, có hoặc không hiển thị bóng sau. Chụp CT: Vôi hóa tiền liệt tuyến xuất hiện dưới dạng tiêu điểm tăng cường độ dày Chụp MRI: Vôi hóa tiền liệt tuyến thường khó hình dung trên MRI nên phương pháp này ít được ưu tiên. Việc tìm vôi hóa tiền liệt tuyến có thể thực hiện trên cả bệnh nhân mang bệnh tuyến tiền liệt và cả người khỏe mạnh. Bởi sỏi vô hóa tuyến tiền liệt có thể đang ở kích thước nhỏ (thường không gây biến chứng) hoặc ở kích thước lớn (gây biến chứng). VI. Điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến Nếu tình trạng vôi hóa không quá to và nhiều, cũng không gây bất kỳ triệu chứng gì thì không cần phải điều trị, chỉ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiền liệt tuyến và theo dõi thường xuyên sự phát triển của tình trạng bệnh. Trong trường hợp bệnh phát triển nặng thì bạn có thể áp dụng những cách điều trị như sau: 6.1 Điều trị nội khoa Trường hợp vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến viêm tuyến tiền liệt mãn tính thì cần được điều trị tận gốc bằng cách: dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm dạng uống hoặc thuốc kháng sinh dạng tiêm,… Còn đối với vôi hóa tiền liệt tuyến có liên quan đến u xơ tuyến tiền liệt thì có thể sử dụng những loại thuốc như: Nhóm thuốc chẹn alpha có thể kể đến như: Flomax (tamsulosin), Uroxatral (alfuzosin),… Nhóm thuốc ức chế 5-alpha (5-ARI) như: Proscar (finasteride) và Avodart (dutasteride),… Tùy từng trường hợp mà bác sỹ có thể kể thêm những loại thuốc như thuốc kháng cholinergic, Mirabegron, Desmopressin, thuốc lợi tiểu quai,… Sử dụng TPBVSK Vương Bảo đây là sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến. >>> Để đặt mua Vương Bảo, bạn xem TẠI ĐÂY >>> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn BẤM VÀO ĐÂY. >> Xem thêm: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến 6.2 Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa khi bị vôi hóa tiền liệt tuyến thường được chỉ định khi: Khi vôi hóa có kích thước lớn gây nên những ảnh hưởng tới sức khỏe như chức năng tình dục, viêm tuyên tiền liệt và khi thực hiện điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả cao thì có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật loại bỏ. Khi vôi hóa mà kèm theo tình trạng phì đại tiền liệt tuyến ở mức độ nặng cần can thiệp ngoại khoa thì khi phẫu thuật bác sỹ sẽ đồng thời loại bỏ các nốt vôi hóa. Nếu kiểm nốt vôi hóa qua sinh thiết tế bào phát hiện có tế bào ác tính, thì cũng cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Can thiệp ngoại khoa có thể là cắt nội soi hay phẫu thuật mổ mở. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chỉ định. VII. Cách ngăn ngừa vôi hóa tuyến tiền liệt Để ngăn ngừa vôi hóa tiền liệt tuyến một cách hiệu quả nhất thì các bạn có thể tham khảo, thực hiện những cách mà chúng tôi nêu ra dưới đây: Uống nước đầy đủ mỗi ngày: việc uống đủ nước (tối thiểu 2 – 2,5 lit/ngày) giúp nước tiểu được lọc sạch, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt mãn tính. Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng giữa lượng protein và chất xơ, rau xanh. Thực hiện phương pháp vật lý trị liệu, massage tuyến tiền liệt thường xuyên nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tuyến tiền liệt, đồng thời làm tăng hiệu quả diệt vi khuẩn nếu đang trong quá trình điều trị bệnh. Dành thời gian luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cũng như sức khỏe chung của cơ thể. Một số môn thể thao bạn có thể tham khảo như đi bộ, tập yoga… Hạn chế tối đa các loại thức ăn mặn hoặc thực phẩm cay nóng. Không sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích không có lợi như: rượu, bia, cà phê… Nếu đã có gia đinh thì nên thực hiện sinh hoạt tình dục đều đặn để tránh tình trạng tắc tuyến tiền liệt. Vệ sinh cơ thể, cơ quan sinh dục sạch sẽ hàng ngày. Vôi hóa tiền liệt tuyến thường không gây nguy hiểm gì với người bệnh, nếu không có triệu chứng gì có thể sống chung hòa bình và không cần điều trị. Tuy nhiên, chúng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn nên người bị vôi hóa tuyến tiền liệt nên chú ý tới các biện pháp phòng tránh hạn chế tình trạng bệnh trở nặng hơn. ||Tham khảo bài viết khác: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại là bao nhiêu? Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và điều trị

Bị tiểu rắt nên uống gì? Các loại đồ uống giúp giảm tiểu rắt

Bị tiểu rắt nên uống các loại nước mát hoặc các cây thuốc Nam lành tính sẽ giúp làm giảm số lần đi tiểu nhanh, giúp thông tiểu và sớm tiểu tiện bình thường. Hãy cùng vuongbaothaiminh.com tìm lời giải cho câu hỏi “bị tiểu rắt nên uống gì để nhanh khỏi bệnh?” ngay dưới đây nhé. I. Tiểu rắt gây những hậu quả gì? Tiểu rắt (hay còn gọi là đái rắt) là tình trạng người bệnh rất buồn tiểu nhưng khi đi vệ sinh thì lại chỉ đi được rất ít nước tiểu, dù cố sức rặn cũng không thể tiểu được nhiều. Nhưng sau khi đi vệ sinh thì lại có cảm giác mót tiểu và cần phải đi tiếp. Tiểu rắt uống gì? Tiểu rắt không phải là chứng bệnh nguy hiểm và có thể chữa trị được dễ dàng. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời nó có thể biến chứng nặng hơn và gây ra những hậu quả như: Tác động gây ra tiểu buốt do lực rặn mạnh khiến hệ tiết niệu bị tổn thương. Người mệt mỏi, bị mất sức do phải rặn tiểu nhiều lần. Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc do hay phải đi tiểu đêm nhiều lần. Công việc và sinh hoạt bị ảnh hưởng nặng nề. Mất tự tin, ngại làm việc ở những nơi không tiện nhà vệ sinh. Sức khỏe suy giảm. Lâu dài có thể gây biến chứng sang nhiều loại rối loạn tiểu tiện khác như: tiểu không hết, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu… II. Bị tiểu rắt nên uống gì để nhanh khỏi bệnh? Uống các loại nước mát hoặc nước sắc từ các cây thuốc Nam là cách làm giúp điều trị nhanh chứng tiểu rắt có nguyên nhân không phải bệnh lý. Mời mọi người cùng tham khảo các loại nước uống giúp điều trị tiểu rắt nhanh chóng dưới đây nhé. 2.1 Bị tiểu rắt uống nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô Bắp ngô non (hay còn gọi là bẹ ngô) hoặc râu ngô đem đun sôi lấy nước cốt là thức uống giúp làm mát cơ thể, thải trừ độc tố và thanh lọc cơ thể rất tốt. Đối với hệ tiết niệu nước râu ngô và nước ngô non luộc còn là thức uống có tác dụng lợi tiểu, thông tiểu khi người bệnh bị tiểu rắt do viêm đường tiết niệu, do nóng trong. Bị tiểu rắt uống nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô giúp giảm triệu chứng nhanh Cách sắc nước râu ngô uống trị tiểu rắt: Với bắp ngô non: Lấy những quả ngô non, bóc lấy nõn ngô và râu ngô. Rửa sạch rồi cho vào nồi đun với nước (cho nước ngập bắp non khoảng 2cm). Khi nồi sôi thì hạ nhỏ lửa và đun thêm 15 – 20 phút thì tắt bếp. Chắt nước ngô non uống trực tiếp. Với râu ngô: lấy khoảng 200g râu ngô (dạng tươi hoặc khô đều được). Rửa sạch và cho vào đun với 500ml nước. Khi nước sôi thì đun thêm khoảng 10 phút thì có thể chắt ra dùng uống trực tiếp và uống thay nước lọc trong ngày. Người bệnh có thể tiến hành đun nước bắp ngô non hoặc nước râu ngô nhiều lần trong ngày. Khi nước sắc nhạt thì thay nguyên liệu mới. 2.2 Uống nước ép bí đao chữa trị tiểu rắt Bí đao (bí xanh) là loại rau củ có tính làm mát, giúp cơ thể lợi tiểu, thông tiểu, khi ăn hoặc uống nước cốt bí đao đều đặn có thể giúp chữa trị tiểu rắt hiệu quả. Uống nước bí xanh chữa trị tiểu rắt Cách làm nước ép bí đao chữa tiểu rắt như sau: Nguyên liệu: 1 quả bí đao tươi 100ml nước lọc 1 thìa cà phê mật ong (tùy khẩu vị) Cách làm: Bước 1: Bí đao rửa sạch, gọt vỏ, bỏ ruột, thái miếng nhỏ. Bước 2: Cho bí đao vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc vào, xay nhuyễn. Bước 3: Dùng rây lọc lấy nước bí đao. Bước 4: Cho nước bí đao vào cốc, thêm mật ong vào, khuấy đều rồi thưởng thức. Nên uống ngày 2 cốc nước ép bí đao vào buổi sáng – tối. Trường hợp người bệnh không uống được nước ép bí đao có thể đem luộc chín bí đao rồi dùng ăn trực tiếp và uống hết cả nước luộc. ||Xem thêm: #15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng >>>Bạn có biết: #6 Bài thuốc chữa đái rắt bằng cách dân gian tại nhà hiệu quả 2.3 Uống nước sinh tố rau má chữa trị tiểu rắt Rau má là loại rau thơm dùng ăn sống hàng ngày và cũng là một vị thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, lợi tiểu, điều trị các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần do cơ thể nóng trong gây ra. Ngoài ra, rau má cũng là một vị thuốc chữa trị rôm sẩy ở trẻ nhỏ, mụn nhọt… khá hiệu quả. Nước rau má điều trị bệnh tiểu rắt Cách làm nước sinh tố rau má chữa tiểu rắt như sau: Nguyên liệu: 1 nắm rau má tươi (ngâm với nước muối loãng 15 – 20 phút) 100ml nước lọc 1 thìa cà phê mật ong (tùy khẩu vị) Cách làm: Rau má rửa sạch, bỏ lá già, xơ rồi xay nhuyễn với nước lọc. Dùng rây lọc lấy nước rau má. Cho nước rau má vào cốc, thêm mật ong vào, khuấy đều rồi thưởng thức. Ngày uống 2 cốc, dùng uống trực tiếp. Uống từ khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng tiểu rắt giảm đáng kể. 2.4 Uống nước chanh Chanh là nguồn thực phẩm giàu vitamin C, có vị chua tính mát. Uống nước chanh sẽ rất có lợi cho người vừa ốm dậy, người bị say rượu bia và người bị tiểu rắt, tiểu buốt. Tiểu rắt nên uống nước chanh Cách pha nước chanh rất đơn giản, bạn có thể pha theo công thức sau: Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi 100ml nước lọc Đường hoặc mật ong (tùy khẩu vị) Cách làm: Bước 1: Rửa sạch chanh, cắt đôi, vắt lấy nước cốt. Bước 2: Cho nước cốt chanh vào cốc, thêm nước lọc vào, khuấy đều. Bước 3: Cho đường hoặc mật ong vào, khuấy đều cho tan. Bước 4: Thêm đá viên và thưởng thức. Lưu ý: Không nên uống nước chanh quá chua vì có thể gây tổn hại đến dạ dày. Để thức uống ngon hơn, có thể pha thêm một chút đường. Tuy nhiên không nên pha quá ngọt vì ăn nhiều đường sẽ gây nóng trong cơ thể. Người bị đau dạ dày không nên áp dụng cách này điều trị tiểu rắt. 2.5 Uống nước bột sắn dây Sắn dây là loại cây có tính hàn giúp làm mát và thanh lọc cơ thể rất tốt. Người ta thường điều chế bột sắn dây từ rễ sắn dây để việc sử dụng đơn giản và nhanh chóng. Tiểu rắt nên uống nước bột sắn dây Theo nhiều nghiên cứu, bột sắn dây có khả năng điều trị nóng trong, giúp hệ tiết niệu hoạt động tốt, có khả năng làm giảm các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau tiểu… hiệu quả. Đối với sức khỏe, bột sắn dây còn có công dụng hỗ trợ cải thiện lượng máu tuần hoàn não, làm giảm đường huyết, hạ huyết áp, điều hòa nhịp tim, chống lão hóa làn da… Nguyên liệu: 2 thìa canh bột sắn dây 150ml nước sôi để nguội Đường hoặc mật ong (tùy khẩu vị) Nước cốt chanh (tùy thích) Cách làm: Bước 1: Cho bột sắn dây vào cốc, thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị. Bước 2: Cho 150ml nước sôi để nguội vào, khuấy đều cho tan đường và bột sắn dây. Bước 3: Thêm nước cốt chanh (nếu thích) rồi thưởng thức. 2.6 Các loại sinh tố và nước ép hoa quả tươi Các loại nước ép từ hoa quả tươi mà đặc biệt là các loại hoa quả nhiều vitamin C là thức uống điều trị tiểu rắt rất hiệu quả. Bên cạnh đó, thói quen uống nước ép hoa quả tươi hàng ngày cũng là cách bổ sung vitamin cho cơ thể, nuôi dưỡng làn da và phòng ngừa tiểu rắt hiệu quả. Nước cam ép Các loại nước ép và sinh tố hoa quả người bệnh tiểu rắt nên uống như: Nước cam vắt Nước ép táo Nước ép bưởi Nước ép chanh dây Nước ép dứa Sinh tố đu đủ Sinh tố mãng cầu … 2.7 Uống nước lọc Thói quen uống đủ nước mỗi ngày (tối thiểu 2 lit/ngày) không chỉ bổ sung nước khoáng cho cơ thể mà còn tác động giúp hệ tiết niệu hoạt động hiệu quả. Cấp đủ nước kích thích tuyến thận hoạt động đều đặn, nhờ đó giúp bài tiết nước tiểu và các vi khuẩn gây ra hại ra ngoài cơ thể, người bệnh đi tiểu được nhiều, triệu chứng tiểu rắt được giảm đáng kể. Tiểu rắt nên uống 2 lít nước lọc mỗi ngày ||Lưu ý: không nên uống quá nhiều nước sau 21h bởi nó có thể gây bệnh tiểu đêm do thận không lọc kịp trước giờ đi ngủ. 2.8 Uống nước kim ngân hoa Kim ngân hoa là một vị thuốc Nam quý có tác dụng điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn như bệnh lỵ, viêm nhiễm hệ tiết niệu. Người bệnh bị đái rắt có thể kết hợp sử dụng kim ngân hoa cùng các vị thuốc Nam khác để chữa trị bệnh. Cây kim ngân hoa Cách thực hiện: Lấy kim ngân hoa, mã đề, râu ngô: mỗi vị 80g + rễ cỏ tranh: 50g. Sửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc với 1 lit nước sạch. Khi nồi sôi thì đun thêm 15 phút cho các nguyên liệu phai ra nước. Sau đó chắt nước thuốc dùng uống trong ngày uống thay nước lọc. 2.9 Uống nước kim tiền thảo và mã đề Kim tiền thảo và cây mã đề là những vị thuốc Nam có tính làm mát, lợi tiểu và có khả năng tiêu viêm, chữa lành các chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, khó tiểu, bí tiểu… hiệu quả. Chuẩn bị: Kim tiền thảo, cây mã đề, râu ngô, cây cỏ mần trầu: mỗi loại 50g. Bột thân tre (dùng dao cạo lớp vỏ mỏng bên ngoài thân cây tre): 2g Cách thực hiện: Rửa cách nguyên liệu (trừ bột thân tre) rồi cho cả 5 nguyên liệu vào nồi sắc với 1,5 lit nước sạch. Sắc đến khi nồi sôi, hạ nhỏ lửa và sắc tiếp tục thêm 15 phút để các tinh chất từ thuốc phai ra nước sắc thì ngừng. Dùng nước sắc kim tiền thảo và mã đề uống trực tiếp, uống thay nước lọc sẽ thấy chứng tiểu rắt giảm nhanh chóng sau 1 hoặc 2 ngày uống liên tục. Lưu ý: nguyên liệu có thể sắc nhiều lần để lấy nước uống. Khi nước thuốc đã nhạt thì thay bã mới và tiếp tục sắc uống. Vương Bảo hỗ trợ điều trị tiểu rắt do u xơ tuyến tiến liệt gây ra Bệnh u xơ tiền liệt tuyến (hay còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt) làm tổng kích thước tuyến tiền liệt phình to bất thường, gây chèn ép vào bàng quang và niệu đạo, từ đó làm phát sinh các chứng tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu không hết, tiểu đêm… Do gây ra bởi bệnh lý nên các chứng rối loạn tiểu tiện này không thể khỏi hoàn toàn khi áp dụng các cách điều trị dân gian. Nên để chữa trị tiểu rắt nói riêng và các chứng rồi loạn tiểu tiện nói chung do bệnh u phì đại tuyến tiền liệt gây ra người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Bảo. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Tiểu rắt là một triệu chứng thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tiểu rắt, người bệnh có thể được chỉ định uống các loại thuốc khác nhau để điều trị. Ngoài ra, một số loại đồ uống cũng có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt, bao gồm: Nước lọc: Uống đủ nước lọc giúp làm loãng nước tiểu, giảm kích ứng bàng quang. Trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà chanh có tác dụng lợi tiểu, giúp cải thiện tình trạng tiểu rắt. Nước ép trái cây: Một số loại nước ép trái cây như nước ép nam việt quất, nước ép dâu tây có tác dụng chống viêm, giúp giảm kích ứng bàng quang. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng, việc uống các loại đồ uống này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu rắt, không thay thế thuốc điều trị. Nếu tình trạng tiểu rắt kéo dài hoặc có các biểu hiện bất thường khác, người bệnh nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tham khảo bài viết khác: #15 Cách chữa bệnh đái rắt tại nhà hiệu quả nhanh chóng Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị Bị mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị

Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Loại nào hiểu quả, an toàn?

Để điều trị tiểu buốt, sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng có thể dùng kháng sinh và tiểu buốt uống kháng sinh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. I. Khi nào cần dùng kháng sinh để điều trị tiểu buốt? Đầu tiên bạn cần biết rằng, thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Để làm được điều này, thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm và đình chỉ sự phát triển của vi khuẩn, thông qua các con đường gồm: Tấn công trực tiếp lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn Can thiệp vào sự sinh sản của vi khuẩn Ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn Bất kỳ loại thuốc nào tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể bạn về cơ bản đều là thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Thuốc kháng sinh là loại thuốc giúp ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra (Ảnh minh họa) Dựa vào những điều trên, không phải lúc nào điều trị tiểu buốt cũng có thể dùng kháng sinh. Nó chỉ được kê khi nguyên nhân gây ra tiểu buốt là do nhiễm trùng vi khuẩn. Cụ thể một số nguyên nhân nhiễm khuẩn thường gặp gây tiểu buốt là.: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) Viêm tuyến tiền liệt gây ra bởi vi khuẩn Viêm niệu đạo Viêm vùng chậu .v.v. Khi các nguyên nhân gây ra tiểu buốt được điều trị, tình trạng tiểu buốt của bạn sẽ thuyên giảm và khỏi. Có nhiều nhóm kháng sinh khác nhau, được sử dụng để điều trị cho nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau. Tùy thuộc vào loại viêm nhiễm của bạn mà bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp. ☛ Đọc thêm: Đái buốt (tiểu buốt) là bệnh gì? Cách chữa đái buốt hiệu quả II. Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Như đã thấy ở trên, có nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau gây ra tiểu buốt. Và tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ mới kê loại kháng sinh phù hợp. Phần dưới đây, chúng ta đề cập tới một số loại kháng sinh thường sử dụng. Thuốc kháng sinh chi được kê khi nguyên nhân gây ra tiểu buốt là do nhiễm trùng vi khuẩn (Ảnh minh họa) 2.1 Trimethoprim/sulfamethoxazole Đây là thuốc kết hợp hai loại kháng sinh là sulfamethoxazole và trimethoprim. Nó được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn. Thuốc có dạng đường uống hoặc tiêm. Một loại thuốc thuốc nhóm Trimethoprim/sulfamethoxazole Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là bệnh thận, bệnh gan, rối loạn máu, tiền sử rối loạn máu do dùng thuốc trimethoprim hoặc sulfa, thiếu vitamin (folate hoặc axit folic), dị ứng nghiêm trọng, hen suyễn, giảm chức năng tủy xương, rối loạn chuyển hóa, tuyến giáp kém hoạt động, mất cân bằng khoáng chất. - Cách sử dụng thuốc Dạng viên uống: Uống thuốc cùng với 240 ml nước. Nên uống thêm vài cốc nước mỗi ngày để ngăn ngừa một số tác dụng không mong muốn (ví dụ như tinh thể trong nước tiểu, sỏi thận). Dạng lỏng: Lắc kỹ thuốc trước khi uống. Cẩn thận đo liều bằng dụng cụ/thìa đo kèm theo. Không sử dụng thìa nấu ăn vì điều này có thể khiến bạn uống sai liều. Nếu bị đau dạ dày, có thể uống cùng với thức ăn hoặc sữa. Dạng tiêm: Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua đường truyền chậm vào tĩnh mạch, thời gian truyền khoảng 60-90 phút. Liều dùng sẽ dựa trên tình trạng bệnh lý của bạn và sự đáp ứng của bạn với thuốc. - Quên dùng thuốc Nếu bạn quên một liều thuốc này, hãy dùng nó càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc như thông thường. Không tăng gấp đôi liều lượng để bù liều đã quên. 2.2 Fosfomycin Thuốc kháng sinh này được dùng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang ở phụ nữ, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, viêm bể thận,.v.v. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Thuốc có dạng uống hoặc tiêm. Một loại Fosfomycin dạng gói bột Trước khi dùng thuốc, cần nói cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với fosfomycin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác, các loại thuốc kê đơn mà bạn đang dùng, đặc biệt là cisapride (Propulsid), metoclopramide (Reglan) và vitamin. Bạn cũng cần nói với bác sĩ nếu đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn có thai khi đang dùng fosfomycin, cần gọi cho bác sĩ. - Cách sử dụng thuốc Dạng uống: Fosfomycin nên uống lúc đói, uống thuốc 1 giờ trước ăn hoặc ít nhất 2 giờ sau ăn. Luôn uống thuốc cùng với nước. Nếu dùng thuốc dạng gói bột, cần hòa thuốc với khoảng 120 ml nước và uống ngay sau khi hòa xong. Tiêm tĩnh mạch: Được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. - Quên dùng thuốc. Thông thường, fosfomycin là thuốc được dùng theo liều một lần. Vì thế khi bạn đã dùng liều đầu tiên, bạn không cần phải lo lắng về việc quên dùng thuốc. 2.3 Doxycycline Doxycycline là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng niệu đạo không biến chứng ở người lớn, viêm niệu đạo Nongonococcal, viêm vùng chậu và các mục đích điều trị khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc có dạng viên nang, viên nang giải phóng chậm, viên nén, viên nén giải phóng chậm và hỗn dịch (chất lỏng) để uống. Một loại thuốc thuộc nhóm Doxycycline Nếu bị dị ứng với doxycycline hoặc các kháng sinh tetracycline khác như demeclocycline, minocycline, tetracycline hoặc tigecycline thì không nên dùng thuốc này. Hãy nói với bác sĩ nếu bạn đã từng bị bệnh gan, thận, hen suyễn hoặc dị ứng với sulfite, tăng áp lực nội sọ hoặc nếu bạn đang dùng isotretinoin, thuốc co giật hoặc thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin). Cũng cần nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có ý định mang thai hoặc đang cho con bú. Doxycycline có thể làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả hơn, vì thế có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng biện pháp tránh thai không nội tiết tố (bao cao su, màng ngăn có chất diệt tinh trùng). - Cách sử dụng thuốc Doxycycline thường được dùng một lần hoặc hai lần một ngày. Nên uống thuốc với một cốc nước đầy. Nếu bạn bị khó chịu dạ dày khi dùng doxycycline, có thể dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc sữa. Tuy nhiên uống thuốc theo cách này có thể làm giảm lượng thuốc hấp thụ từ dạ dày. Nếu dùng thuốc dạng viên nang, không được làm vỡ, nghiền nát, nhai hoặc mở viên thuốc ra. Nếu dùng thuốc dạng viên nén, bạn có thể bẻ nhỏ thuốc để dễ uống nhưng vẫn cần đảm bảo uống đủ liều. Nếu dùng thuốc dạng bột, thuốc phải được pha với nước lạnh trước khi sử dụng và hãy uống ngay sau khi pha. Để đảm bảo uống hết liều, bạn hãy cho thêm một ít nước vào ly thuốc sau khi uống, lắc nhẹ rồi uống tiếp. Không pha thuốc với nước nóng và không dùng thuốc ở dạng khô. Nếu dùng thuốc dạng lỏng, cần lắc kỹ trước khi uống thuốc và sử dụng dụng cụ đo kèm theo để đo chính xác liều lượng. Không dùng các loại thìa nấu ăn để đo thuốc. - Quên dùng thuốc: Nếu quên sử dụng một liều Doxycycline, khi nhớ ra bạn cần dùng thuốc càng sớm càng tốt. Nhưng nếu đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và dùng thuốc đúng như lịch trình. Không được dùng liều gấp đôi để bù liều thuốc đã quên. 2.4 Azithromycin Nếu bạn bị tiểu buốt do bệnh lây truyền qua đường tình dục, do viêm niệu đạo hay do viêm vùng chậu, bác sĩ có thể kê Azithromycin – một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Thuốc này có dạng viên nén và hỗn dịch, cả hai đều được dùng bằng đường uống. Nó cũng có ở các dạng khác như thuốc nhỏ mắt, tiêm tĩnh mạch. Azithromycin có thể được kê nếu bị tiểu buốt do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc do viêm niệu đạo, viêm vùng chậu,… Trước khi dùng thuốc này, bạn cần nói với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với nó hoặc với các loại thuốc tương tự như clarithromycin, erythromycin hoặc telithromycin; bạn đã từng bị vàng da, gặp các vấn đề về gan, thận, bị bệnh nhược cơ, rối loạn nhịp tim, hội chứng QT kéo dài. Nếu bạn đang cho con bú, đang mang thai hoặc dự định có thai, bạn cũng cần nói với bác sĩ. - Cách dùng thuốc: Viên nén và hỗn dịch: Thường được dùng cùng hoặc không với thức ăn, một lần một ngày trong 1-5 ngày. Hãy uống vào cùng thời điểm mỗi ngày để tránh quên thuốc. Hỗn dịch giải phóng kéo dài: Thường được dùng khi bụng đói (ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn) dưới dạng liều một lần. Gói bột: Cần khuấy đều thuốc với nước trước khi uống thuốc. Thuốc cần uống ngay sau khi pha và không được dùng thuốc nếu đã pha và để quá 12 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. - Quên dùng thuốc: Dùng liều đã quên ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc như thông thường. Không dùng gấp đôi liều để bù thuốc. 2.5 Norfloxacin Norfloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon, nó được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương và gram âm. Các vi khuẩn này có thể gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, bệnh lậu không biến chứng, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang. Norfloxacin được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Norfloxacin hoạt động bằng cách ngăn chặn enzyme DNA gyrase, là enzyme chịu trách nhiệm sản xuất và sửa chữa DNA của vi khuẩn. Việc ngăn chặn DNA gyrase làm cho vi khuẩn chết đi và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Trước khi dùng thuốc này, hãy nói với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có dự định mang thai hoặc đang cho con bú. Bạn cũng cần nói nếu có các vấn đề về thận, động kinh, bệnh tim, nhược cơ, thiếu hụt glucose 6-phosphate dehydrogenase, đã từng dị ứng với thuốc, có vấn đề về gân khi dùng các loại kháng sinh quinolon khác. - Cách dùng thuốc: Thuốc đường uống thường dùng 2 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Uống thuốc với một ly nước đầy khoảng 240ml. Không được dùng thức ăn hoặc bất kì sản phẩm từ sữa nào trong vòng 2 giờ trước hoặc 1 giờ sau khi dùng norfloxacin. Khi dùng thuốc này, nên uống thêm nhiều nước hơn. - Quên dùng thuốc: Nếu bạn quên uống thuốc, hãy dùng liều bị bỏ quên càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần đến lúc dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng thuốc như thông thường. Đừng tăng gấp đôi liều lượng. 2.6 Levofloxacin Đây cũng là một loại thuốc kháng sinh đề sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như: viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận, nhiễm trùng xoang, da, phổi,… Nó có ở dạng uống, dạng tiêm tĩnh mạch, và ở dạng thuốc nhỏ mắt. Để điều trị tiểu buốt thì thường sử dụng dạng uống. Levofloxacin được dùng để điều trị tiểu buốt do viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận,… Nếu bị dị ứng với levofloxacin hoặc các fluoroquinolon khác, bạn không nên sử dụng thuốc này. Ngoài ra, hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng gặp các vấn đề về gân, xương, viêm khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, rối loạn cơ hoặc thần kinh, bệnh thận, động kinh, khối u não, hội chứng QT kéo dài. - Cách dùng thuốc Nên uống thuốc này vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Thuốc thường dùng 1 lần/ngày cùng với thức ăn hoặc không. Uống thuốc với thức ăn có thể giúp giảm tác dụng phụ. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng một số sản phẩm vitamin/khoáng chất, các sản phẩm có chứa magiê, nhôm hoặc canxi, quinapril, sucralfate… thì nên uống Levofloxacin ít nhất trước 2 giờ hoặc 2 giờ sau khi dùng các sản phẩm này. - Quên dùng thuốc Nếu quên uống một liều Levofloxacin, hãy uống càng sớm càng tốt khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu đã gần tới thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều quên và dùng thuốc như lịch bình thường. Không dùng hai liều cùng một lúc. 2.7 Các loại kháng sinh khác Ngoài các loại kháng sinh kể trên, bác sĩ cũng có thể kê các loại kháng sinh khác nữa, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn, chẳng hạn như: Ceftriaxone Ofloxin Ciprofloxacin Penicillin Metronidazole Clindamycin .v.v. ||Xem thêm: 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả III. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kháng sinh Như bất kì loại thuốc điều trị nào khác, thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng kháng sinh. – Tác dụng phụ thường gặp: Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…) Phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, ho khan, khó thở,…) Nhiễm nấm ở âm đạo, mồm, họng,… Tăng độ nhạy với ánh sáng. Răng và xương bị ố – Tác dụng phụ hiếm gặp: Sốc phản vệ (một tình trạng có thể đe dọa tính mạng) Viêm đại tràng do Clostridium difficile Kháng thuốc kháng sinh Suy thận .v.v. Chính vì những tác dụng phụ này, việc sử dụng thuốc kháng sinh cần hết sức lưu ý. IV. Những lưu ý khi dùng kháng sinh Thuốc kháng sinh là một loại thuốc quan trọng, chúng giúp chống lại nhiễm trùng và có thể cứu sống người bệnh khi được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh cũng như bất kì loại thuốc nào khác, đều có thể gây ra những tác dụng phụ. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc kháng sinh có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị tiểu buốt cần có sự chỉ định và thăm khám từ bác sĩ (Ảnh minh họa) Để sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, bạn nên lưu ý tới một số điều sau: Không tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị tiểu buốt khi chưa được bác sĩ thăm khám và kê đơn. Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, hãy dùng chúng chính xác như đơn thuốc (đủ liều, đủ ngày, đúng giờ,…). Không chia sẻ đơn thuốc thuốc kháng sinh với người khác và ngược lại, không dùng đơn thuốc của người khác. Bảo quản thuốc kháng sinh đúng cách (chẳng hạn: một số loại kháng sinh cần được bảo quản lạnh) Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào khi dùng kháng sinh, hãy liên hệ với bác sĩ. Không dùng thuốc kháng sinh quá cũ hoặc quá hạn sử dụng. Không dùng thuốc kháng sinh cho các triệu chứng của cảm lạnh hoặc cúm thông thường, chẳng hạn như sổ mũi, ho hoặc thở khò khè. Không xả thuốc kháng sinh thừa xuống bồn cầu hoặc cống. Không lưu thuốc kháng sinh để dành cho sau này. Trên đây là những thông tin về việc tiểu buốt uống kháng sinh gì. Nếu bạn bị tiểu buốt, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tự ý dùng kháng sinh có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho bất kì chẩn đoán y khoa chuyên nghiệp nào. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị Tiểu buốt và ngứa ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị

Loading...