Rối loạn tiểu tiện

Tiểu đêm nhiều ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều khẳng định cho rằng tiểu đêm nhiều ở nữ giới chỉ gặp ở phụ nữ đang mang thai, nhưng trong thực tế bệnh có thể gặp ở bất cứ ai kèm theo đó là sự phiền toái gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Vậy tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ là bệnh gì? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh? Mọi thông tin chi tiết sẽ được giải đáp trong bài viết sau. I. Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới là gì? Tiểu đêm nhiều ở nữ giới là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 1 lần trong đêm, có nhiều trường hợp bệnh nặng có thể đi tiểu từ 5 – 7 lần. Việc tăng tần suất đi tiểu còn đem đến một vài triệu chứng như: Nóng rát niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt. Luôn cảm thấy buồn tiểu, bàng quang căng tức tuy nhiên mỗi lần đi lượng nước tiểu rất ít hoặc tiểu xong vẫn thấy buồn tiểu đặc biệt có người còn xuất hiện tiểu mủ, tiểu ra máu. Tiểu đêm gặp nhiều ở phụ nữ cao tuổi khi chức năng sinh lý bị suy giảm Thông thường bệnh gặp nhiều ở nữ giới cao tuổi bởi khi tuổi cao kéo theo chức năng sinh lý giảm, đồng thời lúc này cơ quan bị lão hóa làm tăng khả năng mắc các chứng bệnh liên quan đến tiểu tiện, rối loạn tiểu tiện. II. Nguyên nhân tiểu đêm nhiều ở nữ giới  2.1 Viêm đường tiết niệu  Cấu tạo đường tiết niệu của nữ sẽ có kích thước ngắn hơn do đó hệ tiết niệu dễ bị tấn công bởi vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh kèm theo các triệu chứng phổ biến tiểu buốt, tiểu đêm nhiều, nóng rát niệu đạo.  Bên cạnh đó, với vài trường hợp bệnh nặng còn xuất hiện thêm biểu hiện tiểu ra mủ, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi lạ…… Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.  2.2 Bàng quang tăng hoạt  Bàng quang tăng hoạt làm cho chức năng bàng quang co bóp liên tục gây tiểu đêm nhiều ở nữ, ngoài ra bệnh còn kèm theo biểu hiện tiểu són, tiểu rắt….Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sau khi sinh cơ sàn chậu của phụ nữ bị suy yếu cùng với đó là căng thẳng, áp lực, thay đổi nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc.  2.3 Có dị vật trong đường tiểu, sỏi thận  Bàng quang có thể bị kích ứng do có dị vật trong đường nước tiểu hoặc sỏi thận đây cũng chính là nguyên nhân tiểu đêm ở nữ. Không những vậy người bệnh luôn muốn đi tiểu, mót tiểu, tiểu xong vẫn buồn tiểu, tiểu nhiều lần trong đêm.  2.4 Viêm âm đạo Viêm âm đạo bệnh gây tiểu đêm cho nhiều chị em phụ nữ nhất là trong tuổi sinh đẻ Viêm âm đạo là bệnh có thể gây tiểu đêm nhiều ở nữ giới, bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh dục này gặp nhiều ở phụ nữ đang trong giai đoạn sinh sản. Một số triệu chứng thường gặp như ngứa bộ phận sinh dục, khi hư có mùi, tiểu rắt, tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm.  2.5 Viêm bàng quang kẽ  Viêm bàng quang kẽ là bệnh mãn tính, bệnh gây áp lực lên bàng quang làm người bệnh xuất hiện cơn đau, thi thoảng là cơn đau vùng chậu. Không những thế người bệnh mắc viêm bàng quang kẽ còn bị tiểu nhiều lần về đêm, tiểu mót, mót tiểu phải đi ngay.  2.6 Sa tử cung  Sa tử cung ở phụ nữ do sinh quá nhiều lần hoặc sinh nở quá gần nhau từ đó gây ra tình trạng đi tiểu và tiểu nhiều về đêm.  2.7 Tiểu đường Phụ nữ tiểu đêm nhiều rất có thể do biểu hiện sớm của bệnh tiểu đường, đa số chị em ở độ tuổi trung niên hoặc phụ nữ cao tuổi có xu hướng mắc bệnh cao hơn.  2.8 Các nguyên nhân khác Dùng thuốc điều trị huyết áp: Nếu đang uống các loại thuốc điều trị tăng huyết áp thì người bệnh nên trao đổi lại với bác sĩ. Bởi một số thành phần có trong thuốc huyết áp như hydroclorothiazid, furosemid…..đều có tác dụng lợi tiểu từ đó làm tăng nguy cơ tiểu nhiều vào đêm. Vậy nên các loại thuốc huyết áp chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc trưa chiều.  Tuổi tác: tuổi tác cũng là yếu tố quyết định đến sức khỏe của phụ nữ. Ở người trẻ tuổi nước tiểu cô đặc nên ít khi tiểu về đêm nhưng với phụ nữ lớn tuổi điều này lại ngược lại. Chức năng tiểu tiện suy giảm gây tiểu nhiều khi đêm về.   Phụ nữ mang thai: Đi tiểu đêm nhiều có phải mang thai? Tiểu đêm nhiều ở nữ giới thường gặp với người đang trong giai đoạn thai kỳ. Thường xuất hiện ngay ở đầu thai kỳ nhưng triệu chứng rõ hơn khi thai nhi bắt đầu phát triển sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Nguyên nhân được xác định là do nội tiết tố HCG thay đổi làm tăng hoạt động lưu thông máu ở vùng chậu, khi này dung tích chứa của bàng quang giảm dẫn đến hay tiểu đêm ở nữ.  Phụ nữ mang thai bị tiểu đêm nhiều trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 Căng thẳng, áp lực: Làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên đối mặt với stress khiến cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ. Từ đó làm mất cân bằng trạng thái não bộ, thói quen bị thay đổi không những gây đi tiểu đêm ở nữ mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như tiểu rắt, thấy đau vùng xung quanh bộ phận sinh dục.  Các bệnh khác: Tiểu đêm nhiều ở phụ nữ cũng có thể do các nguyên nhân khác gây nên như đái tháo đường, tiểu đường, parkinson, hội chứng chèn ép tủy sống, suy thận, người bị chứng tiểu đêm mãn tính, ung thư bàng quang…… III. Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có nguy hiểm không?  Bệnh tiểu đêm ở nữ không đe dọa tới mạng sống của nữ giới nhưng chúng lại tác động làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Khi cuộc sống bỗng bị xáo trộn khiến nhiều chị em rơi vào trạng thái mặc cảm, tự ti  đặc biệt khi tiểu nhiều về đêm sẽ làm giấc ngủ bị gián đoạn, ngủ không ngon giấc…. Ngoài ra, đi tiểu đêm ở phụ nữ còn làm giảm nhu cầu ham muốn, cơ thể mệt mỏi, uể oải, tinh thần sa sút. Nếu bệnh tiếp diễn trong thời gian dài còn gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác như rối loạn nhịp tim, đột quỵ, huyết áp. IV. Khi nào cần gặp bác sĩ? Khó chịu, đau khi đi tiểu Tiểu ra máu, nước tiểu đục, màu sắc bất thường Tiểu không tự chủ Khó tiểu Vùng kín tiết dịch Sốt hay ớn lạnh Buồn nôn hay nôn mửa Đau thắt lưng hay đau 1 bên Ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ gây suy nhược cơ thể. V. Phương pháp chẩn đoán tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ Có nhiều nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới. Vì vậy, người bệnh nên đi khám để được đánh giá tình hình sức khỏe. Những phương pháp chẩn đoán tiểu đêm được chỉ định gồm: 5.1 Khám lâm sàng Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan tới triệu chứng, thời điểm khởi phát triệu chứng, tần suất đi tiểu, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh lý, những loại thuốc đang dùng (nếu có). Trước khi đến bệnh viện khám, người bệnh cần thu thập một số thông tin như: các loại thuốc uống, số lần đi tiểu trong 3 – 5 ngày. Từ đó, bác sĩ mới có thể đánh giá chính xác triệu chứng và có hướng điều trị phù hợp. 5.2 Xét nghiệm Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng thận, đường huyết Phân tích nước tiểu: phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận,… VI. Cách chữa trị tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ Phát hiện triệu chứng rối loạn tiểu tiện, thói quen đi tiểu có sự thay đổi thì người bệnh nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ các chị em cũng có thể kết hợp với thói quen sinh hoạt hàng ngày để sớm cải thiện triệu chứng bệnh. Uống nước vừa đủ tránh uống nhiều quá hoặc ít quá và không nên uống trước khi đi ngủ Duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh.  Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ có từ rau xanh, trái cây, củ quả.  Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày không nên uống quá ít hoặc quá nhiều nhất và là vào ban đêm để tránh gây tiểu đêm nhiều lần.  Tránh tiêu thụ đồ uống chứa gas, đồ uống chứa cồn và caffeine trước khi đi ngủ bởi nó là thủ phạm khiến phụ nữ đi tiểu đêm nhiều lần. Thêm vào đó đồ ăn có tính axit cũng không tốt cho người tiểu nhiều vì nó có khả năng làm kích ứng bàng quang từ đó làm tình trạng đi tiểu thêm nghiêm trọng.  Tập bài tập vận động nhẹ nhàng mỗi ngày để cơ thể luôn được thư giãn, thoải mái.  Tập bài tập Kegel để cải thiện vùng xương chậu: thắt chặt cơ quan để giảm cảm giác buồn tiểu, giữ nguyên động tác từ 5 – 10 giây sau đó thả lỏng cơ thể và lặp lại động tác tối thiểu 10 lần/ngày.  Tạo thói quen đi tiểu tiện vào các khung giờ nhất định trong ngày. VII. Cách phòng ngừa tiểu đêm ở nữ Để phòng ngừa tiểu đêm ở nữ giới, cần chú ý: Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn mỗi ngày Tránh ăn quá nhiều thịt và muối Buổi tối trước khi ngủ cần hạn chế ăn những trái cây mọng nước, hạn chế uống nhiều nước và thức uống lợi tiểu (trà, bia, rượu,…) Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng stress trước khi đi ngủ VIII. Lưu ý khi mắc chứng tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới Khi mắc tiểu đêm nhiều lần, nữ giới cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau: Tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não nên hạn chế uống nước trước khi ngủ. Khi ngồi dậy trong đêm nên ngồi dậy từ từ, nghỉ khoảng 2 phút rồi mới bước xuống giường, không nên đứng dậy luôn vì rất dễ đột quỵ. Nếu bị khó tiểu cần đi khám ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, sinh hoạt khoa học, tránh dùng các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đặc biệt là kiêng ăn đêm vì có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đầy bụng, khó ngủ,… Bệnh tiểu đêm nhiều ở nữ giới có thể gây nguy hiểm hoặc không, để chắc chắn về sức khỏe của mình tốt nhất bạn nên chủ động đến bác sĩ nếu tình trạng tiểu đêm nhiều hơn 1 lần kéo dài trong nhiều ngày. Đi khám sớm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân bệnh cũng như cách chữa trị phù hợp tránh biến chứng nặng xảy ra.

Tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Triệu chứng và Cách điều trị tại nhà

Đi tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu tiểu tiện bất thường xuất hiện ở cả nam và nữ. Đi tiểu nhỏ giọt còn được gọi là tiểu rắt, đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái mà có thể cảnh báo bệnh nguy hiểm liên quan đến hệ tiết niệu. Vậy hiện tượng đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? I. Tiểu nhỏ giọt là gì? Tiểu nhỏ giọt (hay còn gọi là tiểu rắt) là một triệu chứng bệnh thường gặp ở nam giới. Tiểu nhỏ giọt không những khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn mà còn làm tâm lý của họ căng thẳng, dẫn đến stress kéo dài. Tiểu nhỏ giọt Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt là tình trạng người bệnh đi tiểu không thành dòng, nước tiểu chảy nhỏ giọt, đi tiểu ngắt quãng và có lượng nước tiểu thải ra rất ít. Không chi thế, tiểu nhỏ giọt còn có những biểu hiện sau: Nước tiểu rò rỉ ra ngoài sau khi đi tiểu Cảm giác bàng quang không được làm rỗng hoàn toàn sau khi đi tiểu Đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít (chỉ vài giọt) Tiểu són khi ho, hắt hơi hoặc vận động mạnh Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu Tiểu nhỏ giọt có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở cả nam và nữ. Đi kèm là các chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần,… II. Đi tiểu nhỏ giọt là bệnh gì? Tiểu nhỏ giọt là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh ở hệ tiết niệu bởi hệ tiết niệu là cơ quan đảm nhiệm chức vụ sản xuất và đào thải nước tiểu ra ngoài cơ thể. Tiểu nhỏ giọt liên quan đến sự bất thường của hệ bài tiết, khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần trong ngày, nhưng mỗi lần không thể đi hết được mà chỉ nhỏ giọt, thậm chí không tiểu được giọt nào. Thường thì triệu chứng tiểu nhỏ giọt sẽ đi kèm với một số triệu chứng như tiểu buốt, bí tiểu,… Tiểu nhỏ giọt xuất hiện với tần suất cao có thể là biểu hiện cho một số căn bệnh nguy hiểm như sau: Viêm tuyến tiền liệt Viêm bàng quang Phì đại tuyến tiền liệt Tổn thương niệu đạo Ung thư tuyến tiền liệt Ngoài các nguyên nhân thường gặp ở trên, thì tiểu nhỏ giọt còn có thể là do ung thư bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, bệnh lây qua đường tình dục,… gây nên. Những căn bệnh này đều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh thậm chí là cả tính mạng nếu để lâu không chữa trị. Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề tiểu nhỏ giọt ở nam giới, cần phải có sự xét nghiệm của bác sĩ tại các cơ sở y tế uy tín cùng trang thiết bị đầy đủ. Từ đó, tùy theo nguyên nhân bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thuận lợi cho bệnh nhân như: nội khoa (dùng thuốc), ngoại khoa (phẫu thuật),… III. Tác hại của đi tiểu xong nước tiểu vẫn nhỏ giọt Đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Suy giảm chức năng thận: vi khuẩn viêm nhiễm ngược dòng từ niệu đạo lên bàng quang và lên thận làm tăng nguy cơ viêm thận, suy thận. Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, bệnh ở tuyến tiền liệt có thể làm giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, cản trở tinh trùng đến với trứng nên việc có con trở nên khó khăn hơn. Ảnh hưởng tới tâm lý: căng thẳng, stress, mệt mỏi, đi tiểu nhiều khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, mất ngủ. Về lâu dài, tiểu nhỏ giọt có thể ảnh hưởng tới tâm lý của người mắc IV. Khi nào nên gặp bác sĩ Bạn có thể cảm thấy hơi ngại khi phải trình bày tình trạng bị tiểu nhỏ giọt của mình với bác sĩ. Tuy nhiên nếu bạn thấy những dấu hiệu sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ là một giải pháp sáng suốt. Và bạn nên đến các cơ sở uy tín để được thăm khám. Thấy tình trạng tiểu nhỏ giọt ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt cũng như công việc. Bị tiểu có kèm các chứng rối loại tiểu tiện khác như tiểu không hết, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, bí tiểu,… Tăng nguy cơ té ngã ở người cao tuổi do họ cần phải đi nhiều lần và vội. Là dấu hiệu cho thấy đây là triệu chứng của một bệnh lý nghiêm trọng nào khác. V. Cách cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu nhỏ giọt, có thể do bênh lý những cũng có thể do thói quen sinh hoạt. Vì thế, có nhiều cách để cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt. Dưới đây là một số cách thông dụng và hiệu quả nhất: 5.1 Thay đổi lối sống Để cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt, bạn có thể áp dụng các bài tập sau:  - Bài tập Kagel: Thực hiện bài tập kagel ở tư thế nằm. Siết các cơ sàn chậu và giữ trong 10 giây. Hít thở đều đặn và không ép các cơ vùng bụng hoặc chân, mông. Thư giãn trong 5 giây và lại siết các cơ lần nữa. Thực hiện siết và thả lỏng 10 nhịp mỗi lần, 3 lần mỗi ngày. Bài tập kagel  - Rèn luyện bàng quang: Trì hoãn đi tiểu: nếu bạn gặp tình trạng đi tiểu nhỏ giọt, bạn hãy bắt đầu bằng việc nhịn tiểu trong 5 - 10 phút hoặc hơn. Mục đích là kéo dài thời gian giữa các lần đi vệ sinh khoảng 2 giờ/lần. Đi tiểu kép: Sau khi đi tiểu, hãy cố gắng đi tiểu thêm lần nữa để tống hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài. Với những trường hợp đi tiểu xong vẫn còn nhỏ giọt do nóng trong người, tâm lý căng thẳng hoặc chế độ ăn uống không khoa học thì người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây: Kiểm soát cân nặng, hạn chế thừa cân béo phì: giảm áp lực lên bàng quang, niệu đạo Tập thể dục điều độ nhẹ nhàng: đi bộ, yoga, kegel, đạp xe,… Uống nhiều nước vào ban ngày để thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố. Hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần. Ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh: một số thực phẩm có tác dụng lợi tiểu, cải thiện tình trạng đi tiểu nhỏ giọt như: sắn dây, bí đao, rau cải, mề gà,… Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá Giữ gìn vệ sinh cho bộ phận sinh dục, tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh, không thụt rửa sâu và mạnh tránh làm tổn thương. Không được nhịn tiểu lâu Luôn giữ tâm lý vui vẻ, nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn. Thường xuyên đi khám định kì từ 3-6 tháng một lần, nhất là đối với những nam giới đã cao tuổi. 5.2 Điều trị tiểu nhỏ giọt bằng thuốc tây y Trường hợp đi tiểu xong vẫn còn tiểu nhỏ giọt do bệnh lý thì cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý. Các bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc để điều trị bệnh gây ra tiểu nhỏ giọt: Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng đường tiểu tiện, viêm bàng quang, viêm niệu đạo Thuốc chống viêm, giảm đau điều trị viêm tuyến tiền liệt Thuốc chẹn alpha có tác dụng thư giãn cơ tuyến tiền liệt và cổ bàng quang nhằm tăng dẫn lưu đường tiểu Thuốc Tây y có ưu điểm là giảm đau, giảm nhanh các triệu chứng của tiểu nhỏ giọt nhưng để lại tác dụng phụ không mong muốn. Trên đây là giải đáp thắc mắc cho hiện tượng đi tiểu xong vẫn nhỏ giọt là bệnh gì? Mong rằng những chia sẻ trên giúp bạn tìm được câu trả lời hữu ích cho mình. Chúc các bạn khỏe mạnh!

Mắc tiểu nhưng tiểu ít điều trị thế nào? Lưu ý khi điều trị

Chào bác sĩ, Khoảng 3 tuần gần đây tôi xuất hiện chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, mỗi lần tiểu tiện chỉ được rất ít nước tiểu nhưng một thời gian ngắn sau đó tôi lại có cảm giác buồn đi tiểu tiếp. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi trường hợp mắc tiểu nhưng tiểu ít của tôi là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ. (Nguyễn Văn Toán, 50 tuổi, Lào Cai) Trả lời: Chào bác Toán, Lời đầu thư, vuongbaothaiminh.com xin gửi lời cảm ơn bác đã dành thời gian gửi câu hỏi đến mục Giải đáp của chúng tôi. Với câu hỏi “mắc tiểu nhưng tiểu ít là bệnh gì? Có cách nào chữa trị hiệu quả không?” của bác Toán chúng tôi xin được giải đáp như sau: I. Hiện tượng mắc tiểu nhưng tiểu ít là gì? Mắc tiểu nhưng tiểu ít là một biểu hiện của chứng bí tiểu, khó tiểu. Người bệnh mắc bí tiểu sẽ thường xuyên có cảm giác căng chướng bụng và phải đi vệ sinh ngay lập tức. Nhưng khi vào nhà vệ sinh lại phải rặn tiểu hồi lâu mới có thể tiểu được và lượng nước tiểu ra được rất ít (thường chỉ dưới 100ml/lần). cảm giác buồn tiểu nhưng tiểu ít Mắc tiểu nhưng tiểu ít là căn bệnh dễ gặp. Chúng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là những người ở độ tuổi khoảng trên 40 tuổi. >>Xem chi tiết: Bí tiểu (khó tiểu) là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị Bị mắc tiểu nhưng tiểu ít kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của người bệnh. II. Nguyên nhân gây mắc tiểu nhưng tiểu ít Mắc tiểu nhưng tiểu ít là tình trạng người bệnh cảm thấy buồn tiểu thường xuyên, nhưng khi đi tiểu lại chỉ ra được lượng nước tiểu rất ít, thậm chí chỉ ra được vài giọt. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người già. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít, bao gồm: Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích thích bàng quang, khiến người bệnh cảm thấy buồn tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, lượng nước tiểu khi đi tiểu lại ít do bàng quang bị viêm nhiễm. Viêm bàng quang: Viêm bàng quang cũng có thể gây ra tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Bàng quang bị viêm Sỏi thận: Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn đường tiết niệu, khiến nước tiểu không thể chảy ra ngoài, dẫn đến tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Phì đại tuyến tiền liệt: Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tuyến tiền liệt to lên, chèn ép niệu đạo, khiến người bệnh khó đi tiểu, tiểu ít. Các bệnh lý thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh, chẳng hạn như đột quỵ, bệnh Parkinson, có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang, dẫn đến tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, có thể gây ra tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: Tuổi tác: Mắc tiểu nhưng tiểu ít thường gặp ở người già. Giới tính: Mắc tiểu nhưng tiểu ít thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tiền sử bệnh lý: Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt,... thì bạn có nguy cơ cao mắc phải tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Thuốc đang sử dụng: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. III. Triệu chứng của mắc tiểu nhưng tiểu ít Triệu chứng của mắc tiểu nhưng tiểu ít thường bao gồm: Cảm giác buồn tiểu thường xuyên, ngay cả khi bàng quang không đầy. Đi tiểu khó khăn, phải rặn nhiều. Tiểu ít, lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Tiểu không hết, vẫn còn cảm giác buồn tiểu sau khi đi tiểu. Triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít Ngoài ra, người bệnh mắc tiểu nhưng tiểu ít cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác, chẳng hạn như: Đau vùng bụng dưới hoặc vùng chậu. Sốt. Nước tiểu có máu hoặc có mùi lạ. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp mắc tiểu nhưng tiểu ít do nhiễm trùng đường tiết niệu, triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới. Trong trường hợp mắc tiểu nhưng tiểu ít do phì đại tuyến tiền liệt, triệu chứng thường bắt đầu từ từ và có xu hướng nặng dần theo thời gian. Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít không được điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như: Nhiễm trùng đường tiết niệu. Sỏi thận. Tăng huyết áp. Suy thận. IV. Cách điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít 4.1 Điều trị nguyên nhân gây bệnh Cách điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít do nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Thuốc lợi tiểu hộ trợ điều trị mắc tiểu nhưng tiểu ít Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít do phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như: Thuốc ức chế alpha-adrenergic: Các thuốc này giúp thư giãn cơ vòng niệu đạo, giúp nước tiểu chảy ra dễ dàng hơn. Thuốc lợi tiểu: Các thuốc này giúp giảm lượng nước dư thừa trong cơ thể, giúp giảm áp lực lên bàng quang. Thuốc chẹn beta: Các thuốc này giúp giảm co thắt cơ bàng quang. Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít do sỏi thận, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như: Thuốc tan sỏi: Các thuốc này giúp sỏi tan ra và được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Làm tan sỏi bằng sóng xung kích: Phương pháp này sử dụng sóng xung kích để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ hơn, dễ dàng đào thải ra khỏi cơ thể. Phẫu thuật lấy sỏi: Phương pháp này được chỉ định khi sỏi lớn hoặc không thể được điều trị bằng các phương pháp khác. Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít do các bệnh lý thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như: Thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện chức năng của bàng quang, chẳng hạn như thuốc kháng cholinergic, thuốc chống trầm cảm. Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có thể giúp cải thiện chức năng của bàng quang và cơ vòng. Phẫu thuật: Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Nếu mắc tiểu nhưng tiểu ít do tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu có thể thay đổi loại thuốc khác hoặc giảm liều lượng thuốc hay không. 4.2 Các biện pháp hỗ trợ Các biện pháp hỗ trợ có thể giúp cải thiện triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít, nhưng không thể loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Các biện pháp này bao gồm: Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước, vì có thể khiến tình trạng tiểu nhiều lần trở nên nghiêm trọng hơn. Vệ sinh sạch sẽ: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tránh sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích, chẳng hạn như cà phê, rượu bia, có thể làm tăng tần suất đi tiểu. Uống nhiều nước là biện pháp hỗ trợ điều trị mắc tiểu Dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ cụ thể có thể giúp cải thiện triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít: Uống nước trước khi đi ngủ: Uống một cốc nước trước khi đi ngủ có thể giúp giảm cảm giác buồn tiểu vào ban đêm. Chọn thời điểm đi tiểu: Chọn thời điểm đi tiểu cố định trong ngày, chẳng hạn như sau khi ăn, sau khi ngủ dậy,... có thể giúp giảm tần suất đi tiểu. Tập bài tập Kegel: Bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, có thể giúp cải thiện chức năng của bàng quang. Sử dụng thuốc thảo dược: Một số loại thuốc thảo dược, chẳng hạn như cây cỏ đuôi ngựa, có thể giúp giảm triệu chứng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào, kể cả thuốc thảo dược. TPBVSK Vương Bảo: Đã được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương, có tác dụng tốt cho nam giới bị u xơ tiền liệt tuyến. Đặc biệt, trong Vương Bảo có chứa Náng Hoa Trắng với thành phần alcaloid rất cao, có tác dụng giảm kích thước khối u đến 35,5%. Đây là thành phần có chứa hàm lượng alcaloid cao nhất, hơn cả Trinh Nữ Hoàng Cung. Đồng thời Náng Hoa Trắng còn giúp kiểm soát khả năng ung thư hóa cho bệnh nhần bị phì đại tiền liệt tuyến Vương Bảo có dạng lọ 80 viên và dạng hộp 20 viên Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng mắc tiểu nhưng tiểu ít. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. ||Tham khảo bài viết khác: Bị mắc tiểu mà tiểu không được là bệnh gì? Cách điều trị Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị

Tiểu đêm ở người già: cách điều trị và phòng tránh tại nhà

Tiểu đêm ở người già là triệu chứng thường gặp. Tuy nhiên nếu không tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục kịp thời thì nó cũng sẽ trở thành vấn đề vô cùng phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, về lâu về dài sẽ trở thành hệ lụy của nhiều căn bệnh khác. I. Thế nào là tiểu đêm ở người già? Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm là trình trạng một người phải tỉnh dậy nhiều lần vào ban đêm để đi tiểu trong một khoảng thời gian dài. Càng có tuổi thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm càng cao (độ tuổi 20-50 là khoảng 5-15% và lên tới trên 50% người ở độ tuổi từ 70 trở lên). Ở người cao tuổi, nếu đi tiểu trên 8 lần/ ngày hoặc phải thức giấc để đi tiểu hơn 2 lần trong đêm thì được xem là tiểu nhiều. Tiểu đêm gây phiền toái cho người cao tuổi Giống như các đối tượng khác, người cao tuổi bị tiểu đêm nhiều lần sẽ xuất hiện các triệu chứng sau: Đi tiểu nhiều lần trong đêm. Cảm giác buồn tiểu có thể xuất hiện ngay khi vừa tiểu xong. Lượng nước tiểu vượt quá mức thông thường. Ngoài ra, thức đêm nhiều lần để đi tiểu cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người cao tuổi, gây mệt mỏi, uể oải, xanh xao và khó trở lại giấc ngủ. ☛ Tham khảo thêm: Bệnh tiểu đêm ở nam giới: Nguyên nhân và cách điều trị II. Nguyên nhân nào gây tiểu đêm ở người già Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm ở người cao tuổi. Đây có thể là biểu hiện suy giảm chức năng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh lý. 2.1 Do lão hóa tuổi tác Tuổi tác là một trong những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết của cơ thể. Tuổi càng cao thì các cơ quan trong cơ thể càng có hiện tượng lão hóa. Điển hình là sự suy yếu của bàng quang ảnh hưởng đến lượng lưu trữ nước tiểu. Với người trẻ tuổi thì bàng quang có khả năng lưu trữ khoảng 300 – 350ml nước tiểu. Tuy nhiên, với người già chỉ với 1 lượng nước tiểu nhỏ thì bàng quang đã dẫn truyền kích thích lên não gây cảm giác buồn tiểu. 2.2 Do người già ngủ ít, ngủ không sâu giấc khó ngủ là vấn đề gặp phải ở đa số người cao tuổi. Ngủ trằn trọc càng dễ gây buồn tiểu, Ngược lại, đi tiểu nhiều khiến người già mất ngủ. Lâu ngày gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. 2.3 Bệnh lý tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt nằm ở đáy bàng quang, bao bọc niệu đạo. Khi tuyến này bị u phì do nhiều nguyên nhân khác nhau (nhiễm khuẩn, chấn thương, chèn ép tuyến tiền liệt, u xơ tuyến tiền liệt…), chúng sẽ gây áp lực lên bàng quang, ống dẫn nước tiểu khiến cho bàng quang chóng đầy. Tình trạng trên có thể gây chứng tiểu khó, tiểu đêm nhiều lần, tiểu không hết. 2.4 Do viêm nhiễm Người cao tuổi sức đề kháng yếu. Các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm phụ khoa khi còn trẻ không được điều trị dứt điểm sẽ dễ trở thành mãn tính. Đó là một trong các nguyên nhân gây tiểu đêm trầm trọng. 2.5 Ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt Sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm lợi tiểu vào ban ngày làm tăng số lần đi tiểu. Đối với người già thì những tác nhân này ảnh hưởng sâu sắc hơn cả. Bên cạnh tiểu đêm, những thói quen xấu này còn gây ra những bệnh lý khác (huyết áp, tiểu đường, tim mạch,…) 2.6 Suy giảm chức năng thận Theo y học cổ truyền, thận chủ thủy – chức năng điều tiết dịch lỏng trong cơ thể. Nếu thận yếu dẫn tới sự rối loạn bài tiết trong cơ thể. Trong đó, các vấn đề như tiểu đêm, tiểu són, tiểu nhiều lần là không thể tránh khỏi. Theo y học hiện đại, chức năng của thận suy yếu dẫn đến khả năng hấp thu dịch lỏng giảm. Vì thế, nước tiểu đào thải ra nhiều hơn khiến bàng quang phát ra tín hiệu buồn tiểu liên tục. III. Tiểu đêm ở người già có tác hại gì? Tiểu đêm ở người già thường kéo dài dai dẳng, gây nên những hệ lụy trực tiếp và giãn tiếp tới sức khỏe của người bệnh. Mất ngủ: Mất ngủ kéo dài từ ngày này qua ngày khác nhanh chóng bào mòn sức khỏe người bệnh, làm giảm đề kháng, nhiều người bệnh bị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, thậm chí gây rối loạn tâm thần. Tăng 1,5 lần tỷ lệ tử vong do đột quỵ: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, ngã chấn thương, gãy xương đùi. Nguyên nhân là do khi thức dạy vào ban đêm, các cơ quan bộ phận đều giảm hoạt động, các giác quan đều kém tinh tế, do thay đổi đột ngột nhiệt độ trên giường và bên ngoài, do mất thân nhiệt qua việc đi tiểu. Gây mất ngủ cho người thân do việc thức dậy đi tiểu. ☛ Tham khảo: Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Có nguy hiểm không? IV. Cách khắc phục chứng tiểu đêm ở người già Tiểu đêm ở người già không đơn thuần chỉ là chuyện nhỏ như nhiều người nghĩ. Hiện tượng này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Vì thế, bản thân người cao tuổi hay người chăm sóc cần có những hiểu biết nhất định để khắc phục tình trạng này. 4.1 Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp Để khắc phục tình trạng tiểu đêm, tiểu són thì cần hạn chế những loại thực phẩm lợi tiểu (rau cải, mướp, bầu,…) đặc biệt là trong bữa tối. Bên cạnh đó nên giảm uống nước, hạn chế ăn đồ cay nóng, hoa quả chứa nhiều axit (cam, chanh, bưởi,…) Người tiểu nhiều cũng nên tăng cường ăn các loại rau xanh, chất xơ để giảm táo bón (táo bón có thể làm tăng áp lực lên bàng quang, gây tiểu nhiều). 4.2 Điều trị các bệnh lý liên quan Điều trị các bệnh lý (viêm đường tiết niệu, u xơ tiền liệt tuyến, suy thận,…) giúp trị tận gốc hiện tượng tiểu đêm, tiểu nhiều lần. 4.3 Giữ tinh thần thoải mái Tâm lý là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy hiệu quả trong quá trình điều trị. Với người già mắc chứng tiểu đêm, tiểu són cần luôn giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng. Với con cái, người chăm sóc cần có thái độ ân cần, không cáu gắt, thường xuyên động viên để người mắc bớt tự ti, mặc cảm. 4.4 Thường xuyên tập thể dục Những bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp người già cảm giác thư thái, khỏe mạnh, có giấc ngủ sâu. Bên cạnh đó, các bài tập còn giúp tăng cường sức chịu đựng của bàng quang, hạn chế số lần đi tiểu. V. Biện pháp phòng tránh tiểu đêm ở người già Tiểu đêm ở người già là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phòng tránh và hạn chế tình trạng này bằng một số biện pháp sau: Sử dụng thuốc lợi tiểu gây tiểu đêm Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và chữa trị kịp thời. Thiết lập chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học (người già nên có thời gian ngủ trưa và đi ngủ đúng giờ – trước 10h30 tối). Người già không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích, thuốc lá. Nên đi tiểu trước khi đi ngủ để làm rỗng bàng quang và an tâm hơn. Không nên để không khí lạnh quá khi ngủ (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp) vì lạnh gây co mạch ngoại biên, làm tăng máu đi qua thận và thể tích nước tiểu cũng tăng nhanh hơn. Giảm uống nước 2-4h trước khi đi ngủ Uống các thuốc lợi tiểu hoặc thuốc tây cách xa thời gian trước khi đi ngủ. Giảm lo lắng, căng thẳng. ☛ Tham khảo: #9 Loại thuốc trị tiểu đêm cho người già hiệu quả tốt nhất VI. Điều trị chứng tiểu đêm ở người già bằng cách nào? Tùy thuộc vào nguyên nhân gây chứng tiểu đêm ở người cao tuổi mà có các cách điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần đế cơ sở y tế để thăm khám, thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra và phát hiện vấn đề sức khỏe bất thường. 6.1 Điều trị bằng thuốc Đông y Các loại thảo dược từ thiên nhiên được sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn Hạt phá cố chỉ: Phá cố chỉ còn có tên khác như Bồ cốt chi, Đậu miêu. Loại hạt này từ lâu đã nổi tiếng với công dụng cải thiện chứng đi tiểu đêm rất hữu hiệu. Ích trí nhân: Ích trí nhân là một vị thuốc quý, có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng tiểu đêm, tiểu dắt. Náng hoa trắng: Náng hoa trắng là loài cây có hàm lượng alcaloid toàn phần và lycorin cao gấp 2 lần so với cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.). Hai thành phần này có công dụng chống viêm, chống độc, có khả năng ức chế sự phát triển và phân bào của các tế bào tuyến tiền liệt, làm giảm các triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu són,…Náng hoa trắng đã được Viện dược liệu nghiên cứu thành công đề tài: “Nghiên cứu cây náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến”. Hiện trên thị trường đã có sản phẩm Vương Bảo rất thành công khi kết hợp Náng hoa trắng với các thảo dược khác như Hải Trung Kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam. Sản phẩm này dùng rất tốt cho bệnh phì đại tiền liệt tuyến. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY 6.2 Điều trị bằng bài thuốc dân gian Một số bài thuốc dân gian có thể giúp hạn chế đi tiểu đêm hiệu quả và rất an toàn Giá đỗ: Giá đỗ đã được biết tới là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Giúp bổ sung nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt, kháng khuẩn, giải độc và chống viêm. Theo kinh nghiệm dân gian để chữa tiểu đêm, bạn có thể sử dụng giá đỗ sẽ có hiệu quả nhanh chóng. Kim tiền thảo và râu ngô: Râu ngô từ lâu đã được biết đến là thảo dược thần kỳ giúp chữa sỏi tiết niệu, viêm bàng quang,… Bên cạnh đó, kim tiền thảo cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận. Kết hợp của 2 nguyên liệu này lại sẽ giúp khắc phục tình trạng tiểu đêm vô cùng hiệu quả. Đậu đỏ và mề gà: Mề gà và đậu đỏ là sự kết hợp tuyệt vời tạo ra món ăn chữa tiểu đêm, tiểu đêm nhiều lần, đồng thời còn giúp người bị sỏi thận phục hồi nhanh hơn. Trên đây là một số thông tin về chứng tiểu đêm ở người già. Khi xuất hiện các biểu hiện của bệnh, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để phát hiện chính xác nguyên nhân, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh đi tiểu đêm nhiều lần do đâu? Cách điều trị hiệu quả Bí tiểu ở người già: Triệu chứng và cách điều trị nhanh chóng Cách bấm huyệt chữa tiểu đêm hiệu quả nhanh chóng

Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Có nguy hiểm không?

Tiểu đêm là triệu chứng thường gặp của các bệnh tiết niệu. Có thể tiểu đêm không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không điều trị tiểu đêm sớm sẽ gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, suy giảm sức khỏe. Vậy tiểu đêm là bệnh gì, nguyên nhân nào? Bài viết này sẽ làm rõ các nguyên nhân và cách điều trị tiểu đêm. I. Tiểu đêm là gì? Có thể bạn đã biết: “Bàng quang của người trưởng thành khỏe mạnh có thể chứa khoảng 300 – 400ml nước tiểu. Khi đầy, bàng quang sẽ kích thích dẫn truyền lên não để tạo phản xạ đi tiểu. Trong giấc ngủ đêm, thần kinh sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp để tạo phản xạ đi tiểu, giúp duy trì giấc ngủ ngon.” Chứng tiểu về đêm Tiểu đêm là tình trạng thường xuyên thức giấc nhiều hơn 1 lần để đi tiểu. Tỷ lệ mắc sẽ tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là người trên 50 tuổi. Khi thức dậy nhiều hơn 2 lần trong đêm thì nên đi khám. II. Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Tiểu đêm bao nhiêu lần là bình thường? Với một cơ thể khỏe mạnh, trong thời gian ngủ – hệ bài tiết giảm hoạt động cho nước tiểu được tạo ra ít hơn và cô đặc hơn so với ban ngày. Vì thế, phần lớn trong chúng ta không phải thức dậy vào ban đêm để đi tiểu. Giấc ngủ sẽ không bị gián đoạn trong 6 – 8 giờ đồng hồ. Nếu phải thức dậy hơn 1 lần để đi tiểu, có thể bạn đã mắc phải chứng đi tiểu đêm. Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. III. Tiểu đêm 1 lần có sao không? Thông thường mỗi người đi tiểu 1 lần mỗi đêm, có thể đi tiểu trước lúc ngủ hoặc vào lúc gần sáng. Tiểu đêm nhiều lần bình thường là do bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là điều hoàn toàn bình thường, bạn chỉ cần uống ít nước buổi tối thì tình trạng tiểu đêm nhiều lần sẽ hết. Tuy nhiên nếu tiểu đêm nhiều lần thường xuyên mà không phải là lý do trên thì đó có thể là tình trạng bệnh lý về đường tiết niệu, bàng quang, thận, tiền liệt tuyến hay một số bệnh cao huyết áp, tiểu đường, suy tim… IV. Đi tiểu đêm nhiều lần có nguy hiểm không? Nếu mắc tiểu đêm nhiều lần mà trì hoãn không điều trị có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm: Tiểu đêm nhiều lần gây mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe Ảnh hưởng thần kinh: thức giấc 2 – 3 lần trong đêm để đi tiểu sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc. Theo thời gian, người bệnh sẽ bị suy giảm trí nhớ, cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức dậy vào buổi sáng. Tổn thương lâu dài: nếu tiểu đêm do các bệnh lý ở tuyến tiền liệt, u xơ tử cung, đái tháo đường, bệnh thận …. không được can thiệp sớm sẽ dẫn tới các tổn thương khó hồi phục. Gia tăng nguy cơm mắc các bệnh về tim: ở người lớn tuổi, tiểu đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tim mạch do phải thức dậy nhiều lần, giấc ngủ gián đoạn. Đối với người già, lớn tuổi phải thức giấc nhiều lần vì tiểu đêm sẽ làm gia tăng nguy cơ té ngã, dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác. V. Vì sao bị tiểu đêm nhiều lần? Tiểu đêm là một triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Dù bất kỳ nguyên nhân nào thì việc chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết dù chỉ là điều trị triệu chứng. Nguyên nhân không phải do bệnh lý gồm: Do lão hóa: ở người lớn tuổi khi cơ thể đã lão hóa qua nhiều năm thì khả năng sản xuất hormon chống bài niệu đã suy giảm dẫn tới lượng nước tiểu tăng lên, đặc biệt là ban đêm. Thêm vào đó cơ thắt bàng quang cũng đã suy yếu và lỏng lẻo theo thời gian khiến việc giữ nước tiểu trong bàng quang càng khó khăn hơn. Cơ sàn chậu và vùng chậu suy yếu: nguyên nhân này thường gặp ở phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần. Tác dụng phụ của thuốc: thuốc lợi tiểu dùng trong điều trị tim mạch Do lối sống: là nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp tới tiểu đêm, khi bệnh nhân có những thói quen như uống nhiều nước buổi tối hoặc sử dụng chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu thì dễ gây kích thích bàng quang gây tiểu đêm. Nguyên nhân do bệnh lý: Bàng quang tăng hoạt (OAB): còn được gọi là bàng quang kích thích  – nguyên nhân hàng đầu phổ biến dẫn tới tình trạng tiểu đêm ở mọi lứa tuổi. Những người bị hội chứng bàng quang kích thích sẽ có bàng quang rất nhạy cảm và co bóp ngay cả khi chưa chứa đầy nước tiểu, điều này sẽ khiến người bệnh có cảm giác buồn tiểu liên tục cả ngày lẫn đêm. U xơ tiền liệt tuyến: bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi khi u xơ có kích thước lớn làm chèn ép vào cổ bàng quang gây kích thích và dễ bị tiểu đêm kèm với tiểu són hoặc tiểu không hết. Các nguyên nhân khác: Viêm bàng quang, viêm thận, suy thận hoặc các bệnh ngoài niệu (tiểu đường, suy tim, parkinson cũng có thể có triệu chứng tiểu đêm). VI. Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm Người bệnh nên ghi chép lại những thông tin trong ngày như uống gì và số lượng nạp vào bao nhiêu cùng tần suất đi tiểu. Khi đi khám, cần đưa đầy đủ các thông tin này cho bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu trả lời một số câu hỏi sau: Tình trạng tiểu đêm bắt đầu từ khi nào? Phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu? Cơ thể có tạo ra ít nước tiểu hơn trước đây không? Có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác không? Đang sử dụng các loại thuốc nào? Có tiền sử mắc các bệnh về bàng quang hoặc tiểu đường không? Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm: Đo đường huyết Xét nghiệm ure máu Cấy nước tiểu Siêu âm, chụp CT Nội soi bàng quang VII. Cách điều trị tiểu đêm Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu đêm mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Do tác động từ thuốc: người bệnh nên sử dụng thuốc sớm hơn vào ban ngày Do chứng ngưng thở khi ngủ: người bệnh được khuyến nghị thăm khám các chuyên gia về giấc ngủ hay bác sĩ tim mạch. Do bệnh lý: tiểu đêm có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như đái tháo đường, nhiễm trùng đường tiểu,… Các trường hợp tiểu đêm do bệnh lý thường sẽ thuyên giảm khi bệnh được kiểm soát tốt. Sử dụng các bài thuốc chữa tiểu đêm bằng dân gian được xem là giải pháp hữu hiệu vừa an toàn, hiệu quả tốt lại tiết kiệm chi phí. Trong đông y, các vị thuốc được sử dụng nhiều trong chữa trị chứng tiểu đêm nhiều lần như: Ích Trí Nhân, Phá cố chỉ, Náng hoa trắng, Hải Trung Kim, Tàu Bày, Sài Hồ Nam,… Đối với nam giới trung niên gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều lần hầu hết là do phì đại tuyến tiền liệt gây ra. Sử dụng Vương Bảo là giải pháp an toàn, hiệu quả cho các trường hợp này. Vương Bảo được ghi nhận tác dụng cải thiện về chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần, cụ thể: giảm số lần tiểu đêm, tiểu thông thoáng hơn, tiểu xong thấy thoải mái, ít thây rắt hơn. Sau khoảng 1,5 tháng thì kích thước khối phì đại bắt đầu giảm. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY VIII. Cách khắc phục chứng tiểu đêm Tiểu đêm có thể được khắc phục triệt để nếu tìm ra nguyên nhân gốc dễ và điều trị sớm. Đặc biệt, người cao tuổi nên khám định kỳ thường xuyên để xác định nguyên nhân. Những phương pháp dơn giản từ lối sống và cách sinh hoạt của bản thân có thể khắc phục được chứng tiểu đêm: Hạn chế ăn canh rau có tính lợi tiểu, hạn chế uống nước quá nhiều, đặc biệt rượu bia vào buổi tối. Không nên hút thuốc, uống trà, cà phê trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu ngon hơn. Uống các thuốc lợi tiểu xa xa ra khỏi thời gian ngủ vào ban đêm Tập các bài tập Kegel vật lý trị liệu đối với phụ nữ nhiều lần thai sản để cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang. IX. Cách phòng ngừa tiểu đêm Để hạn chế tiểu đêm, bạn nên lưu ý:  – Chế độ ăn uống Hạn chế uống nước, ít nhất 2 tiếng trước khi ngủ. Tránh sử dụng rượu bia, cà phê, trà vào buổi tối Nên ăn nhạt, nhất là trong bữa tối. Ngoài ra, cần hạn chế ăn các loại quả nhiều nước (bưởi, cam, dưa hấu, lê,…) vào buổi tối.  – Thói quen sinh hoạt Luyện thói quen đi tiểu trước khi ngủ Gạt bỏ mọi lo lắng, căng thẳng trước khi ngủ. Stress kéo dài có thể làm nghiêm trọng chứng tiểu đêm. Với người lớn tuổi, người nhà nên chuẩn bị lối đi thuận tiện từ giường đến nhà vệ sinh (phòng tránh té ngã). Tăng cường tập thể dục để giảm cân nếu đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Nhìn chung, nguyên nhân của tình trạng tiểu đêm thường gặp nhất là do uống quá nhiều nước khi gần đến giờ đi ngủ, đặc biệt là đồ uống có cồn, cafein. Vì thế, người bệnh nên sắp xếp lại thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, đặc biệt là vào buổi tối. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của Vương Bảo, hoặc mong muốn được giải đáp thắc mắc quý độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 1800.1258 (miễn cước gọi) để được các chuyên gia tư vấn.

Đi Tiểu ra máu (Đái ra máu) nguy hiểm không? Cách điều trị

Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng nước tiểu đào thải ra ngoài có lẫn máu ở trong. Đây là vấn đề triệu chứng liên quan đến hệ tiết niệu ở người. Triệu chứng đi tiểu ra máu không quá nghiêm trọng và có thể điều trị dứt điểm. Tiểu ra máu là triệu chứng của nhiều vấn đề thường gặp ở nam giới. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về tiểu ra máu, các nguyên nhân gây ra nó và nên làm gì nếu gặp hiện tượng này. I. Tiểu ra máu (đái ra máu) là gì? Đi tiểu ra máu còn gọi là đái ra máu, đây là hiện tượng nước tiểu đào thải ra khỏi cơ thể có lẫn máu màu hồng nhạt. Độ đậm của nước tiểu phụ thuộc vào loại tiểu máu mà người bệnh mắc và lượng hồng cầu bị rò rỉ vào bên trong nước tiểu. Có hai loại tiểu ra máu là tiểu máu vi thể (microscopic) và tiểu máu đại thể (gross). Tiểu máu đại thể là khi người bệnh có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu bằng mắt thường. Nó thường làm cho nước trong bồn cầu biến thành màu đỏ, hồng hoặc thậm chí có màu sẫm như cola. Ngoài ra, bạn có thể thấy hoặc không thấy cục máu đông trông giống như bã cà phê. Tiểu máu vi thể là khi không thể nhìn thấy máu bằng mắt thường (do số lượng máu rất nhỏ), mà chỉ phát hiện được thông qua phân tích nước tiểu hoặc kính hiển vi. Tiểu ra máu (Hematuria) là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu Máu trong nước tiểu có thể đến từ thận – nơi tạo ra nước tiểu hoặc đến từ các bộ phận khác thuộc đường tiết niệu, như: Niệu quản (ống từ thận đến bàng quang) Bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu) Niệu đạo (ống từ bàng quang dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể) Tiểu ra máu có thể diễn ra thành từng đợt hoặc kéo dài dai dẳng, chúng không có triệu chứng hoặc có triệu chứng và kế hợp với các bất thường đường tiết niệu khác. II. Phân loại đi tiểu ra máu 2.1 Đi tiểu ra máu đại thể Tiểu máu đại thể là hiện tượng xảy ra khi số lượng hồng cầu trong nước tiểu đủ để nhìn bằng mắt thường. Nước tiểu của người bị đái máu đại thể có màu hồng nhạt hoặc đỏ, điều này phụ thuộc vào lượng hồng cầu nhiều hay ít. Đôi khi, đái máu đại thể cũng bao gồm những cục máu đông ở nước tiểu. Tiểu ra máu đại thể, vi thể 2.2 Tiểu ra máu vi thể Đái máu vi thể là dạng đi tiểu ra máu nhưng số lượng hồng cầu trong nước tiểu khá ít, không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hồng cầu ở đái máu vi thể có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi. Vì vậy, người bị đái máu vi thể thường không biết mình bị bệnh cho đến khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu. III. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh Những yếu tố làm tăng cao rủi ro bị tiểu ra máu ở người gồm: Tuổi tác: Nam giới trên 50 tuổi có khả năng bị phì đại tuyến tiền liệt, có triệu chứng tiểu ra máu. Người vừa bị nhiễm trùng gần đây: Những loại nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ tiểu ra máu gồm viêm thận do vi khuẩn hoặc viêm cầu thận. Người đang bị hoặc có tiền sử bị sỏi tiết niệu. Gia đình có bệnh sử các bệnh tiết niệu hoặc thận kèm triệu chứng tiểu ra máu. Vận động viên chạy bộ cũng có khả năng cao bị tiểu ra máu nhiều hơn người khác. IV. Bị tiểu ra máu nên làm gì? Thông thường, tiểu ra máu là trạng thái lành tính và không gây hại lâu dài, bạn có thể không cần điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo của một số tính trạng nghiêm trọng hoặc đại diện cho một số tình trạng mãn tính cần thiệp và theo dõi y tế. Chính vì thế, bạn không nên bỏ qua nếu thấy máu xuất hiện trong nước tiểu. Hãy đi khám ngay lần đầu tiên bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu đỏ. Ngoài ra, bạn vẫn nên đi khám nếu bạn không thấy máu trong nước tiểu nhưng bạn gặp một số triệu chứng tiết niệu như: đi tiểu thường xuyên, tiểu đau, tiểu khó, đau bụng hoặc đau thận. Đây đều có thể là dấu hiệu của tiểu máu vi thể. Bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức nếu: Bạn không thể đi tiểu Thấy cục máu đông trong khi đi tiểu kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng sau: buồn nôn và nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đau ở bên hông, lưng hoặc bụng. Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng tiểu ra máu để biết được mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này. Hãy đi khám ngay lần đầu tiên bạn nhận thấy nước tiểu của mình có màu đỏ (Ảnh minh họa) V. Tiểu ra máu có thể là bệnh gì? Có nhiều lý do khiến bạn có thể bị tiểu ra máu. Các nguyên nhân này có thể chia thành nguyên nhân ít nghiêm trọng và nguyên nhân nghiêm trọng. – Nguyên nhân ít nghiêm trọng: Hành kinh Do tập thể dục, còn được gọi là tiểu máu sau gắng sức (Exercise induced hematuria – EIH) Nhiễm trùng đường tiết niệu Viêm tuyến tiền liệt Do đặt ống thông tiểu Do sử dụng một số loại thuốc Do một số loại thực phẩm .v.v. – Nguyên nhân nghiêm trọng: Ung thư (thận, bàng quang, tuyến tiền liệt) Phì đại tuyến tiền liệt Bệnh thận đa nang Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận Bệnh hồng cầu hình liềm Tổn thương thận .v.v. 5.1 Hành kinh Kinh nguyệt hay hành kinh là hiện tượng chảy máu âm đạo bình thường, xảy ra như một phần của chu kì kinh hàng tháng ở phụ nữ. Máu kinh một phần là máu và một phần là mô từ bên trong tử cung. Trong những ngày hành kinh, nước tiểu có thể trở thành màu đỏ do lẫn với máu kinh. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nước tiểu có màu đỏ do hành kinh là hoàn toàn bình thường (Ảnh minh họa) 5.2 Do tập thể dục Tiểu ra máu sau tập thể dục còn được gọi là tiểu sau gắng sức (Exercise induced hematuria – EIH), là một tình trạng lành tính xảy ra ở những người tập thể dục. Tuy nhiên, nếu sau 72 giờ máu vẫn không biến mất trong nước tiểu thì bạn cần phải đi khám. Bất kì ai cũng có thể bị tiểu ra máu sau tập thể dục, nhưng nó thường xảy ra nhất ở những người chạy bộ, đặc biệt là những người chạy hơn 10.000 mét. 5.3 Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo và nhân lên trong đường tiết niệu, bạn có thể bị nhiễm trùng bất kì bộ phận nào thuộc hệ thống tiết niệu, như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,… Tuy nhiên hầu hết vi khuẩn thường lây nhiễm ở bàng quang và niệu đạo. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc UTI cao hơn nam giới. Các triệu chứng của UTI thường là: cảm giác muốn đi tiểu dai dẳng, đau và rát khi đi tiểu, nước tiểu có mùi rất nặng, nước tiểu có màu đỏ, hồng tươi hoặc màu cola (tiểu ra máu),… Ở người lớn tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 5.4 Viêm tuyến tiền liệt Viêm tuyến tiền liệt là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc không do vi khuẩn xảy ra tại tuyến tiền liệt. Viêm tuyến tiền liệt có thể xuất hiện ở nam giới mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra ở độ tuổi từ 30 đến 50. Các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt có thể khởi phát đột ngột, nghiêm trọng (viêm tuyến tiền liệt cấp tính) hoặc diễn ra từ từ, dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng có thể gặp là: tiểu són, tiểu nhiều lần, tiểu khó, đau rát khi đi tiểu, đau tuyến tiền liệt, tiểu ra máu, ớn lạnh, sốt,… 5.5 Do đặt ống thông tiểu Một số người có thể gặp khó khăn trong đi tiểu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh tật. Lúc này họ phải đặt ống thông tiểu để giúp thoát nước tiểu ra ngoài từ bang quang. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển dọc theo ống thông, xâm nhập vào niệu đạo và sinh sôi, dẫn đến một tình trạng gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến đặt ống thông (CAUTI), gây tiểu ra máu. Các triệu chứng của CAUTI nhìn chung giống với nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường. 5.6 Sử dụng một số loại thuốc Nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu của bạn. Chẳng hạn như: Thuốc chống ung thư (Cyclophosphamide và ifosfamide) Thuốc chống đông máu (warfarin, aspirin) Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) Thuốc nhuận tràng Senna Nhiều loại thuốc kê đơn và không kê đơn cũng có thể làm thay đổi màu nước tiểu, gây tiểu ra máu (Ảnh minh họa) 5.7 Do một số loại thực phẩm Một số loại thực phẩm như củ cải đường, quả mâm xôi, dâu đen, cà rốt và cây đại hoàng cũng có thể làm nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ tạm thời. Ở một mức độ axit dạ dày nhất định, nó có thể tạo ra sắc tố màu đỏ đậm của củ cải đường và gây hiện tượng nước tiểu đỏ hay còn được gọi là “nước tiểu củ cải đường”. Nó xảy ra ở khoảng 10 – 14% dân số. Cà rốt có thể làm nước tiểu chuyển sang màu cam nhạt. Đại hoàng, đậu và lô hội có thể làm nước tiểu chuyển sang màu nâu sẫm hoặc màu trà. 5.8 Ung thư Đi tiểu ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. Giai đoạn đầu của các loại ung thư này thường không có triệu chứng gì và tiểu ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh này. Tiểu ra máu có thể xuất hiện trong một ngày và biến mất, nước tiểu trong trở lại trong nhiều tuần hoặc thậm chí vài tháng. Sau đó lại xuất hiện trở lại. Tỷ lệ mắc ung thư ở bệnh nhân tiểu máu đại thể là 20% và tiểu máu vi thể là 2%. Ung thư tuyến tiền liệt là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới (Ảnh minh họa) 5.9 Phì đại tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt thường to ra khi nam giới đến tuổi trung niên. Do vị trí của mình (ngay dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo), nó sẽ ép vào niệu đạo và ngăn chặn một phần dòng chảy của nước tiểu, gây ra các rối loạn tiểu tiện như: khó đi tiểu, tiểu són, tiểu nhiều lần, có máu nhỏ trong nước tiểu… 5.10 Bệnh thận đa nang Bệnh thận đa nang ( PKD ) là một rối loạn di truyền, trong đó các cụm u nang phát triển bên trong thận, khiến thận to ra và mất chức năng theo thời gian. U nang là những túi tròn không phải ung thư, có chứa chất lỏng. Các u nang có kích thước khác nhau và chúng có thể phát triển thành rất lớn. Các triệu chứng bệnh thận đa nang thường là: nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thận gây tiểu ra máu, huyết áp cao, đau lưng hoặc hai bên sườn, bụng to, nhức đầu, suy thận, soi thận,… 5.11 Sỏi bàng quang hoặc sỏi thận Sỏi là những chất cặn cứng được hình thành từ khoáng chất và muối bên trong thận hoặc bàng quang của bạn. Nếu các viên sỏi này nhỏ, nó có thể dễ dàng đi qua đường tiết niệu và không gây đau đớn hay bất kì triệu chứng nào, bạn thậm chí còn không biết rằng bạn đã bị sỏi thận. Nhưng nếu các viên sỏi lớn, nó có thể gây ra một số triệu chứng như: đi tiểu ra máu, đau nhói ở lưng hoặc bụng dưới, tiểu đau, buồn nôn, ói mửa,… 5.12 Bệnh hồng cầu hình liềm Bệnh hồng cầu hình liềm là một nhóm bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng đến huyết sắc tố, phân tử trong tế bào hồng cầu, khiến nó không đủ khỏe mạnh để cung cấp oxy cho tế bào khắp cơ thể. Các dấu hiệu của bệnh này khác nhau ở mỗi cá nhân và bản thân bệnh cũng thay đổi theo thời gian. Một số dấu hiệu thường gặp là: thiếu máu, sưng tay và chân, chậm phát triển, có các vấn đề về thị lực, nhiễm trùng thường xuyên, nước tiểu có màu đỏ,… Không có cách chữa khỏi bệnh hồng cầu hình liềm, nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp giảm đau và giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh. 5.13 Tổn thương thận, bàng quang Đôi khi do một chấn thương ngoài (như va chạm mạnh trong thể thao hoặc tai nạn,…) khiến thận và bàng quang bị tổn thương cũng có thể gây tiểu ra máu. VI. Tiểu ra máu kéo dài bao lâu? Tiểu ra máu kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó. Ví dụ, tiểu ra máu liên quan đến gắng sức trong tập thể thao thường tự biến mất trong vòng 24 đến 48 giờ. Tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ hết khi tình trạng nhiễm trùng được chữa khỏi. Tiểu ra máu liên quan đến sỏi thận sẽ hết sau khi tán hoặc lấy sỏi,… Tiểu ra máu kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của nó (Ảnh minh họa) VII. Chẩn đoán xác định nguyên nhân tiểu ra máu bằng cách nào? Để chẩn đoán được nguyên nhân tiểu ra máu, thông thường bác sĩ sẽ: Kiểm tra tiền sử bệnh của bệnh nhân Khám lâm sàng Phân tích nước tiểu Các xét nghiệm bổ sung 7.1 Kiểm tra tiền sử bệnh Việc kiểm tra tiền sử bệnh giúp bác sĩ có những chẩn đoán ban đầu về nguyên nhân. Họ có thể hỏi bạn về tình trạng y tế hiện tại và quá khứ, xem xét các triệu chứng và kiểm tra các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. 7.2 Khám lâm sàng Các bác sĩ có thường gõ nhẹ vào bụng và lưng, kiểm tra xem bạn có bị đau hoặc căng ở vùng bàng quang và thận hay không. Sau đó có thể tiến hành khám trực tràng ở nam giới để kiểm tra các bệnh về tuyến tiền liệt và khám vùng chậu ở nữ giới để xem xét các cơ quan vùng chậu. Bác sĩ thăm khám tuyến tiền liệt thông qua trực tràng (Ảnh minh họa) 7.3 Phân tích nước tiểu Bác sĩ có thể kiểm tra nước tiểu tại phòng khám bằng que thăm hoặc có thể gửi mẫu nước tiểu đến phòng thí nghiệm để phân tích. Trước khi lấy mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ hỏi phụ nữ thời điểm hành kinh cuối cùng. Bởi đôi khi máu từ kỳ kinh nguyệt có thể dính vào mẫu nước tiểu và dẫn đến kết quả dương tính giả. 7.4 Xét nghiệm bổ sung Xét nghiệm cấy nước tiểu nhằm xác định xem có vi khuẩn trong nước tiểu hay không (Ảnh minh họa) Đôi khi, bác sĩ sẽ xét nghiệm lại nước tiểu của bệnh nhân nếu mẫu nước tiểu phát hiện quá nhiều hồng cầu. Cùng với đó, họ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm bổ sung, như: Xét nghiệm máu Xét nghiệm cấy nước tiểu Chụp cắt lớp vi tính (CT) Soi bàng quang Sinh thiết thận Chụp cộng hưởng từ (MRI) VIII. Điều trị tiểu ra máu Để điều trị tiểu ra máu, cần dựa vào nguyên nhân cơ bản gây ra nó. Nếu không phải do nguyên nhân nghiêm trọng, người đó có thể không cần phải điều trị. Sau khi thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị tiểu ra máu phù hợp (Ảnh minh họa) Dưới đây là phương pháp điều trị do một số nguyên nhân cơ bản: Do tập thể dục: bạn không cần điều trị gì ngoài việc sửa đổi chương trình tập luyện. Do thuốc: bác sĩ có thể xem xét để đổi loại thuốc khác hoặc ngừng thuốc. Do sỏi thận: Nếu sỏi nhỏ, bạn có thể chỉ cần uống nhiều chất lỏng để tống chúng ra ngoài theo đường tiết niệu. Với sỏi lớn bạn có thể phải phẫu thuật hoặc tán sỏi. Do chấn thương: Việc điều trị tùy thuộc vào loại chấn thương và mức độ nghiêm trọng của nó. Trong một vài trường hợp bạn có thể sẽ cần phải phẫu thuật. Do ung thư: Việc điều trị được xác định theo loại ung thư và mức độ di căn, cũng như độ tuổi, sức khỏe chung và lựa chọn cá nhân của bệnh nhân. Các lựa chọn điều trị chính thường là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… Do nhiễm trùng: Điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh để loại bỏ vi khuẩn, thuốc lợi tiểu giúp tăng lượng nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể, thuốc kiểm soát huyết áp và thay đổi chế độ ăn uống. Do phì đại tuyến tiền liệt: Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho bệnh phì đại tuyến tiền liệt, như: thay đổi lối sống, thuốc men và phẫu thuật. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh cũng như sự ảnh hưởng của triệu chứng đến chất lượng cuộc sống mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Với những bệnh nhân bị đi đái dắt ra máu do u xơ tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo sản phẩm viên uống Vương Bảo, giúp: Giúp hỗ trợ làm giảm nguy cơ và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở nam giới có u xơ tiền liệt tuyến, như: đi đái dắt ra máu, tiểu ngắt quãng, tiểu buốt, tiểu yếu, tiểu đêm, tiểu không hết,… Đây là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của TS. Nguyễn Bá Hoạt và đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Vương Bảo có thành phần 100% từ dược liệu thiên nhiên, gồm các vị như Náng hoa trắng, Ngải nhật, Đơn kim, Rau tàu bay, Lá cây hoa ban,… Mỗi vị dược liệu này đều được nghiên cứu kỹ càng về tỉ lệ, để từ đó mang lại tác dụng hiệp đồng, giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. >> Để đặt mua Vương Bảo từ công ty xem TẠI ĐÂY >> Để tìm nhà thuốc bán Vương Bảo BẤM VÀO ĐÂY IX. Phòng tránh hiện tượng tiểu ra máu Chúng ta không thể ngăn ngừa hoàn toàn các nguyên nhân gây tiểu ra máu, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa một số nguyên nhân cơ bản, để từ đó giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh: Để ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy uống đủ nước mỗi ngày, ăn các loại thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục và thực hiện vệ sinh cá nhân tốt. Để ngăn ngừa sỏi thận, hãy uống nhiều nước và hạn chế ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm muối Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, thận, hãy hạn chế hút thuốc lá và tiếp xúc với hóa chất. Luôn tập thể dục thể thao đều đặn, xây dựng lối sống lành mạnh .v.v. Hiện tượng tiểu ra máu xảy ra ở khoảng 2 đến 3% dân số và cao hơn ở những người trên 60 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra điều này, nhưng dù là nguyên nhân nào, bạn cũng không bao giờ được bỏ qua nếu thấy có máu xuất hiện trong nước tiểu. Hãy đi khám ngay sau lần đầu tiên bạn bị đi tiểu ra máu. Để được tư vấn thêm, các bạn có thể gọi tới số 1800.1258 (miễn phí cước gọi). ||Tham khảo bài viết khác: Tiểu són ra máu có nguy hiểm không? Nên làm gì điều trị Tiểu ra máu ở nam là bệnh gì? Biến chứng và cách điều trị Tiểu buốt ra máu là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng tránh

Loading...