Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Mẹo chữa trị bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà an toàn

Việc đi tiểu nhiều lần trong ngày khiến bạn thường xuyên phải thức giấc giữa đêm, gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày có thể tham khảo những mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà đơn giản qua bài viết sau. I. Đi tiểu nhiều lần trong ngày là do đâu? Có đôi khi đi tiểu nhiều lần do uống nhiều nước. Tuy nhiên, nếu đi tiểu liên tục trong 24 giờ với tần suất lớn hơn 7-8 lần dù uống ít hơn 2 lít nước thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu bạn đi tiểu nhiều hơn 4-8 lần trong thời gian 24 giờ, thì tức là bạn bị đi tiểu nhiều lần (Ảnh minh họa) Đi tiểu nhiều lần có thể gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, công việc hàng ngày. Trước khi đi tìm hiểu các mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày hãy xem qua những nguyên nhân khiên bạn bị đi tiểu nhiều lần trong ngày. Các vấn đề về đường tiết niệu, bàng quang: bàng quang tăng hoạt quá mức, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang, sỏi thận,… Tiểu đường: đi tiểu nhiều cũng là triệu trứng của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến thận phải tăng thải dẫn đến tiểu nhiều. Các vấn đề về tuyến tiền liệt ở nam giới: tăng sản tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh u xơ tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều Ở phụ nữ, nếu đang mang thai thì việc đi tiểu thường xuyên hơn được xem là triệu chứng bình thường. Ngoài ra, còn nhiều triệu chứng có thể dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày như: mất cân bằng canxi trong cơ thể, viêm âm đạo, uống nhiều rượu bia, cafe,… II. Mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày theo dân gian Dưới đây là một số mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày mà bạn có thể tham khảo để áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, lưu ý rằng đây chỉ là những phương pháp hỗ trợ cho quá trình điều trị và bạn vẫn nên đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này và có phương pháp điều trị hợp lý. 2.1 Chữa đi tiểu nhiều lần bằng nước giá đỗ luộc Giá đỗ là một thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm của người Việt Nam. Giá đỗ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, trong đó có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Uống nước giá đỗ luộc là một mẹo chữa đi tiểu nhiều lần được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tích cực. Chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày bằng canh giá đỗ Cách thực hiện: Chuẩn bị 500g giá đỗ, rửa sạch. Cho giá đỗ vào nồi, thêm 1 lít nước và luộc chín. Chắt lấy nước giá đỗ để uống trong ngày. Cách dùng: Uống nước giá đỗ luộc 2-3 lần/ngày, mỗi lần 200-300ml. Lưu ý: Nên uống nước giá đỗ luộc khi còn ấm. Không nên uống nước giá đỗ luộc khi đói bụng. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần không cải thiện sau 1-2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 2.2 Chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày với kim tiền thảo và râu ngô Kim tiền thảo và râu ngô đều là những vị thuốc được dùng nhiều trong bài thuốc chữa trị về các vấn đề về thận, tiết niệu (sỏi thận, sỏi tiết niệu,…) Chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày với kim tiền thảo và râu ngô Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị râu ngô và kim tiền thảo (mỗi vị 35g), đem rửa sạch và để ráo nước. Bước 2: Đun tất cả nguyên liệu với 1,5 lít nước lọc cho đến khi nước sôi được 5 phút thì tắt bếp và chắt nước ra bình để uống trong ngày. Lưu ý: Uống nước râu ngô với kim tiền thảo thường xuyên sẽ giúp cải thiện chứng tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt. 2.3 Chữa đi tiểu nhiều với sinh địa và trứng gà Mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày bằng lá sinh địa và trứng gà ta được nhiều người đánh giá có hiệu quả cao. Chữa đi tiểu nhiều với sinh địa và trứng gà Cách thực hiện: Bước 1: chuẩn bị khoảng 30g lá sinh địa, đem rửa sạch, để ráo nước và 1 quả trứng gà ta. Bước 2: đem lá sinh địa đã rửa vào nấu cùng với 300ml cho đến khi nước sôi già, đập thêm 1 quả trứng gà ta và rồi khuấy đều. Bước 3: đem chưng cách thủy hỗn hợp lá sinh địa và trứng gà cho đến khi chín và cho người bệnh ăn ngay khi còn nóng. Lưu ý: thực hiện theo công thức này trong 7 – 10 ngày cho đến khi triệu chứng được cải thiện rõ rệt. 2.4 Canh thận heo với đỗ trọng, hạch đào nhân Theo đông y, thận heo có tính hàn, không độc và có công dụng bổ thận tráng dương. Cũng vì thế mà các món ăn từ thận heo được xem là có công dụng điều trị tiểu nhiều lần, mộng tinh, di tinh,… Canh thận heo với đỗ trọng, hạch đào nhân Cách thực hiện: Bước 1: Chuẩn bị 2 quả thận heo, 29g hạch đào nhân và 15g đỗ trọng. Bước 2: Thận heo sau khi sơ chế, làm sạch, cắt nhỏ thì cho vào nồi ninh nhừ cùng đỗ trọng, hạch đào nhân. Bước 3: Món canh thận heo hầm với đỗ trọng, hạch đào nhân này đặc biệt có công dụng bồi bổ cho phái mạnh và cải thiện được chứng tiểu đêm nhiều lần. 2.5 Nước ép rau húng quế chữa đi tiểu nhiều lần Húng quế là một loại rau gia vị phổ biến, có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm cả khả năng hỗ trợ điều trị chứng đi tiểu nhiều lần. Húng quế có chứa các hợp chất kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm, có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân phổ biến của đi tiểu nhiều lần. Ngoài ra, húng quế cũng có thể giúp giảm viêm và kích ứng bàng quang, giúp giảm tần suất đi tiểu. Nước ép rau húng quế chữa đi tiểu nhiều lần Nguyên liệu: 20 lá húng quế tươi 100ml nước lọc 1 thìa cà phê mật ong (tùy chọn) Cách làm: Rửa sạch lá húng quế, để ráo nước. Cho lá húng quế vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc và xay nhuyễn. Lọc lấy nước ép, thêm mật ong nếu muốn. Cách dùng: Uống 2 muỗng cà phê nước ép húng quế mỗi ngày, vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Lưu ý: Các mẹo chữa đi tiểu nhiều lần theo dân gian chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần nghiêm trọng hoặc kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. III. Lưu ý khi chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày Dưới đây là một số lưu ý khi chữa đi tiểu nhiều lần: Tìm hiểu nguyên nhân: Điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gây đi tiểu nhiều lần để có thể điều trị hiệu quả. Nếu tình trạng đi tiểu nhiều lần kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác. Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp: Có nhiều phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần, bao gồm dùng thuốc, thay đổi lối sống và phẫu thuật. Phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Kiên trì điều trị: Trong nhiều trường hợp, cần thời gian để các phương pháp điều trị phát huy tác dụng. Bạn nên kiên trì điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Việc chữa trị bệnh tiểu nhiều lần sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi sử dụng các phương pháp điều trị đi tiểu nhiều lần: Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp giảm tần suất đi tiểu, bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống co thắt, thuốc kháng cholinergic,… Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ. Thay đổi lối sống: Một số thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần, bao gồm: Uống đủ nước: Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, nhưng tránh uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Hạn chế uống cà phê, rượu bia và các đồ uống có cồn: Các đồ uống này có thể kích thích bàng quang và gây đi tiểu nhiều hơn. Tránh nhịn tiểu: Níu tiểu có thể khiến bàng quang bị căng và gây đi tiểu nhiều hơn. Tăng cường vận động: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe bàng quang và cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cải thiện chức năng bàng quang. Tập luyện thể thao đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và hạn chế khả năng mắc bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị (Ảnh minh họa) Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng đi tiểu nhiều lần. Thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền, yoga, massage,… Thực hiện bài tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ vùng chậu, giúp kiểm soát tốt hơn quá trình đi tiểu. Các bài tập kegel là các bài tập giúp làm săn chắc cơ sàn chậu để cải thiện cả năng kiểm soát bàng quang (Ảnh minh họa) Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để điều trị đi tiểu nhiều lần. Tuy nhiên, phẫu thuật thường là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng đi tiểu nhiều lần, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Vương Bảo – Hỗ trợ hiệu quả nam giới bị tiểu nhiều lần Song song với các phương pháp điều trị phía trên, với nam giới trung và cao niên bị đi tiểu nhiều lần hoặc có chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt,… có thể cân nhắc để sử dụng thêm sản phẩm Vương Bảo. Giúp cải thiện các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu không hết,… sau khoảng 2-3 tuần sử dụng. Chính vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm này. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty (giao hàng, thu tiền tại nhà) TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo, bạn tìm hiểu TẠI ĐÂY Tiểu nhiều lần do các nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể từ bệnh lý hoặc không do bệnh lý. Với mỗi nguyên nhân lại có cách chữa phù hợp riêng. Vì thế, để điều trị tiểu nhiều lần hiệu quả, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, không nên nghe theo các bài thuốc vô căn cứ hay những lời rao bán, quảng cáo thuốc trên mạng. Trên đây là những chia sẻ mẹo chữa đi tiểu nhiều lần trong ngày tại nhà đơn giản. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bổ sung kiến thức hữu ích trong điều trị chứng đi tiểu nhiều lần trong ngày an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu nhiều tia (2 tia) bệnh gì? Nguy hiểm không? cách điều trị Tiểu nhiều khi trời lạnh? Trời lạnh đi tiểu nhiều có sao không 9 bài tập giảm đi tiểu nhiều lần đơn giản thực hiện tại nhà  

Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt

Tiểu buốt nên ăn gì? kiêng ăn gì? là câu hỏi chung của nhiều người đang mắc phải tình trạng này. Ngoài việc đi khám và điều trị thì chế độ dinhh dưỡng hàng ngày cũng đóng góp phần quan trọng để giảm triệu chứng tiểu buốt. Cùng vuongbaothaiminh.com tìm hiểu những thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị hiện tượng tiểu buốt tại nhà. I. Tiểu buốt nên ăn gì? Tiểu buốt là tình trạng đi tiểu thấy đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Nguyên nhân gây tiểu buốt thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận,… Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng tiểu buốt. Người bị tiểu buốt nên ăn các loại thực phẩm sau: Thực phẩm có tính mát: Các loại thực phẩm có tính mát như bí xanh, rau mồng tơi, dưa hấu, cam, chanh,… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt triệu chứng tiểu buốt, tiểu rát. Thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, dâu tây, ổi,… Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm áp lực lên bàng quang. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,… Thực phẩm giàu probiotics: Probiotics là vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số loại thực phẩm giàu probiotics như sữa chua, phô mai,… Các thực phẩm có chứa probiotics giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn lành mạn, từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế tình trạng tiểu buốt (Ảnh minh họa) Ngoài ra, người bị tiểu buốt nên uống nhiều nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nước giúp làm loãng nước tiểu, giúp vi khuẩn và các chất kích thích dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. 1.1 Bí đao Bí đao là loại rau củ có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Bí đao chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Ăn bí đao có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, bí đao còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Điều trị tiểu buốt bằng bí đao Dưới đây là một số món ăn từ bí đao tốt cho người bị tiểu buốt: Canh bí đao: Bí đao rửa sạch, cắt miếng vừa ăn. Cho bí đao vào nồi, thêm nước, đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, nấu chín là được. Rau bí đao luộc: Bí đao rửa sạch, luộc chín. Dùng làm món ăn kèm với cơm. Bí đao ép lấy nước: Bí đao rửa sạch, ép lấy nước. Uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước. 1.2 Rau đắng Rau đắng là loại rau có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giải độc, sát trùng. Rau đắng chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Ăn rau đắng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, rau đắng còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Ăn rau đắng trị tiểu buốt Dưới đây là một số món ăn từ rau đắng tốt cho người bị tiểu buốt: Rau đắng nấu canh: Rau đắng rửa sạch, cắt khúc. Cho rau đắng vào nồi, thêm nước, đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, nấu chín là được. Rau đắng luộc: Rau đắng rửa sạch, luộc chín. Dùng làm món ăn kèm với cơm. Rau đắng xào: Rau đắng rửa sạch, xào chín. Dùng làm món ăn mặn. 1.3 Nước dừa Nước dừa là loại nước uống tự nhiên, có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Nước dừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Uống nước dừa hỗ trợ điều trị tiểu buốt Ăn nước dừa có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, nước dừa còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Tuy nhiên, người bị tiểu buốt nên uống nước dừa một cách hợp lý, không nên uống quá nhiều. Nước dừa có tính mát, uống nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Dưới đây là một số lợi ích của nước dừa đối với người bị tiểu buốt: Làm loãng nước tiểu: Nước dừa có tác dụng lợi tiểu, giúp làm loãng nước tiểu, giúp vi khuẩn và các chất kích thích dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Giảm viêm: Nước dừa có chứa các chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, giúp giảm các triệu chứng đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Chống nhiễm trùng: Nước dừa có chứa các chất chống vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. ||Xem thêm: Bị đái buốt, tiểu buốt uống gì cho khỏi nhanh chóng? 1.4 Rau má Rau má là loại rau có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, cầm máu. Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Rau má trị tiểu buốt Ăn rau má có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, rau má còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Dưới đây là một số món ăn từ rau má tốt cho người bị tiểu buốt: Rau má ăn sống: rửa sạch và ăn sống rau má trong bữa ăn Rau má nấu canh: Rau má rửa sạch, cắt khúc. Cho rau má vào nồi, thêm nước, đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, nấu chín là được. Rau má luộc: Rau má rửa sạch, luộc chín. Dùng làm món ăn kèm với cơm. Rau má ép lấy nước: Rau má rửa sạch, ép lấy nước. Uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước. 1.5 Sắn dây Ăn sắn dây có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, sắn dây còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Sắn dây điều trị tiểu buốt Tuy nhiên, người bị tiểu buốt nên ăn sắn dây một cách hợp lý, không nên ăn quá nhiều. Sắn dây có tính mát, ăn nhiều có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy. Cách 1: lấy phần củ sắn dây, rửa sạch rồi luộc hoặc hấp ăn Cách 2: dùng bột sắn dây nấu lên với nước tạo thành hỗn hợp có dạng sệt đặc quánh rồi ăn. 1.6 Mướp đắng Ăn mướp đắng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tiểu buốt như đau, rát, nóng rát ở niệu đạo. Ngoài ra, mướp đắng còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, một trong những nguyên nhân gây tiểu buốt. Mướp đắng Dưới đây là một số cách chế biến mướp đắng giúp giảm tiểu buốt: Mướp đắng ăn sống Mướp đắng luộc: Mướp đắng rửa sạch, cắt khúc, luộc chín. Dùng làm món ăn kèm với cơm. Canh mướp đắng: Mướp đắng rửa sạch, cắt khúc. Cho mướp đắng vào nồi, thêm nước, đun sôi. Nêm gia vị vừa ăn, nấu chín là được. Mướp đắng xào: Mướp đắng rửa sạch, cắt khúc. Xào mướp đắng với thịt băm, gia vị. Mướp đắng ép lấy nước: Mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước. Uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước. ||Xem thêm: Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa >>>Bạn có biết: Tiểu buốt uống kháng sinh gì? Khi nào cần dùng II. Tiểu buốt kiêng ăn gì? Người bị tiểu buốt nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau: Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tỏi, hành,… có thể kích thích bàng quang, gây tiểu buốt. Thực phẩm nhiều đường: Các loại thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, nước ngọt,… có thể khiến tình trạng tiểu buốt trở nên nghiêm trọng hơn. Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, cam quýt,… có thể gây kích ứng bàng quang, gây tiểu buốt. Quả nam việt quất, cam quýt có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây ra viêm âm đạo hay nhiễm trùng đường tiết niệu – là những nguyên nhân gây ra tiểu buốt (Ảnh minh họa) Thực phẩm nhiều chất kích thích: Các loại thực phẩm nhiều chất kích thích như cà phê, rượu bia,… có thể kích thích bàng quang, gây tiểu buốt. Cà phê có thể hoạt động như một chất lợi tiểu, khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Việc đi tiểu nhiều lần sẽ khiến bạn gặp phải tình trạng tiểu buốt nhiều lần hơn (Ảnh minh họa) Dưới đây là một số lý do người bị tiểu buốt nên kiêng ăn các loại thực phẩm trên: Thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng có thể kích thích bàng quang, khiến bàng quang co thắt, gây tiểu buốt. Thực phẩm nhiều đường: Các loại thực phẩm nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến vi khuẩn dễ phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit có thể gây kích ứng bàng quang, gây tiểu buốt. Thực phẩm nhiều chất kích thích: Các loại thực phẩm nhiều chất kích thích có thể kích thích bàng quang, gây tiểu buốt. III. Lưu ý khi điều trị tiểu buốt Nhằm hỗ trợ quá trình điều trị tiểu buốt, người bệnh cần nắm được những thực phẩm nên ăn và kiêng ăn hàng ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng cần nhớ: Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, giúp vi khuẩn và các chất kích thích dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Nên uống khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ. Không nhịn tiểu: Nên đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Nín tiểu có thể khiến vi khuẩn tích tụ trong bàng quang, gây nhiễm trùng. Thay đổi chế độ ăn uống: Kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều đường, có tính axit, nhiều chất kích thích. Thăm khám bác sĩ: Nếu tình trạng tiểu buốt kéo dài hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Quan hệ tình dục an toàn: vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu buốt và cũng như giải đáp được thắc mắc tiểu buốt nên ăn gì? Nếu như người bệnh thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng lạ thì nên đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Tiểu buốt nên ăn gì? kiêng gì? Qua những thông tin trên mà vuongbaothaiminh.com cung cấp trên mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Tuy nhiên không một chế độ nào là hoàn hảo với tất cả mọi người, bạn cần phải tự mình thử và nhận ra các loại thực phẩm phù hợp với mình. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị Tiểu buốt và ngứa ở nam giới là bệnh gì? Cách điều trị 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả

5 Cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt an toàn, hiệu quả

Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể an tâm sử dụng các cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải cây thuốc nam nào cũng phù hợp và đem lại hiệu quả tích cực. Do đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Vương Bảo Thái Minh để tìm hiểu chi tiết về những loại cây có khả năng cải thiện tình trạng viêm tuyến tiền liệt nhanh chóng, hiệu quả! I. 5 cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả Nhờ tính chất và các thành phần hóa học mà nhiều loại cây thuốc nam có khả năng chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả. Dưới đây là danh sách 5 cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt được nhiều người áp dụng và đã có nhiều tiến triển tích cực. mời bạn tham khảo! 1.1 Náng hoa trắng Náng hoa trắng (Crinum Asiaticum L) còn được gọi là cây đại tướng quân hoa trắng. Sở dĩ được gọi như vậy là bởi, loài hoa này chính là “khắc tinh” của bệnh phì đại tuyến tiền liệt; không chỉ giúp kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng mà còn có tác dụng lợi tiểu, cải thiện chứng tiểu gắt và nhiều vấn đề khác liên quan đến niệu đạo, trong đó bao gồm tuyến tiền liệt. Náng hoa trắng là cây thuốc nam có khả năng chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả Để chữa viêm tuyến tiền liệt bằng náng hoa tráng, bạn cần thực hiện 3 bước sau: Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá và củ của cây náng hoa trắng (tươi hoặc khô đều được). Bước 2: Rửa sạch lá và củ náng hoa tráng. Bước 3: Sắc cả 2 chung với nước và uống mỗi ngày. Ngoài sắc thuốc, người bệnh viêm tuyến tiền liệt còn có thể dùng phần lá cây thuốc nam này ngâm với rượu, uống mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn như nôn, cường giao cảm,… 1.2 Cỏ tranh Cỏ tranh là thảo dược nổi tiếng với tác dụng giải độc gan, bổ thận. Do đó, cây thuốc nam này đặc biệt tốt đối với sức khỏe của người yếu gan và thận. Uống cỏ tranh mỗi ngày để cải thiện tình trạng viêm nhiễm tuyến tiền liệt ở nam giới Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu Y học hiện đại, trong loại cỏ tự nhiên này chứa nhiều acid malic, acid citric và các thành phần khác. Đây đều là những hoạt chất thường được ứng dụng phổ biến nhằm giảm thiểu các triệu chứng tiểu ra máu, chảy máu cam,…  Để cải thiện tình trạng viêm tuyến tiền liệt bằng cỏ tranh, dưới đây là 3 bước mà bạn cần làm theo: Bước 1: Chuẩn bị 32g thục địa, 16g đơn bì, 12g trì mẫu, 12g hoàng bá, 16g phục linh, 16g trạch tả, 10g xa tiền tử, 14g sơn thù, 18g hoài sơn và 16g rễ cỏ tranh. Bước 2: Rửa sạch tất cả vị thuốc. Bước 3: Thêm tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc và uống trong ngày. Uống liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh được cải thiện hẳn thì ngừng. 1.3 Cây dành dành Theo Y học cổ truyền, dành dành là loại cây có tính lạnh, vị đắng, thường được sử dụng nhằm giảm viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt và chỉ huyết. Bên cạnh đó, thuốc được sắc từ dành dành còn có tác dụng kháng khuẩn đối với một số vi trùng. Chính vì thế, khi dùng dành dành – cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt, người bệnh có thể cảm nhận rõ rệt các thay đổi tích cực, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Cây dành dành chữa viêm tuyến tiền liệt Cách thực hiện dành dành chữa viêm tuyến tiền liệt: Bước 1: Chuẩn bị 16g dành dành, 8g cam thảo, 20g bạch mau căn, 12g đông quỳ tử Bước 2: Rửa sạch và đem sắc tất cả các vị thuốc này chung 1 nồi Bước 3: Chia làm 3 cốc và uống trong ngày 1.4 Kim ngân hoa Kim ngân hoa (hay hoa kim ngân) được xem là một trong những cây thuốc nam chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Theo đó, dựa trên các nghiên cứu hiện đại, hoa kim ngân chứa rất nhiều tinh dầu với thành phần hóa học chính như: eugenol, geraniol và α-pinen. Kim ngân hoa nổi tiếng với công dụng giảm và ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt tái phát Ngoài ra, cây kim ngân còn chứa một lượng lớn các hoạt chất chống oxy hóa  flavonoid gồm luteolin-7-glucosid,  luteolin, lonicera và axit chlorogenic. Do đó, không chỉ riêng hoa mà lá cây kim hoa cũng chứa rất nhiều thành phần có lợi đối với sức khỏe người bệnh viêm tuyến tiền liệt như như saponin và acid chlorogenic. Chính nhờ những hoạt chất này mà khi sử dụng kim ngân thường xuyên, người bệnh sẽ quản lý tốt các triệu chứng và ngăn cản sự gia tăng của bệnh viêm tuyến tiền liệt.  Hãy thực hiện theo 4 bước sau để tận dụng tối đa công dụng của cây kim ngân trong việc hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt: Bước 1: Rửa sạch 3g cam thảo, 6g kim ngân. Bước 2: Đun sôi nguyên liệu cùng 200ml nước. Bước 3: Sau khi nước thuốc cạn còn khoảng 100ml, tắt bếp và lọc lấy nước. Bước 4: Chia thuốc làm 2 – 3 lần và uống luôn trong ngày, liên tục cho đến khi bệnh dần cải thiện. 1.5 Rễ cây bồ quân Theo nhiều tài liệu ghi chép, rễ cây bồ quân chứa hàm lượng alcaloid và tanin cực cao, có tác dụng tốt trong việc chữa chứng tiểu khó, tiểu dắt. Hơn nữa, theo Y học cổ truyền và kinh nghiệm từ dân gian cũng cho thấy, nước thuốc được sắc từ rễ cây bồ quân có tác dụng giải quyết nhanh chóng các triệu chứng đặc hiệu của viêm tuyến tiền liệt như tiểu dắt, tiểu khó, cảm giác tiểu không hết hoặc đau ê ẩm ở bàng quang và bọng đái. Rễ hồng quân chữa viêm tuyến tiền liệt Cách dùng rễ cây bồ quân chữa viêm tuyến tiền liệt rất đơn giản, bao gồm: Bước 1: Rửa sạch và thái lát mỏng rễ bồ quân khô Bước 2: Cho nguyên liệu vào ống nứa hoặc nồi, đun cùng 3 bát nước lọc Bước 3: Sau khi nước thuốc cạn còn 1 bát, tắt bếp và lọc lấy phần nước thuốc Bước 4: Chia thuốc làm 2 – 3 lần rồi uống trong ngày, liên tục từ 3 – 5 ngày. II. Lưu ý khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt Bên cạnh việc uống thuốc được sắc từ cây thuốc nam, dưới đây là một số điều mà người bệnh cần cân nhắc để tận dụng tối đa lợi ích và rút ngắn thời gian cải thiện bệnh.  Tham khảo ý kiến bác sĩ: Đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi áp dụng bất kỳ liệu pháp nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, đánh giá và đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào Chọn cây thuốc nam chất lượng: Hãy đảm bảo bạn mua được cây thuốc nam từ nguồn uy tín hoặc có thể tự trồng và chế biến để thu được chất lượng tốt nhất. Tìm hiểu về liều lượng phù hợp: Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào thể trạng, mức độ bệnh, loại cây và phương tiện sử dụng (ấm, chén, bát,…). Do đó, hãy tìm hiểu cách sử dụng cây thuốc nam đúng liều lượng và phù hợp với bản thân. Kiên nhẫn và đều đặn: Thời gian cải thiện bệnh từ việc sử dụng cây thuốc nam có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí vài năm. Do đó, người bệnh cần kiên nhẫn tuân thủ lịch trình để đảm bảo trình trạng bệnh biến chuyển tích cực. Kết hợp nhiều loại cây thuốc nam: Một số người cho rằng việc kết hợp nhiều loại cây thuốc nam cùng lúc có thể mang lại hiệu quả chữa viêm tuyến tiền liệt nhanh chóng và tốt hơn. Tuy nhiên, điều này có thể gây xung đột hoặc gặp tác dụng phụ không mong muốn, vì thế hãy thảo luận kỹ với bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. Việc kết hợp nhiều cây thuốc nam với nhau có thể phản ứng ngược đem lại hậu quả không mong muốn Duy trì tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh: Việc kết hợp sử dụng tập thể dục, ăn uống lành mạnh cùng cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt có thể tạo ra hiệu quả cải thiện bệnh tốt hơn. Theo dõi sức khỏe: Định kỳ theo dõi tình trạng sức khỏe và thảo luận với bác sĩ khi có bất kỳ thay đổi sẽ giúp đảm bảo bạn được chăm sóc kịp thời và tốt nhất. Ngoài ra, điều này cũng giúp phát hiện và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.  Tóm lại, viêm tuyến tiền liệt là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, và việc sử dụng cây thuốc nam chữa viêm tuyến tiền liệt chỉ nên được xem như một phần của kế hoạch điều trị. Đồng thời, đừng quên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Ngoài ra, để tìm hiểu nhiều hơn về các giải pháp bảo vệ sức khỏe người viêm tuyến tiền liệt, vui lòng liên hệ 1800 1258 để được tư vấn, hỗ trợ sớm nhất! ||Tham khảo bài viết khác: Viêm Tuyến Tiền Liệt Có Quan Hệ Được Không? Viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không? 3 sự thật cần biết Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị

Hướng Dẫn Cách Bấm Huyệt Chữa Phì Đại Tuyến Tiền Liệt

Phì đại tuyến tiền liệt thường gặp nhiều ở nam giới trung niên và cao tuổi. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn về đường tiểu. Do đó, biện pháp hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng luôn được nhiều người quan tâm, trong đó bao gồm cả bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt. Vậy bấm huyệt chữa bệnh như thế nào mới đúng cách? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu với Vương Bảo trong bài viết bên dưới. I. Bệnh phì đại tuyến tiền liệt dưới góc nhìn của Đông Y  Trong y học cổ truyền bệnh u xơ tuyến tiền liệt được xếp vào chứng bệnh như Bạch Trọc, Huyết Tâm, Lâm Chứng, Niệu Tinh, Bạch Dâm, Lao Lâm, Lâm Trọc, Tinh Trọc, Khí Lâm. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên: U xơ tiền liệt tuyến (ảnh minh họa) Âm hư hỏa vượng: do quan hệ tình dục quá nhiều lần làm hao tổn tinh khí. Âm hư hỏa vượng, thận tinh tổn hại làm tinh thiếu hụt thấp trệ từ đó sinh ra triệu chứng của bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.  Thấp nhiệt ứ trệ vùng hạ tiêu: Khi ngoại cảm thấp làm cho nhiệt độc tà hóa thành nhiệt, nhiệt thấp tương tranh dồn xuống bàng quang khiến khí ở bàng quang không thể thoát ra bên ngoài. Hoặc bệnh cũng có thể xuất hiện do chế độ ăn không phù hợp ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng, đồ ăn ngọt, chứa nhiều chất béo khiến vị tỳ không vận hóa lâu ngày sinh thiết nhiệt thấp ở tinh cung. Thận hư suy yếu: sức đề kháng ở nam giới tuổi cao bị suy yếu hoặc phòng dục quá độ làm tinh suy yếu, mệnh môn hỏa suy.  Tỳ khí hạ hãm: bệnh gặp nhiều ở nam giới lao động nặng, lao động quá sức, lo lắng, ăn uống thất thường làm tỳ vị không hóa thấp được gây tổn thương, ứ trệ tinh cung đây cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu ở bàng quang có màu đục hơn bình thường.  II. Bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt có hiệu quả? Từ lâu bấm huyệt luôn được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị giảm đi các triệu chứng bệnh trong đó bao gồm cả u xơ, phì đại tuyến tiền liệt. Nhiều ý kiến cho rằng bấm huyệt sẽ làm teo hoặc giảm kích thước khối u – đây là nhận định sai lầm chính vì thế nếu bệnh nhân thực hiện bài bấm huyệt với mục đích như trên là điều không thể. Bấm huyệt là phương pháp hiệu quả giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh về tuyến tiền liệt Tuy nhiên, với khả năng hỗ trợ giảm đi tình trạng đi tiểu nhiều hay rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt gây nên từ đó giúp xoa dịu cơn đau làm người bệnh thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Mặt khác, nếu quá lạm dụng bấm huyệt có thể gây phản tác dụng, thực hiện sai cách sẽ vô tình làm sức khỏe cũng như bệnh thêm nặng hơn. Điều này xảy ra nhiều hơn khi người bệnh tự thực hiện bấm huyệt tại nhà, do đó để an toàn nhất việc điều trị nên được thực hiện bởi các bác sĩ đông y có chuyên môn cao. ||Xem thêm: Nam giới Bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không? III. Các huyệt thường được bấm để chữa phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới  Bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp được lưu truyền rộng rãi hiện nay, tuy nhiên cách này chỉ dùng cho người đang gặp các bệnh rối loạn tiểu tiện do phì đại tuyến tiền liệt gây nên. Vì thế, nó chống chỉ định với các trường hợp:  Các bệnh liên quan đến đường tiểu khác như sỏi thận, ung thư, nhiễm trùng đường tiểu.  Chống chỉ định với những ai đang gặp vấn đề ngoài da đặc biệt là tại ngay vị trí huyệt. Bệnh nhân đang gặp các bệnh nền khác, khi này nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp nhất.  3.1 Huyệt tam âm giao Tác dụng: Tam âm giao là huyệt vị giao của 3 kinh âm ở chân: Can – Tỳ – Thận. Nên khi bấm huyệt Tam âm giao cũng có nghĩa là đang tác động trực tiếp đến 3 kinh Can – Tỳ – Thận. Mà trong mối liên kết này, thận có chức năng đứng đầu trong ngũ tạng. Bấm huyệt tâm âm giao để cải thiện triệu chứng đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu bí Bấm huyệt Tam âm giao đồng nghĩa với việc bổ ích cho 3 tạng Can – Tỳ – Thận, giúp trợ vận hóa, thông khí trệ, điều huyết thất tinh cung ở nam giới. Đối với vùng hạ tiêu (gồm gan, thận, bàng quang…) huyệt Tam âm giao giúp hỗ trợ điều tiết chức năng của bàng quang; giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu. Vị trí: Huyệt Tam âm giao có vị trí nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá chân (phía trong) lên trên 3 thốn (1 thốn bằng khoảng 2,2cm; 3 thốn bằng khoảng chiều rộng của 4 ngón tay – trừ ngón tay cái cộng lại). Có vị trí nằm ở phía sau bờ xương chày. Hoặc xác định bằng bờ trước cơ cẳng chân sau và cơ gấp các ngón chân dài, cách đỉnh cao của mắt cá chân 3 thước. 3.2 Huyệt dũng tuyền Tên gọi khác: Huyệt Dũng tuyền còn được gọi với các tên gọi khác như huyệt địa xung, quệ tâm, quyết tâm, địa cù. Vị trí huyệt Dũng tuyền Bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt thông qua huyệt dũng tuyền cũng là cách hiệu quả để làm giảm bớt triệu chứng đau khó chịu cho bệnh gây ra. Vị trí huyệt nằm ⅓ dọc gan bàn chân.  Tác dụng: Theo Đông Y học, Dũng tuyền là huyệt vị thuộc kinh Túc thiếu âm thận (ý nghĩa là sự khởi nguồn của kinh khí); là một trong tam tài Thiên – Ðịa – Nhân. Ở đây, Dũng tuyền là địa, Đản trung là nhân, Bách hội là thiên. Bấm huyệt Dũng tuyền sẽ giúp kích thích nâng cao chính khí của tạng thận. Kinh nghiệm tiền nhân cho thấy có thể ôn châm hoặc cứu huyệt vị này và phối hợp với một số các huyệt khác để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, ví dụ phối hợp với huyệt cưu vĩ (có vị trí ở 1/8 trên của đường thẳng nối mỏm ức với rốn) để chữa chứng ngũ lâm. Vị trí: nằm ở giữa lòng bàn chân. Người ta thường xác định huyệt Dũng tuyền ở vị trí 1/3 trước của đường thẳng đi dọc qua gan bàn chân 3.3 Huyệt trung cực  Để xác định huyệt trung cực bạn có thể xác định bằng đo 4 thước thẳng từ dưới rốn xuống hoặc cách xương mu 1 thước.  Tác dụng: Mang lại tác dụng cho bàng quang, chữa trị huyết thất trong bào cung, lợi thấp nhiệt, lý hạ tiêu. Từ đó hỗ trợ giảm tiểu bí, tiểu dầm đêm, liệt dương, chứng di tinh…..  3.4 Huyệt huyết hải  Huyệt nằm ở mặt trước trong đùi, cách 2 thước từ bánh chè đầu gối đo lên. Khi này sờ thấy khe lõm giữa cơ rộng và cơ may trong chính là vị trí chính xác của huyệt.  Tác dụng: Giúp tuyên thông hạ tiêu, điều huyết, thanh huyết. IV. Hướng dẫn bấm huyệt chữa u xơ tiền liệt tuyến Cách bấm huyệt điều trị u xơ tiền liệt tuyến: Xác định chính xác các huyệt vị trên cơ thể. Nếu chưa quen có thể dùng bút đánh dấu giúp việc thực hiện chính xác. Dùng ngón tay cái bấm trực tiếp vào lần lượt 3 huyệt vị Dũng tuyền, Tam âm giao, Huyết hải với một lực vừa đủ không quá mạnh. Ngày bấm 1 – 2 lần. Kiên trì thực hiện hàng ngày. Ngoài phương pháp bấm huyệt cũng có thể tác động châm cứu hoặc điện châm với 3 huyệt đạo này nhằm làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở người mắc u xơ tiền liệt tuyến. Cách thực hiện như sau: Cách châm cứu: Xác định vị trí của 3 huyệt vị. Dùng kim châm châm chính xác vào các vị trí. Tùy thuộc vào mức độ bệnh hiện tại mà các thầy thuốc sẽ cân nhắc thời gian châm cứu phù hợp. Ngày có thể châm cứu từ 1 – 2 lần. Cách điện châm: Điện châm u xơ tiền liệt tuyến là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt để phòng và điều trị u xơ tiền liệt tuyến. Dòng điện châm sẽ tác động lên các huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da (đã xác định trước đó) có chứa huyệt vị. Có thể điện châm 1 lần/ngày. Liệu trình thực hiện kéo dài khoảng 15 ngày liên tục. V. Lưu ý khi áp dụng mẹo bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt  Để quá trình bấm huyệt đạt kết quả như mong đợi, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau: Quá trình bấm huyệt người bệnh cần xây dựng thực đơn dinh dưỡng đặc biệt nên bổ sung kẽm Không nên ngồi quá lâu tại 1 chỗ, đứng dậy đi lại vận động để máu ở vùng chậu lưu thông tốt hơn.  Ngâm mông xoa bóp tầng sinh môn để giảm bớt cơn đau do bệnh kết hợp với đó là chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều kẽm có lợi cho thận khí như các loại hải sản: sò huyết, mực, tôm…..  Tuyệt đối không bấm huyệt nếu bệnh nhân đang có vết thương hở tại vị trí cần bấm.  Nên áp dụng phương pháp bấm huyệt hàng ngày. Bên cạnh đó đòi hỏi sự kiên trì đồng thời tập thêm các bài tập nhẹ tập trung vào vùng xương chậu để làm giảm đi triệu chứng.  VI. Một số phương pháp chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng Đông Y khác   Để nhanh chóng chấm dứt và giảm bớt triệu chứng bệnh thì bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp chữa trị khác theo đông y. Đặc biệt nếu biết cách phối hợp các phương pháp dưới đây với bấm huyệt sẽ để lại hiệu quả cao hơn:  Uống thuốc y học cổ truyền tùy theo từng thể bệnh, nguyên nhân và mức độ bệnh.  Biện pháp châm cứu như thủy châm, cấy chỉ, điện châm.  Khí công, dưỡng sinh.  Ngoài ra, uống thực phẩm chức năng chiết xuất từ tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh u xơ, phì đại tuyến tiền liệt cũng là cách hiệu quả được nhiều người bệnh quan tâm. Vương Bảo sản phẩm được bào chế từ nhiều thành phần khác như như sài hồ nam, đơn kim, lá hoa ban, ngũ sắc…..vừa giúp giảm kích thước khối u tiền liệt lại cải thiện nhanh chứng rối loạn tiểu tiện an toàn tại nhà. Để hiểu hơn về sản phẩm cũng như công dụng của Vương Bảo hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1800 1258 để được tư vấn miễn phí. Bên cạnh việc thực hiện bấm huyệt chữa u xơ tiền liệt tuyến, để bệnh sớm tiến triển tích cực, bạn có thể sử dụng thêm viên uống Vương Bảo – Một sản phẩm giúp hỗ trợ làm làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt và làm giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Sản phẩm Vương Bảo Vương Bảo đã có mặt trên thị trường 8 năm và đã dành được sự tin tưởng của hàng nghìn bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến khắp cả nước. Để đạt được điều này chính là nhờ những ưu điểm vượt trội của sản phẩm: >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY Bấm huyệt chữa u xơ tiền liệt tuyến là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Để tiến hành bấm huyệt, bạn nên tới các cơ sở thăm khám Đông y uy tín để được thầy thuốc, những người có chuyên môn thực hiện. Song song với đó, để hỗ trợ làm giảm kích thước khối u xơ và giảm các triệu chứng do khối u gây ra, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm Vương Bảo. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn cước gọi) để được tư vấn cụ thể hơn. Mong rằng bài chia sẻ về cách bấm huyệt chữa phì đại tuyến tiền liệt sẽ giúp bạn bỏ túi thêm các phương pháp điều trị bệnh tại nhà. Tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ làm giảm triệu chứng, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh do đó khi thấy bệnh có dấu hiệu khác thường hãy chủ động đi khám để được tư vấn chính xác nhất. ||Tham khảo bài viết khác: Cách chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng Diện Chẩn tại nhà #5 Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cao Các bài tập chữa phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới

Các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả cao nhất

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh gặp nhiều ở nam giới làm ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Dùng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt là phương pháp cơ bản được nhiều người lựa chọn bởi công dụng nó đem đến. Vậy đó là những sản phẩm nào? Hãy cùng tìm hiểu với Vương Bảo trong bài viết bên dưới! I. Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt tốt nhất?  Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chữa viêm tuyến tiền liệt tuy nhiên đa số đều là thuốc bán không kê đơn và không đảm bảo về công dụng cũng như chất lượng của thuốc. Chính vì thế, khi phát hiện bệnh tốt nhất người bệnh nên đi khám để được tư vấn về phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó, nhóm thuốc thường được kê đơn nhiều nhất phải kể đến: 1.1 Thuốc trị viêm, giảm đau  Thông thường khi phát hiện bệnh, đầu tiên các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, giảm đau. Nhóm thuốc giảm đau được dùng nhiều nhất phải kể tới opioid, aspirin hoặc thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid. Tất cả sản phẩm này đều giúp giảm bớt cơn đau khó chịu do bệnh gây nên. Là nhóm thuốc được khuyến cáo sử dụng tuy nhiên để đạt hiệu quả chữa bệnh như mong muốn trong quá trình chữa bệnh cần lưu ý:  Phát huy công dụng rõ nhất với người bệnh ở giai đoạn nhẹ và vừa.  Chỉ nên sử dụng sản phẩm khi đã nhận được sự chỉ định từ bác sĩ.  Trước khi chữa bệnh cần nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại cũng như các bệnh nền đang trong quá trình điều trị. Bởi có một số loại thuốc đặc trị giúp cải thiện tuyến tiền liệt nhưng lại phản ứng với bệnh khác.  Trong thời gian sử dụng thuốc người bệnh sẽ gặp một vài vấn đề như buồn ngủ, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, táo bón, tiêu chảy hoặc bị viêm loét dạ dày.  1.2 Thuốc kháng sinh  Thuốc kháng sinh là thuốc chữa bệnh hàng đầu thế giới đồng thời cũng là yếu tố quan trọng góp phần đẩy lùi nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Về cơ bản, đa số thuốc kháng sinh đều được tổng hợp từ vi sinh vật từ đó giúp kìm hãm, ngăn ngừa và phá vỡ cấu trúc của vi khuẩn. Chính vì thế, sử dụng kháng sinh trong việc điều trị bệnh về tuyến tiền tiền liệt rất cần thiết nhằm mục đích tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn biến chứng do vi khuẩn gây nên. Điều trị bệnh bằng kháng sinh là phương pháp hữu hiệu được lựa chọn nhiều nhất Công dụng: sử dụng thuốc kháng sinh khi hấp thu vào cơ thể sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm chậm quá trình hoạt động của vi khuẩn, ức chế quá trình tự tổng hợp của protein phân tử và acid nucleic gây hại. Từ đó ngăn chặn sự di chuyển của chúng sang tế bào khỏe mạnh của cơ thể.  Đối tượng nên sử dụng: Người bị viêm tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu, người đang gặp rối loạn tiểu tiện nhưng chưa thấy biểu hiện tiểu buốt, tiểu đau. Trong trường hợp này người bệnh có thể được chỉ định thuốc Cyproterone, Trimethoprim để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại hoặc dùng nhóm sản phẩm beta-lactamin để đẩy lùi triệu chứng bệnh.  Lưu ý khi sử dụng Quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn….  Một số hệ quả khác trong khi dùng thuốc có thể xảy ra vì thế người bệnh nên tuân thủ theo đúng liều lượng, số lượng cũng như đơn kê thuốc của bác sĩ có chuyên môn. 1.3 Thuốc chẹn alpha  Ở mức độ nặng hơn nhưng chưa thể phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt thì alpha chính là loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt thường được chỉ định nhiều nhất. Đây là sản phẩm giúp co bóp tuyến tiền liệt và mạch máu, hỗ trợ đẩy nhanh tốc độ khôi phục hoạt động của cơ vòng bàng quang, cơ trơn tuyến tiền liệt về trạng thái ban đầu. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn được đánh giá cao về chất lượng lẫn công dụng chữa bệnh:  Là nhóm thuốc tân dược thế hệ mới với hiệu quả chữa trị cao.  Ngăn chặn phát triển của thụ thể alpha nhờ đó cải thiện hoạt động lưu thông máu, giúp mạch máu giãn nở và vận chuyển máu dễ dàng hơn.  Sau thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể, giảm bớt hiện tượng đau nhức khó chịu thường ngày.  Hỗ trợ kiểm soát lượng nước tiểu, kiểm soát tần suất tiểu tiện, tiểu rắt, tiểu đêm.  Để giảm áp lực lên niệu đạo, thúc đẩy lưu thông máu cùng với đó giảm tác động lên bàng quang thì người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc prazosin,indoramin, doxazosin trong nhóm sản phẩm alpha 1-blockers có chọn lọc. Ngoài ra, trong khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp một vài tác dụng phụ khác như:  Phù nề chân tay, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tăng cân mất kiểm soát.  Thuốc không sử dụng cho đối tượng đang điều trị xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ, bệnh tim hoặc bệnh lý về gan, thận. Đặc biệt là người già trên 75 tuổi không nên sử dụng sản phẩm này. ||Xem thêm: 10+ Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà an toàn, hiệu quả 1.4 Thuốc Saw Palmetto Plus Thuốc nước saw palmetto plus được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên như dầu hạt nam việt quất, dầu hạt bí ngô, dầu cây cọ Palmetto, Glycerine. Giúp cải thiện sức khỏe hệ tiết niệu, ức chế quá trình chuyển hóa testosterone thành dihydrotestosterone từ đó tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt, cân bằng hàm lượng testosterone trong cơ thể. Viên uống Saw Palmetto Plus chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả ở nam giới 1.5 Thuốc Life Extension Ultra Prostate Formula Thành phần chính gồm có thảo dược tự nhiên như: Cây cọ Saw Palmetto Cây tầm ma  Dầu hạt bí  Công dụng chính:  Ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm Giúp bảo vệ tuyến tiền liệt, hỗ trợ quá trình hoạt động của tuyến tiền liệt. Duy trì sự ổn định của mức kháng nguyên PSA. Liều uống: Mỗi ngày uống 2 viên vào sáng và tối.  1.6 Thuốc Ideal Prostate Plus Thuốc trị viêm tuyến tiền liệt prostate plus được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: beta Sitosterol, cỏ đuôi ngựa, cây cọ lùn, Lycopene. Từ đó giúp giảm đau tuyến tiền liệt, hỗ trợ kiểm soát tình trạng bệnh, cải thiện chứng rối loạn tiểu tiện, đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu rắt….  1.7 Một số loại thuốc uống khác Asahi: Viên uống asahi được bào chế từ quả cọ Saw Palmetto trong tự nhiên đem đến hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng bệnh, giảm đau tuyến tiền liệt, phục hồi tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến gây nên.  BestMade Prostatitis Supplement: khác với asahi, đây là sản phẩm chữa bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt được điều chế dưới dạng nước. Có tác dụng trong việc: nóng rát khi đi tiểu, tiểu gấp, tiểu rắt….  Bên cạnh sản phẩm trên bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng chữa viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt Vương Bảo. Sản phẩm viên uống được điều chế từ thành phần dược liệu tự nhiên như náng hoa trắng, sài hồ, ngũ sắc, đơn kim…. giúp giảm khối u tuyến tiền liệt, giảm hiện tượng rối loạn tiểu tiện, tiểu không kiểm soát ở nam giới. Vương Bảo thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tuyến tiền liệt dành riêng cho phái mạnh Sản phẩm hiện được phân phối và có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc. Để đặt mua sản phẩm cũng như hiểu hơn về sản phẩm hãy liên hệ tới tổng đài 1800 1125 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn. II. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm tuyến tiền liệt  Viêm tuyến tiền liệt bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như chức năng sinh dục ở phái mạnh. Dùng thuốc là biện pháp nhanh nhất và đem đến hiệu quả triệt để nhất nhưng trong quá trình sử dụng người bệnh vẫn cần lưu ý:  Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự điều chỉnh tăng giảm liều lượng hoặc tự kết hợp với thuốc chữa bệnh không kê đơn khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.  Không sử dụng đồ uống chứa cồn, rượu bia trong thời gian đang chữa bệnh.  Để tránh kích thích bàng quang làm tình trạng đi tiểu thêm nghiêm trọng hơn thì người bệnh không nên ăn quá nhiều đồ ăn tẩm ướp gia vị, đồ ăn cay nóng hoặc chiên rán….. Cân bằng hoạt động bài tiết ở thận bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, đây cũng là cách tăng lượng nước tiểu trong bàng quang.  Giữ ổn định cân nặng không để cơ thể rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì bởi mỡ tích tụ trong bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chất gây viêm phát triển.  Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hoặc tập các bài tập yoga tập trung cải thiện chức năng xương chậu để giảm bớt áp lực bàng quang và cải thiện triệu chứng đau do bệnh gây nên. Tất cả các loại thuốc điều trị viêm tuyến tiền liệt vừa giới thiệu trên đều là thuốc có kê đơn và chỉ đem đến hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thể chọn được loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi cân nhắc lựa chọn bất cứ loại thuốc chữa bệnh nào. ||Tham khảo bài viết khác: Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? 3 “thần dược” Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị Viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không? 3 sự thật cần biết

Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không?

Tuyến tiền liệt là bộ phận sinh dục ở nam giới đóng vai trò quan trọng quyết định đến khả năng sinh sản. Do đó, các bệnh có liên quan đến tuyến thường và vấn đề được cánh mày râu quan tâm đặc biệt là thắc mắc “viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không?”. Để có giải đáp chính xác nhất thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu thông tin được tổng hợp trong bài viết sau. I. Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không?   Là bộ phận trong cơ thể nam giới không chỉ là nơi sản sinh tinh dịch mà tuyến còn nhiều chức năng khác như: Co bóp ức chế tinh dịch tràn vào bàng quang  Cùng với tinh trùng tạo lớp nhầy để hình thành tinh dịch  Hỗ trợ đẩy tinh dịch ra bên ngoài một cách đơn giản hơn. Có thể từ lúc hình thành cho tới khi được giải phóng tinh dịch bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tuyến tiền liệt. Nếu tuyến bị viêm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phái mạnh. Viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không? Hiện nay dựa vào tình trạng, nguyên nhân và mức độ bệnh được chia thành 2 dạng cấp tính và mãn tính. Rơi vào trường hợp mãn tính khả năng sinh sản ở nam giới sẽ giảm đi đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải đối mặt với một vài biến chứng nguy hiểm như viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn…. Từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng cũng như chức năng sinh lý ở đàn ông. Tuy nhiên bị viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì thế ngay sau khi phát hiện triệu chứng đáng ngờ của bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời trước khi bệnh trở nặng. II. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây vô sinh do đâu? Viêm tuyến tiền liệt thường do vi khuẩn giang mai, lậu, E.coli, Chlamydia. Bên cạnh đó, quan hệ tình dục bừa bãi khiến tuyến tiền liệt bị chèn ép cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh này. Tuy nhiên, không phải trường hợp bệnh viêm mãn tính nào cũng gây vô sinh ở nam giới và khả năng cao dẫn đến vô sinh nếu tinh trùng trộn lẫn với bạch cầu. Chính vì thế, khi đã phát hiện trong bạch cầu có lẫn tinh trùng cũng là khi chất lượng tinh trùng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  Vi khuẩn tác nhân hàng đầu gây vô sinh đối với người bệnh mắc viêm tuyến tiền liệt  Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt gây vô sinh còn do các tác nhân sau:  2.1 Chất lượng tinh dịch kém Như thông tin đã giới thiệu như trên tuyến tiền liệt góp phần quan trọng trong quá trình tạo nên tinh dịch, hơn nữa tinh dịch lại là yếu tố quyết định đến tỷ lệ sinh sản ở nam giới. Do đó, khi tiền liệt tuyến bị viêm sẽ làm chất lượng tinh dịch giảm thậm chí nhiều trường hợp vi khuẩn gây viêm tấn công vào tinh dịch làm ảnh hưởng không tốt đến quá trình thụ tinh.  Ngoài ra, bệnh còn làm thay đổi độ PH của tinh dịch nếu bệnh nặng hơn sẽ tiêu diệt tinh trùng từ đó gây vô sinh, mất đi khả năng sinh con ở phái mạnh. 2.2 Giảm nhu cầu ham muốn Không chỉ gây giảm ham muốn mà với tình trạng bệnh nặng còn khiến nam giới không còn hứng thú với chuyện chăn gối. Đặc biệt, bệnh càng phát triển thì bệnh nhân sẽ càng bị đau phần xương mu, bẹn hoặc bộ phận sinh dục kèm với đó là triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, đau khi xuất tinh  2.3 Do bị viêm niệu đạo sau Bệnh không được điều trị đúng lúc và kịp thời sẽ gây nên tình trạng viêm niệu đạo. Tưởng chừng vô hại nhưng ít ai biết rằng niệu đạo là cơ quan hỗ trợ đẩy tinh dịch từ túi tinh ra bên ngoài. Và khi túi tinh này bị viêm cũng sẽ đồng nghĩa với việc tinh dịch không được đẩy ra ngoài từ đó gây giảm chất lượng tinh trùng và tinh dịch xuất ra. Viêm niệu đạo bệnh gây ảnh hưởng đến tinh dịch cũng như làm suy giảm chất lượng tinh trùng Vậy viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không? Bệnh sẽ gây vô sinh thông qua cơ chế làm giảm số lượng và chất lượng của tinh dịch. Khi này tinh trùng yếu làm giảm khả năng thụ thai so với người bình thường. III. Một vài thay đổi của tinh dịch khi mắc viêm tuyến tiền liệt Thay đổi độ PH tinh dịch: thông thường tinh trùng sẽ được bảo vệ trong môi trường có độ PH tinh dịch cao, vì thế khi PH giảm sẽ ức chế quá trình phát triển của tinh trùng.  Độ nhớt tăng cao: bệnh viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến dịch tiết bị thay đổi khiến độ nhớt tăng lên, từ đó làm môi trường sống của tinh trùng bị ảnh hưởng. Đây cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh nếu không được chữa trị kịp thời.  Sự thanh đổi về thành phần: khi tình trạng viêm xảy ra kéo theo sự xâm nhập của nhiều yếu tố bất lợi như tế bào viêm, vi khuẩn…. IV. Phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả  Để ngừa bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe sinh sản bạn có thể áp dụng ngay biện pháp phòng tránh bệnh như sau:  4.1 Sinh hoạt tình dục lành mạnh Sinh hoạt tình dục đúng cách, không quá lạm dùng để giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến cũng như các bệnh sinh dục khác. Chung thủy 1 vợ 1 chồng không quan hệ bừa bãi để ngăn ngừa bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.  4.2 Không sử dụng chất kích thích Ngừa bệnh hiệu quả bằng cách hạn chế sử dụng chất kích thích, uống đồ uống chứa cồn…. Nếu sử dụng chất này quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, phổi, bệnh về tuyến tiền liệt. Hạn chế uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa bệnh về tuyến tiền liệt  4.3 Không đi xe đạp hoặc ngồi xe máy quá lâu Lựa chọn phương tiện di chuyển cũng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh về tuyến tiền liệt. Để tránh gây chèn ép, tác động đến tuyến tiền liệt phái mạnh không nên đạp xe quá lâu, tương tự với ngồi xe máy. Nếu di chuyển đường xa bạn nên dừng xe nghỉ ngơi 15 phút sẽ tốt hơn cho hoạt động lưu thông máu.  4.4 Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là cách đơn giản để bảo vệ bộ phận sinh dục khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Tốt nhất nam giới nên tắm rửa bằng nước ấm, sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc sữa tắm dành riêng cho nam giới để làm sạch cơ thể.  Mong rằng thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc có liên quan đến câu hỏi “viêm tuyến tiền liệt có gây vô sinh không?”. Bởi là bệnh nhạy cảm nên nhiều người thường có tâm lý e ngại khi đi khám, tuy nhiên càng phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi thành công càng cao cũng như giảm nguy cơ bị vô sinh về sau này. Chính vì thế, hãy lưu ý đến biểu hiện cơ thể cũng như dấu hiệu ban đầu của bệnh để tìm ra biện pháp chữa trị kịp thời. ||Tham khảo bài viết khác: Viêm Tuyến Tiền Liệt Có Quan Hệ Được Không? Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị Viêm tuyến tiền liệt ở nữ có hay không?

Loading...