Dược sĩ Đinh Thị Ánh

Chuyên khoa: Dược lâm sàng và dược cổ truyền

Đại học: Đại học Y Dược Thái Nguyên

Từ khi ra trường đến nay, Dược Sĩ Ánh đã tích luỹ được rất nhiều kiến thức sâu rộng về ngành Dược: Nghiên cứu bào chế, kiểm tra chất lượng, dược lâm sàng và dược cổ truyền. Với kiến thức chuyên môn đa dạng, dược sĩ Ánh có thể ứng dụng để mang đến các kiến thức chuyên ngành với ngôn từ gần gũi, dễ hiểu giúp độc giả dễ tiếp cận.

Từng tham gia các khoá đào tạo về dược trong nước như:

  • Hội nghị Khoa học Dược tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên
  • Đào tạo về “ thực hành nhà thuốc tốt theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới”(GPP-WHO)
  • Đào tạo về “ thực hành tốt sản xuất thuốc theo nguyên tắc của Tổ chức Y tế Thế giới” (GMP-WHO)

Bài viết của chuyên gia

Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt cận cảnh nhất

Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt là sự minh chứng rõ ràng nhất cho quá trình hình thành và phình to của khối u xơ lành tính tuyến tiền liệt. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình hình thành khối u xơ lành tính và các ảnh hưởng của nó, mời bạn cùng vuongbaothaiminh.com xem một số hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt ngay dưới đây. I. Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới 1.1 Hình ảnh vị trí tuyến tiền liệt ở nam giới Tuyến tiền liệt (hay còn gọi là tiền liệt tuyến) là một tuyến chỉ có ở nam giới. Tuyến tiền liệt có vị trí khá đặc biệt. Nó nằm dưới đáy bàng quang, giáp với cổ bàng quang; nằm trước trực tràng và túi tinh; nằm sau xương mu. 3 thùy của tuyến tiền liệt được cấu tạo bao quanh và ôm gọn một phần ống niệu đạo sau. Hình ảnh vị trí tuyến tiền liệt ở nam giới (ảnh minh họa) Cũng bởi có vị trí “đắc địa” như vậy, nên một khi tuyến tiền liệt phì đại nó có thể gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác, đặc biệt là các chứng liên quan đến ống niệu đạo và bàng quang ở nam giới. 1.2 Hình ảnh cấu tạo tuyến tiền liệt Về cấu tạo, tuyến tiền được chia thành 3 thùy: thùy trái; thùy phải và thùy giữa. Trong đó, thùy giữa tuyến tiền liệt có vị trí khá đặc biệt nằm giữa ống niệu đạo và ống dẫn tinh. Hình ảnh cấu tạo tuyến tiền liệt (ảnh minh họa) 1.3 Hình ảnh chức năng tuyến tiền liệt Thùy trái và thùy giữa tuyến tiền liệt bao bọc ống niệu đạo có chức năng kiểm soát dòng nước nhờ khả năng có thể thắt hoặc mở phần sau ống niệu đạo, từ đó tác động cho nước tiểu bị chặn lại hoặc thoát ra bên ngoài. Khi nam giới chuẩn bị phóng tinh, thùy trái và thùy giữa tuyến tiền liệt sẽ tự động co thắt đóng chặt phần sau ống niệu đạo để tránh tình trạng tinh dịch xuất ngược vào bàng quang. Tuyến tiền liệt và các chức năng liên quan (ảnh minh họa) Thùy giữa và thùy phải bao quanh ống dẫn tinh và đồng thời cũng là nơi giao của ống dẫn tinh và một phần trước ống niệu đạo. Nên có thể nói tuyến tiền liệt góp phần hoàn thành quá trình xuất tinh ở nam giới. Bên cạnh đó, tuyến tiền liệt cũng là nơi tiết dịch nhầy màu trắng hòa lẫn vào tinh dịch để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng, giúp tinh trùng có thời gian sống sót lâu hơn khi được phóng sang cơ thể nữ giới 1.4 Hình ảnh kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại Kích thước tuyến tiền liệt bình thường to ngang quả óc chó; có trọng lượng trung bình từ 20g – 25g. Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại (ảnh minh họa) Khi tuyến tiền liệt phì đại thì kích thước và trọng lượng tuyến tiền liệt lúc này bắt đầu tăng lên đáng kể từ khoảng 45g đến trên 100g. Một số trường hợp nặng có thể lên đến trên 200g. ||Xem thêm: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường, phì đại là bao nhiêu? 1.5 Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt Khối phì đại tuyến tiền liệt phình to gây ra các ảnh hưởng lớn với hệ tiết niệu của con người. Cụ thể: Khối phì đại tuyến tiền liệt chèn ép vào bàng quang, kích thích bàng quang co bóp tống đẩy nước tiểu ra bên ngoài (mặc dù lượng nước tiểu bàng quang vẫn trống rỗng nhiều). Hình ảnh phì đại tuyến tiền liệt gây tổn thương đến các bộ phận khác Tuyến tiền liệt phì đại chèn ép vào niệu đạo, làm cho chu vi ống niệu đạo hẹp lại => Điều này gây cản trở dòng nước tiểu. Nước tiểu khó thoát ra bên ngoài trong khi bàng quang bị kích thích co thắt đẩy nước tiểu liên tục. Đây cũng là nguyên nhân làm phát sinh ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở người bệnh mắc phì đại tuyến tiền liệt như: tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu, bí tiểu, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu nhỏ giọt, tiểu són… II. Phì đại tuyến tiền chữa trị như thế nào? Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể chữa trị được. Tùy thuộc vào các mức độ phì đại tuyến tiền liệt; kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt và các triệu chứng biểu hiện khác nhau mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đưa ra các liệu pháp điều trị khác nhau. Cụ thể: 2.1 Trường hợp kích thước phì đại tuyến tiền liệt lớn Phẫu thuật ngoại khoa mổ phì đại tuyến tiền liệt là phương pháp thường được áp dụng điều trị trong trường hợp  kích thước khối phì đại tuyến tiền liệt lớn. Thông thường, khối u xơ dưới 80g sẽ áp dụng các phương pháp mổ nội soi như: Mổ nội soi cắt u xơ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TURP) Mổ rạch tiền liệt tuyến gần cổ bàng quang (TUIP ) Mổ bốc hơi nước u xơ tuyến tiền liệt bằng dao lưỡng cực Dùng tia laser làm bốc hơi khối u xơ tuyến tiền liệt. Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt Đối với khối u xơ lớn trên 80g, các bác sĩ điều trị có thể cân nhắc chuyển sang phẫu thuật mổ mở bóc tách khối u xơ như: Mổ mở theo đường xương mu. Mổ mở qua bàng quang. 2.2 Trường hợp kích thước phì đại tuyến tiền liệt nhỏ Có thể tìm hiểu các loại thuốc uống điều trị nội khoa có tác dụng làm chậm quá trình phì đại các tế bào tuyến tiền liệt lành tính; đồng thời làm teo nhỏ khối u xơ, giảm bớt các triệu chứng bệnh như các loại biệt dược: Thuốc Propecia Xatral Uroxatral Hytrin Cardura Proscar Propecia. … Có tác dụng điều trị tại chỗ làm giảm các triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhân có khối u phì đại nhỏ (khoảng dưới 45g). Đối với các trường hợp bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt giai đoạn nặng, kích thước khối u xơ lớn thì việc dùng thuốc uống điều trị tại chỗ không còn tác dụng (hoặc chỉ đạt tác dụng ít không đáp ứng đủ tiến trình phục hồi). ☛ Xem thêm: #10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến 2.3 Tham khảo TPCN chiết xuất từ cây Náng hoa trắng Ngoài các loại thuốc nội khoa điều trị u phì đại tuyến tiền liệt tại chỗ thì người bệnh có thể tham khảo thêm thực phẩm chức năng Vương Bảo được chiết xuất từ cây thuốc Nam Náng hoa trắng và kết hợp với nhiều vị thuốc khác như Hải trung kim, Sài hồ nam nhằm hỗ trợ điều trị làm giảm khối u xơ tuyến tiền liệt. Vương Bảo là TPCN đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm, được Cục An Toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cấp phép cho 2 công dụng chính là: Hỗ trợ hạn chế sự phát triển của phì đại tuyến tiền liệt đồng thời làm giảm kích thước khối u phì đại tuyến tiền liệt Giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện do bệnh gây ra như: tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… Vương Bảo – giảm phì đại tuyến tiền liệt Với thành phần chiết xuất từ các vị thuốc Nam có tác dụng làm giảm kích thước khối u xơ tuyến tiền liệt như: Náng hoa trắng, Hải trung kim, Rau tàu bay, Sài hồ nam (lức) kết hợp với dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại thuộc Công ty cổ phần công nghệ cao Thái Minh, mỗi viên uống Vương Bảo được tính toán với tỉ lệ thành phần hợp lý giúp mang lại hiệu quả điều trị phì đại tuyến tiền liệt tốt nhất cho người bệnh. Nhờ quá trình sản xuất này mà sản phẩm được loại bỏ độc tính, tạp chất và mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn rất nhiều. HIện Vương Bảo có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Để mua sản phẩm Vương Bảo bằng cách đặt hàng online trực tiếp từ công tyc BẤM VÀO ĐÂY Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY ||Tham khảo bài viết khác: Nam giới Bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không? Chữa phì đại tiền liệt tuyến theo Y học cổ truyền khác biệt thế nào? Các bài tập chữa phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả cho nam giới

Nam giới Bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không?

Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý thường gặp ở nam giới trung niên và cao tuổi. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước, nó có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, trong đó có đời sống tình dục. Vậy, phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ hay không? Hãy cùng Vương Bảo Thái Minh tìm lời giải đáp ngay dưới đây nhé. I. Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì? Phì đại tuyến tiền liệt là tình trạng tăng sinh lành tính của mô nền và tế bào niêm mạc tuyến khiến tuyến tiền liệt phình to và được gọi là phì đại. Vai trò của tuyến tiền liệt trong quá trình quan hệ tình dục Bệnh lý này tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh những gây ra các triệu chứng rối loạn đi tiểu tiện. II. Chức năng của tuyến tiền liệt đối với hoạt động tình dục Tuyến tiền liệt là 1 tuyến sinh dục của nam giới. Kích thước tuyến tiền liệt của 1 bé trai mưới sinh chỉ bằng hạt đậu. Sau đó, nó phát triển suốt cuộc đời của nam giới. Tuyến tiền liệt có kích thước ổn định: dày khoảng 2,5cm, rộng 4cm, cao 3cm và có khối lượng khoảng 20g. Tuyến tiền liệt kết hợp với các tuyến khác trong hệ sinh sản của nam giới có nhiệm vụ sản xuất các chất có trong tinh dịch: muối khoáng, đường. Dịch này đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển tinh trùng, giúp tình trùng di chuyển linh hoạt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phóng tinh. Dự trữ dịch: Tuyến tiền liệt cũng có vai trò dự trữ dịch (chất nhờn) trong tinh trùng. Đảo bảo xây dựng điều kiện thuận lợi cho quá trình quan hệ tình dục và xuất tinh. Về cơ bản, chức năng quan trọng nhất của tuyến tiền liệt là giúp bài tiết nước tiểu, cung cấp chất nhờn, hỗ trợ quá trình xuất tinh và quan hệ tình dục ở nam giới. >>>Xem thêm: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường, phì đại là bao nhiêu? III. Nam giới mắc phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không? Không ít nam giới ở độ tuổi trung niên mắc phì đại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt lại ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tình dục của nam giới nên họ rất quan tâm đến việc bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ tình dục hay không? Việc mắc phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng mức độ của mỗi người. Nếu mắc bệnh ở giai đoạn đầu, khi kích thước khối u xơ còn nhỏ, triệu chứng bệnh chưa quá nặng thì vẫn có thể duy trì đời sống tình dục bình thường. Bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không? Trong trường hợp kích thước khối u to, gây áp lực lên niệu đạo, triệu chứng bệnh nặng nề, gây đau đớn, khó chịu thì người bệnh nên hạn chế việc quan hệ tình dục. Những người bị phì đại tuyến tiền liệt nặng thường gặp vấn đề về rối loạn cương dương, gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương dương khi quan hệ. Đặc biệt, trong trường hợp có các triệu chứng chảy máu; tinh trùng lẫn máu; khó xuất tinh; cơ quan sinh dục bị tổn thương thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời. Như vậy, không thể khẳng định phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ tình dục không vì nó còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh nặng nhẹ. IV. Cách quan hệ tình dục an toàn khi bị phì đại tuyến tiền liệt Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt nên: Chọn tư thế quan hệ phù hợp, tránh các tư thế gây áp lực lên bàng quang và tuyến tiền liệt. Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe thể chất và sức khỏe tình dục. Ăn uống lành mạnh, tránh các thực phẩm có hại cho tuyến tiền liệt. Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm các bệnh tình dục. Khuyến nghị: Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để điều trị. V. Lưu ý cải thiện đời sống tình dục ở người bị phì đại tuyến tiền liệt Một số yếu tố có nguy cơ gây phì đại tuyến tiền liêt và rối loạn cương dương, đặc biệt là lối sống không lành mạnh. Do đó, bằng việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên, người bệnh có thể ngăn ngừa các bệnh lý và vấn đề tình dục. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ. Ưu tiên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá thu. Đây là nguồn acid béo chống viêm và giàu Omega-3 rất tốt cho người mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Tập thể dục mỗi ngày, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Trao đổi cởi mở với bạn tình để không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Không trì hoãn việc đi tiểu, tránh làm trầm trọng triệu chứng bệnh. Khi đi vệ sinh, hãy cố gắng đi hết nước tiểu làm trống hoàn toàn bàng quang. Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ. VI. Vương Bảo giảm kích thước phì đại để cuộc yêu trở nên trọn vẹn Chúng ta đều biết, để giải quyết tận gốc vấn đề của bệnh phì đại tiền liệt tuyến, thì cần làm giảm kích thước tuyến về mức ổn định 20gr. Với người mắc phì đại để cuộc yêu trở nên trọn vẹn thì cần tìm cách để làm giảm kích thước khối u xơ và một trong các sản phẩm tiêu biểu chính là Vương Bảo. Vương Bảo đã được nghiên cứu lâm sàng tại BV y học cổ truyền Trung Ương, có tác dụng: Giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiểu tiện như tiểu đêm, tiểu khó, tiểu không hết, tiểu nhiều lần… sau 1-2 tuần sử dụng Giảm kích thước tuyến tiền liệt hiệu quả sau 2 tháng sử dụng Vương Bảo dùng tốt trong các trường hợp: Nam giới đã được chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến hoặc sử dụng để hỗ trợ sau phẫu thuật. Nam giới trung tuổi và cao niên có các triệu chứng của rối loạn tiểu tiện như: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần, tia nước tiểu yếu. Hiệu quả của Vương Bảo ĐÃ ĐƯỢC chứng minh bằng NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương. Kết quả: 83,33% Khách hàng dùng cho hiệu quả giảm bệnh tốt, cao hơn tân dược. Liên hệ 18001258 để được hướng dẫn sử dụng Để mua sản phẩm Vương Bảo bằng cách đặt hàng online trực tiếp từ công ty BẤM VÀO ĐÂY Tìm điểm bán Vương Bảo nhanh nhất TẠI ĐÂY  Như vậy, với câu hỏi bị phì đại tuyến tiền liệt có nên quan hệ không thì đáp án là tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, đã được điều trị thì người bệnh vẫn có thể duy trì hoạt động tình dục. Nếu bệnh trở nặng, nam giới không nên gắng sức quan hệ mà hãy tập trung vào việc điều trị. ||Tham khảo bài viết khác: 10 Phương Pháp Điều Trị Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Phổ Biến Cách chữa phì đại tuyến tiền liệt bằng diện chẩn tại nhà Chữa phì đại tiền liệt tuyến theo Y học cổ truyền

Những biến chứng sau mổ u xơ tiền liệt tuyến thường gặp

Mổ u xơ tuyến tiền liệt được chia làm 2 loại chính là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phẫu thuật xâm lấn, với mỗi loại này lại có những kỹ thuật mổ khác nhau. Dù mổ bằng kỹ thuật nào, chúng cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng, đặc biệt, bệnh nhân vẫn có thể gặp phải những biến chứng sau mổ u xơ tuyến tiền liệt. I. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn tối thiểu Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn gọi là phâut thuật nội soi hay phẫu thuật can thiệp lỗ nhỏ. Đây là kỹ thuật có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống, cho phép bác sĩ thực hiện các kỹ thuật tương tự như phẫu thuật truyền thống nhưng với vết mổ nhỏ hơn. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện bằng cách đưa các dụng cụ nội soi cao cấp vào cơ thể qua 3-4 vết rạch nhỏ (kích thước chỉ bằng khuyết áo). Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể xem chi tiết hình ảnh của tuyến tiền liệt trên màn hình. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ nội soi với các vết mổ nhỏ (Ảnh minh họa) Với các kỹ thuật tiên tiến, ngày nay phẫu thuật xâm lấn tối thiểu còn có thể sử dụng robot, bác sĩ sẽ điều khiển robot từ bàn điều khiển để thực hiện các thao tác phẫu thuật. Camera 3D với độ phân giải cao mang lại hình ảnh của khu vực phẫu thuật tốt hơn cộng với sự linh hoạt của cánh tay robot, các bác sĩ sẽ thực hiện chính xác các kỹ thuật và kiểm soát tốt hơn. Ưu diểm của phẫu thuật xâm lấn tối thiểu so với phẫu thuật truyền thống là: Vết mổ nhỏ nên bệnh nhân ít đau hơn, ít để lại sẹo hậu phẫu hơn Thời gian phục hồi nhanh, có thể xuất viện luôn trong ngày Máu được kiểm soát tốt hơn trong quá trình phẫu thuật Giảm nguy cơ nhiễm trùng, vv Tuy nhiên, phẫu thuật xâm lấn tối thiểu vẫn có thể để lại những biến chứng sau mổ, tùy thuộc vào từng kỹ thuật. 1.1 Trị liệu bằng hơi nước (CWVA, Rezum) Một số biến chứng có thể gặp phải khi trị liệu bằng hơi nước đó là: Tiểu đau Đi tiểu ra máu Có máu trong tinh dịch Tiểu dắt Cần đặt ống thông tiểu Tăng tần suất đi tiểu Nhiễm trùng đường tiểu (thường xảy ra sau khi thực hiện bất kì phương pháp phẫu thuật tuyến tiền liệt nào. Bạn có thể cần uống kháng sinh để điều trị nhiễm trùng) Bí tiểu Các triệu chứng trên sẽ tốt dần lên trong khoảng 3 tuần sau phẫu thuật. Nếu chúng kéo dài hơn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Để giảm bớt các khó chịu này, bạn có thể: Uống thuốc giảm đau nhẹ như Tylenol Tắm nước ấm hoặc ngồi trên chai nước nóng Hạn chế sử dụng caffeine, sô-cô-la và rượu Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khó chịu tạm thời sau trị liệu bằng hơi nước (Ảnh minh họa) 1.2 Liệu pháp vi sóng transurethral (TUMT) TUTM có thể gây ra một số biến chứng như: Khởi phát hoặc làm xấu đi các triệu chứng tiết niệu. Đôi khi, nó có thể gây ra viêm mãn tính ở tuyến tiền liệt, dẫn tới các triệu chứng như: tiểu thường xuyên, tiểu khẩn cấp hoặc tiểu đau Khó tiểu tạm thời (thường diễn ra trong vòng một vài ngày sau khi làm phẫu thuật. Vì thế sau phẫu thuật bạn thường phải đặt ống thông tiểu cho đến khi có thể tự đi tiểu) Nhiễm trùng đường tiết niệu Cần điều trị lại do không mang lại hiệu quả như mong đợi Do các biến chứng tiềm ẩn, TUMT có thể không phải là một lựa chọn điều trị nếu bạn đã hoặc đã từng: cấy ghép dương vật, hẹp niệu đạo, vv. TUTM không mang lại hiệu quả cao nên hiện nay nó đã ít được thực hiện. 1.3 Đặt ống thông Một số biến chứng có thể xảy ra khi đặt ống thông đó là: Ảnh hưởng tới bàng quang, gây tiểu ra máu, tiểu ngắt quãng, sỏi bàng quang,… Gặp các vấn đề về niệu đạo gồm: viêm niệu đạo, chảy máu niện đạo, tổn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo,… Biến chứng ở bìu, chẳng hạn như viêm tinh hoàn (khoảng 2-8% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này),  viêm tuyến tiền liệt Gây ra nhiều đau đớn, đặc biệt là khi mới đặt ống thông Nhiễm trùng đường tiết niệu (đây là biến chứng thường gặp nhất khi đặt ống thông tiểu) … Bạn có thể gặp một số đau đớn khi mới đặt ống thông (Ảnh minh họa) 1.4 Cắt bỏ kim xuyên sọ (TUNA) Cắt bỏ kim xuyên sọ là một thủ thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt an toàn, không có nhiều bằng chứng về những biến chứng nghiêm trọng của TUNA. Tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra một số vấn đề như: Viêm tuyến tiền liệt mãn tính gây ra đi tiểu đau hoặc tiểu thường xuyên Khó tiểu vài ngày sau khi làm phẫu thuật Nhiễm trùng đường tiết niệu Cần điều trị lại do một số bệnh nhận không thấy sự cải thiện sau phẫu thuật Rối loạn cương dương (rất hiếm xảy ra) 1.5 Can thiệp nội mạch (nút động mạch tuyến tiền liệt) Nút động mạch tuyến tiền liệt là một thủ thuật mới trong phẫu thuật xâm lấn tối thiểu tuyến tiền liệt. Từ các dữ liệu được công bố, phương pháp này được cho là an toàn nhưng giống như bất kì điều trị y tế nào khác, nó vẫn có thể phát sinh một số biến chứng nhỏ: Thỉnh thoảng có vài vết bầm nhỏ hoặc khối máu tụ xung quanh vị trí kim đã được đưa vào, nhưng điều này là bình thường và vết bầm sẽ dần biến mất. Nếu vết bầm lớn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng và cần điều trị bằng kháng sinh sau đó. Bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ sau phẫu thuật nhưng tình trạng sẽ cải thiện sau một vài ngày Có một vài biến chứng nhỏ sau phẫu thuật nút động mạch tuyến tiền liệt (Ảnh minh họa) II. Biến chứng sau phẫu thuật xâm lấn Phẫu thuật xâm lấn là thủ thuật mà các bác sĩ sẽ đưa các dụng cụ y tế vào cơ thể, thông qua các vết mổ lớn. Phẫu thuật xâm lấn để điều trị u xơ tuyến tiền liệt hầu hết đều là để cắt bỏ và lấy phần tuyến tiền liệt đã bị u xơ ra ngoài, trả lại kích thường của tuyến tiền liệt về như bình thường. Phẫu thuật xâm lấn thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị u xơ từ trung bình đến nặng, đồng thời các triệu chứng tiết niệu gây nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày, ảnh hường tới cuộc sống. Có nhiều thủ tục xâm lấn khác nhau, với mỗi thủ tục chúng đều có những rủi ro và biến chứng riêng. 2.1 Cắt bỏ tuyến tiền liệt (TURP) Cắt bỏ tuyến tiền liệt tuyến tiền liệt (TURP) là một thủ tục an toàn. Tuy nhiên, như với tất cả các loại phẫu thuật, nó cũng có những rủi ro tiềm ẩn. Xuất tinh ngược: Đây là biến chứng thường gặp ở 90% bệnh nhân sau phẫu thuật. Hiện tượng này là tình trạng khi bạn xuất tinh, tinh dịch không đi ra ngoài mà lại chảy ngược vào bàng quang. Nó xảy ra do các dây thần kinh hoặc cơ bao quanh bàng quang bị tổn thương. Xuất tinh ngược không có hại và bạn vẫn sẽ trải nghiệm cảm giác cực khoái. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tiểu không tự chủ: Là biến chứng khá phổ biến sau TURP. Tuy nhiên nó sẽ tốt hơn sau một vài tuần phẫu thuật. Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn có thể cần phải sử dụng thuốc để điều trị vấn đề này. Rối loạn cương dương: 10% nam giới sẽ gặp khó khăn trong việc cương cứng và duy trì sự cương cứng sau TURP. Biến chứng này diễn ra tạm thời nhưng với một số người, nó sẽ là vĩnh viễn. Để điều trị biến chứng này, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc nếu cần thiết và nếu đây là một vấn đề dáng lo ngại, bạn có thể sẽ phải làm phẫu thuật điều trị. Hẹp niệu đạo: Ước tính có 4% bệnh nhân sẽ gặp biến chứng này. Nó có thể xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật niệu đẹp bị tổn thương. Các triệu chứng hẹp niệu đạo thường là: khó đi tiểu, nước tiểu tách dòng, nước tiểu nhỏ giọt sau khi đi vệ sinh xong, đau nhẹ khi đi tiểu, vv. Hội chứng TURP: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nó xảy ra nếu trong quá trình phẫu thuật, có quá nhiều chất lỏng dùng để rửa khu vực quanh tuyến tiền liệt bị hấp thụ vào máu. Các triệu chứng ban đầu của hội chứng TURP là: chóng mặt, đau đầu, nhịp tim chậm, mất phương hướng, bụng bị sưng, cảm thấy hay bị bệnh, vv. Nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, tính mạng bệnh nhân có thể bị đe dọa với các cơn co giật, khó thở, da tím tái, hôn mê. Nguy cơ gặp  hội chứng TURP được ước tính là dưới 1% và có khả năng giảm hơn nữa vì các kỹ thuật phẫu thuật mới đã tránh việc bơm chất lỏng vào bàng quang. Biến chứng khác: Chảy máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, bí tiểu, tuyến tiền liệt bị u xơ trở lại, vv. TURP cũng có những rủi ro tiềm ẩn (Ảnh minh họa) 2.2 Rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo (TUIP) Biến chứng của rạch tuyến tiền liệt thông qua niệu đạo gồm: Khó tiểu tạm thời Nhiễm trùng đường tiết niệu Xuất tinh ngược. Xảy ra ở khoảng 6-55/100 bệnh nhân. Tỉ lệ này thấp hơn so với TURP. Nhiễm trùng đường tiết niệu Tiểu không tự chủ. Xảy ra với tỉ lệ thấp hơn 0,01% Rối loạn cương dương. Được báo cáo gặp ở khoảng 4-25/100 bệnh nhân. Cần thực hiện phương pháp điều trị khác. TUIP có thể mang lại hiệu quả không cao ở một số bệnh nhân, lúc này bạn có thể cần phải điều trị lại bằng TUNA hoặc một liệu pháp khác. Phẫu thuật lại. Cứ 100 bệnh nhân thì có khoảng 10 bệnh nhân cần phải làm phẫu thuật lại sau 15 năm. 2.3 Phẫu thuật bằng tia laser Phẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất trong các loại phẫu thuật xâm lấn tuyến tiền liệt. Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro và biến chứng, phổ biến nhất là: Hoại tử mô. Mỗi loại laser diode có bước sóng khác nhau, một số loại có độ xâm lấn cao hơn những loại khác, vì thế nó dễ dẫn tới hoại tử mô Khó tiểu tạm thời Nhiễm trùng đường tiết niệu Hẹp niệu đạo Xuất tinh ngược (cực khoái khô) Rối loạn cương dương. Nguy cơ này thấp hơn so với phẫu thuật mổ mở truyền thống Cần phẫu thuật lại hẫu thuật bằng tia laser là phương pháp xâm lấn tiên tiến nhất tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra một số rủi ro (Ảnh minh họa) 2.4 Phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt (phẫu thuật mở) Phẫu thuật mở là phẫu thuật truyền thống, trong đó vết mổ được thực hiện bằng dao mổ. Các vết mổ này được rạch bằng dao, có kích thước lớn đến rất lớn, 7-10 cm, tùy thuộc vào thủ thuật được thực hiện. Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước, bởi các kỹ thuật phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đa ra đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh nhân vẫn cần thực hiện loại phẫu thuật này, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và sức khỏe. Sự chỉ định sẽ đến từ bác sĩ. Nhìn chung, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt được thực hiện khi tuyến tiền liệt đã phình to, có nhiều biến chứng hoặc khi bàng quang đã bị tổn thương. Một số khó chịu phổ biến sau phẫu thuật mổ mở đó là: Buồn nôn và nôn do gây mê toàn thân Đau nhức nhiều xung quanh vết mổ Cảm giác bồn chồn và mất ngủ Khát nước Táo bón Bệnh nhân hồi phục lâu hơn sau phẫu thuật Về các biến chứng, tỉ lệ biến chứng chung trong phẫu thuật mổ mở tuyến tiền liệt là 17,3%. Trong đó phổ biến nhất là các biến chứng có liên quan đến: Chảy máu cần truyền máu (gặp ở 7,5% trường hợp) Nhiễm trùng đường tiết niệu (gặp ở 5,1% bệnh nhân) Bí tiểu Hẹp niệu đạo (gặp ở 1,7% bệnh nhân) Tiểu không tự chủ (gặp ở 2,7% bệnh nhân) Chảy máu nặng (gặp ở 3,7% bệnh nhân) Sốc. Sốc là hiện tượng bệnh nhân bị giảm huyết áp nghiêm trọng, làm lưu lượng máu trên toàn cơ thể lưu thông chậm lại. Hiện tượng này xảy ra do mất máu quá nhiều, nhiễm trùng hoặc gặp các vấn đề về trao đổi chất Tắc mạch phổi. Trong quá trình phẫu thuật, các cục máu đông có thể tách ra khỏi tĩnh mạch và đi tới phổi, làm tắc mạch phổi. Đây là một biến chứng cần cấp cứu y tế và có thể gây tử vong. Các triệu chứng của tắc mạch phổi thường là: đau ngực, khó thở, ho (có thể ho ra máu), đổ mồ hôi, huyết áp rất thấp, nhịp tim nhanh, đau đầu nhẹ và ngất xỉu. Hầu hết các biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu sớm. Ngày nay, phẫu thuật mở tuyến tiền liệt ít được thực hiện hơn trước do nó có nhiều rủi ro và nhược điểm (Ảnh minh họa) III. Nên làm gì sau mổ u xơ tuyến tiền liệt? Để hạn chế các biến chứng cũng như để phục hồi tốt hơn sau phẫu thuật mổ u xơ tuyến tiền liệt, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc sau mổ. Tại bệnh viện, bạn sẽ được các bác sĩ theo dõi trong khoảng 1-2 ngày. Sau khi phục hồi ổn định, bạn sẽ được xuất viện. Tại nhà, bạn cần lưu ý tới một số vấn đề trong việc chăm sóc vết mổ và vệ sinh ống thông tiểu. Một số việc NÊN và KHÔNG NÊN làm sau khi mổ u xơ tuyến tiền liệt đó là: NÊN: Đi bộ chậm và tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi khi cảm thấy cần thiết; chú ý hơn đến chế độ ăn uống, ăn các loại đồ mềm, chia ra thành các bữa nhỏ, ăn nhiều cà chua, đậu nành, các loại rau màu xanh đậm, các loại cá da trơn, các loại thực phẩm giàu kẽm. KHÔNG NÊN: Sử dụng thuốc xổ sau 6 tuần kể từ khi phẫu thuật; Hoạt động, mang vác nặng; Tập các động tác yoga hay dưỡng sinh mà cần sử dụng cơ bụng; Lái xe đường dài trong vòng vài tuần sau khi phẫu thuật; Quan hệ tình dục trong 2 tháng. Nếu bị sưng bìu và dương vật sau phẫu thuật, điều này là hoàn toàn bình thường, bạn có thể giảm khó chịu bằng cách: Mặc đồ lót ngắn, rộng và thoải mái Chườm túi nước đá vào vùng bìu Nâng cao bìu bằng cách kê một chiếc khăn bên dưới. Bạn cũng cần theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể sau mổ, hãy nhập viện ngay nếu gặp các vấn đề dưới đây: Cảm thấy sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, có các dấu hiệu nhiễm trùng Đau rát khi đi tiểu kéo dài nhiều ngày Đỏ, sưng, chảy máu hoặc có dịch chảy ra từ vết mổ Tiểu ra máu kéo dài hơn 4 tuần Chóng mặt, khó thở Đau bụng kéo dài Yếu và mệt mỏi không cải thiện sau 4 tuần Ngoài ra, nếu bạn gặp các biến chứng như xuất tinh ngược, bí tiểu, khó tiểu, tiểu dắt,… sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt và nó không cải thiện sau một khoảng thời gian, hãy tới gặp bác sĩ. ☛ Bài viết chi tiết: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân sau mổ u xơ tuyến tiền liệt đúng cách IV. Phòng ngừa tái phát u xơ tuyến tiền liệt sau mổ Sau mổ u xơ tuyến tiền liệt, để phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên chú ý xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh và một chế độ sinh hoạt khoa học. Đồng thời, sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ, như Vương Bảo. Ngoài tác dụng cải thiện các triệu chứng tiểu tiện sau 1-3 tuần và làm giảm kích thước tuyến tiền liệt. Vương Bảo còn là một sản phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân sau phẫu thuật u xơ tuyến tiền liệt, giúp phòng ngừa tái phát bệnh. Vương Bảo đã có mặt trên thị trường hơn 5 năm và theo khảo sát của chương trình  Tin & Dùng Việt Nam 2018 (Thời báo Kinh tế Việt Nam), Vương Bảo nhận được sự hài lòng của 93,5% khách hàng sử dụng.  BẤM VÀO ĐÂYđể đặt mua Vương Bảo chính hãng tại công ty, giao hàng tận nhà Tìm nhà thuốc uy tín có bán Vương Bảo, bạn hãy xem TẠI ĐÂY  Phẫu thuật không phải là bắt buộc trong điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Việc lựa chọn phẫu thuật phụ thuộc nhiều vào yếu tố bệnh, đồng thời nó có thể gây ra một số biến chứng sau phẫu thuật. Để hạn chế những biến chứng này và phục hồi nhanh hơn, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc các vết thương sau mổ, xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Đồng thời có thể sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ. Mọi vấn đề còn thắc mắc, để được chuyên gia giải đáp, bạn có thể để lại bình luận hoặc gọi tới hotline 1800.1258.

Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng thế nào?

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản ở nam giới. Để hiểu rõ về tuyến tiền liệt nằm ở đâu, cầu tạo như thế nào? giữ chức năng ra sao? Trong bài viết này, cùng vuongbaothaiminh.com tìm hiểu tuyến tiền liệt nằm ở đâu cũng như các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe tiền liệt tuyến ngay dưới đây. I. Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? Tuyến tiền liệt nằm ở vùng háng, nép mình phía sau xương mu và trước trực tràng, nằm phía dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo, đường dẫn tinh. Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, nằm sâu trong háng, bao quanh phần trên cùng của niệm đạo, ngay dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Từ trực tràng có thể dùng ngón tay là có thể sờ thấy tuyến này. Tuyến tiền liệt nằm ở đâu? Nếu lấy tuyến tiền liệt làm trung tâm thì vị trí của nó như sau: Túi tinh nằm trên đỉnh của tuyến tiền liệt, có hình dạng giống như tai thỏ. Nối với niệu đạo bằng ống phóng tinh tại trung tâm tuyến tiền liệt. Chức năng của túi tinh là giúp lắng đọng và tiết ra tinh dịch; Bàng quang nằm ngay phía trên tuyến tiền liệt, có ống niệu đạo dẫn thông từ bàng quang xuống qua giữa tuyến tiền liệt và dọc theo chiều dài của dương vật, nó giúp mang nước tiểu và tinh dịch ra ngoài cơ thể; Trực tràng nằm ngay phía sau tuyến tiền liệt, là phần dưới của ruột và kết nối với hậu môn; Chạy dọc theo hai bên của tuyến tiền liệt là một tập hợp các mạch máu và dây thần kinh chi phối chức năng cương dương. Đối với một số nam giới, các mạch và dây thần kinh này gắn trực tiếp vào tuyến tiền liệt; ở một số người khác thì những dây này chỉ nằm cạnh. Dương vật, bìu, tinh hoàn là các cơ quan phụ cận tuyến tiền liệt. Hình ảnh mặt cắt vị trí của tuyến tiền liệt cùng các cơ quan phụ cận theo hướng nhìn từ bên hông Tuyến tiền liệt có 2 giai đoạn phát triển về kích thước, lần 1 là khi bước vào tuổi dậy thì và lần 2 là sau tuổi 40. Khi mới sinh ra, tuyến có kích thước bằng hạt đậu hà lan Khi bước vào tuổi dậy thì, tuyến bắt đầu phát triển, to bằng quả óc chó (nặng 15-20 gram). Kích cỡ này sẽ ổn định suốt những năm trưởng thành (dậy thì tới 40 tuổi). Khi qua tuổi 40, tuyến lại bắt đầu lớn dần lên, có người lớn tới ngoài 100 gram. Tình trạng này còn gọi là phì đại tuyến tiền liệt ở dạng lành tình (không phải ung thư). Tăng sản tuyến tiền liệt lành tính không phải là ung thư và không làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới. ☛ Xem thêm: Kích thước tuyến tiền liệt bình thường và phì đại là bao nhiêu? II. Cấu tạo tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt được tạo thành bởi mô liên kết và mô tuyến, có lớp mạc cơ bao phủ bên ngoài. Tuyến tiền liệt được chia thành 5 thùy: Hình ảnh cấu trúc cắt ngang của tuyến tiền liệt (nhìn từ trên xuống) Thùy trước được hình thành hoàn toàn bằng mô sợi) Thùy giữa hình nón, nằm giữa ống phóng tinh và niệu đạo Thùy bên (trái và phải) tạo thành khối chính của tuyến tiền liệt, được ngăn cách với nhau bởi niệu đạo tuyến tiền liệt Thùy sau có thể được sờ thấy qua trực tràng, khi thăm khám tuyến tiền liệt bằng trực tràng kỹ thuật số (DRE) III. Chức năng của tuyến tiền liệt Bên cạnh việc nắm rõ tuyến tiền liệt nằm ở đâu và cấu trúc như thế nào, bạn cũng cần hiểu rõ về chức năng của tuyến tiền liệt. Các chức năng chính của tuyến tiền liệt bao gồm: Tham gia sản xuất khoảng 30% tinh dịch. Đây là chức năng quan trọng nhất của cơ quan sinh sản này. Đóng – mở niệm đạo khi xuất tinh hoặc đi tiểu để chỉ tinh dịch hoặc chỉ nước tiểu được đưa ra ngoài, ngăn không cho tinh dịch hoặc nước tiểu chảy ngược vào bàng quang. Chuyển đổi hormone sinh dục nam testosterone thành dạng hoạt động là dihydrotesterone (DHT). IV. Những bệnh lý phổ biến của tuyến tiền liệt Hiểu rõ vị trí tuyến tiền liệt nằm ở đâu, chức năng của tiền liệt tuyến sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt những vấn đề bất thường có thể xảy ra cũng như cách phòng ngừa. Một số bệnh lý phổ biến bao gồm: Ung thư tuyến tiền liệt: đây là tình trạng các tế bào ác tính tăng sinh trong tuyến tiền liệt. Những khối u này thường phát triển chậm và có thể điều trị thậm trí là không cần điều trị. Tuy nhiên, có một số khối u tiền liệt tuyến phát triển mạnh và lây lan nhanh chóng cần được điều trị kịp thời. Viêm tuyến tiền liệt: có 2 dạng tình trạng viêm cấp tính và viêm mãn tính. Những biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt có thể gồm: Đau xung quanh vùng chậu, Đau rát khi đi tiểu, Tiểu không tự chủ, Rối loạn cương dương,… Đặc biệt là có thể không có triệu chứng. U xơ tiền liệt tuyến (Phì đại tiền liệt tuyến): là một trong những vấn đề phổ biến ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này thường là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu đạo. V. Cách phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt Sau khi biết tuyến tiền liệt nằm ở đâu, bạn cũng nên lưu ý một số điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe tuyến tiền liệt: Kiểm tra tuyến tiền liệt thường xuyên (độ tuổi 50 tuổi trở lên và sớm hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh). Đi khám ngày khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau khi xuất tinh, tiểu đêm, đi tiểu nhiều lần, xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu, đau rát khi đi tiểu, đau ở vùng lưng dưới,… Khi được chẩn đoán mắc các bệnh về tiết niệu – sinh dục, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Sinh hoạt tình dục an toàn, điều độ. Tập thể dục thể thao thường xuyên bởi những người có chế độ tập luyện thể dục thể thao điều độ thì ít có nguy cơ bị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính hơn. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh (rau xanh, trái cây, protein) Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, luôn đảm bảo ngủ đủ giấc. Bỏ hút thuốc lá: bởi khói thuốc lá cũng là một tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. VI. Tuyến tiền liệt có quan trọng không? Tất cả nam giới đều có tuyến tiền liệt và mặc dù tuyến này không cần thiết cho sự sống, nhưng nó giữ những vai trò quan trọng trong hệ thống sinh sản: Sản xuất chất lỏng cho tinh dịch, tạo môi trường với các thành phần lý tưởng và nhất quán để tinh trùng tồn tại, di chuyển và thụ tinh, gồm: Enzyme kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) làm loãng tinh dịch để tinh trùng có thể di chuyển tự do Prostatic acid phosphatase, một loại enzym xúc tác sự phân hủy các hợp chất giàu năng lượng có trong tinh dịch, từ đó cung cấp năng lượng và làm tăng khả năng vận động của tinh trùng Axit citric giúp duy trì cân bằng thẩm thấu – điện giải (cân bằng muối và nước) trong tinh dịch Kẽm – chất quan trọng đối với sự đông tụ của tinh dịch Prostatic inhibitin bài tiết tuyến tiền liệt – một loại protein có vai trò điều chỉnh sự phát triển của tế bào Mang các kháng thể giúp bảo vệ tinh trùng và đường tiết niệu khỏi các mầm bệnh, vi khuẩn có hại; Giúp đóng đường niệu đạo lên bàng quang khi xuất tin để ngăn tinh dịch chảy ngược vào bàng quang; Đóng ống dẫn tinh khi đi tiểu để nước tiểu không thể chảy ngược lại; Giúp chuyển hóa hormone testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) – một hormone quan trọng có trong tuyến thượng thận, nang tóc, tinh hoàn, và tuyến tiền liệt,… Khi tuyến tiền liệt có vấn đề làm ảnh hưởng đến sự bài tiết dịch hoặc có những thay đổi về thành phần dịch, có thể dẫn đến vô sinh nam. Chính vì thế, tuyến tiền liệt đóng vai trò quan trọng trong việc sinh sản ở nam giới. Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được tuyến tiền liệt nằm ở đâu trong cơ thể cũng như chức năng của tuyến này. Tuyến tiền liệt của nam giới có cấu tạo giải phẫu hình khối nhỏ gọn, bao quanh niệu đạo và bên dưới bàng quang. Tuyến tiền liệt tuy không cần thiết cho sự sống nhưng lại có những chức năng quan trọng. Vì thế, khi thấy những dấu hiệu bất thường ở khu vực tuyến tiền liệt, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Đặc biệt, một số tình trạng bệnh tuyến tiền liệt ở nam giới có thể làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống, như: phì đại tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,… Nếu bạn đã được chuẩn đoán là phì đại tuyến tiền liệt thì có thể dùng Vương Bảo để giảm kích thước tuyến tiền liệt. Hoặc gọi đến tổng đài 1800 1258 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ. ||Tham khảo bài viết khác: Vôi hóa tiền liệt tuyến hình thành ra sao? nguy hiểm không? Khám tuyến tiền liệt ở đâu Hà Nội, TP.HCM? Địa chỉ uy tín  

Cây rau tàu bay là cây gì? có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì?

Cây rau tàu bày là một loại cây mọc dại và nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là lại cây cỏ bình thường, tuy nhiên từ lâu trong dân gian ông bà ta đã sử dụng loại cây này để chữa một số bệnh. Vậy cụ thể là cây ràu tàu bày có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây. I. Giới thiệu rau tàu bay 1.1 Cây tàu bay là cây gì? Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài tên gọi rau tàu bay, cây còn được biết đến với cái tên khác là kim thất. Cây rau tàu bay Ở một số nơi trên thế giới, người ta cũng gọi loài cây này dưới nhiều tên phổ biến như: Okinawa Spinach, Redflower Ragleaf, cây cỏ cháy, Crassocephalum crepidioides, Ebolo, ye tong hao, Agologolo, Doyan-doyan, Ekinami, Gbuluh fuka, Miao kuo, Phak kaad chang, Phakkoat chaang,… Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài được miêu tả. Cây rau tàu bay có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Họ Asteraceae hay Compositae là một họ rất lớn với hơn 32.000 loài hiện được chấp nhận. Họ Cúc là một họ quan trọng về mặt kinh tế, nhiều cây thuộc họ này cung cấp các sản phẩm như dầu, các loại rau ăn lá, chất làm ngọt, chất thay thế cà phê và trà thảo mộc; một số loài thì được trồng làm cây cảnh; một số loài lại rất quan trọng trong y học thảo dược và được sử dụng làm vị thuốc trong y học cổ truyền, chẳng hạn rau tàu bay, bồ công anh, sài hồ nam,… ||Lưu ý: Có một số loài khác được gọi là rau tàu bay lá xẻ, chẳng hạn: ERechtites valerianifolia (Wolf) DC hay E. hieracifolia (L) Raffin,.v.v. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập tới cây Gynura crepidioides Benth. Rau tàu bay là một loài cây hoang dại, mọc tự nhiên, tập trung nhiều ở khu vực khí hậu nhiệt đới như Châu Á. Bên cạnh đó, rau tàu bay còn được tìm thấy ở Châu Phi, một số đảo phía Đông Nam Địa Trung Hải… Ở Việt Nam, loài thực vật này được tìm thấy rộng rãi ở các bãi đất hoang sau nương rẫy, ven đường đi ở những khu vực đồi núi, bìa rừng hoặc ven các khe suối. Không nên nhầm lẫn cây rau tàu bay với một loài cây khác có tên là cỏ tàu bay (cỏ hôi, cây bơm bớp, cây cỏ Lào, cây cộng sản) có tên khoa học là Chromolaena odorata (L) King et Robinson. Đây là loài cây cũng phát tán hạt như cây rau tàu bay, lá xào ăn được nhưng rất hôi, chủ yếu dùng để làm thuốc. 1.2 Cách nhận biết – Thân: Thân cây là thân thảo, hình trụ, mập, mọc thẳng, phân nhánh trên không với các tuyến lông, có rãnh khía rõ rệt. – Rễ: Rau tàu bay có hệ thống rễ cọc, tức là có một rễ cái mọc sâu xuống đất và có những rễ con mọc ra từ rễ cái. Rễ cái to có màu trắng hoặc nâu. – Lá: Lá cây to, dài, dày, có răng cưa to ở mép, hai mặt đều có lông. Ở góc cuống lá có hai tai nhỏ trông như lá kèn. Lá rau tàu bay mọc cách. – Hoa; Cây mang hoa dày đặc ở đầu (cụm hoa), được bao quanh bởi các lá bắc không nhân(*) (gần như tất cả các cây họ Cúc đều mang đăc điểm này). 1-3 cụm hoa lại hợp thành 1 gù. Hoa rau tàu bay có hình trụ, màu từ hồng nhạt đến đỏ hoặc đỏ nâu, có mào lông mịn màu trắng, mềm. Mùa hoa là mùa hè. Hoa tàu bay lưỡng tính, có mào lông mịn, trắng, hợp thành ngù, mềm. Hoa nở khoảng từ tháng 9 đến tháng 2, ra quả khoảng từ tháng 10 đến tháng 3. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, dễ bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây phát tán đến những nơi thuận lợi để tiếp tục sinh sôi. (*) Lá bắc: Là lá biến dạng, xuất hiện dưới mỗi hoa hoặc cụm hoa. Nó có thể tiêu giảm đi hoặc có màu sắc sặc sỡ. Ở họ Cúc, có nhiều lá bắc và tập hợp dưới cụm hoa tạo thành bao chung. – Quả. Quả bế hình trụ, có mào lông trắng ở đỉnh. (Quả bế là một loại quả khô không mở do 1 hoặc nhiều lá noãn tạo thành, các quả bế có thể được đưa đi xa nhờ gió, giống như quả bế của cây bồ công anh). II. Hình ảnh cây tàu bay Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của cây rau tàu bay: Thân cây rau tàu bay Lá cây Các cụm hoa được bao quanh bởi các lá bắc không nhân. 1-3 cụm hoa lại họp thành 1 gù con. Các quả bế của cây Cận cảnh một quả bế của cây rau tàu bay III. Công dụng chữa bệnh của cây rau tàu bay Cây rau tàu bay theo ông cha ta cũng như Đông y cây rau tàu bay được dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc để chữa các bệnh như sau: Giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết chơ cơ thể Có tác dụng giải nhiệt và bảo vệ gan Ngăn ngừa tăng men gan Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số ung thư Điều trị bướu cổ Hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt GIúp giảm đau nhức xương ở người cao tuổi Cải thiện bệnh tiêu chảy ở trẻ em Có tác dụng cầm máu và trị ghẻ hoặc bị đỉa cắn Ngoài những tác dụng này ra, rau tàu bay còn mang lại nhiều lợi ích tốt đối với phụ nữ đang cho con bú như: Hỗ trợ tăng tiết sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đồng thời tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở mẹ Giúp giảm đau xương khớp Cầm máu vết mổ hiệu quả cho phụ nữ sinh mổ Với đặc tính kháng viêm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm vùng kín ở phụ nữ mới sinh con IV. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay Chữa bệnh bướu lành và bướu cổ Sử dụng 30 gram rau tàu bay khô và 30 gram cây xạ đen khô sắc với 1.2 lít nước. Sau khi nước thuốc cạn còn 500 ml, chia thuốc làm 3 và uống trong ngày. Để thuốc đem lại kết quả cải thiện bệnh hiệu quả, bạn nên kiên trì sử dụng từ 3 – 4 tuần. Trị côn trùng cắn Sử dụng 1 nắm lá rau tàu bay tươi, rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng phần bã đắp lên chỗ bị thương. Đắp liên tục 2 – 3 ngày để giảm sưng và đau. Giải độc cơ thể,tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư Dùng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần Giảm đau khớp, cầm máu và kháng khuẩn, kháng viêm Rau tàu bay tươi sau khi rửa sạch giã nát và đắp lên vùng xương khớp bị đau nhức hoặc nơi có vết thương bị sưng. Rau tàu bay giúp hạ sốt Sử dụng 10 – 15 gram rau tàu bay khô sắc nước và uống. Uống liên tục 2 – 3 ngày, triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm một cách đáng kể. Chữa tiêu chảy hoặc lỵ ở trẻ nhỏ Dùng lá tàu bay tươi hoặc khô sắc lấy nước và cho trẻ uống mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em Điều trị phì đại (u xơ) tuyến tiền liệt Để cải thiện tình trạng đau nhức hoặc tiểu buốt, khó chịu do bệnh phì đại tuyến tiền liệt gây bạn có thể sử dụng 10g tau tàu bay, 15g Hải trung kim, 8g Sài hồ nam, 20g Náng hoa trắng. Cho các nguyên liệu vào ấm đun cùng với 3 bát nước. Khi ấm sôi vặn nhỏ lửa và tiếp tục đun đến khi còn khoảng 1 bát nước thì đổ ra chén để uống. Tiếp tục sắc thêm 2 đến 3 lần nữa để uống làm 3 lần trong ngày sau ăn. V. Những lưu ý khi sử dụng rau tàu bay Vốn dĩ là một loại cỏ dại nhưng lại được sử dụng như một loại thực phẩm cũng như làm thuốc nhờ những tác dụng của rau bay rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại rau này, đó là: Để khử mùi hăng như xăng của rau bay, khi nấu canh bạn nên lắng phần dầu thừa nổi trên mặt nước, sau đó cho gia vị vào, sẽ ngon hơn. Không nên dùng nhiều hoặc trồng rau bay làm rau vì ăn nhiều cũng không tốt. Có người cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau bay sẽ bị thiếu máu, sỏi thận. Vì vậy, bạn nên kết hợp với nước mắm chanh hoặc làm các món gỏi với chanh hoặc giấm để tăng khả năng hấp thụ sắt. VI. Rau tàu bay giúp hỗ trợ điều trị phì đại tuyến tiền liệt trong Vương Bảo Xuất phát từ bài thuốc dân gian trên cùng mong muốn mang tới cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thực sự chất lượng, hiệu quả, công ty Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh (địa chỉ Số 3 – ngõ 2 Thọ Tháp, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng thành công bài thuốc dân gian trên vào sản phẩm Vương Bảo. Không chỉ có thành phần là rau tàu bay, Vương Bảo còn được bổ sung thêm náng hoa trắng, sài hồ nam, hải trung kim – đều là những vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Bốn vị thuốc này không hề đối nghịch nhau mà ngược lại, chúng hiệp đồng với nhau để nâng cao hiệu quả cho người bệnh (thành phần tỉ lệ đã được tính toán kỹ lưỡng và được nghiên cứu lâm sàng cụ thể). Mới đây, Vương Bảo còn bổ sung thêm các thảo dược: Ngải nhật, lá cây hoa ban, đơn kim, ngũ sắc. Chúng đều hỗ trợ giảm khối u xơ tuyến tiền liệt tốt hơn và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiểu tiện ở nam giới lớn tuổi Vương Bảo có công dụng chính là: Giúp hỗ trợ làm giảm kích thước và hạn chế sự phát triển của u phì đại tiền liệt tuyến Giúp cải thiện các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt kèm tiểu rắt. Vương Bảo thừa hưởng tất cả những ưu điểm của các bài thuốc Nam giúp người bệnh sử dụng tiện lợi, dễ dàng. Hơn nữa, do công nghệ bào chế hiện đại, Vương Bảo đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu hơn. Sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, Vương Bảo hiện nhận được sự ủng hộ và hài lòng của hàng ngàn khách hàng trên khắp cả nước. Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay từ công ty xem TẠI ĐÂY Để tìm mua Vương Bảo có chứa Rau tàu bay tại các hiệu thuốc, bạn BẤM VÀO ĐÂY Trên đây là một vài thông tin về cây rau tàu bày cũng như những công cụng chữa bệnh của loại này này. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về loại cây thảo dược quý này. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh phì đại tuyến tiền liệt cũng như sản phẩm Vương Bảo các bạn hãy liên hệ tới số tổng đài miễn cước 1800.1258 để được chuyên gia tư vấn và giải đáp thêm. ||Tham khảo bài viết khác: Cây Đơn kim có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? 5 tác dụng của cây Ngải nhật có thể bạn chưa biết! Cây sài hồ: phân loại, tác dụng và cách sử dụng hiệu quả

Vừa Đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu ở nữ, nam giới

Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ là tình trạng khá phổ biến làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều chị em chủ quan không điều trị sớm dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy nguyên nhân và cách điều trị cho tình trạng vừa đi tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu như thế nào? I. Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là như thế nào? Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở phụ nữ là hiện tượng phổ biến không mấy hiếm gặp. Bình thường, khi bàng quang bị đầy thì tín hiệu sẽ được gửi tới não bộ để cảm thấy buồn tiểu. Sau khi đi tiểu và bàng quang được làm rỗng, cảm giác buồn tiểu thường sẽ tạm thời biến nhất. Sau khoảng 2 – 3 tiếng, khi bàng quang lại được lấp đầy thì cảm giác buồn tiểu sẽ trở lại. Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu là bị sao? Tuy nhiên, trong một số trường hợp phụ nữ có thể trải qua tình trạng vừa đi tiểu xong nhưng vẫn cảm thấy buồn tiểu. Điều này thường kèm theo tiểu ít hoặc tiểu nhưng không có nước tiết ra. Ngoài cảm giác buồn tiểu sau khi đi tiểu, tình trạng này có thể đi kèm với các triệu chứng khác như: Đi tiểu nhiều lần trong ngày (khoảng 10 lần/ngày) Cảm giác cấp bách đi tiểu ngay lập tức, ngay cả khi lượng nước tiểu ít. Đôi khi còn đi kèm với cơn đau hoặc khó chịu khi đi tiểu II. Nguyên nhân vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ, nam Vì sao có tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ giới? Có thể gồm nhiều nguyên nhân, cả yếu tố sinh lý và yếu tố bệnh lý. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng này: 2.1 Nguyên nhân sinh lý Nguyên nhân sinh lý có thể gây ra tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu: Đi tiểu xong vẫn thấy buồn tiểu có nguy hiểm hay không cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó (Ảnh minh họa) Sử dụng đồ uống chứa chất lợi tiểu (trà, cà phê, các chất kích thích) Áp lực từ việc mặc đồ lót bó sát gây kích thích tiểu thường xuyên Bàng quang nhỏ có thể gây buồn tiểu liên tục Trong giai đoạn mang thai, thai nhi có thể gây chèn ép vào bàng quang tạo áp lực buồn tiểu và tiểu nhiều lần. 2.2 Nguyên nhân bệnh lý Ngoài nguyên nhân sinh lý gây cảm giác buồn tiểu liên tục thì cũng có thể xuất phát từ các vấn đề bệnh lý như: Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI): Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cảm giác buồn tiểu liên tục, cả trước và sau khi đi tiểu. UTI thường do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu, gây viêm nhiễm. Các triệu chứng khác của UTI bao gồm nước tiểu đục hoặc có mùi, đau bụng dưới hoặc đau lưng, và sốt. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) Viêm niệu đạo: Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Các triệu chứng của viêm niệu đạo tương tự như UTI, nhưng thường chỉ xảy ra ở niệu đạo. Viêm bàng quang: Viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm bàng quang, cơ quan chứa nước tiểu. Các triệu chứng của viêm bàng quang bao gồm đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục hoặc có mùi, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, và đau bụng dưới. Tiền liệt tuyến to: Tiền liệt tuyến là một cơ quan nhỏ ở nam giới, nằm ngay dưới bàng quang. Khi tiền liệt tuyến to lên, nó có thể gây áp lực lên niệu đạo, dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục. Phì đại tuyến tiền liệt Sa tử cung: trường hợp tử cung sa xuống gây áp lực lên bàng quang, gây rối loạn đường tiểu (tiểu liên tục, tiểu buốt, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu) Mang thai có thể khiến bạn buồn tiểu liên tục (Ảnh minh họa) Bệnh tiểu đường: những người mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu có thể trải qua tình trạng tiểu nhiều lần, vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu. Thường xảy ra ở phụ nữ trung niên và người cao tuổi. Bàng quang tăng hoạt: phụ nữ bị tình trạng có bàng quang hoạt động, co bóp quá mức khiến bệnh nhân buồn tiểu liên tục và phải đi tiểu ngay lập tức. Phụ nữ sinh nở, mãn kinh, ngủ không đủ giấc dễ bị bệnh này. Bàng quan tăng hoạt khiến bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày, vừa đi tiểu xong lại mắc tiểu, tiểu đêm, tiểu gấp (Ảnh minh họa) III. Cách khắc phục vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ tại nhà Cách khắc phục tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do các yếu tố sinh lý, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để cải thiện tình trạng này: 3.1 Khắc phục cảm giác buồn tiểu nhiều lần ở nữ do yếu tố sinh lý - Uống đủ nước nhưng không quá nhiều Uống nước đầy đủ 2 - 2,5 lít/ngày Nước là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng có thể khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Vì vậy, bạn nên uống đủ nước, khoảng 2-2,5 lít nước mỗi ngày. - Tránh uống các đồ uống có chứa chất lợi tiểu Các đồ uống có chứa chất lợi tiểu như trà, cà phê, rượu bia,... có thể làm tăng lưu lượng nước tiểu, khiến bàng quang phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Vì vậy, bạn nên hạn chế hoặc tránh uống các loại đồ uống này. - Mặc quần lót rộng rãi, thoải mái Quần lót bó sát có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến bạn có cảm giác buồn tiểu. Vì vậy, bạn nên mặc quần lót rộng rãi, thoải mái để giảm áp lực lên bàng quang. - Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày Vệ sinh vùng kín sạch sẽ giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, kích ứng bàng quang. Bạn nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh. - Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe bàng quang. Bạn nên tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội,... - Giảm căng thẳng, stress Căng thẳng, stress có thể khiến bàng quang hoạt động quá mức, dẫn đến cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Vì vậy, bạn nên tìm cách giảm căng thẳng, stress trong cuộc sống. 3.2 Các phương pháp điều trị theo phương pháp dân gian Tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tại nhà có thể tham khảo: - Uống nước giá đỗ luộc uống nước giá luộc Giá đỗ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều lần, vừa đi tiểu lại có cảm giác buồn tiểu. Đơn giản, hãy luộc giá đỗ tươi và uống nước luộc thay cho nước lọc hàng ngày trong khoảng 10 ngày sẽ có hiệu quả. - Uống nước kim tiền thảo và râu ngô Kết hợp kim tiền thảo và râu ngô để nấu nước có thể làm cải thiện tình trạng tiểu thường xuyên và buồn tiểu. Bước 1: Bạn hãy chuẩn bị râu ngô và kim tiền thảo mỗi loai 1 nắm, rửa sạch và để ráo. Bước 2: cho 2 nguyên liệu này vào nồi với 1,5 lít nước, đun sôi (khoảng 15 phút) Bước 3: chắt lấy nước uống trong ngày. - Uống nước ép rau húng quế Rau húng quế có tính kháng khuẩn, kháng nấm giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần, buồn tiểu. Bạn có thể rửa sách lá húng quế, ép nước và kết hợp với mật ong trước khi uống. Điều này giúp giảm triệu chứng đi tiểu thường xuyên. Bạn nên đi khám nếu gặp tình trạng đi tiểu xong vẫn cảm thấy buồn tiểu (Ảnh minh họa) ||Lưu ý: Nếu sau một khoảng thời gian sử dụng, tình trạng buồn tiểu xong vẫn có cảm giác buồn tiểu, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị cụ thể. IV. Lưu ý khi điều trị vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ Để điều trị tình trạng vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu ở nữ, bạn cần nhớ những lưu ý sau: Hạn chế chất kích thích: trà, nước có gas, thức uống chứa caffeine Điều chỉnh lượng nước uống: uống đủ nước, giảm uống nước vào buổi tối và trước khi đi ngủ Quản lý tâm trạng: giữ tình thần lạc quan, tránh stress, căng thẳng Tập luyện thể dục: thực hiện tập thể dục hàng ngày giúp cải thiện thể chất, chất lượng cuộc sống Bổ sung dinh dưỡng: Tăng cường ăn rau xanh, trái cây hỗ trợ sức khỏe đường tiểu. Không nhịn tiểu: Tránh nhịn tiểu quá lâu để không căng tức bàng quang và đường tiểu. Ngoài ra, nếu bạn bị tình trạng tiểu xong lại buồn tiểu do phì đại tiền liệt tuyến, bạn có thể tham khảo để sử dụng thêm viên uống Vương Bảo. Sản phẩm Vương Bảo Vương Bảo với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ, giúp giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây phì đại tiền liệt tuyến, đồng thời giảm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng tại Viện Y học cổ truyền TW, cho kết quả như sau: Vương Bảo giúp cải thiện rối loạn tiểu tiện và giảm khối lượng tiền liệt tuyến tốt hơn nhóm dùng Alfuzosin thông thường. Kết quả này đã thêm phần khẳng định công dụng Hỗ trợ giảm u phì đại tuyến tiền liệt và rối loạn tiểu tiện theo đúng công bố của sản phẩm đã được Bộ Y tế – Cục An toàn thực phẩm.  BẤM VÀO ĐÂYđể đặt mua Vương Bảo chính hãng tại công ty, giao hàng tận nhà Tìm nhà thuốc uy tín có bán Vương Bảo, bạn hãy xem TẠI ĐÂY  Vừa đi tiểu xong lại có cảm giác buồn tiểu (mót tiểu liên tục) là một trong những triệu chứng rối loạn đường tiết niệu thường gặp. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, bao gồm cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân và điều trị có hiệu quả, bạn nên đi khám tại chuyên khoa Thận – Tiết niệu và tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định. Mọi vấn đề còn thắc mắc hoặc để tìm hiểu thêm về sản phẩm Vương Bảo, bạn có thể gọi tới tổng đài 1800.1258 (miễn cước). ||Tham khảo bài viết khác: Bệnh tiểu không hết là bệnh gì? Nguyên nhân và điều trị Tiểu đêm nhiều ở nữ giới: Nguyên nhân và cách điều trị Đi tiểu nhiều lần nhưng nước tiểu ít là do đâu? Cách khắc phục

Loading...