Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều lần? Có nguy hiểm không?

Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều lần đặc biệt là ở nữ giới khiến cho nhiều chị em lo lắng. Tình trạng nóng rát, đau đớn khó chịu xuất phát từ một số nguyên nhân khác nhau có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Và để hiểu hơn về vấn đề này đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây. I. Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều lần là do đâu?  1.1 Nguyên nhân sinh lý Đối với phần nguyên nhân này có thể do:  Tư thế quan hệ không đúng  Quan hệ trong khi mệt mỏi, căng thẳng không thoải mái dẫn đến tình trạng đi tiểu sau khi quan hệ ở nữ giới.  Quan hệ tình dục không lành mạnh, không có màn dạo đầu, không sử dụng bao cao su khiến bộ phận sinh dục bị tổn thương. Không chỉ gây tiểu nhiều mà còn tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập tăng khả năng mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.  Chọn sai quần lót hoặc quần lót quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi. Tiểu nhiều lần sau quan hệ có thể cảnh bảo bệnh hoặc không tùy vào nguyên nhân  1.2 Nguyên nhân bệnh lý  Ngoài nguyên nhân sinh lý tình trạng tiểu sau khi làm chuyện ấy còn do các nguyên nhân về bệnh lý khác như:  Hội chứng bàng quang kích thích: khi bàng quang co thắt sẽ mất đi chức năng kiểm soát nước tiểu từ đó dẫn đến tình trạng tiểu nhiều sau quan hệ.  Đường tiết niệu có dị vật hoặc sỏi thận: bệnh gây áp lực trực tiếp lên bàng quang gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt….  Suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc niệu đạo bị hẹp.  II. Tiểu buốt nhiều ở nữ giới có sao không?  Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý khác nhau. Nhưng không phải hầu hết các trường hợp đều gây nguy hiểm bởi tình trạng này cũng đem đến một vài lợi ích như đẩy vi khuẩn gây bệnh ra khỏi niệu đạo lúc này vi khuẩn sẽ đi ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu, từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh viêm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa.  Tuy nhiên, với trường hợp tiểu buốt sẽ ngược lại, khi này rất có thể bạn đang mắc:  2.1 Viêm thận Nhiễm khuẩn cơ quan tiết niệu lâu ngày sẽ dẫn đến viêm thận, ngoài ra bệnh còn do ảnh hưởng bởi yếu tố khác như trực khuẩn gram âm việc này sẽ gây biến chứng nguy hiểm như suy thận, áp xe thận….  Không chỉ gây tiểu buốt, viêm thận còn gây đi tiểu nhiều, đau rát khi đi tiểu, sốt, nước tiểu có màu và mùi khác thường, đau bụng dưới, lưng dưới.  2.2 Viêm đường tiết niệu  Viêm đường tiết niệu bệnh do vi khuẩn gram âm gây nên, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường niệu đạo gây viêm âm đạo.  Triệu chứng phổ biến thường gặp ở người bị bệnh này có thể kể đến như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần sau khi quan hệ. Tình trạng này kéo dài nên đi kiểm tra để được kiểm tra và điều trị tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.  2.3 Bệnh về tuyến tiền liệt  Là bệnh gặp nhiều ở nam giới có thể là viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tuyến tiền liệt. Bệnh không chỉ gây tiểu nhiều sau quan hệ mà người bệnh có thể đi tiểu nhiều cả vào ban ngày, suy giảm chức năng sinh lý làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vợ chồng….  Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu sau quan hệ ở nam giới Bệnh có thể rơi vào thể mãn tính nếu triệu chứng kéo dài và không được điều trị kịp thời. Do đó ngoài việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện để bệnh được cải thiện tích cực hơn.  2.4 Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa  Thông thường viêm nhiễm phụ khoa thường xảy ra với các chị em độ tuổi trung niên hoặc với những người đã lập gia đình. Bệnh rất dễ tái phát và khó có thể điều trị khỏi hẳn bởi niệu đạo ngắn cùng với vị trí gần hậu môn nên rất dễ làm vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.  Viêm nhiễm phụ khoa thường kèm theo một số triệu chứng sau: vùng kín ngứa rát, âm đạo dịch hoặc có mùi khó chịu…. 2.5 Sa tử cung  Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo của sa tử cung có thể bạn chưa biết.  2.6 Bệnh xã hội  Bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai là bệnh lây nhiễm và thường gây ra tổn thương lên cơ quan sinh dục. Bệnh khó phát hiện, ở giai đoạn nhẹ người bệnh có thể sẽ không nhận ra nhưng sẽ thấy buồn tiểu nhiều lần sau khi quan hệ.  III. Khi nào cần đi khám Hầu hết các trường hợp đi tiểu như trên sẽ tự hết sau vài ngày vì thế chị em không cần quá lo lắng. Nhưng nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn kèm theo đó là các triệu chứng sau đây thì hãy chủ động đi khám càng sớm càng tốt:  Tiểu gấp, luôn có cảm giác mắc tiểu  Tiểu yếu, tiểu không hết, tiểu xong vẫn mắc tiểu hoặc đang tiêu dòng tiêu ngưng đột ngột.  Tiểu són, tiểu ngắt quãng, đi tiểu không tự chủ được hành vi. Tiều kèm theo cảm giác đau buốt âm đạo Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu.  Đau lưng dưới, đau bụng, ngứa vùng kín Cơ thể sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh…..  IV. Làm sao để cải thiện tiểu nhiều lần sau khi quan hệ? Tiểu nhiều sau khi quan hệ tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây nỗi phiền toái đến cuộc sống người bệnh. Do đó để khắc phục tình trạng đó đòi hỏi sự thay đổi cả về lối sống sinh hoạt lẫn chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh. Cụ thể: Viêm tuyến tiền liệt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu sau quan hệ ở nam giới Quan hệ tình dục lành mạnh, 1 vợ 1 chồng, sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ như dùng bao cao su. Trước khi quan hệ nên uống ít nước, uống ít rượu bia, đồ uống chứa cồn hoặc caffeine. Hạn chế nước ngọt, nước uống có gas nên uống nước lọc, nước ép từ rau củ quả tự nhiên.  Đi tiểu trước và cả sau khi làm chuyện ấy. Giữ gìn vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ vợ chồng.  Uống đủ nước mỗi ngày để giữ nước và cân bằng nước cho cơ thể Cải thiện chức năng tiểu tiện bằng cách luyện tập các bài tập nhẹ nhàng. Bên cạnh đó để nắm rõ về tình trạng sức khỏe của mình nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để nhanh chóng phát hiện ra bệnh. Khi bệnh phát hiện càng sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị càng cao và rút ngắn thời gian điều trị. Trong đó, để tìm ra nguyên nhân gây bệnh bác sĩ có thể chỉ định một trong 2 phương pháp sau:  Dùng thuốc: kê đơn thuốc sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Không được tự ý mua thuốc không kê đơn hoặc dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.  Phẫu thuật: phương pháp này chỉ dành cho những bệnh nhân không tương thích với phương pháp nội khoa. Đặc biệt là ca bệnh xuất phát từ sỏi thận, sỏi bàng quang có thể sẽ được đề xuất phẫu thuật. Với y học ngày càng phát triển nên hiện nay phẫu thuật không còn là nỗi ám ảnh với người bệnh ví dụ phẫu thuật nội soi qua niệu đạo.  Sau khi quan hệ đi tiểu nhiều lần không phải hiếm nhưng người bệnh nên cẩn trọng. Đừng chủ quan về tình trạng bệnh hãy tự chăm sóc bản thân và đến bác sĩ khi thấy cơ thể có triệu chứng bất thường để tránh những biến chứng xấu xảy ra. Nguồn bài viết: Tổng hợp

Tiểu buốt ở trẻ em có nguy hiểm? Điều trị, chăm sóc tại nhà

Tiểu buốt ở trẻ em hiếm gặp, thường không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý bởi bệnh có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến bàng quang, niệu đạo…..Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Cách điều trị sao cho hiệu quả? Hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu trong bài sau. I. Tiểu buốt ở trẻ em là gì? Tiểu buốt ở trẻ em là tình trạng tiểu nhiều trong ngày nhưng nước tiểu ít và mỗi lần tiểu đều mang lại cảm giác đau buốt, khó chịu, bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ từ 5 - 9 tuổi. Trung bình chúng ta tiểu 4 - 7 lần/ngày nếu bé có tần suất đi tiểu vượt mức này cũng có thể bé đang mắc tiểu buốt, tiểu rắt cùng với đó là vài biểu hiện phổ biến như: Tiểu buốt ở trẻ em Số lần tiểu quá nhiều, mỗi lần tiểu không kiểm soát được lưu lượng nước tiểu. Nhiều trẻ sẽ gặp tình trạng đau bụng, căng tức bàng quang gây khó chịu.  Tiểu buốt nặng hơn là xuất hiện máu trong mỗi lần tiểu.  Tiểu buốt khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, bỏ bữa. Tiểu xong vẫn buồn tiểu, tiểu không hết nước  Có thể kèm theo sốt cao, mất ngủ, sụt cân không rõ lý do.  II. Nguyên nhân gây Tiểu buốt ở trẻ em Khi nhắc tới tiểu buốt ở trẻ nhiều phụ huynh thường cho rằng con mình bị mải chơi hoặc lười đi tiểu nên mới mắc bệnh này. Suy nghĩ sai lầm này thường dẫn đến nhiều ảnh hưởng không tốt cuộc sống cũng như sức khỏe của con. Tiểu buốt là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ em, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: Ăn nhiều đồ ngọt làm bàng quang tăng hoạt làm tình trạng tiểu buốt ở trẻ thêm nặng hơn Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiểu buốt ở trẻ em, chiếm khoảng 80% các trường hợp. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của đường tiết niệu, từ bàng quang, niệu đạo đến thận. Vi khuẩn là tác nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp nhất, trong đó vi khuẩn E. coli là loại vi khuẩn phổ biến nhất. Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây nhiễm trùng. Ở trẻ gái, niệu đạo ngắn và gần hậu môn hơn so với trẻ trai, nên trẻ gái dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn. Hẹp bao quy đầu: Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da quy đầu bó chặt toàn bộ quy đầu khiến quy đầu khi cương cứng không thể lộn lại. Hẹp bao quy đầu có thể khiến nước tiểu đọng lại ở đầu dương vật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh lý đường tiết niệu: Một số bệnh lý đường tiết niệu khác cũng có thể gây tiểu buốt ở trẻ em, bao gồm: Trẻ bị tiểu buốt do viêm bàng quang Sỏi thận: Sỏi thận là những khối vật cứng hình thành trong thận do cặn khoáng hoặc muối lắng đọng. Sỏi thận có thể di chuyển xuống niệu quản, gây tắc nghẽn và đau đớn khi đi tiểu. Viêm bàng quang kẽ: Viêm bàng quang kẽ là tình trạng viêm bàng quang không do nhiễm trùng. Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ chưa được xác định rõ, nhưng có thể liên quan đến các yếu tố như dị ứng, chấn thương, căng thẳng tâm lý. Viêm thận: Viêm thận là tình trạng viêm nhiễm ở thận. Viêm thận có thể do nhiễm trùng, bệnh lý tự miễn hoặc các bệnh lý khác. III. Dấu hiệu nhận biết bệnh  Ở mỗi lứa tuổi khác nhau biểu hiện bệnh của bé sẽ khác nhau, tuy nhiên để kiểm soát bệnh của con bố mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu sau:  Trẻ lớn: sốt cao, tiểu rắt tiểu buốt, đái dầm, tiểu nhiều về đêm, trẻ thấy buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới.  Trẻ sơ sinh: quấy khóc thường xuyên. sốt với nhiệt độ thấp ban đầu rồi tăng dần, trẻ có biểu hiện mệt mỏi chán ăn, bỏ bú. Có thể nôn trớ hoặc tiêu chảy kéo dài, đôi khi nhiệt độ cơ thể bé có thể thấp hơn 36 độ.  Trẻ em dưới 3 tuổi: trẻ ở tuổi này dễ dàng phát hiện bệnh hơn so với trẻ sơ sinh thông qua biểu hiện sốt cao, quấy khóc, kém ăn so với ngày thường. IV. Cách điều trị tiểu buốt ở trẻ em  4.1 Thay đổi chế độ sinh hoạt tại nhà  Ngay khi phát hiện con đang gặp khó khăn trong việc tiểu tiện hoặc triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt tốt nhất ba mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh. Mỗi trường hợp bệnh sẽ kèm theo biểu hiện khác nhau, đặc biệt nên đưa bé đi khám sớm nếu thấy tiểu buốt kèm theo tiểu rắt, sốt, đau bụng, tiểu ra máu….. Dựa vào nguyên nhân sẽ có phác đồ điều trị bệnh riêng. Với những trẻ bị bệnh do viêm đường tiết niệu bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, thuốc kháng viêm. Còn với bé bị hẹp bao quy đầu có thể được phẫu thuật cắt nong bao quy đầu để chấm dứt tình trạng tiểu buốt.  Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khoa học rất quan trọng tác động lớn đến kết quả chữa bệnh của bé. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp nhất, mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau củ quả, trái cây, thịt, cá…..Hơn nữa, để phòng bệnh ba mẹ cần lưu ý: Cải thiện bữa ăn hàng ngày cũng là phương pháp đơn giản cải thiện tiểu buốt ở trẻ em  Bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả, vitamin…..Không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chiên rán, chứa nhiều muối. Uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ  Theo dõi và quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé. 4.2 Cải thiện tiểu buốt cho bé theo dân gian  Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh ngoài việc đưa con đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong việc kết hợp chữa bệnh với bài thuốc dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc mẹ có thể tham khảo:  - Uống nước râu ngô  Râu ngô thức uống thanh mát không chỉ hỗ trợ giải nhiệt ngày hè mà còn là bài thuốc chữa tiểu buốt ở trẻ nhỏ hiệu quả.  Cách làm:  Chuẩn bị: râu ngô + bông mã đề  Rửa sạch, sắc hỗn hợp lấy nước có thể uống hàng ngày.  Bài thuốc không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà nó còn đem đến hiệu quả cho người lớn người đang gặp các vấn đề liên quan đến thận, bàng quang, đường tiết niệu……  - Uống nước rau má  Đặc trưng bởi tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt giải độc chính vì thế nó luôn là nguyên liệu hàng đầu trong các bài thuốc dân gian trong đó bao gồm cả bệnh tiểu buốt, tiểu rắt ở trẻ nhỏ.  Cách thực hiện:  Rau má sơ chế, rửa sạch ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn. Sau 15 phút vớt để ráo nước. Xay rau má lọc bã cho bé uống nước. Cho bé uống nước rau má ít nhất 1 lần 1 tuần không chỉ giúp hấp thu dinh dưỡng mà còn đẩy lùi bệnh nhanh chóng.  - Chữa tiểu buốt bằng rau mồng tơi Rau mồng tơi “thần dược” chữa vấn đề liên quan đến tiểu tiện ở trẻ em Mồng tơi thực phẩm quen thuộc trong mỗi bữa ăn không chỉ mang đến công dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu mà nó còn là mẹo chữa tiểu buốt cho bé được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần lấy lá rau mồng rửa sạch đun lấy nước cho bé uống.  Lưu ý: Rau có lợi cho đường tiêu hóa nên không phù hợp với trẻ tiêu hóa yếu, trẻ thường bị lạnh bụng hoặc tiêu chảy. V. Cách phòng ngừa tiểu buốt ở trẻ em Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tiểu buốt ở trẻ em: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Nước giúp loãng nước tiểu và giúp cơ thể đào thải vi khuẩn ra ngoài. Trẻ nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, kể cả nước trái cây và nước ép. Cho trẻ đi tiểu thường xuyên: Trẻ nên đi tiểu ít nhất 6-8 lần mỗi ngày, ngay cả khi trẻ không có cảm giác buồn tiểu. Đi tiểu thường xuyên giúp ngăn ngừa nước tiểu bị tích tụ trong bàng quang, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào âm đạo hoặc dương vật. Hạn chế cho trẻ mặc quần lót quá chật: Quần lót quá chật có thể khiến da vùng kín bị kích ứng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần lót vừa vặn, làm từ chất liệu cotton mềm mại. Điều trị sớm các bệnh lý đường tiết niệu: Nếu trẻ bị các bệnh lý đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu,... cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Điều trị sớm các bệnh lý này sẽ giúp ngăn ngừa tái phát và các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để giúp ngăn ngừa tiểu buốt ở trẻ em: Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và đồ uống có ga: Đồ ngọt và đồ uống có ga có thể khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Giữ vệ sinh môi trường xung quanh trẻ: Môi trường xung quanh trẻ sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Cha mẹ nên thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh nhà vệ sinh sạch sẽ. Với những biện pháp phòng ngừa trên, cha mẹ có thể giúp trẻ giảm nguy cơ mắc tiểu buốt. Tiểu buốt ở trẻ em không phải là bệnh quá nguy hiểm tuy nhiên không điều trị sẽ làm chậm quá trình phát triển của con đặc biệt đối với trường hợp mắc bệnh do bệnh lý. Chính vì thế, hãy đưa con đi khám để nhanh chóng chấm dứt bệnh, quá trình tiếp nhận liệu trình chữa bệnh phụ huynh cần theo dõi bé nếu thấy điều gì bất thường cần báo lại ngay với bác sĩ. Không tự mua thuốc điều trị tại nhà để tránh rủi ro khiến bệnh thêm nặng hơn.

Kích thích tuyến tiền liệt có tác dụng gì? Cách thực hiện

Kích thích tuyến tiền liệt là phương pháp tống chất lỏng trong ống truyền dẫn của tuyến ra bên ngoài. Không chỉ làm tăng cảm giác hưng phấn và nó còn đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, vậy massage tuyến tiền liệt là gì? Cách thực hiện ra sao? Hãy cùng Vương Bảo tìm hiểu thông tin được tổng hợp trong bài viết sau. I. Kích thích tuyến tiền liệt là gì?  Tuyến tiền liệt là bộ phận bao quanh cơ hoành xương chậu và phía dưới bàng quang. Bộ phận này chỉ có ở nam giới, với người trưởng thành kích thước của tuyến dày 2,5cm - cao 3cm - rộng 4cm và trọng lượng 20g. Kích thích tuyến tiền liệt Kích thích tuyến tiền liệt hay còn gọi là kích thích điểm G từ đó nam giới dễ đạt đến điểm cực khoái, cải thiện một vài bệnh có liên quan khác. Mặt khác, trong tuyến tiền liệt gồm có nhiều tuyến và ống dẫn tương tự với các bộ phận khác trong cơ thể ống dẫn này cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn. Vì thế khi massage không những khắc phục tình trạng trên mà còn giải phóng chất lỏng tích tụ trong cơ thể.  II. Kích thích tuyến tiền liệt ở nam giới có tác dụng gì?  2.1 Cải thiện tình trạng rối loạn cương dương  Thông thường khi bị rối loạn cương dương giải pháp đầu tiên được phái mạnh tìm đến đó là dùng thuốc tây. Tuy nhiên hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn nếu biết cách thay đổi chế độ sinh hoạt kết hợp với phác đồ điều trị. Massage kích thích tiền liệt tuyến chính là phương pháp phổ biến giúp cuộc yêu thêm hưng phấn, dễ dàng đạt đến khoái cảm, việc xuất tinh dễ dàng hơn. Kích thích tiền liệt tuyến sẽ giúp cương cứng cương dương và điều trị nhiều bệnh liên quan  Thực tế có nhiều trường hợp nam giới chưa đạt đến điểm cực khoái cũng như khó có thể xuất tinh khi quan hệ. Việc quan hệ sẽ càng khó khăn nếu cương dương không cương cứng hoặc dương vật bị dị dạng, bởi không chạm đến cảm giác hưng phấn nên quan hệ không mang đạt được hiệu quả. Tuy nhiên tình trạng này có thể khắc phục nếu tuyến tiền liệt được kích thích, khi biết cách xoa bóp sẽ thúc đẩy hoạt động xuất tinh dịch, từ đó cuộc yêu sẽ thêm trọn vẹn.  2.2 Ngăn ngừa viêm tuyến tiền liệt liệt  Kích thích tuyến tiền liệt là cách đơn giản để giảm nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt là bệnh gặp phổ biến ở nam giới độ tuổi trung niên, bệnh để lại nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày như đau xương chậu, đau vùng hông….  Đặc biệt bệnh có thể được chẩn đoán bằng cách massage tuyến tiền liệt, dựa vào tinh dịch tiết ra bác sĩ sẽ kết luận nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, việc massage này còn giúp cải thiện tình trạng bệnh, giảm sưng phù nề, hỗ trợ giải phóng phần chất lỏng ứ đọng trong tuyến tiền liệt. Chính vì thế, người bệnh nên thực hiện xoa bóp tuyến tuần 2 - 3 lần kết hợp với uống thuốc kê đơn theo chỉ định từ bác sĩ để giảm áp lực lên tuyến tiền liệt.  2.3 Tốt cho hệ tiết niệu  Ống bàng quang là bộ phận bao quanh niệu đạo vì thế khi tuyến tiền liệt bị sưng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường dẫn nước tiểu. Đây cũng là lý do khiến bệnh nhân mắc phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt thường gặp khó khăn trong việc đi tiểu thậm chí nhiều người bệnh còn gặp tình trạng bàng quang chứa nhiều nước, bụng căng tức nhưng không thể đi tiểu.  Khi này mặc định bệnh nhân phải gồng hoặc ép bụng mới có thể đi tiểu cùng với đó là biểu hiện dòng tiểu yếu, đau xương chậu khi tiểu, tiểu nhắt, tiểu nhưng vẫn buồn tiểu, nước trong bàng quang vẫn sau khi tiểu….Tuy nhiên triệu chứng này có thể cải thiện, giảm sưng ngay sau khi massage tuyến tiền liệt từ đó giúp giảm áp lực lên bàng quang khiến hoạt động đi tiểu dần trở lại bình thường.  ||Xem thêm: Bị tiểu lắt nhắt nhiều lần là gì? Nguyên nhân và cách cải thiện 2.4 Đạt tới khoái cảm  Kích thích tuyến tiền liệt sẽ mang lại cảm giác thú vị khiến cuộc “yêu” của bạn thêm thăng hoa hơn đặc biệt với những người đồng tính thường xuyên quan hệ qua đường hậu môn.  Cuộc yêu sẽ thêm thăng hoa nếu xác định đúng điểm G của nam giới  2.5 Hỗ trợ chẩn đoán bệnh về tiết niệu - sinh dục  Massage tuyến tiền liệt cũng là phương pháp được bác sĩ thực hiện nhằm phục vụ cho quá trình kiểm tra và khám sức khỏe. Sau khi kích thích bác sĩ thu được chất dịch để kiểm tra bệnh về tuyến hoặc xem xét dấu hiệu bị nhiễm trùng.  Toàn bộ quá trình trên đều được khám bằng tay bằng cách đưa ngón tay thông qua ngã hậu môn. Cuối cùng dịch thu được sẽ được mang đi kiểm tra, bên cạnh đó để có kết quả chính xác bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm PSA, hormone, máu, chụp CT siêu âm bụng….. Nếu trong quá trình thực hiện gặp khó khăn người bệnh có thể sẽ phải chụp cộng hưởng từ MRI vùng bụng hoặc xạ hình tượng, việc này sẽ giúp chẩn đoán về khối u tuyến tiền liệt thêm chính xác hơn.  III. Cách kích thích tuyến tiền liệt  Để kích thích tiền liệt tuyến tốt nhất người bệnh nên nhờ tới bác sĩ để đảm bảo an toàn tuy nhiên bạn cũng có thể tự thực hiện tại nhà theo cách cơ bản sau:  Tự kích thích dương vật: nam giới có thể tự kích thích bộ phận sinh dục bằng cách vuốt cho tới khi nó cương cứng hơn. Việc này không những cải thiện cương dương mà còn làm tăng kích thước tuyến tiền liệt nhờ đó việc massage trở nên đơn giản hơn.  Sử dụng chất bôi trơn: cho chất bôi trơn ra tay và thoa đều bộ phận sinh dục, trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để chọn được đúng sản phẩm an toàn.  Đưa ngón tay vào hậu môn: để đảm bảo vệ sinh khi thực hiện bạn nên đeo găng tay hoặc bao cao su vào đầu ngón tay. Đưa ngón tay sâu vào trong hậu môn khoảng 1 đốt ngón tay rồi rút tay ra, làm tương tự cho tới khi đút hết toàn bộ các đốt ngón tay. Cho tới khi thấy các nốt sần ở vị trí gần gốc dương vật thì đây chính là tuyến tiền liệt.  Kích thích tuyến: sau khi xác định chính xác vị trí bạn có thể dùng tay massage khoảng từ 10 - 20 phút để kích thích tuyến này.  Lưu ý: Quá trình massage nếu thấy đau bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.   IV. Lưu ý khi massage tuyến tiền liệt  Kích thích tiền liệt tuyến mang đến nhiều lợi ích tuy nhiên người bệnh không nên quá lạm dụng phương pháp này để tránh tổn hại liên quan đến sức khỏe. Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn cần chú ý:  Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Không nhịn tiểu, uống 2 lít nước mỗi ngày, tuyệt đối không nên nhịn tiểu  Ăn uống đủ chất, xây dựng chế độ ăn uống khoa học.  Vận động, tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.  Thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cơ thể  Kích thích tuyến tiền liệt không đơn giản là phương pháp kích thích khoái cảm mà nó còn hỗ trợ các bác sĩ trong vài chẩn đoán bệnh liên quan đến hệ tiết niệu. Tuy nhiên để tránh nhiễm trùng và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện cần nhẹ nhàng, làm đúng cách để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. ||Tham khảo bài viết khác: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại là bao nhiêu? Tăng sản tuyến tiền liệt là gì? Nguyên nhân và điều trị Phì đại tuyến tiền liệt là gì? nguyên nhân, giải pháp điều trị

#10 Thuốc Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Hiệu Quả

Phì đại tuyến tiền liệt bệnh đang có xu hướng ngày càng tăng ở nam giới trên 50 tuổi.  Phương pháp điều trị nội khoa luôn được áp dụng nhiều bởi độ hiệu quả nó đem lại, tuy nhiên với mỗi mức độ cũng như tình trạng bệnh bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Vậy đâu là nhóm thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt phổ biến nhất với độ hiệu quả cao nhất? Cùng Vương Bảo Thái Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. I. Phì đại tuyến tiền liệt nên uống thuốc gì?  - Thuốc ức chế alpha 1 Chỉ mang tính điều trị tạm thời, thuốc gây một vài tác dụng phụ không mong muốn bởi nó đem đến tác dụng lên cả thụ thể a1 và a2. Chính vì thế khi sử dụng sản phẩm bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tác dụng phụ thuốc có thể gây ra.  Thành phần: Thymoxamine, nicergolin, phenoxybenzamine..… Công dụng:  Giãn cơ bàng quang và những sợi dây liên kết trong tuyến tiền liệt.  Cải thiện triệu chứng bệnh, giảm nhanh tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt.  Phù hợp với trường hợp cần điều trị bệnh cấp tính.  - Thuốc ức chế Alpha 1 chọn lọc Nhóm thuốc này sẽ mang đến tác dụng trên thụ thể A1 từ đó giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng không mong muốn trên cơ thể. Hiện nay nhóm thuốc alpha 1 chọn lọc được kê đơn nhiều nhiều hơn bởi tác dụng chữa bệnh mạnh hơn so với nhóm alpha 1 không chọn lọc. Thuốc ức chế Alpha 1 chọn lọc nhóm thuốc được kê đơn nhiều bởi hiệu quả nhanh chóng, tức thì Thành phần: Indoramin, Prazosin, alfuzosin….. Công dụng:  Giảm triệu chứng tăng sinh tuyến tiền liệt đặc biệt là đối với người bệnh thường xuyên bị mất nước tiểu hoặc lâu ngày không tiểu được.  Thúc đẩy mở cơ bàng quang, tác động lên tuyến tiền liệt để dẫn nước tiểu ra bên ngoài. - Steroid Steroid là nhóm thuốc đặc trị bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt để thay đổi testosterone nội sinh, uống thuốc đều đặn trong 3 tháng bạn có thể cải thiện 25% triệu chứng bệnh. Thành phần chính: flutamide Công dụng:  Hỗ trợ điều trị, cải thiện tình trạng bệnh, giảm khả năng hình thành ung thư tuyến tiền liệt.  Thuốc không chỉ định cho trẻ em hoặc bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh liên quan đến gan thận.  - Thuốc kháng sinh Kháng sinh nhóm thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt không thể thiếu đặc biệt với trường hợp bệnh bị nhiễm khuẩn niệu đạo và đường sinh dục do xâm lấn ngoại khoa hoặc bị cơ thể từng bị viêm trước đó. Thuốc kháng sinh sẽ được kê theo đơn dựa vào tình trạng bệnh của bệnh nhân nhưng thông thường sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc có tác dụng thấp nhất đến liều cao hơn để tránh tình trạng kháng thuốc gây khó cho quá trình điều trị bệnh về sau. Kháng sinh thuốc kê đơn không thể thiếu nhằm giảm sưng, kháng viêm cho người bệnh  Hiện nay các nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất là fluoroquinolon,  beta lactam. Công dụng:  Bảo vệ tuyến tiền liệt khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.  Giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu - Thuốc ức chế men chuyển 5a – reductase 5a – reductase là thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt giúp giảm nhanh triệu chứng, giảm kích thước tuyến tiền liệt và ít gây giảm ham muốn tình dục.  Thành phần: hoạt chất finasteride  Công dụng:  Ức chế hoạt động tương tác giữa testosterone và 5a – reductase để cấu tạo nên DHT.  Bệnh sẽ gây tăng sinh tế bào tuyến tiền liệt vì thế khi dùng sản phẩm có chứa hoạt chất finasteride sẽ giúp ổn định cấu trúc cũng như ngăn ngừa sự tăng trưởng của khối u.  - Thuốc chứa hoạt chất nguồn gốc cỏ cây Nhóm thuốc này đã được nghiên cứu, kiểm nghiệm và chứng minh độ hiệu quả trong việc ngăn cản quá trình tổng hợp PG và giúp tổng hợp chất trung gian trong hoạt động kháng viêm.  Thành phần: gồm hoạt chất Pygeum Africanum, serenoa repens Công dụng:  Giảm tắc đường tiết niệu, ngừa viêm, kháng khuẩn trong quá trình điều trị bệnh.  Thuốc sẽ phát huy công dụng với bệnh nhân bị rối loạn tiểu tiện ở mức trung bình hoặc người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính khi chưa có biến chứng xảy ra.  - Corticosteroid Corticosteroid là thuốc được kê đơn với mục đích giảm viêm nhiễm ở phần trên cơ thể nam giới. Bên cạnh đó thuốc cũng được chỉ định dành cho những bệnh nhân không thể tự sản xuất Corticosteroid bởi cũng tương tự với hormone khác cortisol cũng là hormone không thể thiếu trong hoạt động duy trì sức khỏe. Corticosteroid nhóm thuốc giúp kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả  Thành phần: hoạt chất hydrocortison và methylprednisolon. Công dụng:  Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm tuyến tiền liệt và toàn thân.  Ngăn chặn biến chứng sau điều trị và giảm bớt sự khó chịu do bệnh gây ra. - Bonimen trị phì đại tiền liệt tuyến Là sản phẩm thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt được nhập khẩu trực tiếp từ Canada với chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên giúp thu nhỏ kích thước khối u cùng với đó sẽ loại bỏ một vài triệu chứng như tiểu đêm, tiểu rắt, rối loạn tiểu tiện……  Thành phần:  Cây tầm ma, bồ công anh, Cran Berry, Uva Ursi  Dầu cây cọ lùn, pygeum africanum, hạt bí đỏ Lá buchu, cây nam việt quất, copper, kẽm, vitamin B16, vitamin E, Lycopene và các thành phần tá dược khác.  Công dụng:  Kháng viêm, kháng khuẩn , đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh về tuyến tiền liệt.  Với chiết xuất từ dầu cọ lùn mang đến công dụng ức chế enzyme alpha reductase-5, qua đó giúp giảm sự tăng trưởng về kích thước tuyến, hạn chế tình trạng giãn cơ bàng quang, giảm tắc niệu đạo.  Ngăn ngừa sự phát triển của u xơ tuyến tiền liệt. Ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra như sỏi thận, viêm đường tiết niệu…..  Giảm nhanh triệu chứng khó chịu của bệnh như tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm nhiều lần…..  - Thuốc ức chế Alpha 1 kéo dài Ức chế Alpha 1 kéo dài là nhóm thuốc hỗ trợ duy trì dưỡng chất trong cơ thể. Thành phần chính có trong thuốc thường là hoạt chất tamsulosin, doxazosin, terazosin… Thuốc ức chế Alpha 1 kéo dài cần thiết cho người bệnh trong việc duy trì dinh dưỡng trong cơ thể  Công dụng: Giảm rối loạn tiểu tiện, giảm lượng nước tiểu cùng với đó thuốc giúp cải thiện triệu chứng đi kèm.  Thuốc có thể dùng cho bệnh nhân có tiền sử mắc cao huyết áp. - Thuốc an thần Thuốc an thần thường được kê đơn cho tình trạng bệnh nặng và có cảm giác đau kéo dài thậm chí triệu chứng kéo dài còn gây ra mất ngủ, ngủ không sâu giấc, suy nhược thần kinh.  Thành phần chính: hoạt chất seduxen Công dụng:  Trấn an tinh thần, ổn định thần kinh Giảm nhanh căng thẳng, stress  Giảm tiểu đêm đặc biệt là chứng tiểu mót về đêm.  Ngoài nhóm thuốc trên bạn có thể tham khảo thực phẩm chức năng chữa u xơ, phì đại tuyến tiền liệt Vương Bảo. Viên uống được tổng hợp từ các thành phần tự nhiên như cây hải trung kim, sài hồ nam, đơn kim, ngũ sắc, lá ban đơn….Đem đến hiệu quả trong việc điều trị rối loạn tiểu tiện, cải thiện nhanh chứng tiểu đêm, tiểu buốt, giảm phì đại tuyến tiền liệt cũng như thu nhỏ kích thước khối u.  Để hiểu hơn về sản phẩm hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1800 1258 để được tư vấn miễn phí. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY II. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới  Không thể phủ nhận độ hiệu quả thuốc thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt mang lại nhưng bên cạnh đó thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó trong quá trình uống thuốc chữa bệnh bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:  Với người lần đầu uống thuốc alpha có chọn lọc hoặc không chọn lọc cần sử dụng với liều dùng thấp nhất để hạn chế nguy cơ bị hạ huyết áp ở tư thế đứng.  Nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra về mức độ bệnh, kích thước tuyến để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất bởi tình trạng bệnh khác nhau sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.  Đối với trường hợp bệnh có tiền sử mắc cao huyết áp sẽ được kê đơn thuốc huyết áp thay cho nhóm thuốc ức chế alpha.  Trong quá trình tiếp nhận điều trị người bệnh cần hạn chế quan hệ tình dục.  Để chống viêm nhiễm đường tiết niệu và thúc đẩy hoạt động bài tiết nước tiểu bạn có thể tham khảo bài thuốc nam.  Vệ sinh bộ phận sinh dục mỗi ngày, thay đổi thói quen sinh hoạt để tránh làm bệnh trở nên nặng hơn.  Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng đào thải nước tiểu thông qua đường tiết niệu.  Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thực phẩm tốt cho bệnh ăn nhiều chất xơ. Hạn chế ăn đồ ăn gây kích ứng và có tác dụng không tốt đến bệnh như đồ ăn cay nóng, các loại thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều axit béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, món ăn chứa nhiều gia vị, lòng đỏ trứng gà, bia, rượu, đồ uống chứa nhiều caffeine đều không tốt cho sức khỏe người bệnh.  Nghỉ ngơi điều độ hoặc làm theo các chỉ dẫn từ cán bộ y tế. Uống thuốc theo chỉ định không tự điều chỉnh, tăng giảm liều lượng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang uống thuốc điều trị bệnh nền khác. Thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp điều trị nội khoa được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên để quá trình chữa trị nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ, bên cạnh đó người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm tra thường xuyên để được theo dõi và kiểm soát về mức độ bệnh. ||Tham khảo bài viết khác: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến #5 Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cao Phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? Ngăn biến chứng

Mổ phì đại tiền liệt tuyến nên hay không? Các phương pháp

Mổ phì đại tiền liệt tuyến là biện pháp phổ biến được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi độ hiệu quả nó đem lại. Với sự phát triển của y học hiện đại người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp mổ khác nhau tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh. Vậy có những phương pháp mổ nào? Khi nào nên mổ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết bên dưới. Cùng Vương Bảo Thái Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.   I. Nên phẫu thuật mổ phì đại tiền liệt tuyến khi nào?  Ở những người bình thường tuyến tiền liệt sẽ phát triển ở kích thước nhất định còn với người bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ có sự tăng trưởng về kích thước bởi sự tăng sinh của tổ chức đệm và sợi liên kết trong tuyến tiền liệt. Đối với người mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, kích thước tuyến có thể tăng từ 30g - 80g. Khi chuyển sang mức độ 3, bệnh sẽ phát triển to hơn kích thước của tuyến khi này có thể vượt ngưỡng 100g từ đó gây nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh khi nào cần mổ? 1.1 Phẫu thuật mổ hở  Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh người bệnh sẽ được chỉ định phương pháp mổ khác nhau, thông thường với trường hợp kích thước tuyến tiền liệt lớn hơn 80g đã gặp biến chứng sỏi bàng quang sẽ được bác sĩ chỉ định mổ hở. Được áp dụng nhiều dành cho trường hợp bệnh nặng, bằng cách phẫu thuật qua xương mu hoặc bàng quang khối u sẽ được cắt bỏ. Lưu ý: Mức độ bệnh không thể phản ánh chính xác kích thước tăng trưởng của tuyến tiền liệt, nhưng khi kích thước của tuyến tiền liệt càng lớn thì khả năng chữa trị càng thấp cũng thời gian điều trị bệnh càng lâu. 1.2 Phẫu thuật mổ nội soi Nội soi là phương pháp phẫu thuật hiện đại ít gây chảy máu, hạn chế tổn thương vùng bụng. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những người mắc bệnh ở giai đoạn 1, 2 đồng nghĩa với khi này kích thước tuyến tiền liệt chỉ ở ngưỡng 60 - 80g và không được vượt quá 80g. Cùng với đó là biểu hiện của bệnh như sỏi bàng quang, ứ nước ở thận, đường tiết niệu bị nhiễm trùng, bí tiểu cấp tái diễn…. Mổ phì đại tuyến tiền liệt bằng phương pháp nội soi luôn được ưu tiên bởi ít đau, ít chảy máu….  Một số phương pháp nội soi được sử dụng nhiều như:  Nội soi phì đại tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo  Mổ phì đại tuyến tiền liệt bằng laser  Mổ qua bàng quang.  II. Phương pháp mổ phì đại tiền liệt tuyến phổ biến nhất  2.1 Mổ phì đại tuyến tiền liệt truyền thống  Không phải là phương pháp được lựa chọn bởi phần đông phái mạnh nhưng nó lại là phương pháp ưu tiên dành cho một vài trường hợp bệnh đặc biệt. Phương pháp mổ này có thể kể tới: Phẫu thuật phì đại tuyến tiền liệt theo truyền thống hoặc hiện đại tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người  - Phẫu thuật mở Danh cho trường hợp bệnh nhân có kích thước khối u tuyến tiền liệt quá lớn có thể xảy ra biến chứng hoặc bị tổn thương. Lúc này bác sĩ sẽ mổ và trực tiếp cắt tuyến tiền liệt ra khỏi cơ thể.  - Phẫu thuật sử dụng tia laser  Phương pháp này được thực hiện nhằm mục đích thu nhỏ kích thước tuyến tiền liệt nhờ đó giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh đồng thời giảm tần suất đi tiểu trong ngày.  Có thể nói laser là phương pháp ít gây tác dụng phụ cũng như ít xâm lấn và giảm thiểu nguy cơ bị chảy máu trong và sau khi phẫu thuật thành công.  - Cắt đốt tiền liệt tuyến qua nội soi niệu đạo  Tuyến tiền liệt bị sưng phồng các bác sĩ sẽ cắt bỏ bằng cách nội soi qua niệu đạo. Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi vừa có thể áp dụng cho bệnh nhân có kích thước tuyến tiền liệt lớn lại vừa có tính thẩm mỹ sau mổ.  Bên cạnh hiệu quả đó, khi sử dụng phương pháp cắt đốt này có thể sẽ để lại nhiều biến chứng như tiểu không tự chủ, vỏ tuyến tiền liệt bị tổn thương, hẹp niệu đạo, bàng quang bị áp xe….  - Đặt ống niệu đạo  Đặt ống niệu đạo trong tuyến tiền liệt có thể sẽ áp dụng bằng nhiều cách khác nhau như đặt ống tự niêu, đặt ống tạm thời, đặt ống vĩnh viễn nhằm mục đích giảm khắc phục tình trạng tắc nghẽn đường nước tiểu của bệnh nhân. Tuy nhiên phương pháp này hiện nay ít được sử dụng bởi có thể gây đọng muối quanh stents gây đau và khó chịu. 2.2 Mổ phì đại tiền liệt tuyến hiện đại  So với cách mổ truyền thống thì mổ hiện đại được ưu tiên nhiều hơn bởi độ thuận tiện, ít xâm lấn cũng như công nghệ hiện đại mang đến độ an toàn cao. Bên cạnh đó nó còn đem đến vô vàn lợi ích khác như hạn chế rủi ro, phục hồi bệnh nhanh hơn, ít gây đau….  - Điều trị bệnh bằng hơi nước Sử dụng nhiệt độ của hơi nước để tiêu diệt phần mô thừa trong tuyến tiền liệt. Tiếp theo cơ thể sẽ tự kích ứng lại và tự động loại bỏ các mô thừa từ đó giúp giảm kích thước tuyến tiền liệt và giúp tuyến tiền liệt nhanh chóng co lại.  Nhưng sau khi trị liệu người bệnh có thể đối mặt với tình trạng tiểu ra máu, đau buốt khi đi tiểu, tuy nhiên tình trạng này sẽ dần cải thiện và biến mất chỉ sau vài tuần.  - TUNA - cắt đốt kim qua niệu đạo  Sử dụng tần sóng vô tuyến để làm nóng kim rồi đưa vào tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo. Cách này sẽ giúp ức chế và phá hủy sự hình thành của tế bào dư thừa có trong tiền liệt tuyến.  Có thể áp dụng cho cả bệnh nhân đang tiếp nhận điều trị ngoại trú bởi quá trình thực hiện hoàn toàn không sử dụng chất gây mê.  III. Rủi ro sau khi phẫu thuật tuyến tiền liệt Dựa vào phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có thể gặp biến chứng bệnh khác nhau. Với trường hợp biến chứng nhẹ người bệnh có thể bị chảy máu sau khi mổ, buồn nôn, khó tiểu, tiểu bí tạm thời. Ngoài ra, với tình trạng bệnh nặng hơn người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm như tiểu rắt, tiểu không tự chủ, xuất tinh ngược, nhiễm trùng vết mổ, hẹp tuyến tiền liệt và cổ bàng quang, rối loạn cương dương, nhiễm trùng đường tiết niệu…. Sau mổ người bệnh có thể gặp một vài triệu chứng nhưng sẽ dần cải thiện sau vài tuần  Đây đều là triệu chứng sau mổ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, chính vì thế khi gặp biểu hiện trên bạn cần lưu ý và đi khám ngay để tìm ra phương pháp khắc phục phù hợp. IV. Lưu ý sau khi mổ phì đại tuyến tiền liệt  Sau khi thực hiện thành công ca mổ phì đại tiền liệt tuyến có thể bệnh nhân sẽ gặp một số biểu hiện phổ biến như thường xuyên buồn tiểu, đau khi đi tiểu….. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dần được cải thiện và chấm dứt hoàn toàn sau 6 - 8 tuần.  Và để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu sau mổ cũng như sớm trở về cuộc sống sinh hoạt trước đây, người bệnh cần chú ý:  Uống nhiều nước, mỗi ngày uống đủ 2 lít nước để làm sạch bàng quang.  Ngăn ngừa táo bón bằng cách bổ sung chất xơ từ rau củ quả hoặc bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc làm mềm phần nếu cảm thấy đau khi đại tiện.  Uống thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng từ bác sĩ bao gồm cả thuốc giảm đau và thuốc làm loãng máu.  Không làm việc, hoạt động mạnh sau khi mổ  Kiêng quan hệ từ 4 - 6 tuần.  Phòng ngừa bệnh phì đại tuyến tiền liệt tại nhà  Để ngăn ngừa bệnh hình thành và phát triển, nam giới có thể thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt tại nhà bằng cách:  Tập thói quen đi tiểu, không nhịn tiểu và đi tiểu theo thời gian biểu. Không ngồi quá lâu, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tập các bài tập nhẹ nhàng việc này sẽ hạn chế tình trạng chèn ép tuyến tiền liệt.  Các bài tập tốt cho sức khỏe tuyến tiền liệt như cơ tầng sinh môn, cơ hoành, cơ bụng….  Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đồ ăn chứa nhiều chất xơ, hạn chế bia rượu và đồ uống chứa cồn.  Sinh hoạt tình dục lành mạnh. Thay đổi chế độ ăn để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u tuyến tiền liệt  Ngoài ra, việc cải thiện chức năng tuyến tiền liệt bằng cách dùng thực phẩm chức năng cũng là cách đơn giản và hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Vương Bảo viên uống được bào chế hoàn toàn từ dược liệu tự nhiên mang đến công dụng hiệu quả cho những người đang bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không hết tia nước, tiểu rắt….. Từ đó giúp giảm viêm tuyến tiền liệt, giảm phì đại tuyến tiền liệt và hạn chế u xơ phát triển. Nhìn chung mổ phì đại tiền liệt tuyến bằng phương pháp nội soi thường được lựa chọn của nhiều phái mạnh bởi độ an toàn, thuận tiện nó đem đến. Tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh khác nhau của mỗi người do đó không phải ai cũng phù hợp với nội soi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp tốt nhất cho bản thân nhé! ||Tham khảo bài viết khác: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến Các bài tập chữa phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới #10 Thuốc Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Hiệu Quả

Tiểu buốt ở phụ nữ là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị

Tiểu buốt ở phụ nữ là tình trạng thường gặp, nhưng không nên coi thường. Bởi, nếu không được điều trị kịp thời, tiểu buốt có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, thậm chí là hiếm muộn. Để hạn chế và cải thiện triệu chứng này, các chị em cần nắm rõ nguyên nhân phổ biến và những sai lầm khi chăm sóc sức khỏe sinh sản. Cùng Vương bảo Thái Minh tìm hiểu chi tiết trong bài viết chi tiết dưới đây. I. Tiểu buốt ở nữ giới là gì? Tiểu buốt ở phụ nữ là cảm giác nóng rát, đau đớn, khó chịu mỗi khi đi tiểu. Một số trường hợp bị rát hoặc buốt từ khi bắt đầu đi tiểu cho đến khi kết thúc, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Theo các chuyên gia, đây là kết quả của sự kích thích tại bàng quang, niệu đạo, gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới Thông thường, tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới thường xuất hiện ở nữ giới trong độ tuổi từ 20 - 50 và kèm theo những biểu hiện điển hình như: Vùng kín tiết dịch Nước tiểu có mùi lạ, đục hoặc lẫn máu Tiểu buốt kèm đau bụng Đau và sốt sau khi đi tiểu Cơn đau buốt kéo dài hơn 24 giờ kể từ khi tiểu tiện Đau lưng hoặc đau hông Vì những triệu chứng trên không hẳn là triệu chứng đặc hiệu nên có thể gây nhầm lẫn đến một số bệnh lý khác. Đó cũng là lý do vì sao các chị em thường chủ quan hoặc điều trị sai cách, khiến tình trạng tiểu buốt kéo dài và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm hiếm muộn. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng! Dưới đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó tìm ra giải pháp điều trị phù hợp; trả lại sự thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày. II. Nguyên nhân tiểu buốt ở nữ Có nhiều nguyên nhân gây tiểu buốt ở nữ, bao gồm: 2.1 Uống quá ít nước Khi thiếu nước, tỷ lệ nước trong cơ thể giảm dẫn đến tình trạng cô đặc huyết tương. Lúc này, để duy trì sự cân bằng của nước và các chất điện giải, cơ thể sẽ cố gắng tiết kiệm nước bằng cách tạo ra nước tiểu có nồng độ cao nhằm giữ lại càng nhiều nước càng tốt. Điều này vô tình gây nên áp lực tại niệu đạo và bàng quang, khiến các cơ quan này bị kích thích, từ đó sinh ra cảm giác tiểu buốt. 2.2 Tiêu thụ quá nhiều cồn và cafein Đi tiểu buốt ở nữ do uống nhiều rượu và cafe Cồn và cafein là những chất gây kích thích bàng quang và niệu đạo, từ đó dẫn đến cảm giác tiểu tiện và tăng số lần đi tiểu trong ngày. Ngoài ra, 2 chất này còn được biết đến với khả năng giãn mạch máu trong niệu đạo, tạo cảm giác đau buốt khi tiểu tiện. 2.3 Cắt giảm đột ngột đồ ăn chứa chất kích thích Trái ngược với việc tiêu thụ quá nhiều, việc cắt giảm đột ngột đồ ăn chứa chất kích thích như cồn hay cafein cũng có thể gây tiểu buốt ở nữ giới.  Nguyên nhân là bởi, khi cơ thể đã thích nghi với lượng cồn và cafein được dung nạp thường xuyên, chúng có thể sản sinh ra một số chất giúp đối phó với các chất kích thích này. Do đó, khi bị đột ngột cắt giảm chất kích thích, niệu đạo có thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, từ đó dẫn đến cảm giác tiểu buốt hoặc tiểu tiện thường xuyên. 2.4 Dùng thuốc lá Thói quen hút thuốc lá có thể gây ra hiện tượng đi tiểu buốt ở phụ nữ. Bởi, thành phần nicotine trong thuốc lá có tác động kích thích niệu đạo, gây cảm giác buồn đi tiểu, tiểu buốt và tiểu tiện thường xuyên. 2.5 Thói quen đi tiểu không đúng cách Thói quen đi vệ sinh ảnh hưởng rất lớn tới hệ niệu đạo Các thói quen xấu khi đi tiểu như: nhịn tiểu quá lâu, không tiểu đủ khi có nhu cầu,... có thể gây viêm niệu đạo và dẫn đến cảm giác đau, rát hoặc buốt ở phụ nữ khi đi tiểu. 2.6 Các nguyên nhân khác Một số nguyên nhân khác có thể gây tình trạng đi tiểu buốt ở nữ giới, bao gồm: viêm đường tiết niệu, tuổi tác, các vấn đề về tuyến giáp, mang thai,...  Bên cạnh đó, để trả lời cho câu hỏi “đi tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì”, các chuyên gia tiết niệu tại Trung tâm Tiết niệu Thận học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và cho biết, tình trạng tiểu buốt ở nữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Nguyên nhân gây tiểu buốt ở phụ nữ Giải thích chi tiết Nhiễm trùng đường tiết niệu Vi khuẩn E.Coli được nhận định là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bội nhiễm ngược dòng thông qua đường tiểu của người bệnh, gây viêm đường tiết niệu và gây đau, buốt khi đi tiểu. Bệnh lây truyền qua đường tình dục Tiểu buốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bao gồm: bệnh lâu, nấm chlamydia, mụn rộp sinh dục,... khiến người bệnh đi tiểu buốt, tiểu rát liên tục. Tắc nghẽn niệu quản Khi nước tiểu không thể đào thải ra bên ngoài, chúng sẽ chảy ngược vào thận, gây viêm nhiễm và hình thành các triệu chứng tiểu buốt, tiểu không sạch hoặc tiểu ít. Sỏi đường tiết niệu Sỏi ở đường tiết niệu thường được hình thành do các tinh thể lắng đọng, khiến nước tiểu bị cản trở dẫn đến viêm nhiễm. Đây cũng là lý do vì sao người bệnh sỏi đường tiết niệu thường đau nhói, không thoải mái khi đi tiểu. III. Tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai không? Khi mang thai, mẹ bầu có thể gặp tình trạng tiểu buốt. Vậy, tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai hay không? Có thể, nhưng không chắc chắn. Bởi, khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu bị thay đổi mạnh mẽ, dẫn đến tăng lượng nước tiểu và kích thích bàng quang. Mặt khác, thai nhi phát triển cũng có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến các mẹ bầu cần đi tiểu nhiều hơn và có cảm giác buốt khi đi tiểu. Tiểu buốt không phải dấu hiệu suy nhất của mang thai Như vậy, để xác định xem tiểu buốt có phải là dấu hiệu mang thai hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu khác như: Chậm kinh Buồn nôn, nôn Thay đổi khẩu vị Mệt mỏi Ngực căng tức Thay đổi ở vùng bụng Nếu bạn có các dấu hiệu này kèm theo chứng tiểu buốt, thì khả năng bạn đang mang thai là rất cao. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra. ||Xem thêm: 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả IV. Tiểu buốt ở phụ nữ có nguy hiểm không? Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?  Hiện tượng tiểu buốt ở phụ nữ có thể biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm, ví dụ như nhiễm trùng đường tiểu, ung thư tử cung, viêm âm đạo, viêm buồng trứng, sỏi thận,...  Tiểu buốt là vấn đề đáng báo động ở nữ giới Hơn nữa, tình trạng tiểu buốt kéo dài còn có thể suy giảm sức khỏe sinh lý phái nữ, khiến chị em cảm thấy tự ti, e ngại với bạn tình, từ đó ngại quan hệ tình dục, dẫn đến sứt mẻ tình cảm và ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt vợ chồng. Chưa hết, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở phụ nữ bị tiểu buốt được đánh giá là rất cao. Do đó, chị em nên chủ động tới bệnh viện hoặc các cơ sở y khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. V. Cách điều trị tiểu buốt ở phụ nữ hiệu quả  Để điều trị tiểu buốt, người bệnh cần được chẩn đoán nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.  Trong trường hợp bị tiểu buốt do nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Loại thuốc này có công dụng rất tốt trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, từ đó giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Nếu phụ nữ bị tiểu buốt do các nguyên nhân khác, bác sĩ có thể chỉ định một trong các loại thuốc sau: Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs): Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, giảm viêm, từ đó giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ có tác dụng giúp cơ bắp bàng quang thư giãn, từ đó làm giảm các cơn co thắt bàng quang. Thuốc điều trị rối loạn chức năng bàng quang: Các loại thuốc này có tác dụng giúp điều hòa hoạt động của bàng quang, từ đó giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc trị tiểu buốt cho nữ Lưu ý: Các loại thuốc đặc trị trên thường gây ra tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng! ||Xem thêm: Tiểu buốt và đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị VI. Mẹo giảm tiểu buốt ở nữ giới tại nhà Để khắc phục tình trạng tiểu buốt ở nữ tại nhà, việc thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống là điều cần thiết. Cụ thể: 6.1 Chế độ sinh hoạt cho người tiểu buốt Uống đủ nước: Uống đủ nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Người lớn nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Nên rửa vùng kín bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ. Thay quần lót thường xuyên: Thay quần lót thường xuyên sẽ giúp giữ cho vùng kín khô thoáng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Tránh nhịn tiểu: Khi có cảm giác buồn tiểu, cần đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu lâu. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe của bàng quang và hệ tiết niệu. Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học là cách chữa đi tiểu buốt tại nhà cho nữ 6.2 Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu buốt Hạn chế các chất kích thích: Một số chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, rượu, bia, nước ngọt có ga, có thể gây kích ứng bàng quang và khiến tình trạng tiểu buốt trở nên nghiêm trọng hơn. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Bổ sung các loại thực phẩm giàu Náng hoa trắng: Náng hoa trắng là thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau, rát, nóng rát khi đi tiểu. Vì thế, khi thấy tiểu buốt, người dùng nên sử dụng các loại thực phẩm giàu Náng hoa trắng như Vương Bảo để cải thiện sức khỏe niệu đạo. Tóm lại, tiểu buốt không chỉ gây ra nhiều phiền phức về mặt sinh hoạt mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, những sai lầm thường gặp và cách khắc phục tình trạng tiểu buốt ở phụ nữ là vô cùng quan trọng để chấm dứt nỗi ám ảnh thường trực này cho các chị em. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt nên ăn gì, kiêng gì? Chế độ cho người bị tiểu buốt Tiểu buốt ở nam giới là bệnh gì? Cách chữa trị và phòng ngừa Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Loading...