Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Viêm tuyến tiền liệt là gì? có nguy hiểm không? Biến chứng

Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý chung thường gặp ở nam giới. Tuy bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó cũng ít nhiều gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy viêm tuyến tiền liệt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Vương Bảo Thái Minh tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé! I. Bệnh viêm tuyến tiền liệt là gì? Viêm tuyến tiền liệt hay còn được gọi là bệnh viêm tiền liệt tuyến, đây là tình trạng rối loạn hoặc bị viêm ở vùng tiền liệt hoặc các bộ phận xung quanh nó. Viêm tuyến tiền liệt là gì? Hiện nay, viêm tuyến tiền liệt được chia thành 4 loại chính:  Đau vùng chậu mạn tính Viêm tiền liệt tuyến nhiễm trùng cấp tính Viêm tiền liệt tuyến nhiễm trùng mạn tính Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng II. Dấu hiệu và biểu hiện của người mắc bệnh Tùy vào mức độ bệnh sẽ dấu hiệu khác nhau. Với những người mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt không có triệu chứng sẽ không có dấu hiệu nào, khi này bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Còn đối với những người bị bệnh do vi khuẩn cấp tính hoặc mạn tính bệnh sẽ kèm theo một vài trạng thái ở đường tiết niệu – sinh dục như:  Biểu hiện toàn thân: ớn lạnh, sốt, mệt mỏi.  Biểu hiện tại đường tiết niệu – sinh dục: đau đầu dương vật, tăng số lần đi tiểu trong ngày, đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt, có máu trong tinh dịch, đau trực tràng… Hiện tượng Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao Là bệnh thường gặp ở nam giới đặc biệt là đối với những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:  Với nam giới có độ tuổi trên 50. Người có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt Những người từng bị nhiễm trùng cơ quan sinh dục hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị HIV/AIDS. Người từng được thực hiện xét nghiệm sinh thiết khối u để chuẩn đoán các bệnh liên quan tới ung thư. Người không uống nước đều đặn hoặc ít uống nước làm cho nước tiểu không được đào thải gây tồn đọng vi khuẩn. Những người không giữ được nước cho cơ thể hoặc vì một số bệnh lý nào đó nên thường bị mất nước. Do đặc thù công việc, người thường xuyên làm các công việc có tính chất rung lắc mạnh. Người bị áp lực về mặt tâm lý hoặc từng bị tổn thương dây thần kinh ở vùng xương chậu có thể những chấn thương cho va đập mạnh hoặc do tập thể dục thể thao sai cách.  Ngoài những đối tượng trên thì người có bao quy đầu hẹp cũng có tỷ lệ mắc viêm tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường. ||Bạn có biết: Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị III. Biến chứng của bệnh viêm tiền liệt tuyến ở nam giới  Viêm tiền liệt tuyến tuy là bệnh lành tính không gây quá nhiều nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng bệnh mạn tính hoặc cấp tính với những biến chứng khó lường như:  Nhiễm trùng máu Viêm tinh hoàn Áp xe tuyến tiền liệt.  Vùng xương sống, xương chậu có thể bị nhiễm trùng.  Gây rối loạn các chức năng tình dục Nặng hơn có thể gây vô sinh hoặc tử vong… Viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm (viêm tinh hoàn, vô sinh,…) Như vậy có thể trả lời cho câu hỏi “viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Nếu người bệnh vẫn có nhu cầu có con, rơi vào nhóm đối tượng dưới 50 tuổi. Vì viêm tuyến tiền liệt sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh. Do đó, khả năng có con đối với người bị viêm tuyến tiền liệt sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với người sức khỏe bình thường. IV. Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Viêm tuyến tiền liệt sẽ nguy hiểm nếu bệnh nhân không phát hiện và điều trị kịp thời. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính không phải là bệnh phức tạp với phác đồ điều trị lâu dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh không duy trì tình trạng sức khỏe tốt thì bệnh dễ tiến triển thành viêm tuyến tiền liệt mạn tính hoặc các biến chứng khác ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Bên cạnh đó, viêm tuyến tiền liệt mạn tính rất khó để điều trị dứt điểm và đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn từ người bệnh. Bởi phác đồ điều trị viêm tuyến tiền liệt mạn tính khá dài. Một điều cần lưu ý, viêm tuyến tiền liệt sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Tuyến tiền liệt tham gia vào quá trình sản xuất tinh trùng, cụ thể là tiết ra tinh dịch làm loãng tinh trùng, đồng thời tạo môi trường sống cho tinh trùng. Khi tuyến tiền liệt bị viêm, các vi trùng gây hại sẽ đi từ tiền liệt tuyến sang ống dẫn tinh và lan vào bên trong túi tinh. Lúc này, các tinh trùng trong túi sẽ bị chết, nhiễm trùng và suy giảm chất lượng tinh trùng. Đặc biệt, tuyến tiền liệt bị viêm sẽ không hoạt động được đúng công suất như một tuyến tiền liệt khỏe mạnh. Do đó, viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến tinh dịch ít được sản xuất hơn, dẫn đến tình trạng tình trùng bị cô đặc, gây khó khăn đến khả năng sinh sản ở nam giới. Vì vậy, trả lời cho câu hỏi viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không? Có nhé. Người bệnh cần ý thức điều trị và bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt ổn định để giảm thiểu các rủi ro bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính cùng những biến chứng khác. ||Xem thêm: Viêm Tuyến Tiền Liệt Có Quan Hệ Được Không? V. Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến tiền liệt Như chúng tôi vừa thông tin ở trên, bệnh viêm tuyến tiền liệt  được chia thành 4 mức độ bệnh và mỗi mức độ sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.  5.1 Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng cấp tính  Thường nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt trong trường hợp này là do vi khuẩn đặc biệt là những loại vi khuẩn như E.coli. Chúng làm cho các bộ phận của đường tiết niệu như niệu đạo hay trực tràng bị nhiễm khuẩn.  5.2 Viêm tuyến tiền liệt nhiễm trùng mạn tính  Khi trong tuyến tiền liệt luôn tồn tại lượng lớn vi khuẩn làm cho tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài. Và nhiều trường hợp bệnh viêm mạn tính này là do quá trình điều trị viêm cấp tính chưa khỏi triệt để và lượng vi khuẩn chưa diệt hết hoàn toàn.  5.3 Đau vùng xương chậu mạn tính  Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Thông thường người mắc bệnh sẽ thường xuất hiện dấu hiệu đau mạn tính ở cơ quan sinh dục, vùng xương chậu hoặc đáy chậu.  Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do tiền sử bị nhiễm trùng trước đó làm cho hệ thần kinh và hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc làm cho hoạt động của hormone bị thay đổi.  5.4 Viêm tiền liệt tuyến không có triệu chứng  Hiện nay các trường hợp mắc bệnh không có triệu chứng vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Chính vì thế, trong trường hợp này người bệnh chỉ có thể phát hiện khi thực hiện các kiểm tra liên quan hoặc thực hiện xét nghiệm máu. VI. Khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi có các triệu chứng: Máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch Khó khăn khi đi tiểu Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu thường xuyên Đau khi quan hệ Địa chỉ khám chữa viêm tuyến tiền liệt Hãy đến chuyên khoa thận – tiết niệu ở các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để thăm khám và điều trị: Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học y dược Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị. TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Phan Ngọc Thạch, Bệnh viện Chợ Rẫy. VII. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến tiền liệt  Phương pháp chẩn đoán bệnh có thể được dựa vào tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh, tiền sử mắc bệnh.  Hơn nữa, khi đến khám tại các cơ sở y tế các bác sĩ có thể khám viêm tuyến tiền liệt bằng các ngón tay thông qua ngả trực tràng, dựa vào đó đánh giá chung về mức độ bệnh hoặc phát hiện các dấu hiệu bất thường và tiến hành xét nghiệm nếu cần. Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán viêm tuyến tiền liệt Làm xét nghiệm nước tiểu: Phân tích nước tiểu để phát hiện vi khuẩn. Bên cạnh đó máu và các yếu tố khác cũng có thể là yếu tố gây viêm tiền liệt tuyến. Xét nghiệm dịch của tuyến tiền liệt: để xem tình trạng nhiễm khuẩn xuất hiện bên trong tuyến tiền liệt không, từ đó xác định loại viêm tuyến tiền liệt. Xét nghiệm máu: đo lường nồng độ PSA, kháng nguyên đặc hiệu của viêm tuyến tiền liệt. Soi bàng quang: quan sát các bất thường đường tiết niệu Siêu âm Sau khi thực hiện xong chẩn đoán, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết dựa trên những kết quả lâm sàng và cận lâm sàng mà viêm tuyến tiền liệt có nguy hiểm không. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh. VIII. Các phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt Phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt chủ yếu là dùng thuốc kháng sinh kết hợp với thói quen sinh hoạt để hỗ trợ quá trinh phục hồi, cải thiện chức năng tuyến tiền liệt. Các trường hợp viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn, nếu triệu chứng nhẹ có thể điều trị ngoại trú, theo dõi và uống thuốc. Nếu người bệnh có các biểu hiện nặng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nội trú để có thể theo dõi sát sao hơn. Những phương pháp điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp tính gồm: Viêm tuyến tiền liệt nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc Thuốc kháng sinh: Với bệnh viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn bác sĩ thường chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Levofloxacin, Ciprofloxacin…..Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ chữa trị để hạn chế tình trạng tái phát và diệt sạch vi khuẩn.  Đa số, bệnh nhân mắc bệnh sẽ dùng thuốc uống nhưng cũng có thể rút ngắn thời gian điều trị bằng cách tiêm thuốc đặc trị trực tiếp vào cơ thể.  Thuốc alpha: Đây là sản phẩm hỗ trợ giãn tuyến tiền liệt và làm giảm các triệu chứng tiểu rát, tiểu buốt…..Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ gây hạ huyết áp vì thế nó sẽ không tốt cho những ai có tiền sử bị huyết áp thấp.  Các loại thuốc chống viêm, giảm đau: Ibuprofen, Diclofenac, Paracetamol,  Piroxicam…. có tác dụng làm giảm tình trạng khó chịu do bệnh gây ra như đau đầu, sốt. Với những trường hợp viêm tuyến tiền liệt mạn tính do nhiễm khuẩn, thời gian điều trị có thể kéo dài lâu hơn từ 4 – 6 tuần. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn sẽ có từng đợt bùng phát, dù vậy người bệnh vẫn cần điều trị liên tục mà bác sĩ chỉ định. Như vậy sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi khuẩn tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh cần thay đổi thói quen sống, chế độ ăn uống để hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh: Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích bàng quang (rượu, bia, cà phê) Hạn chế ăn thức ăn cay nóng Tránh thực hiện các hoạt động tạo áp lực lớn lên khu vực tầng sinh môn (ngồi quá lâu, đạp xe) IX. Phòng ngừa biến chứng viêm tuyến tiền liệt Có thể phòng ngừa các biến chứng viêm tuyến tiền liệt bằng cách phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt. Trong trường hợp đã bị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh cần đi khám và điều trị bệnh sớm nhằm hạn chế tối đa nguy cơ viêm tuyến tiền liệt phát triển thành biến chứng. Những điều nam giới cần chú ý để phòng ngừa viêm tuyến tiền liệt: Giữ gìn vệ sinh môi trường sống, cơ thể để hạn chế nhiễm trùng đừng tiết liệu Sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục Điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu để vi khuẩn không lây sang tuyến tiền liệt. Lưu ý những cơn đau bất thường khi ngồi xuống, cơn đau ở vùng đáy chậu vì đó có thể là dấu hiệu của hội chứng đau vùng chậu mạn tính. Đa số các trường hợp mắc viêm tuyến tiền liệt đều không gây nguy hiểm tới tính mạng, tình trạng bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng sau khi xác định rõ nguyên nhân cũng như loại viêm đang mắc phải. Chính vì thế, nếu thấy cơ thể có điều bất thường hãy đi kiểm tra và thăm khám ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời nhé! ||Tham khảo bài viết khác: Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? 3 “thần dược” 10+ Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà an toàn, hiệu quả Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt hiện nay là bao nhiêu?

Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? 3 “thần dược”

Chế độ ăn uống và tình trạng bệnh có mối liên hệ mật thiết với nhau, đó cũng là lý do vì sao việc tìm hiểu “viêm tuyến tiền liệt nên ăn là gì” trở nên cực kỳ quan trọng đối với người bệnh. Bài viết sau đây sẽ điểm qua những thực phẩm giàu chất chống viêm, axit béo có lợi như: rau cải xanh, cam, bơ,… Từ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh và trả lại sự tự tin cho các quý ông. Hãy cùng tìm hiểu với Vương Bảo trong bài viết bên dưới! I. Người bệnh viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Để hỗ trợ cho việc điều trị viêm tuyến tiền liệt, người bệnh cần ưu tiên bổ sung 3 nhóm thực phẩm, bao gồm: thực phẩm giàu chất chống viêm; omega – 3 và axit béo; chất xơ và nước. Cụ thể: 1.1 Thực phẩm giàu chất chống viêm Dưới đây là một số thực phẩm giàu chất chống viêm mà người bệnh viêm tuyến tiền liệt nên đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày: Người bệnh viêm tuyến tiền liệt nên ăn các thực phẩm giàu chất chống viêm như cải xoăn, cám, dứa,… Rau cải xanh: Đây là loại rau chứa nhiều chất chống viêm như sulforaphane và vitamin C; giúp giảm viêm và hỗ trợ bảo vệ tuyến tiền liệt khỏi tổn thương. Ví dụ: Cải xoăn, cải thảo, bắp cải,… Trái cây chứa Vitamin C: Không chỉ có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa cực mạnh. Do đó, quá trình điều trị viêm tuyến tiền liệt sẽ được rút ngắn nếu người bệnh thường xuyên tiêu thụ các loại trái cây chứa vitamin C. Ví dụ: cam, dứa, kiwi,… Thực phẩm chứa Omega 3 và vitamin E: Những dưỡng chất này đều có khả năng giảm viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt. Vì thế, khi kết hợp với nhau, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện trông thấy. Ví dụ: hướng dương, hạnh nhân. 1.2 Omega-3 và axit béo Đáp án câu hỏi “người bệnh viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì?” có thể là 2 thực phẩm giàu omega-3 và axit béo có lợi dưới đây: Omega-3 và axit béo là thực phẩm rất tốt cho người viêm tuyến tiền liệt Thực phẩm giàu omega-3: Nhờ đặc tính kháng viêm tự nhiên, việc bổ sung omega-3 vào khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và trung hòa các chất gây viêm. Ví dụ: cá hồi, cá trích, cá cơm, cá thu, dầu olive, bơ thực vật,… Thực phẩm chứa nhiều axit béo có lợi: Bổ sung axit béo có lợi cũng rất tốt cho người bệnh viêm tuyến tiền liệt, trong đó nổi bật nhất phải kể đến công dụng giảm lượng cholesterol trong máu, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện tình trạng viêm của cơ thể. Ví dụ: các loại hạt như hạt macca, hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia,… 1.3 Chất xơ và nước Chất xơ (đặc biệt là chất xơ hòa tan) giúp điều chỉnh tiêu hóa, giảm táo bón – vấn đề thường gặp trong viêm tuyến tiền liệt. Do đó, bên cạnh việc ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu chất chống viêm, omega-3 và axit béo, người bệnh cũng nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, thúc đẩy quá trình hồi phục. Cung cấp chất xơ và nước cho cơ thể thường xuyên sẽ giúp giảm triệu chứng liên quan đến bệnh Một số loại rau củ mà người bệnh cần bổ sung bao gồm: súp lơ, cần tây, cà chua, cà rốt, dưa hấu, giá đỗ, mâm xôi, việt quất, dâu tây, táo, dưa lê, bí đỏ,… Ngoài ra, việc giữ cho cơ thể luôn đủ nước có vai trò rất tốt trong việc loại bỏ độc tố, cải thiện chức năng chính của tuyến tiền liệt. Lượng nước được khuyến nghị nên nạp vào cơ thể mỗi ngày đó là 1.8 – 2.2 lít (tương đương 8 – 10 ly nước). ⚠️Chú ý: Mặc dù có lợi trong quá trình phục hồi tuyến tiền liệt, thế nhưng việc bổ sung các thực phẩm trên nên được kết hợp cân đối với một lối sống lành mạnh. Nếu cảm thấy cơ thể xảy ra bất kỳ triệu chứng lạ nào sau khi tiêu thụ, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được đánh giá, điều trị kịp thời! ||Xem thêm: Viêm tuyến tiền liệt có tự khỏi không? 3 sự thật cần biết II. Bị viêm tuyến tiền liệt nên kiêng ăn gì? Bên cạnh việc tìm hiểu “viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì” thì “viêm tuyến tiền liệt nên kiêng ăn gì” hoặc “viêm tuyến tiền liệt không nên ăn gì” cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm đông đảo từ người bệnh. Theo đó, người bị viêm tuyến tiền liệt nên hạn chế các thực phẩm gây tăng viêm, kích ứng và chứa chất kích thích.  2.1 Thực phẩm gây kích ứng Đồ uống chứa Caffeine: Theo TTƯT.TS.BS Nguyễn Thế Trường – Phó khoa Tiết niệu Nam học và Thận học tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: “Caffeine gây co thắt hoành niệu dục và cơ bàng quang, khiến triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mãn tính càng trở nên nghiêm trọng”. Do đó, thay vì thường xuyên uống cà phê hoặc các thức uống chứa caffeine như thói quen, người bệnh nền dần thay thế bằng nước lọc, nước trái cây hoặc trà xanh.  – Thực phẩm chứa đường: Có thể bạn chưa biết, đường hay thức ăn ngọt chính là tác nhân gây gia tăng sự phát triển của vi khuẩn gây viêm. Vì thế, tốt nhất bạn không nên ăn những thực phẩm chứa đường trong quá trình điều trị viêm tuyến tiền liệt. Trong trường hợp không thể “cai” đường, bạn có thể bổ sung thêm trái cây để gia tăng độ ngọt tự nhiên. 2.2 Thực phẩm chứa chất kích thích Người bị viêm tuyến tiền liệt nên kiêng các loại thực phẩm chứa chất kích thích hoặc có khả năng gây kích ứng Thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia hay các loại gia vị trong thức ăn đều có chất kích thích hóa học, gây tổn thương tuyến tiền liệt và tăng cường triệu chứng viêm. Thế nên, hãy hạn chế tối đa việc tiêu thụ rượu, bia và các loại gia vị có chất kích thích trong khẩu phần ăn hàng ngày. III. Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm tuyến tiền liệt Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người mắc bệnh tuyến tiền liệt là vô cùng quan trọng. Song, người bệnh cũng cần kết hợp với những thói quen sau nhằm tăng cao hiệu quả cải thiện bệnh. Tránh ngồi/đứng quá lâu ở một chỗ Bỏ thói quen nhịn tiểu Vận động thường xuyên Khám sức khỏe định kỳ Quản lý cân nặng hợp lý Ngưng hút thuốc và các sản phẩm có chất kích thích Tạm thời tránh xa nguồn cơn gây căng thẳng, lo âu Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp cải thiện bệnh Bạn đang gặp những khó khăn với tình trạng tiểu rắt, tiểu khó và tiểu đêm nhiều lần do viêm tuyến tiền liệt? Hãy để Vương Bảo giúp bạn! Vương Bảo là sản phẩm bảo vệ sức khỏe chuyên dùng cho đối tượng nam giới trong độ tuổi trung niên và cao niên bị u xơ tiền liệt tuyến hoặc đang gặp các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Từ đó, giảm các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt một cách nhanh chóng, hiệu quả. Viên uống Vương Bảo – Giải pháp tự nhiên cải thiện nhiều vấn đề về tiểu tiện chỉ sau 3 tháng Ngoài ra, với sự kết hợp tinh tế của các thành phần tự nhiên như: Náng hoa tráng, Ngải nhật, Tàu bay, Lá cây hoa ban,… chỉ sau 3 tháng sử dụng, người dùng sẽ cảm nhận rõ rệt các triệu chứng như tiểu khó, tiểu rắt, tiểu đêm,… đã được cải thiện rõ rệt. Để biết thêm thông tin về Vương Bảo và tính hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc liên hệ ngay đến 1800 1258 để được các dược sĩ chuyên môn cao tư vấn miễn phí. Họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm, có thể giúp bạn hiểu rõ về tình trạng sức khỏe cũng như liều lượng sử dụng phù hợp. Tóm lại, việc can thiệp vào vấn đề dinh dưỡng cũng như chủ động kết hợp nhiều biện pháp cải thiện dù không thể điều trị viêm tuyến tiền liệt, thế nhưng đây lại là yếu tố quan trọng, quyết định việc điều trị có hiệu quả hay không. Mọi thắc mắc xoay quanh viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì, kiêng ăn gì, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc tìm đọc các bài viết liên quan bằng cách truy cập website https://vuongbaothaiminh.com/. ||Tham khảo bài viết khác: #5 Bài thuốc chữa viêm tiền liệt tuyến bằng Đông Y hiệu quả Viêm Tuyến Tiền Liệt Có Quan Hệ Được Không? Chi phí điều trị viêm tuyến tiền liệt hiện nay là bao nhiêu?

#5 Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cao

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Tùy vào mức độ bệnh sẽ có cách điều trị phù hợp trong đó sử dụng các bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt đang là phương pháp hữu hiệu được nhiều phái mạnh tin dùng. Hãy cùng tìm hiểu với Vương Bảo trong bài viết bên dưới! I. Vì sao các bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt? Phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng kích thước tăng trưởng bất thường của tuyến tiền liệt của nam giới từ đó tác động và gây chèn ép tới niệu đạo và bàng quang. Thuộc căn bệnh lành tính nhưng nếu thời gian mắc bệnh kéo dài làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn sẽ khiến người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng cao. Thậm chí, nếu tình trạng bệnh nặng hơn sẽ dẫn tới ung thư tuyến tiền liệt và gây vô sinh cho nam giới. Thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt Với khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ đặc biệt là trong lĩnh vực y khoa. Chính vì thế, có rất nhiều phương pháp hiện đại khác nhau để điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Nhưng thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều nam giới. Bởi: Trong thuốc nam không chứa các thành phần độc tố. Nếu biết cách sử dụng cũng như uống với liều lượng hợp lý sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh chóng mà không hề có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.  Thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt không chỉ giúp điều trị bệnh dứt điểm mà còn hỗ trợ điều hòa trạng thái cơ thể giúp nhanh chóng loại đi các tác nhân gây bệnh.  Tiết kiệm chi phí điều trị hơn so với các phương pháp có can thiệp Tây y.  Sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau với nhiều độ tuổi khác nhau.  II. Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới 2.1 Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng hoàng bá  Hoàng bá là bài thuốc nam có thể chữa trị bàng quang thận thủy và bất túc. Thông thường với bài thuốc này người ta sẽ kết hợp với nhiều thành phần khác như ngưu túc, sinh địa, phục linh… Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng hoàng bá Hiện nay, hoàng bá là bài thuốc hiệu quả để điều trị các bệnh lý có liên quan tới tuyến tiền liệt đem tới tác dụng tuyệt vời trong việc giảm tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát…. Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g các thành phần hỗn hợp như hoàng bá, phục linh, tri mẫu, ngưu tất, tri mẫu, xa tiền tử, đơn bì và 15g sinh địa.  Cách làm:  Bước 1: Đổ tất cả các hỗn hợp vừa chuẩn bị vào ấm hoặc nồi sắc thuốc.  Bước 2: Cho vào đó 1 lít nước lọc.  Bước 3: Đun cho tới khi hỗn hợp cạn còn 1 bát nước thì dừng lại.  Bước 4: Nên uống thuốc khi nóng để các tác dụng cao hơn.  2.2 Cây trinh nữ – Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt  Cây trinh nữ là bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.  Là loại cây có vị chát đắng cộng với thành phần gồm 32 loại alkaloid khác nhau và methanol. Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn sự phát triển của các vùng tế bào ngoại lai. Từ đó làm cho kích thước của các khối u tại tuyến tiền liệt giảm đi. Điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng Cây trinh nữ Và để thực hiện theo bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt này bạn chỉ cần chuẩn bị 3 lá trinh nữ hoàng cung sau đó thực hiện theo cách làm sau:  Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu vừa chuẩn bị, thái nhỏ và mang đi sao cho tới khi lá chuyển sang màu vàng. Bước 2: Cho phần lá vừa sao hãm với 1,5 lít nước sôi.  Bước 3: Có thể uống nước thuốc này thay cho nước lọc hàng ngày.  Lưu ý: Bài thuốc sẽ hiệu quả hơn nếu bạn uống trong vòng 8 tuần và uống luân phiên 7 ngày uống – 7 ngày nghỉ.  2.3 Bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt từ hạt bí đỏ Trong hạt bí đỏ có chứa thành phần delta 7 – phytosterol giúp ức chế sự phát triển của enzyme alfa reductase-5 (đây là chất thành phần làm tăng Dihydrotestosterone (DTH)). thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt từ hạt bí đỏ Khi người bệnh để có chất DTH trong cơ thể tăng cao cũng đồng nghĩa với việc làm tăng kích thước của các khối u xơ. Chính vì thế khi ăn hạt bí đỏ sẽ ức chế và làm giảm DTH từ đó làm cho khối u phì đại tuyến tiền liệt giảm đi, cải thiện tình trạng tiểu đêm, tiểu buốt và khó tiểu.  Để mang lại kết quả điều trị tốt nhất thì người bị bệnh phì đại tuyến tiền liệt nên sử dụng khoảng 50g hạt bí đỏ mỗi ngày tương đương với 20 – 25 hạt. Việc này không chỉ làm giảm nguy cơ phát bệnh mà nó còn hỗ trợ điều trị bệnh với hiệu quả cao.  2.4 Cây hoa náng – thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt Cây hoa náng vị thuốc quá quen thuộc trong nhiều bài thuốc nam đặc biệt là đối với những bài thuốc chữa tê thấp, bong gân, nhức mỏi tê bì chân tay…..Ngoài ra nó cũng là vị thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới. Cây hoa náng – thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt Nguyên liệu cần chuẩn bị: 10g ké đầu ngựa, 40g xạ đen, 6g hoa náng trắng khô.  Cách thực hiện:  Bước 1: Rửa sạch các thành phần vừa chuẩn bị và đổ chung vào đun với 1,5 lít nước.  Bước 2: Đun đến khi hỗn hợp sôi thì vặn lửa nhỏ và đun tiếp 20 phút. Bước 3: Uống sau bữa ăn.  Lưu ý: Uống 3 lần/ ngày và uống liên tục trong vòng 6 tuần để kiểm chứng độ hiệu quả. 2.5 Dầu cọ lùn – Thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt  Dầu cọ lùn là nguyên liệu điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt nổi tiếng được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đã từ lâu tại khu vực Đông Nam của Mỹ, dầu cọ lùn không chỉ được sử dụng như thức ăn hàng ngày mà nó còn được dùng để điều trị các bệnh liên quan tới sinh sản và phì đại tuyến tiền liệt lành tính ở phái mạnh. Dầu cọ lùn – Thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt Trong cọ lùn chứa nhiều thành phần Phytosterol đem lại nhiều hiệu quả trong việc chữa bệnh như:  Hạn chế sự phát triển nồng độ của dihydrotestosterone (DTH) trong máu giúp ngăn ngừa và ức chế sự tăng trưởng của các khối u trong tuyến tiền liệt.  Giảm sự tắc nghẽn niệu đạo, hỗ trợ làm giãn cơ cổ bàng quang cải thiện tình trạng tiểu yếu, tiểu đêm, tiểu rắt….. Bên cạnh những công dụng trên cọ lùn còn giúp ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn và hỗ trợ rất tốt cho việc mọc tóc và kích thích mọc tóc.  III. Phòng tránh bệnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới Ngoài việc thực hiện các bài thuốc làm giảm tình trạng bệnh như trên thì người bệnh nên kết hợp với lối sống lành mạnh, khoa học thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa và cải thiện bệnh: Cần ăn uống và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý. Bổ sung cho cơ thể nhiều thức ăn có màu xanh như rau xanh và trái cây tươi đặc biệt là các loại thực phẩm như cà chua, bông cải xanh, bắp cải…..Tăng cường bổ sung omega 3 như cá basa, cá mòi, cá hồi và uống nhiều nước trái cây cũng rất tốt cho tuyến tiền liệt. Hạn chế uống các đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… Không để cơ thể bị căng thẳng và mệt quả quá độ. Chế độ tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên để có kết quả tốt nhất. Chú ý giảm các đồ ăn có tính cay, nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán. Tăng cường các loại đậu như đậu lăng, đậu nành… IV. Lưu ý khi điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng thuốc nam  Hiện nay, với nhiều phương pháp điều trị hiện đại nhưng thuốc nam vẫn là bài thuốc được lựa chọn nhiều bởi sự an toàn và tiết kiệm chi phí điều trị.  Mặc dù không gây kích ứng cho cơ thể nhưng nếu người bệnh dùng với lượng quá nhiều hoặc quá trình sử dụng có kết hợp với thuốc tây y có thể sẽ gây nên những nguy hiểm khó lường. Bên cạnh đó, các bài thuốc nam thường sẽ mất nhiều thời gian hơn trong việc điều trị vì thế đòi hỏi sự kiên trì từ người bệnh.  Đặc biệt, đây chỉ là bài thuốc nam điều trị phì đại tuyến tiền liệt với tác dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh và chưa có nghiên cứu nào khẳng định chúng sẽ chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, sau thời gian dài sử dụng không thấy tình trạng được cải thiện thì người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám. Và không được tự ý kết hợp điều trị cả thuốc nam với thuốc tây y tại nhà để tránh bị ngộ độc thuốc. ||Tham khảo bài viết khác: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến Phì đại tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? Ngăn biến chứng Các bài tập chữa phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới

10+ Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà an toàn, hiệu quả

Tiểu nhiều lần, tiểu bí, tiểu đau đều là những biểu hiện thường gặp ở nam giới khi mắc viêm tuyến tiền liệt. Nếu không được phát hiện và chữa trị đúng lúc sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của người bệnh. Vậy cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà ra sao? Có mang lại hiệu quả như khi dùng thuốc hay không? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp có trong bài viết dưới đây của Vương Bảo Thái Minh nhé! I. Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà theo phương pháp dân gian  1.1 Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng mứt hồng  Cách chữa viêm tuyến tiền liệt bằng mứt hồng được xem là phương pháp chữa trị mang tới hiệu quả cao nhất hiện nay. Bước 1: chuẩn bị 2 quả mứt hồng, đường trắng + 6g đăng tâm. Bước 2: Cho mứt hồng vào đun cùng 300ml nước, khi nước sôi cho đăng tâm vào đun tiếp Lưu ý: Để thuốc dễ uống hơn bạn có thể bỏ thêm đường trắng hoặc thay thế bằng đường đỏ đều được. 1.2 Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng quả sung  Sung trái cây quen thuộc tại Việt Nam thế nhưng ít ai biết đây lại là vị thuốc quý tốt cho đường tiêu hóa và cho người đang bị viêm tuyến tiền liệt. Quả sung mang hiệu quả cao cho người bị viêm tuyến tiền liệt và tốt cho hệ tiêu hóa Nguyên liệu cần chuẩn bị: đường phèn + 30g quả sung.  Cách làm:  Cho sung và đường phèn vào nồi chứa 1 – 1,5 lít nước rồi đun sôi.  Uống hỗn hợp nước này hàng ngày có thể thay cho trà để chữa bệnh.  Lưu ý: bài thuốc chỉ có hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ, nếu người bệnh thấy xuất hiện triệu chứng tiểu buốt, tiểu nhói thì bài thuốc này sẽ không đem tới hiệu quả. 1.3 Bài thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt bằng lá sen + gạo tẻ Kết hợp gạo tẻ với lá sen không chỉ là bài thuốc chữa bệnh liên quan đến dạ dày mà nó còn là cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà được nhiều nam giới sử dụng. Cách thực hiện siêu đơn giản bạn chỉ cần chọc thủng 1 lỗ nhỏ trên lá sen rồi đổ gạo tẻ vào rồi bọc lại. Cho ninh hầm cho tới khi gạo chín kết dính như nước hồ.  Dùng bài thuốc hàng ngày bạn sẽ thấy tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.  1.4 Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng cây mã đề Sử dụng 150g bông mã đề tươi sắc uống thay cho nước lọc hàng ngày không chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó chịu cho bệnh gây ra mà nó còn là bài thuốc tốt cho hệ bài tiết.  1.5 Râu ngô + vỏ dưa hấu chữa viêm tuyến tiền liệt hiệu quả  Để thực hiện bài thuốc này người bệnh cần chuẩn bị 60g râu ngô, 3 quả chuối tiêu xanh + 60g vỏ dưa hấu. Bỏ vỏ chuối ngâm trong nước muối để loại bỏ nhựa. Đổ tất cả nguyên liệu vừa chuẩn bị vào nồi đun cùng 4 bát nước.  Tiếp tục đun trong lửa nhỏ cho tới khi thuốc cạn còn 1 bát nước, có thể bỏ thêm đường phèn để dậy vị hơn. Và để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 bát. 1.6 Uống nước lá trầu không  Lá trầu không bài thuốc dân gian cực đơn giản, hiệu quả mà nguyên liệu lại dễ tìm kiếm. Bạn chỉ cần rửa sạch lá trầu rồi xay cùng nước lọc, uống 2 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng viêm tuyến tiền liệt được cải thiện đáng kể. Uống nước lá trầu 2 lần/ngày tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện Tuy nhiên người bệnh cần nên cẩn trọng khi áp dụng bài thuốc này bởi chưa có bất cứ nghiên cứu nào có thể khẳng định lá trầu không gây tác dụng phụ cho bệnh nhân hay những ảnh hưởng của nó do đó bạn cần cân nhắc trước khi thực hiện. 1.7 Chữa bệnh bằng rễ cỏ tranh  Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng rễ cỏ tranh có hiệu quả không? Có rất nhiều trường hợp nam giới mắc bệnh đã cải thiện tình trạng bệnh bằng cách dùng cỏ tranh kết hợp với một số nguyên liệu khác như đơn bì, phục linh, hoàng bá, thục địa, tri mẫu, hoài sơn…. Nhưng không phải ai thực hiện bài thuốc này cũng mang tới hiệu quả bởi nó còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và nguyên nhân gây bệnh.  1.8 Chữa viêm tuyến tiền liệt bằng cây náng hoa trắng   Trong dân gian cây náng hoa trắng cũng là vị thuốc có tác dụng rất lớn trong việc chữa trị viêm các bệnh liên quan tới tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt. Để thực hiện bài thuốc này người bệnh có thể sử dụng náng hoa trắng phơi khô rồi sắc thành nước uống hàng ngày. Tuy nhiên loại thảo dược này không thể điều trị triệt để tình trạng viêm tuyến tiền liệt đặc biệt là bệnh do nhiễm khuẩn. Do đó, sau thời gian chữa trị không thấy bệnh giảm thì nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra. 1.9 Bài thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt bằng kim ngân hoa  Trong kim ngân hoa chứa thành phần giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn tụ cầu như flavonoid, saponin cùng acid chlorogenic. Sử dụng bài thuốc này sẽ giúp giảm tình trạng viêm tuyến tiền liệt và bảo vệ các tế bào khỏi sự tổn thương. Kim ngân hoa thảo dược quý giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả tại nhà Cách thực hiện vô cùng đơn giản bạn chỉ cần chuẩn bị 6g kim ngân hoa cùng 3g cam thảo, 200ml. Đun hỗn hợp trên bằng lửa nhỏ khi cạn còn 100ml nước thì tắt bếp. Chia thành 2 lần uống mỗi ngày. ||Xem thêm: Viêm tuyến tiền liệt nên ăn gì? Kiêng gì? 3 “thần dược” II. Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng các món ăn  Bên cạnh bài thuốc dân gian thì những thực phẩm có lợi cho người bệnh khi được kết hợp với nhau không chỉ mang tới hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe, tăng chức năng hoạt động của tuyến tiền liệt mà còn cải thiện tình trạng bệnh ngay tại nhà. 2.1 Món ăn chuối tiêu hầm ngân nhĩ  Chuẩn bị: 1 quả chuối tiêu + 30g ngân nhĩ.  Cách thực hiện: Ngâm ngân nhĩ trong nước cho tới khi nở thì đem nấu nhừ. Bỏ vỏ chuối cắt thành từng miếng rồi nấu cùng với ngân nhĩ.  Nên ăn chuối hầm ngân nhĩ mỗi ngày sẽ giúp bổ huyết, tăng tinh dịch và giảm đi những triệu chứng khó chịu cho bệnh gây ra.  2.2 Món ốc nấu rượu  Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 bát rượu trắng + 3 bát ốc đồng.  Cách làm:  Cho nguyên liệu vừa chuẩn bị vào đun chung trên lửa nhỏ cho tới khi cạn còn 1 bát nước.  Ăn ốc và uống phần nước rượu ốc trong nồi. Kiên trì thực hiện bài thuốc này trong 2 – 3 ngày liên tiếp bệnh sẽ được cải thiện đặc biệt là đối với người bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính.  III. Điều trị viêm tuyến tiền liệt bằng thay đổi thói quen sinh hoạt  Ngoài cách thực hiện các phương pháp điều trị trên thì bạn có thể áp dụng một số cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt tại nhà để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh đơn giản như: Uống nước rất quan trọng đối với người bị viêm tuyến tiền liệt Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa việc lây nhiễm vi khuẩn sang các bộ phận có khác. Uống đủ nước mỗi hàng để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.  Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thể thao, tập bài tập vận động nhẹ để cải thiện chức năng sinh dục. Tuy nhiên không nên đi xe đạp hay nâng tạ bởi những bài tập này sẽ tác động và ảnh hưởng trực tiếp tới bộ phận này khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.  Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, giàu khoáng chất, vitamin và chất xơ.  Tuyệt đối không thời gian điều trị viêm tuyến tiền liệt không nên quan hệ tình dục để tránh bị lây nhiễm chéo sang đối phương.  IV. Cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà bằng cách xoa bóp, bấm huyệt  Xoa bóp, bấm huyệt cũng là cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Với phương pháp này người bệnh có thể thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc lúc cơ thể đang đói. Trước khi thực hiện, người bệnh cần nên đi tiểu để tránh gây áp lực lên bàng quang. Bấm huyệt điều trị viêm tuyến tiền liệt tại nhà Cách thực hiện:  Bước 1: Đặt 2 tay lên bụng dưới, xoa đều theo chiều kim đồng hồ cho tới khi bụng ấm lên.  Bước 2: Dùng ngón tay day ấn huyệt quan nguyên tối thiểu là 2 phút.  Bước 3: Từ từ vòng 2 tay ra phía sau rồi nắm lại. Tiếp theo lấy ngón tay day huyệt thận du liên tiếp 50 lần.  Bước 4: Giữ 2 tay sau lưng, dùng tiểu ngư tế xát nhẹ 2 bên huyệt bát liêu cho tới khi da ấm theo chiều từ trên xuống.  Bước 5: Day nhẹ huyệt dương lăng tuyền 50 lần.  Bước 6: Day huyệt tam âm giao 50 lần.  Lưu ý: Trong quá trình thực hiện bài tập trên, người bệnh cần xác định đúng vị trí các huyệt để đạt hiệu quả cao nhất và tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, nếu không chắc chắn có thể tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm hoặc thầy thuốc y học cổ truyền.  Vương Bảo – Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh về tuyến tiền liệt ở nam giới Viêm tuyến tiền liệt gây tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu buốt…. đừng lo tất cả đã có Vương Bảo. Được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như náng hoa trắng, cây hải trung kim, lá hoa ban, đơn kim, ngũ sắc, cao ngải nhật, tàu bay. Có tác dụng giúp thông tiểu, chữa tiểu buốt, tiểu khó và bệnh rối loạn tiểu tiện ở nam giới. Vương Bảo chiết xuất từ tự nhiên an toàn cho người viêm tuyến tiền liệt Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của khối u ở tuyến tiền liệt. Cho tới thời điểm hiện tại, Vương Bảo vẫn luôn là lựa chọn số 1 của nam giới bởi không gây bất cứ tác dụng phụ nào và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý của người bệnh vì thế bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm. Chỉ định: dành cho người viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, tăng sản lành tính tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt, người đã thực hiện cắt tuyến tiền liệt, người gặp triệu chứng tiểu đêm, tiểu rắt, tiểu mót…..  Liều dùng: Ở mức độ bệnh nặng, kích thước khối u lớn người bệnh nên uống ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên. Khi bệnh được cải thiện hơn thì giảm uống 2 viên/lần. Lưu ý: Sản phẩm này không tương thích với người lớn tuổi đang sử dụng thuốc điều trị bệnh như bệnh tim mạch, tiểu đường, thuốc xương khớp, thuốc trị huyết áp…. Hy vọng những cách chữa viêm tuyến tiền liệt tại nhà như trên là hữu ích tới bạn, giúp bạn bỏ túi thêm nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện bệnh hiệu quả ngay tại nhà. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp hỗ trợ không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh, vì thế không nên tự ý ngưng dùng thuốc theo phác đồ điều trị mà chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. ||Tham khảo bài viết khác: #5 Bài thuốc chữa viêm tiền liệt tuyến bằng Đông Y hiệu quả Viêm tuyến tiền liệt ở người trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị Các loại thuốc trị viêm tuyến tiền liệt hiệu quả cao nhất

Tiểu dắt ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Tiểu dắt ở trẻ em hay còn gọi là đái nhắt là hiện tượng phổ biến tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó liên quan tới các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận… Để hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị bệnh hãy tham khảo những thông tin có trong bài viết dưới đây của Vương Bảo nhé! I. Tiểu dắt ở trẻ em là như thế nào?  Theo nghiên cứu, số lượng trẻ em mắc tiểu dắt chiếm tới hơn 15%. Tiểu dắt là tình trạng bé luôn thấy buồn tiểu, tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày thậm chí vừa đi tiểu xong vẫn buồn tiểu tiếp. Tiểu dắt thường gặp ở trẻ em nhưng bệnh không quá nguy hiểm Trung bình chúng ta sẽ đi tiểu từ 4 – 8 lần/ngày. Và nếu con số này tăng cao hơn thì nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiểu tiện rất cao nhất là tiểu dắt, bệnh sẽ kèm theo một số biểu hiện sau: Muốn đi tiểu, tiểu không hết và khó có thể kiểm soát được tình trạng đi tiểu của mình. Đau khi đi tiểu, tiểu ra nước đỏ, hồng có thể kèm theo cục máu đông. Đau bụng dưới, đau lưng hông, trẻ mệt, chán ăn, khó tiểu, quấy khóc. Nhiều trường hợp bé sụt cân, tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu đục, sốt cao. II. Nguyên nhân em bé bị tiểu rắt Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây chứng tiểu dắt ở trẻ có thể do bé uống nhiều nước, sữa hoặc cũng có thể do vấn đề về bệnh lý. Trong đó phải kể tới: 2.1 Nguyên nhân sinh lý Tiểu rắt có thể không phải là bệnh lý mà chúng có thể do một vài nguyên nhân sau: Bé uống quá nhiều sữa, nước hoặc ăn nhiều cháo đặc biệt là vào buổi tối. Do cơ thể bị nóng trong người. Bé bị la mắng nhiều dẫn đến hoảng sợ, tâm lý không ổn định dẫn đến đi tiểu nhiều, tiểu dắt… Ăn nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước dừa, nước mía, nước ngô….. Đây đều là sản phẩm có tác dụng lợi tiểu, kích thích việc đi tiểu. Hơn nữa khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm thận hoạt động quá mức dẫn đến tăng cường đào thảo gây tiểu nhiều. 2.2 Nguyên nhân bệnh lý Khi trẻ em bị tiểu rắt nhưng tình trạng không thường xuyên đồng thời không có biểu hiện suy giảm thì có thể con bạn mắc một số dấu hiệu sau: Tiểu dắt ở trẻ em có thể do bệnh lý hoặc do nguyên nhân sinh lý thông thường gây nên Viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang do vi khuẩn gây nên.  Bé bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.  Thận yếu, viêm thận, chức năng thận suy giảm ảnh hưởng tới hoạt động của bàng quang.  III. Tiểu dắt ở trẻ em là cảnh báo của bệnh gì?  3.1 Viêm bàng quang ở trẻ em  Hiện nay, tỷ lệ trẻ em mắc viêm bàng quang khá nhiều đứng thứ 3 chỉ sau các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ nhỏ nhưng thường do vi khuẩn E.Coli và virus  Adenovirus gây nên. Bên cạnh đó, bệnh còn do một vài lý do khác như uống ít nước, có khuyết điểm ở bộ phận sinh dục, nhịn tiểu quá lâu… Triệu chứng bệnh:  Trẻ quấy khóc, luôn bị khó chịu khi đi tiểu, đau vùng dưới rốn, hay xoa bụng, ôm bụng và đau vùng trên của xương mu.  Rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau khi đi tiểu.  Có thể xuất hiện thêm tình trạng có mủ, tiểu ra máu, sốt nhẹ hoặc không sốt.  3.2 Bệnh suy thận  Suy thận không chỉ gặp ở người trưởng thành mà nó cũng có thể xuất hiện ở trẻ em, trẻ sơ sinh do bệnh bẩm sinh hoặc do tổn thương đường cầu, đường tiết niệu. Tại Việt Nam, có tới 40% trẻ mắc suy thận là do bẩm sinh còn tỷ lệ 60% còn lại là do ảnh hưởng từ các bệnh nền khác.  Triệu chứng bệnh:  Tiểu nhiều nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu sắc đục hơn so với bình thường.  Luôn thấy khó chịu khi đi tiểu bởi tình trạng đau rát.  Sau khi ngủ dậy mắt trẻ hơn sưng tuy nhiên mức độ phù nền sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể sưng nặng hơn và phù nề ra toàn thân chỉ sau vài ngày.  3.3 Bệnh viêm đường tiết niệu  Tiểu dắt ở trẻ em kéo dài trong nhiều ngày có thể là cảnh báo của bệnh viêm đường tiết niệu. Bệnh thường do vi khuẩn E.Coli (vi khuẩn thường nằm ở phân) gây ra. Thông thường viêm đường tiết niệu sẽ gặp nhiều ở bé gái bởi cấu tạo giải phẫu, cơ quan sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu quá gần với lỗ hậu môn.  Viêm đường tiết niệu có thể là nguyên nhân dẫn đến tiểu dắt ở trẻ nhỏ Triệu chứng phổ biến của bệnh:  Tiểu ra máu, nước tiểu có mùi, màu vàng đậm.  Trẻ đi tiểu nhiều hơn so với bình thường, có thể tiểu ngay cả khi đang ngủ, buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu không quá nhiều.  Trẻ sợ đi tiểu do tiểu buốt, đau bụng dưới rốn hoặc bị đau vùng xương chậu.  Chán ăn, bỏ bữa, sốt, quấy khóc, nôn trớ, tiêu chảy.  3.4 Hẹp bao quy đầu với em bé trai  Theo thống kê, số lượng bé trai bị hẹp bao quy đầu chỉ chiếm 10%, hiểu đơn giản thì đây là tình trạng bao da bọc kín quanh quy đầu, chúng có cấu tạo từ niêm mạc. Thông thường khi lớn bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu nhưng có vài trường hợp đặc biệt trẻ không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu:  Biểu hiện: Bao quy đầu luôn trong tình trạng mọng nước, sưng đỏ, khó lộn ra thậm chí không thể lộn ra ngoài. Tiểu dắt, nước tiểu bắn thành từng tia, tiểu chậm nước tiểu rò rỉ bởi bao quy đầu quá hẹp. IV. Trẻ em bị tiểu rắt phải làm sao? 4.1 Chữa tiểu dắt ở trẻ bằng thuốc tây y Làm gì khi trẻ bị tiểu rắt? Nếu thấy bé có biểu hiện tiểu rắt kèm theo đau bụng, sốt, tiểu buốt, nước tiểu có máu, nước tiểu có mủ thì tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám. Tại đây các chuyên gia có thể sẽ chỉ định cho trẻ uống: Thuốc kháng sinh nếu bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quang. Chỉ định phẫu thuật trong trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu. Trong khi điều trị nên kết hợp chế độ ăn hàng ngày của con, tham khảo ý kiến bác sĩ về thực phẩm nên ăn và không nên ăn. 4.2 Chữa tiểu rắt ở trẻ bằng phương pháp dân gian Để kết quả chữa tiểu dắt ở trẻ em đạt kết quả cao hơn thì ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị riêng của bác sĩ thì ba mẹ có thể tham khảo phương pháp điều trị theo dân gian sau: Uống nước rau má, bột sắn dây cũng là cách chữa tiểu dắt ở trẻ em hiệu quả Rau má: Với tính mát thanh nhiệt, lợi ích mang lại tác dụng rất lớn trong việc chữa tiểu dắt cho bé. Thực hiện cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần xay rau má rồi lấy nước cho con uống hàng ngày.  Râu ngô: chuẩn bị nguyên liệu gồm râu ngô, ngọn tre non, mã đề rồi phơi khô, đun cùng nước cho bé uống mỗi ngày để cải thiện tiểu nhiều, tiểu rắt. Rau mồng tơi: Không chỉ là món ăn quen thuộc trong mỗi bữa cơm, loại rau này còn thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Lưu ý không nên dùng rau mồng tơi cho bé bị lạnh bụng, tiêu chảy. Bột sắn dây: Vị mát, thanh nhiệt, giải độc, ba mẹ chỉ cần hòa bột sắn dây rồi cho bé uống mỗi ngày để chữa tiểu rắt. 4.3 Biện pháp cải thiện tiểu dắt ở trẻ em tại nhà Bên cạnh các phương pháp chữa tiểu dắt cho bé như trên thì bạn cũng nên điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của bé, xây dựng chế độ ăn phù hợp. Cụ thể: Hạn chế gây áp lực, căng thẳng lên bé, không cáu giận hoặc mắng bé quá nhiều bởi điều này gián tiếp khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn. Không cho bé uống nhiều nước ngọt, nước có gas, nước chứa caffeine….. Bởi đây đều là tác nhân làm cho bàng quang hoạt động quá mức từ đó làm xuất hiện tình trạng tiểu nhiều, tiểu rắt ở bé.  Dạy con không được nhịn tiểu, mỗi lần tiểu nên tiểu hết và để các cơ được thư giãn khi đi tiểu và đúng tư thế tiểu. Đặc biệt là đối với bé gái nếu ngồi quá sát sẽ làm nước tiểu trào ngược vào trong âm đạo gây hiện tượng són tiểu.  Tập cho bé thói quen đi tiểu hàng ngày, nên đi theo đúng lịch biểu cách 2 – 3 tiếng/ lần.  Trong quá trình tắm rửa vệ sinh không được dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh lên bộ phận sinh dục nhất là bé gái vì nó sẽ gây kích thích sinh dục khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn.  Đối với trẻ bị hẹp bao quy đầu nên vệ sinh sạch vùng kín sau khi đi vệ sinh.  Để ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng cầu, ba mẹ nên vệ sinh thật sạch cho bé sau khi đi đại tiện.  Cần cho bé tẩy giun định kỳ bởi nhiễm giun kim cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh rối loạn đường tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Bổ sung nước cho cơ thể, cho bé ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả…..  Tiểu dắt ở trẻ em sẽ làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý làm bé bị căng thẳng, mệt mỏi. Do đó để ngăn chặn và chấm dứt tình trạng khó chịu này cha mẹ cần quan sát, chú ý để phát hiện bệnh kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Mong rằng thông tin trên hữu ích đến bạn giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của con.  

Tiểu buốt có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tiểu buốt có mủ là bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới, triệu chứng này cho thấy sức khoẻ của bạn đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu và cơ quan sinh dục. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến căn bệnh này? Cách điều trị và phòng ngừa sao cho hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. I. Tiểu buốt có mủ là gì? Tiểu buốt có mủ là bệnh khá thường gặp ở nam giới hiện nay. Đây là tình trạng nhiễm trùng trong niệu đạo hoặc bàng quang, trong đó có một lượng lớn vi khuẩn hoặc tế bào bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi đi tiểu kèm theo chảy mủ. Tiểu buốt có mủ thường gặp ở cả hai giới, gây đau đớn khó chịu cho người bị Nó không phải một bệnh lý cụ thể nhưng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nam khoa khác trên cơ thể. Đái buốt có mủ có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất vẫn là lứa tuổi trưởng thành. II. Triệu chứng đi tiểu buốt có mủ Triệu chứng khi tiểu buốt có mủ thường liên quan đến viêm nhiễm trong hệ thống tiết niệu. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tiểu buốt có mủ: Đau hoặc khó chịu khi tiểu là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. Đau có thể xuất hiện ở niệu đạo hoặc bàng quang. Tiểu buốt thường xuyên liên tục, ngay cả khi chỉ rất ít nước tiểu. Nước tiểu có thể có màu trắng hoặc đục, và có mùi khó chịu. Cảm giác nóng rát trong niệu đạo khi tiểu, có mủ chảy ra từ lỗ tiểu. Cảm giác tiểu buốt thường tăng lên vào ban đêm, gây khó ngủ và gián đoạn giấc ngủ. Có thể có cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc xung quanh vùng bàng quang. Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể chứa máu, tạo thành màu hồng hoặc đỏ. Nếu nhiễm trùng lan rộng sang các cơ quan khác, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc sốt cao. III. Nguyên nhân gây tiểu buốt có mủ Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh đi tiểu buốt có mủ. Đôi lúc chính bạn đã vô tình và thiếu hiểu biết mà tạo cơ hội cho bệnh này phát triển và ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như: Bị tiểu buốt có mủ do nhiều nguyên nhân khác nhau Vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh. Sử dụng sữa tắm, xà phòng quá nhiều chất tẩy rửa, nồng độ kiềm cao. Đồ lót ẩm ướt, thít chặt, chất liệu bí bách. Không vệ sinh trước và sau khi quan hệ với bạn tình. Kích ứng với các chất trong bao cao su, gel bôi trơn,… Dị tật bẩm sinh như hẹp niệu đạo, hẹp lỗ tiểu cũng gây ra tiểu buốt có mủ. IV. Tiểu buốt có mủ trắng là dấu hiệu của bệnh gì? Tiểu buốt có mủ là một trong những triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu. Người bị tiểu buốt có mủ thường có một lượng lớn vi khuẩn hoặc tế bào bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm nhiễm trong niệu đạo hoặc bàng quang. Nếu chủ quan không điều trị tích cực có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể: 4.1 Bệnh lậu Tiểu buốt có mủ là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh lậu. Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục do quan hệ không an toàn, bừa bãi. Triệu chứng của bệnh lậu có thể xuất hiện từ 1 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn. Tiểu buốt này có thể kèm theo cảm giác đau, rát hoặc khó chịu khi tiểu. Bệnh lậu ở nam giới sẽ gây ra tiểu buốt có  mủ thường xuyên Ở nữ giới, triệu chứng của bệnh lậu có thể ít rõ ràng hơn hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Một số triệu chứng ở nữ bao gồm tiểu buốt nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Tuy nhiên, nếu bệnh lậu lan rộng vào cổ tử cung và tử cung, có thể gây ra viêm nhiễm và triệu chứng khác nhau như xuất hiện mủ âm đạo, chảy mủ từ cổ tử cung, cảm giác đau hay khó chịu ở vùng bụng dưới, hoặc kinh nguyệt bất thường. 4.2 Viêm bàng quang Bệnh viêm bàng quang thường là do nhiễm trùng bàng quang, xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua ống tiểu. Tiểu buốt có mủ trắng có thể xuất hiện do vi khuẩn, tế bào vi khuẩn, tế bào bị tổn thương hoặc tế bào nhiễm trùng trong niệu quản hoặc bàng quang. Chính vì vậy, khi bị những loại vi khuẩn này tấn công, bạn sẽ cảm giác tiểu buốt mỗi lần đi vệ sinh. 4.3 Viêm tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một cơ quan nhỏ nằm dưới bàng quang và bao quanh phần trên của niệu đạo ở nam giới. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là tạo ra một phần lượng chất nhờn trong tinh dịch để giữ cho tinh trùng được bảo vệ và di chuyển dễ dàng trong quá trình xuất tinh. Đái buốt ra mủ do viêm tuyến tiền liệt ở nam giới Triệu chứng điển hình cảnh báo cơ thể đang mắc viêm tuyến tiền liệt như: tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi hôi. Ngoài ra, viêm tuyến tiền liệt còn có thể gây ra các triệu chứng khác như đau hông, đau háng, hoặc đau và căng thẳng trong vùng xương chậu. 4.4 Nhiễm trùng đường tiết niệu Tiểu buốt ra mủ trắng là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là tình trạng nhiễm trùng trong hệ thống đường tiết niệu, bao gồm niệu đạo, bàng quang và niệu quản. Vi khuẩn thường từ niệu đạo xâm nhập vào bàng quang hoặc niệu quản, gây ra viêm và các triệu chứng khác nhau. Mủ trắng xuất hiện khi vi khuẩn hoặc tế bào vi khuẩn bị tổn thương trong niệu quản hoặc bàng quang và tiết ra mủ để chống lại nhiễm trùng. 4.5 Viêm mủ bể thận Viêm mủ bể thận là một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng trong bể thận, thường do vi khuẩn từ đường tiết niệu lan truyền lên bể thận. Người bệnh thường sẽ cảm nhận thấy hiện tượng khó đi tiểu, tiểu buốt và có lẫn mủ trong nước tiểu. V. Đi tiểu buốt có mủ điều trị như thế nào? Việc tiểu buốt có mủ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau. Để điều trị hiệu quả, cần xác định chính xác nguyên nhân của nó và tập trung vào việc giải quyết vấn đề gốc rễ. Bạn cần đi khám bác sĩ để lắng nghe ý kiến chính xác và nhận chỉ định phác đồ chữa trị hợp lý. Tìm ra nguyên nhân cụ thể để có hướng điều trị tiểu buốt có mủ Tiểu buốt có mủ do nhiễm trùng đường tiết niệu: bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh, kháng viêm để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc điều trị sẽ bao gồm một đợt điều trị kháng sinh ngắn, chẳng hạn như trimethoprim-sulfamethoxazole đường uống hoặc nitrofurantoin. Tiểu buốt có mủ do bệnh lậu: có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc phương pháp DHA. Phương pháp này có tác dụng diệt vi khuẩn gây bệnh một cách an toàn và hiệu quả.  Tiểu buốt có mủ do viêm tuyến tiền liệt: sử dụng thuốc tùy thuộc vào cấp độ cấp tính hay mãn tính. Trường hợp này thường bao gồm cả uống và tiêm tuỳ theo phác đồ điều trị cụ thể. VI. Cách phòng ngừa bệnh đi tiểu buốt có mủ Để phòng ngừa bệnh đi tiểu buốt có mủ và bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau: Rau củ, trái cây và uống nhiều nước rất tốt cho người tiểu buốt có mủ Uống đủ nước hàng ngày (trung bình 2l nước) giúp giữ cho đường tiết niệu được làm sạch, loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sử dụng gel bôi trơn, bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm tổn thương. Bổ sung Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ, sử dụng xà phòng nhẹ và rửa sạch vùng kín. Tránh uống quá nhiều đồ uống có chứa cafein và cồn làm tăng tần suất đi tiểu và khiến niệu đạo và bàng quang dễ bị tổn thương. Đừng nhịn tiểu quá lâu, hãy đi tiểu đúng lúc và đủ lượng để giữ cho đường tiết niệu được làm sạch. Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao ở mức độ vừa phải. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc quần áo bó sát hoặc có tính ma sát quá cao. Cố gắng đi tiểu sau mỗi lần quan hệ tình dục. Thói quen sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya. Ngoài các biện pháp nêu trên, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Vương Bảo. Sản phẩm thích hợp với nam giới ở tuổi trung và cao niên có các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Đặc biệt là nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Vương Bảo: viên uống hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết Viên uống được chế tác từ các nguyên liệu tự nhiên như Cao Náng hoa trắng, Cao Ngải Nhật, Cao Tàu bay,…giúp hỗ trợ giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến. Hỗ trợ cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến. Sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng, an toàn và hiệu quả với người sử dụng. Qua bài viết trên, bạn đã có thể hiểu chi tiết hơn về tình trạng tiểu buốt có mủ, từ đó có biện pháp phòng ngừa và chữa trị chuẩn xác. Ngoài ra, hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh để căn bệnh này không thể xảy ra. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 1258 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời ngay từ bây giờ. ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh 10+ cách trị tiểu buốt tại nhà cho nữ, nam an toàn hiệu quả Tiểu buốt sau sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị tốt nhất

Loading...